Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

BIỆT DƯỢC CHỐNG UNG THƯ

Filled under:


Cách đây 2 năm tôi gặp chị lúc đó chị bảo em buồn quá, không lẽ phải bỏ lại con thơ sao, em vừa nhân được án tử ung thư vú chị à. Lúc đó tôi chỉ biết động viên chị cố lên chuyện gì cũng sẽ qua không có gì là kết thúc cả.

Vậy mà 2 năm sau khi trở lại xóm trọ cũ gặp lại chị suýt chút tôi đã không nhận ra, chị còn xinh đẹp hơn lúc trước gấp mấy lần, da hồng hào. Miệng chị tươi như hoa, chị bảo chị đã thoát án tử ung thư vú rồi.

Thấy vậy mừng quá, tôi hỏi chị có phải xạ trị hay phẫu thuật đoạn nhũ gì không, chị bảo hoàn toàn không chị cứ uống thuốc theo phát đồ điều trị của bác sĩ và uống thêm 1 loại hỗn hợp nước ép để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị vô cùng hiệu quả.

Chị bảo phải tuân thủ đúng theo bác sĩ, không được bỏ dở rồi chạy theo thuốc nam mà mất cơ hội vàng để chữa trị. Chị phát hiện khi bị ung thư vú giai đoạn 2, và tin lời bác sĩ chị đã theo uống thuốc 1 năm kèm theo uống hỗn hợp nước ép cà rốt củ dền đỏ và táo đỏ thì 1 năm sau hoàn toàn khỏi, hơn nữa da đẹp hẳn lên, giờ chị vẫn duy trì loại hỗn hợp này nhưng không thường xuyên.

Inline image 2

CÁCH “BÀO CHẾ”

1 củ dền đỏ + 2 củ cà rốt + 1 trái táo đỏ (bỏ hột); tất cả để nguyên vỏ, chà sạch; cho tất cả vào máy ép, uống nước (bỏ bã), uống sáng và tối. Nếu 2 lần thì phải là 2 củ dền + 4 củ cà rốt + 2 trái táo đỏ. Uống rất bổ, tăng cường sức khỏe nhiều.

Đây là một thức uống có thể ngăn cản các tế bào xấu thành hình trong cơ thể bạn hoặc sẽ giảm độ tăng trưởng của chúng! Trước đây có 1 người đàn ông đã bị ung thư phổi. Ông đã được một người nổi tiếng về cây thuốc bên Trung quốc khuyên uống thức uống này. Uống chuyên cần uống trong 3 tháng và bây giờ sức khỏe của ông đã bình phục, và ông lại sẵn sàng làm một chuyến du lịch. Nhờ thức uống này đấy. Bạn có thử cũng chẳng hại gì đâu!

(sưu tầm)

BẠN DỊ ỨNG THỰC PHẨM NÀO ?
Đối với người tiêu dùng, việc bộc phát bệnh dịch cũng có nhiều vấn đề khiến người ta quan ngại.food-278x225
Các chuyên gia y tế nói rằng cũng khó xác định, một phần vì khó thống kê, một phần vì đa số các trường hợp bệnh do thực phẩm chưa được điều tra. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng khả dĩ là nguồn lây nhiễm vi khuẩn. Trong số đó là thịt sống, gà và trứng. Thực phẩm của Pháp cũng là nguyên nhân chính và khả nghi đối với việc điều tra ở Đức quốc. Các cơ quan y tế đã cảnh báo dân chúng về việc ăn đồ sống như giá, cà chua, dưa leo và rau đậu trồng ở miền Bắc Đức quốc.
Trong các sản phẩm nhiễm khuẩn, phân súc vật luôn là loại gây nhiễm chính. Đôi khi nông dân dùng phân phân bón nhiễm khuẩn để bón hoa màu. Ở các trường hợp khác, nước tưới bị ô nhiễm. Người ta cũng có thể làm ô nhiễm thực phẩm khi dùng tay.
Các chuyên gia nói rằng bí quyết đầu tiên để sống khỏe là nhận biết những gì không hợp với mình. Timothy Jones, nhà dịch tễ học thuộc Bộ Y tế Tennessee ở Nashville, nói: “Chúng ta sống trong một thế giới đầy vi khuẩn”. Đôi khi các nhà dịch tễ học khôi hài về phân bón ở khắp nơi. Đó là điều chúng ta cần cân nhắc.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh, hàng năm, 1 trong 6 người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm. Tài liệu cho thấy mỗi năm có 1.000 đợt dịch bệnh khiến 48 triệu người có các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng quặn, sốt hoặc tiêu chảy. Hàng năm có 3/1.000 người chết vì ngộ độc thực phẩm.
Có 31 loại vi khuẩn, vi trùng và mầm bệnh được nhận dạng gây lây nhiễm cho con người qua thực phẩm. Hàng tỷ trường hợp chưa được xác định. Salmonella gây lây nhiễm nhiều trường hợp và đã được xử lý. E. coli 0157 gây lây nhiễm nhiều trường hợp nghiêm trọng. Các loại khác là Listeria và Campylobacter. Mỗi loại có mức lây nhiễm riêng. Chẳng hạn, Campylobacter thích sống ở loài gà và các loại gia cầm khác, còn E. Coli 0157 thích sống ở loài bò. Bất cứ loại trái cây và rau đậu nào cũng có thể bị nhiễm E. coli, Salmonella hoặc các vi sinh khác. Nhưng có nhiều loại thường liên quan các đợt dịch bệnh, kể cả giá, rau xanh, cà chua, ớt và dưa bở.
Giá là loại đặc biệt cần quan tâm vì các đợt dịch bệnh thường bắt đầu nhiễm từ hạt giống, chúng được ngâm nước và lên mầm. Kirk Smith, giám sát bệnh dịch tại Bộ Y tế ở St. Paul, nói: “Nông sản có một số nguy cơ nhiễm E. coli hoặc Salmonella từ hạt giống. Không nên ăn giá sống. Bạn có thể ủ bệnh làm cho vi khuẩn phát triển”. Thực phẩm có thể là vấn đề nếu chúng ta ăn sống. Dễ tiêu diệt vi khuẩn ở thịt và trứng nếu được nấu chín. Để giảm ngộ độc thực phẩm, nên rửa tay bằng nước ấm và bằng xà bông ít là 20 giây trước khi làm đồ ăn. Nên vệ sinh dao và thớt.
Jones nói: “Có những thứ không hoàn hảo và không bao giờ hoàn hảo, thêm vào đó là 3.000 trường hợp tử vong mỗi năm so với hàng tỷ bữa ăn hàng tuần góp phần gây nguy hiểm. Nguyên nhân gây đa số các trường hợp tử vong ở quốc gia này là béo phì, bệnh tim và ung thư. Rau đậu và chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với những điều như vậy”.

KHA ĐÔNG ANH (Chuyển ngữ từ news.discovery.com)


THỰC PHẨM DỄ GÂY DỊ ỨNG
Khoảng từ 50% tới 90% các dạng dị ứng thực phẩm là do 8 loại thực phẩm. Các thực phẩm phổ biến gây dị ứng là sữa, trứng, eggs, đậu phộng (lạc), các loại hạt, đậu nành, lúa mì, cá và loài giáp xác (nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua,…). Mỗi loại này đều có “đặc tính” gây dị ứng riêng.C:\Users\ASUS\Desktop\THỰC PHẨM DỄ GÂY DỊ ỨNG.jpg
Các dạng dị ứng thực phẩm ở người lớn khác với ở trẻ em. Nhiều trẻ em dị ứng sữa, trứng, hoặc lúa mì hồi còn nhỏ. Người lớn cũng có thể có một số dị ứng.
Tuy nhiên, may là một số thực phẩm có ghi thành phần trong để người tiêu dùng biết mà tránh. Nhưng cũng đáng quan ngại với những nhà sản xuất không coi trọng sức khỏe người tiêu dùng mà chỉ nhắm vào lợi nhuận.
Các thực phẩm dễ bị dị ứng nhất là:
SỮA
• Sữa bò là nguyên nhân chính gây dị ứng thực phẩm ở trẻ em Mỹ. 2,5% trẻ em bị dị ứng sữa bò, nhưng lại không gây dị ứng ở người lớn.
• Có tới 80% trẻ em dị ứng sữa lúc 6 tuổi.
• Có nhiều loại thực phẩm chứa sữa bò.
• Dị ứng sữa bò là cách phản ứng miễn nhiễm với protein sữa, khác với dị ứng đường sữa (lactose), nghĩa là cơ thể bạn thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa đường sữa. Trẻ em dị ứng sữa phải tránh các loại sản phẩm sữa, kể cả các loại không có đường sữa.
ĐẬU PHỘNG
• 1,4% trẻ em và 0,6% dị ứng đậu phộng. Có một số chứng cớ cho thấy tỷ lệ dị ứng đậu phộng tăng ở trẻ em tại Mỹ.
• Dị ứng đậu phộng thường rất nghiêm trọng, tỷ lệ dị ứng do quá mẫn tính cao hơn dị ứng sữa, trứng hoặc lúa mì. Dị ứng có thể kéo dài cả đời. Chỉ 20% trẻ em dị ứng đậu phộng lúc 6 tuổi.
• Đôi khi bơ đậu phộng được dùng như gia vị. Dầu đậu phộng cũng thấy có trong một số sản phẩm.
• Những người dị ứng đậu phộng cũng có nguy cơ cao dị ứng các loại hạt, dù đậu phộng chỉ là một loại đậu chứ không là loại hạt.
SÒ, ỐC, TÔM, CUA,…
• Dị ứng loài giáp xác phổ biến ở người lớn. 2% người Mỹ trưởng thành và 0,1% bị loại dị ứng này.
• Khác với các loại dị ứng khác, dị ứng loài giáp và cá tthường phát triển khi lớn tuỗi. Thường bị nặng hoặc bị cả đời.
• Với các loại vitamin, món ưa thích và cá, những người dị ứng loài giáp có thể phản ứng nếu họ hít phải hơi có mùi đó.
• Người ta có thể dị ứng loài giáp xác hoặc loài thân mềm, hoạc dị ứng cả hai.
CÁC LOẠI HẠT
• 1,1% trẻ em và 0,5% người lớn dị ứng các loại hạt. Có một số chứng cớ cho thấy tỷ lệ dị ứng các loại hạt tăng ở những người tại Mỹ.
• Có thể loại dị ứng này kéo dài cả đời, phản ứng quá mẫn cảm hơn so với dị ứng sữa, trứng hoặc lúa mì. Chỉ 9% trẻ em bị loại dị ứng này lúc 6 tuổi.
• Có nhiều loại hạt nên khó xác định loại nào gây dị ứng.
• Các loại dị ứng hạt rất khác nhau, cũng có thể chỉ dị ứng một loại – chẳng hạn hạnh nhân, nhưng không phải tất cả. Cũng có thể dị ứng nhiều loại hạt, kể cả đậu phộng.
TRỨNG
• Trứng là loại dị ứng phổ biến ở trẻ em. 1,5% trẻ em dị ứng trứng gà. Trứng không là loại gây dị ứng chính ở người lớn.
• Có tới 80% trẻ em dị ứng trứng lúc 6 tuổi.
• Nhiều nguyên nhân gây miễn nhiễm do các virus trong trứng gà. Hãy tham vấn bác sĩ về tình trạng miễn nhiễm để an toàn cho trẻ.
• Có thể chỉ dị ứng lòng trắng trứng, hoặc chỉ dị ứng lòng đỏ, hoặc cả hai.
• 0.4% người lớn và 0,1% trẻ em bị dị ứng cá. Có thể chỉ dị ứng loại cá này mà loại khác thì không.
• Dị ứng cá thường phát triển khi trưởng thành. Thường bị nặng hoặc kéo dài cả đời.
• Hàng quán có nhiều loại cá chiên với một loại dầu, cũng có thể gây dị ứng.
• Cá càng ít tười càng nhiều chất histamine. Khi ăn vào, nó có thể gây triệu chứng như dị ứng thực phẩm, nhưng như thế gọi là ngộ độc thực phẩm. Nếu có triệu chứng như sưng miệng hoặc họng, khó thở, ói mửa sau khi ăn cá, thì hãy cấp cứu ngay. Đem theo một miếng cá để bác sĩ xác định nguyên nhân.
ĐẬU NÀNH
• 0,4% trẻ em Mỹ dị ứng đậu nành, nhưng lại không là vấn đề đối với người lớn.
• Khoảng 50% trẻ em dị ứng đậu nành lúc 7 tuổi.
• Đậu nành là thành phần rất phổ biến trong đồ hộp. Một số thực phẩm hữu cơ được làm bằng sợi đậu nành. Vitamin E thường được chiết xuất từ đậu nành, nhưng lại không có ghi rõ.
• Để tránh dị ứng đậu nành, trẻ em dị ứng sữa không nên dùng sữa hộp có chứa đậu nành.
LÚA MÌ
• 0,4% trẻ em Mỹ dị ứng lúa mì.
• Khoảng 80% trẻ em dị ứng lúa mì lúc 6 tuổi.
• Nước tương, bia, thịt,… có các protein như lúa mì, không nên ăn nếu bạn dị ứng lúa mì.
• Dị ứng lúa mì khác với bệnh Celiac (chứng rối loạn tự miễn nhiễm), khiến bạn không thể tiêu hóa lúa mì hoặc các loại hạt chứa gluten – chẳng hạn như lúa mạch. Dị ứng lúa mì có thể khó xác định.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ FoodAllergies.about.com)