Một phép lạ diễn ra liên tục trong nhiều thế kỷ qua, là bửu huyết của Thánh Januarius hóa lỏng vào ngày 16 tháng 12, đã không xảy ra trong năm nay như dự kiến vào tuần trước, gây lo lắng cho các tín hữu.
Thánh Januarius (hay còn được gọi là Gennariô) là giám mục thành Benevento, nước Ý và được chọn làm quan thầy của thành Naples nước này. Ngài chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diocletian vào ngày 19 tháng 9 năm 305.
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sossus, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.
Tuy nhiên, máu đã không hóa lỏng vào ngày 16 tháng 12 năm nay. Mặc dù, sự kiện kỳ lạ này đã xảy ra, như mong đợi, một vài tháng trước đó, vào ngày 19 tháng 9.
Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Đặng Tự Do, VCN
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festus, Sosius và Proculus; thầy đọc sách Desiderius và hai giáo dân Eutyches và Acutius. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sossus, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Một lọ máu khô của ngài được lưu trữ trong nhà thờ chánh tòa Naples. Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được là máu khô của ngài hóa lỏng mỗi năm ba lần: vào ngày 19 tháng 9, ngày lễ kính thánh nhân; ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm, kỷ niệm di tích của ngài được rước vào nhà thờ chánh tòa Naples; và vào ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Giáo Hội chưa từng chính thức tuyên bố đây là phép lạ, mặc dù Đức Tổng Giám Mục Naples thường xuyên chủ sự các buổi lễ tại đó và hộp đựng máu khô được đặt trên bàn thờ và phép lạ được công bố khi máu của ngài hóa lỏng.
Tuy nhiên, máu đã không hóa lỏng vào ngày 16 tháng 12 năm nay. Mặc dù, sự kiện kỳ lạ này đã xảy ra, như mong đợi, một vài tháng trước đó, vào ngày 19 tháng 9.
Nhiều cư dân của Naples tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Naples làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Đặng Tự Do, VCN
Khắp nơi trên thế giới đón mừng Chúa Giáng Sinh
Một lần nữa, Giáng Sinh đang về với toàn thế giới, mang bầu khí hân hoan mừng vui bao trùm lên mọi người mọi vật.
Câu chuyện về Ông Già Noel – Thánh Nicola
Tại một số thành phố lớn Italia, đã có một chiến dịch mời gọi trẻ em hăng hái tham gia truyền thống viết thư cho ông già Noel. Chiến dịch được tổ chức ở những quảng trường hay trung tâm thương mại lớn trong hai ngày 17 và 18 tháng 12. Một gian hàng gọi là Bưu điện của ông già Noel với các vị thần Elfe và các con tuần lộc, chào đón các em bé đến viếng gian hàng, giúp đỡ các em viết và gửi thư cho ông già Noel. Thư của các em gửi đi sẽ nhận được trả lời. Các em cũng có thể chụp hình với chiếc xe và đoàn tuần lộc kéo xe của ông già Noel.
Cũng liên quan đến ông già Noel, hôm 20.12 vừa qua, các nhà khoa học thuộc đại học Liverpool bên Anh quốc, đã tái khôi phục một phần gương mặt thật của thánh Nicola thành Myre, người đã trở thành ông già Noel trong truyền thống dân gian thế giới. Nhóm khoa học gia này đã dùng một kỹ thuật tối tân 3 chiều để khôi phục gương mặt của vị thánh nổi danh này, sống vào thế kỷ thứ 4 từ năm 270 đến 345. Thánh Nicola từng làm giám mục thành Myre, mạn nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Có thể thánh nhân đã dự công đồng chung Nicea trong đó, người đã chống lại bè lạc giáo Ariane.
Theo truyền thống, thánh Nicola được mừng vào ngày 06.12. Lễ mừng thánh nhân được tổ chức trọng thể tại các nước mạn Bắc và Đông Âu châu, nhất là Bỉ, Luxembourg, Pháp, Hòa Lan, Đức và Thụy Sĩ. Trong ngày hôm ấy, người ta phát nhiều quà cho các trẻ em ngoan ngoãn. Và rồi dần dần truyền thống dân gian đã biến thánh Nicola thành ông già Noel.
Thánh Nicola đã được sùng kính từ thời hậu thánh chiến của các đội quân thập tự, sau khi di hài thánh nhân được chuyển dời từ Myra về Bari, mạn nam Italia vào năm 1087. Một phần thánh tích của thánh nhân được ĐGH Giulio II tặng cho giáo phận Fribourg bên Thụy sĩ hồi năm 1505. Và chính từ các thánh tích này mà các khoa học gia tại đại học Liverpool đã tái khôi phục được khuôn mặt của thánh nhân. Nữ giáo sư Caroline Wilkinson, thuộc đại học John Moore, giải thích rằng toàn bộ công cuộc tái khôi phục khuôn mặt thánh nhân dựa trên căn bản rút từ các xương và tài liệu lịch sử còn lưu lại. Xương của thánh nhân được lưu giữ như thánh tích, một phần tại Bari, nam Italia, phần khác tại nhà thờ Thánh Nicolas ở Loraine bên Pháp và tại nhà thờ chính tòa thánh Nicola ở Fribourg bên Thụy Sĩ.
Hồi đầu năm 2014, một cuộc tranh cãi sôi nổi đã xảy ra nhất là tại Fribourg, Thụy Sĩ, khi Thổ Nhĩ Kỳ đòi trả lại các thánh tích của thánh Nicola rải rác trên khắp thế giới trong mục tiêu gom góp tạo thành một bảo tàng viện về các nền văn hóa cổ kính tại miền nam nước Thổ. (APIC 20.12.2016)
Italia đón mừng Chúa Giáng Sinh
Tại thành phố Palermo, thủ phủ đảo Sicilia, cực nam nước Ý, hai đầu bếp nổi tiếng là Giulio Sorrentino và Fiamma Forrmisano sẽ nấu bữa tiệc Giáng Sinh cho các tù nhân vị thành niên của nhà tù thiếu niên Malaspina ở thành phố này. Như truyền thống, bữa tiệc Giáng Sinh sẽ gồm toàn đồ biển và sẽ do một đoàn phụ bếp gồm toàn người trẻ thuộc một tổ chức kinh doanh bánh ngọt trong vùng đảm trách việc thực hiện trong khuôn khổ chương trình tái hội nhập người trẻ phạm pháp vào xã hội. Cùng cộng tác vào chương trình này, có nhiều hiệp hội thiện nguyện khác nữa. Đầu bếp Sorrentino cho biết ông rất hãnh diện được góp phần thực hiện sáng kiến nàyvì đây là một biến cố thực sự có ý nghĩa về mặt nhân bản. Bữa tiệc Giáng Sinh sẽ cống hiến cho người trẻ phạm pháp cơ hội chia sẻ hòa đồng với người khác, đồng thời có thể tìm được khả năng tái phục hồi nhân phẩm qua nghề nghiệp đầu bếp. Cả thị trưởng Palermo, ông Leoluca Orlando cũng cho biết sẽ hiện diện trong bữa tiệc này. (ADN 20.12.2016)
Tại thành Napoli, năm nay có lẽ là lần đầu tiên một bữa tiệc Giáng Sinh được tổ chức ngay tại nhà thờ chính tòa, vì theo lời tuyên bố của ĐHY Crescenzio Sepe, TGM Napoli, không những lý do phòng tiếp tân của toàn giáo phận đang được trùng tu, nhưng còn vì nhà Chúa là nhà của người nghèo nữa. Một đội ngũ đầu bếp sẽ nấu nướng và dọn những món ăn ngon lành tại chỗ cho người nghèo.
Một bữa tiệc Giáng Sinh khác cho người nghèo cũng được tổ chức tại Napoli trong trung tâm thương mại Galleria Principe, do các doanh nhân tại đây đóng góp. Đây là một truyền thống kéo dài từ nhiều năm nay do tổ chức thiện nguyện thân hữu trung tâm Galleria thực hiện và trong quá khứ, đã có trên 1000 người nghèo đến dự bữa tiệc này mỗi năm. Những tuần trước đây, tổ chức này lên tiếng báo động vì thiếu ngân khoản đóng góp cho bữa tiệc, lý do có lẽ vì cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn kéo dài. Nhưng làn sóng quảng đại đóng góp ngay sau đó đã đánh tan mọi lo âu. Bữa tiệc Giáng Sinh năm nay sẽ được tổ chức trọng thể trưa ngày 24.12 ngay tại trung tâm Galleria Principe. Và sẽ còn dư ngân khoản để dành cho những năm tới đây nữa. (ADN 18.12.2016)
Siria đón mừng Chúa Giáng Sinh
Tại Siria, Đức GM Antoine Audo trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình TV2000 hôm 19.12 vừa qua, đã tuyên bố rất cảm động khi thấy các ky tô hữu tại thị trấn Aleppo phía Tây lần đầu tiên từ 6 năm nay, lại chưng đèn màu trang hoàng nhà cửa đón mừng Giáng Sinh. Đức Cha nói đây là một dấu chỉ hy vọng và chứng minh khát khao thay đổi.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐC Audo cho biết những ngày này, người dân Tây Aleppo không còn nghe thấy tiếng súng nổ. Họ thực sự vui mừng và ước mong một sự thay đổi hoàn toàn. Sau nhiều năm dài, ĐC lại thấy thấp thoáng những cây thông Giáng Sinh trên các ban công nhà cửa của dân chúng. Tại quảng trường chính trong khu vực ky tô, cũng có một cây thông Giáng Sinh và đây là một hình ảnh hòa bình vừa tìm lại được. Ngày 23.12, một lễ hội biểu lộ vui mừng hân hoan cũng được tổ chức tại 3 nhà thờ công giáo trong vùng. ĐC Audo kể: Đây là lần đầu tiên tôi trở lại vùng Tây Aleppo. Vùng này bị tàn phá kinh hoàng. Trong tư cách là Caritas địa phương chúng tôi có những tiếp xúc trực tiếp với các nhóm thiện nguyện quốc tế ở khu vực phía Đông. Trong những ngày tới đây chúng tôi sẽ mở những trung tâm tiếp đón ở vùng phía Đông để phối hợp các trợ giúp nhắm đến những người yếu đuối cần được giúp đỡ nhất tại đây. (ANSA 19.12.2016)
Pháp đón mừng Chúa Giáng Sinh
Tại Pháp mọi chuẩn bị đón mừng Giáng Sinh đều bị canh gác kỹ càng, nhất là sau vụ chiếc xe tải tông thẳng vào đám đông người đi chợ Giáng Sinh ở Berlin bên Đức, làm cho 12 người chết và 48 người bị thương. Theo bộ nội vụ Pháp, trên 7000 binh sĩ hiện đang được dùng vào nhiệm vụ canh gác giữ gìn an ninh tại những địa điểm đông người, những nơi chốn thu hút du khách chẳng hạn như tháp Eifel hay trung tâm Disney ở ngoại ô Paris. Các chợ Giáng Sinh cũng được đặc biệt chú ý canh gác. Đây là những hội chợ đặc thù mùa Giáng Sinh, trang hoàng lộng lẫy với đèn điện đủ màu sáng chói, thu hút nhiều du khách và gia đình đưa con cái đi chơi vui vẻ hạnh phúc trong cảnh đầm ấm để mua quà Giáng Sinh. Thế nhưng các nhóm Jihad thánh chiến hồi giáo lại kêu gọi tấn công khủng bố các hội chợ như thế trong lúc này, không cần để ý đến việc con số nạn nhân vô tội sẽ lên rất cao. Chính vì thế, các hội chợ Giáng Sinh hiện đang được canh giữ cẩn mật, đặc biệt là tại Pháp và Đức. (ANSA 19.12.2016)
Philippine đón mừng Chúa Giáng Sinh
Tại Philippine, trong những ngày vừa qua, phong trào cổ võ đối thoại hồi giáo ky tô giáo có tên gọi là Silsilah, hoạt động mạnh tại vùng Nam Zamboanga trên đảo Mindanao, mạn Nam nước Philippine, đã công bố một sứ điệp báo động trước sự kiện một số lãnh đạo Hồi giáo trong vùng đã tìm cách cấm cản tín hữu hồi tham gia các lễ nghi mừng Chúa Giáng Sinh chung với các tín hữu ky tô. Phong trào Silsilah đã do cha Sebastiano D’Ambra, thừa sai dòng Pime, thành lập cách đây 30 năm.
Đây là một dấu chỉ đáng lo ngại, cho thấy có sự tách biệt giữa tín đồ 2 tôn giáo. Từ trước đến nay, các tín hữu kyto và hồi giáo vẫn có truyền thống cùng nhau mừng các lễ trọng của cả hai bên, chí sẻ niềm vui của nhau. Sự kiện này cũng giúp củng cố cuộc đối thoại liên tôn. Các tín hữu ky tô gửi sứ điệp nhân dịp mùa chay Ramadan và các tín hữu hồi gửi sứ điệp mừng nhân mùa vọng và lễ Giáng sinh. Chính vì thế, phong trào Silsilah mời gọi tất cả các tín hữu hồi giáo cũng như ky tô, hãy tiếp tục mừng lễ Giáng Sinh và Ramadan của nhauđể chung lời khẳng định rằng đây là những cơ hội để bày tỏ lòng tôn trọng và sự chia sẻ niềm vui với nhau trong dấu chỉ tình thân hữu, và đồng thời mỗi người được khích lệ sống trung thành với tín ngưỡng của riêng mình.
Sứ điệp của phong trào Silsilah cũng đề cập đến tin tức về những vụ tấn công các cơ sở và nhà thờ ky tô ở một vài nơi tại Phi và tái khẳng định tầm quan trọng của việc tín hữu ky tô và hồi giáo đoàn kết nêu cao tình thân hữu giữa hai bên “Chúng ta là anh chị em với nhau trong gia đình nhân loại, mặc dù không có cùng một đức tin, và chúng ta có bổn phận liên đới với nhau trong những lúc vui mừng cũng như trong những thời điểm khổ đau. Sự hiện diện của các nhóm cuồng tín quá khích đang chiêu dụ nhiều tín đồ như hiện nay tại miền Nam Philippine phải là cơ hội để chúng ta tái xét lương tâm và tìm hiểu tại sao lại đi đến tình trạng này. Có lẽ ly do là vì chúng ta đã không biết trình bày chứng tá đích thật của đức tin ky tô và hồi giáo, vốn có nhiều giá trị giống nhau. Những điểm và giá trị tương đồng của hai tôn giáo này phải là điểm khởi hành để xây dựng một xã hội hòa bình và hòa hợp cho đất nước chúng ta. (FIDES 16.12.2016)
Mai Anh