Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Giáo Lý Năm Thánh

Filled under:


-  Thiên Chúa dựng nên ta vì Người yêu thương ta một cách tự ý và vô vị lợi.

  3 -Tại sao chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa ?

-  Vì Thiên Chúa đã đặt trong lòng ta ước mong tìm Người và gặp được Người. Thánh Augustinô nói: "Thiên Chúa đã dựng nên chúng con cho Thiên Chúa, và lòng chúng con không nghỉ yên cho tới khi được nghỉ yên trong Thiên Chúa." Sự ước mong tìm Thiên Chúa đó ta gọi là tôn giáo.
-  Có, nhờ lý trí, ta có thể nhận biết Thiên Chúa cách chắc chắn. (vd. Con cái bởi cha mẹ, cha mẹ bởi ông bà... ông bà đầu tiên phải có Ai sinh ra, làm ra ?). [31-36, 44-47]
-  Vì nhận biết Thiên Chúa vô hình là một thách đố lớn đối với tâm trí con người, khiến cho không ít người đã tháo lui. Đàng khác, một số người không muốn biết Thiên Chúa, vì họ không muốn thay đổi cuộc sống. Bất cứ ai nói rằng đặt vấn đề Thiên Chúa là vô nghĩa lý, đó là kiểu nói vội vã cho qua chuyện, họ không muốn bàn tới. (Vd. người vô thần chính cống không tin nhận Thiên Chúa) [37-38]  à 357
-  Với trí khôn hữu hạn, con người không thể hiểu thấu sự cao cả vô cùng của Thiên Chúa. Nhưng ta vẫn có thể nói đúng về Thiên Chúa. [39-43, 48]
-  Trí khôn ta có thể biết Thiên Chúa hiện hữu, nhưng không thể biết thực sự Thiên Chúa là ai. Tuy nhiên Thiên Chúa thật sự muốn cho ta nhận biết Người, nên Người đã tự tỏ mình ra cho ta. [50-53, 68-69]
-  Thiên Chúa tỏ mình ra trong Cựu ước như là Đấng dựng nên thế giới này vì Tình yêu, và Người trung tín với loài người, cả sau khi họ sa ngã phạm tội xa cách Người. 
-  Trong Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa tỏ cho chúng ta tình yêu thương xót thẳm sâu của Người. [65-66, 73]
-   Thiên Chúa đã đích thân xuống trần gian nơi Đức Giêsu Kitô. Đức Kitô  là Lời mặc khải sau cùng của Thiên Chúa. Nhờ nghe Người nói, mọi người trong mọi thời có thể nhận biết Thiên Chúa là ai, và biết họ cần phải làm gì để được cứu rỗi.  [66-67]
-  Chúng ta phải loan truyền đức tin, vì Chúa Giêsu đã truyền dạy: "Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28,19). [91]

-  Chúng ta tìm thấy đức tin chân chính trong Kinh Thánh và trong Truyền Thống sống động của Hội Thánh (Thánh Truyền). [76, 80-82, 85-87, 97,100]
13. Hội Thánh có thể sai lầm trong lãnh vực đức tin không ?

-  Toàn thể các tín hữu không thể sai lầm về đức tin, vì Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ Người rằng: "Người sẽ ban Thần Chân lý đến với họ, để giữ họ trong chân lý" (Ga 14,17).  [80-82, 85-87, 92, 100]
-  “Các sách Kinh Thánh dạy sự thật (chân lý) cách chắc chắc, trung tín, và không sai lầm vì đã được Chúa Thánh Thần linh hứng và có Thiên Chúa là tác giả.” (Công đồng Vatican II, Hiến chế Mặc Khải 11). [103-107]
-  Kinh Thánh không có ý chuyển đạt cho ta những xác định về lịch sử, hoặc những thông tin về khoa học. Đàng khác, các người Thiên Chúa dùng để viết Kinh Thánh là những người thời đó. Họ chia sẻ những tư tưởng về văn hóa của thời đó, và có thể phạm những sai lầm của thời đó. Nhưng tất cả những điều gì con người cần biết về Thiên Chúa và về con đường cứu độ đều được tìm thấy trong Kinh Thánh cách chắc chắn, không thể sai lầm. [106-107, 109]
-  Muốn đọc Kinh Thánh cho đúng, cần đọc với tinh thần cầu nguyện, nghĩa là cần Chúa Thánh Thần giúp đỡ, vì nhờ Chúa Thánh Thần mà Kinh Thánh được viết ra. Kinh Thánh chính là Lời của Thiên Chúa, và chứa đựng mặc khải của Thiên Chúa. [109-119, 137]
- Trong Cựu Ước, Thiên Chúa tỏ mình là Đấng Sáng Tạo và gìn giữ thế giới, là Đấng lãnh đạo và Đấng huấn luyện của loài người. Các sách Cựu Ước cũng là Lời Chúa và là Kinh Thánh. Không có Cựu ước, ta không thể hiểu về Chúa Kitô trong Tân Ước. [121-123, 128-130, 140]
Trong Tân ước, sự mặc khải của Thiên Chúa đã được trọn vẹn. Bốn sách Phúc Âm theo thánh Matthêu, Marcô, Luca, và Gioan là trung tâm của Kinh Thánh và là kho tàng quý giá nhất của Hội Thánh. Trong đó Chúa Kitô tỏ mình ra Người là Ai và Người đến gặp gỡ chúng ta. Trong sách Công vụ Tông đồ, ta học biết Hội Thánh thuở ban đầu và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh. Trong các thư các Tông đồ viết, tất cả các hoàn cảnh của cuộc sống con người được đặt trong ánh sáng Chúa Kitô. Trong sách Khải huyền, ta thấy trước cuộc tận thế. [124-127, 128-130, 140]
Hội Thánh múc lấy sự sống và sức mạnh của mình từ trong Kinh Thánh. [103-104, 131-133, 141]
Chúng ta trả lời Thiên Chúa khi chúng ta tin Người.  [142-149]
Đức tin là nhận biết và trông cậy. Đức tin có 7 đặc tính sau:
1/       Đức tin là ơn ban tuyệt vời của Thiên Chúa, ta nhận được khi ta sốt sắng cầu xin.
2/       Đức tin là sức mạnh siêu nhiên, tuyệt đối cần thiết để ta được cứu độ.
3/       Đức tin đòi phải có ý muốn tự do và sự hiểu biết rõ ràng, khi ta đáp lại lời mời của Thiên Chúa.
4/       Đức tin là sự chắc chắn tuyệt đối, vì chính Chúa Giêsu bảo đảm như thế.
5/       Đức tin chỉ trọn vẹn, khi đức tin được thể hiện qua những việc bác ái.
6/       Đức tin lớn dần khi ta luôn biết lắng nghe Lời Chúa và đối thoại sống động với Người trong cầu nguyện.
7/       Đức tin cho ta nếm cảm trước niềm vui Thiên đàng ngay ở đời này. [153-165, 179-180, 183-184]