Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mat-thêu (Mt 5: 1-12a)
1 Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên.2 Người mở miệng dạy họ rằng:
3 "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
5 Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
7 Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
8 Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9 Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.
11 Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại
và vu khống đủ điều xấu xa.
12 Anh em hãy vui mừng hớn hở,
vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế
3 "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
5 Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
7 Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
8 Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9 Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.
11 Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại
và vu khống đủ điều xấu xa.
12 Anh em hãy vui mừng hớn hở,
vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế
SUY NIỆM 1
Nói đến các thánh, ta dễ cho rằng, đó là những con người có cuộc sống phi thường, có lòng đạo đức vượt bậc, có hành động dũng cảm, nhiều khi còn có cả những phép lạ. Hiểu như thế, có thể đúng nơi nhiều vị thánh, nhưng chắc chắn không đúng trên toàn bộ các thánh.
Như chúng ta, các thánh đã phải đi qua cuộc sống làm người. Đã là người, các thánh phải nếm trải vô vàn thử thánh, long đong. Bởi đau khổ, thiếu thốn, bệnh tật, bị thất bại, bị chao đảo, bị cám dỗ, bị sự dữ tấn công, bị vây bũa bởi những thói đời, những nguy hiểm của ba thù, những hoang mang, những gánh nặng, những trách nhiệm… không phải là ngoại lệ với người này, và thường lệ với người kia. Các thánh không hề đứng ngoài những gì mà chúng ta đang phải đối mặt.
Vì thế, quyết tâm vươn lên trong từng giây phút sống, chiến đấu thật dũng cảm qua mọi thời gian để đạt tới sự trọn lành, chính là con đường nên thánh mà các thánh đã kinh qua.
Nếu ví như nhánh xương rồng đầy gai, cuộc đời cũng lắm chông chênh, đắng đót, không dễ gì, nếu không trang bị cho mình đời sống phó thác, lòng cậy trông, để nhân lên nghị lực, sự dẻo dai, sự bền bỉ và can đảm…, lại có thể đứng vững, lại có thể cho hoa trái đẹp trên cành đầy gai.
Nếu hoa xương rồng nở trên nhánh xương rồng là loài hoa đẹp, thì nhân đức của các thánh càng rực rỡ, càng đáng quý, càng ngời sáng khi các ngài nở hoa trung kiên, nở hoa lòng mến, nở hoa tình yêu của Thiên Chúa trên chính những gai góc cuộc đời.
Vì thế, trong lễ các thánh, bằng chính lời Thánh Kinh, Hội Thánh khẳng định: Các thánh “là những người từ đau khổ lớn lao mà đến” (bài đọc 1 – Kh 7, 14a). Các thánh đã anh dũng vượt qua tất cả mọi thử thách của trần thế, để nên một với Chúa Kitô, để kết hợp chính thập giá cuộc đời các ngài với thánh giá của Chúa Kitô trong máu cứu độ của Chúa.
Sự hiệp thông để nên một với Chúa Kitô thánh giá, để dược máu cứu độ của Người hiến thánh, cùng nên thánh với Người, trong Người, được sách Khải huyền dùng ngôn ngữ hình ảnh diễn tả: “Họ giặt và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên” (bài đọc 1 – Kh 7, 14b).
Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ cho chúng con. Xin tha thứ mọi vết tội lỗi trong linh hồn chúng con. Xin cho chúng con biết vươn lên từng ngày trong sự thánh thiện, trong lòng yêu mến Chúa như các Thánh Nam Nữ, để giữa cuộc đời còn truân chuyên thử thách này, chúng con vẫn giữ được lòng mến Chúa, vẫn giữ được sự thánh thiện, để sau này, chúng con cũng xứng đáng tham dự vào hàng ngũ các Thánh trên quê trời. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Như chúng ta, các thánh đã phải đi qua cuộc sống làm người. Đã là người, các thánh phải nếm trải vô vàn thử thánh, long đong. Bởi đau khổ, thiếu thốn, bệnh tật, bị thất bại, bị chao đảo, bị cám dỗ, bị sự dữ tấn công, bị vây bũa bởi những thói đời, những nguy hiểm của ba thù, những hoang mang, những gánh nặng, những trách nhiệm… không phải là ngoại lệ với người này, và thường lệ với người kia. Các thánh không hề đứng ngoài những gì mà chúng ta đang phải đối mặt.
Vì thế, quyết tâm vươn lên trong từng giây phút sống, chiến đấu thật dũng cảm qua mọi thời gian để đạt tới sự trọn lành, chính là con đường nên thánh mà các thánh đã kinh qua.
Nếu ví như nhánh xương rồng đầy gai, cuộc đời cũng lắm chông chênh, đắng đót, không dễ gì, nếu không trang bị cho mình đời sống phó thác, lòng cậy trông, để nhân lên nghị lực, sự dẻo dai, sự bền bỉ và can đảm…, lại có thể đứng vững, lại có thể cho hoa trái đẹp trên cành đầy gai.
Nếu hoa xương rồng nở trên nhánh xương rồng là loài hoa đẹp, thì nhân đức của các thánh càng rực rỡ, càng đáng quý, càng ngời sáng khi các ngài nở hoa trung kiên, nở hoa lòng mến, nở hoa tình yêu của Thiên Chúa trên chính những gai góc cuộc đời.
Vì thế, trong lễ các thánh, bằng chính lời Thánh Kinh, Hội Thánh khẳng định: Các thánh “là những người từ đau khổ lớn lao mà đến” (bài đọc 1 – Kh 7, 14a). Các thánh đã anh dũng vượt qua tất cả mọi thử thách của trần thế, để nên một với Chúa Kitô, để kết hợp chính thập giá cuộc đời các ngài với thánh giá của Chúa Kitô trong máu cứu độ của Chúa.
Sự hiệp thông để nên một với Chúa Kitô thánh giá, để dược máu cứu độ của Người hiến thánh, cùng nên thánh với Người, trong Người, được sách Khải huyền dùng ngôn ngữ hình ảnh diễn tả: “Họ giặt và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên” (bài đọc 1 – Kh 7, 14b).
Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ cho chúng con. Xin tha thứ mọi vết tội lỗi trong linh hồn chúng con. Xin cho chúng con biết vươn lên từng ngày trong sự thánh thiện, trong lòng yêu mến Chúa như các Thánh Nam Nữ, để giữa cuộc đời còn truân chuyên thử thách này, chúng con vẫn giữ được lòng mến Chúa, vẫn giữ được sự thánh thiện, để sau này, chúng con cũng xứng đáng tham dự vào hàng ngũ các Thánh trên quê trời. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
SUY NIỆM 2
Hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, hôm nay chúng ta cử hành trọng thể Thánh Lễ tôn kính các Thánh Nam Nữ, các thánh đã được Giáo Hội tôn phong và tất cả những người đang được phúc chia sẻ sự sống viên mãn của Thiên Chúa, cùng với Đức Ki-tô, trong đó, chắc chắn có ông bà tổ tiên và những người thân yêu của chúng ta trong đức tin, trong gia đình và trong đời sống dâng hiến. Bởi vì sách Khải Huyền nói về các thánh là:
Một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ.
(Kh 7, 9)
Vì thế, chúng ta xác tín rằng, các ngài hằng ngày vẫn đang cầu bầu và đồng hành với chúng ta trên con đường hành hương tiến về nơi hằng phúc, để cùng xum họp với các ngài và những người thân yêu của chúng ta trong cung lòng của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Và thật là ý nghĩa, khi trong Thánh Lễ mừng kính trọng thể các Thánh Nam Nữ hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta nghe lại Lời Chúa công bố Các Mối Phúc. Bởi vì đó là con đường nên thánh, nghĩa là trở nên một với Đức Ki-tô, mà các thánh đã đi và chúng ta được mời gọi bước đi trên cùng một con đường hôm nay.
1. Khung cảnh (c. 1-2)
“Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần. Người mở miệng dạy họ”. Chúng ta hãy hình dung ra khung cảnh đầy ý nghĩa này:
- Xưa kia trên núi Sinai, Thiên Chúa ban Lời của Ngài qua trung gian Mô-se; và nhờ Lời của Ngài, một đám đông ô hợp, vô danh và nhỏ bé, trở thành dân riêng của Chúa: Thiên Chúa trở thành Đức Chúa của dân, dân trở thành dân tộc được tuyển chọn của Đức Chúa.
- Còn ở đây, Thiên Chúa ban Lời của Ngài qua Đức Giê-su, hiện thân của Lời Chúa, bởi vì Ngài là Con Thiên Chúa, Ngôi Lời nhập thể. Và Lời của Người được ban cho tất cả mọi người, để qui tụ thành Dân Mới của Thiên Chúa, được tuyển chọn nhờ, với và trong Người.
Chúng ta hãy so sánh, khám phá và cảm nếm sự khác biệt: Mô-sê ban lời đến từ Đức Chúa, còn Đức Giê-suban lời nhân danh chính ngôi vị của mình. Trong những lời này của Tám Mối Phúc và của cả Bài Giảng Trên Núi (Mt 5-7), Đức Giêsu đặt chủ thể của mình vào chủ thể của Đấng ban Lời ở núi Sinai, Người bảy tỏ căn tính thần linh của mình. Như thế, từ núi này đến núi kia, biến cố mà Đức Giêsu tạo ra thật là lớn lao. Vì thế, chúng ta được mời gọi chú ý cách đặc biệt đến hành vi nói của Chúa: “Người mở miệng dạy họ, Ngài nói”. Hãy để cho đôi mắt và đôi tai của chúng ta dừng lại chiêm ngắm và đi vào chiều sâu của biến cố trung tâm này: “Ngài mở miệng dạy họ, Ngài nói”.
Biến cố này hoàn toàn khớp với dụ ngôn Người Gieo Giống: Người gieo giống đi ra gieo giống. Xin được hiểu và kinh nghiệm được trong tôi biến cố: nơi Đức Giê-su, Thiên Chúa ra khỏi mình để thông truyền chính Ngài cho tôi qua lời nói. Bằng Lời, Ngài đã sáng tạo nên con người chúng ta có khả năng thông truyền bằng lời, và bây giờ, Ngài khởi đi từ cái chúng là, một tạo vật biết nói biết nghe, để đến gặp gỡ chúng ta. Chúng ta cũng được mời gọi đi cùng con đường lời nói để đi đến với Ngài: trong cầu nguyện và nhất là trong thời gian tĩnh tâm, chúng ta được mời gọi dành nhiều thời gian để lắng nghe Lời Chúa và sau đó tâm sự với Ngài, như một ngôi vị sống động và gần gũi.
Nơi Đức Giê-su Ngôi Lời của Thiên Chúa, lời và hiện hữu là một: Ngài nói điều Ngài là và Chúa là điều Ngài nói trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Xin cho điều chúng ta nói với Chúa và với nhau là chính chúng ta.
2. Tám mối phúc (c. 3-10)
a. Thân phận con người
Trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, lời giảng dạy của Đức Giê-su được tổng hợp thành 5 bài giảng lớn, và bài giảng đầu tiên là Bài Giảng Trên Núi. Và lời đầu tiên của bài giảng đầu tiên, Đức Giê-su ngỏ với đám đông và các môn đệ là “Phúc thay…”, thay vì là lời cấm đoán[1], một mệnh lệnh, một lời lên án, hay một lời chúc dữ “khốn thay”. Trong cầu nguyện, chúng ta không cần suy niệm hết các mối phúc, chúng ta hãy dừng lại mối phúc nào chúng ta thích nhất, ấn tượng nhất, mời gọi nhất, chất vấn nhất, bởi vì đó chính là dấu chỉ của biến cố: hạt giống rơi vào chỗ đất tốt.
Chúng ta thường hiểu các mối phúc mà Đức Giê-su công bố là lý tưởng vừa cao vừa khó, mà mỗi người chúng ta phải đạt được để trở nên thánh, giống như các thánh nam nữ chúng ta mừng kính hôm nay. Tuy nhiên, các mối phúc không ở bên ngoài chúng ta và cũng ở cách xa chúng ta, nhưng các mối phúc mà Đức Giê-su công bố lại diễn tả chính căn tính đích thật của chúng ta, chính niềm khát khao sâu thẳm của chúng ta, chính niềm hạnh phúc bền vững của chúng ta.
- Thật vậy, Đức Giê-su nói: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó”. Trong thân phận của con người, không ai trong chúng ta cảm thấy tự đủ trong cõi lòng mình; con người đến một lúc nào đó, đều cảm thấy mình nhỏ bé, mỏng manh, chóng qua, nghèo nàn tận căn về mọi phương diện, nhất là lúc mới sinh ra và sắp sửa lìa đời, trả lại sự sống cho Chúa.
- Đức Giê-su nói: “Phúc thay ai hiền lành”. Con người chúng ta vốn là hiền lành, chứ không phải là bạo lực hay thú tính; và sự hiền lành này đã được gieo nơi bản tính sâu xa của con người chúng ta; đó là điều mà chúng ta gọi là nhân tính. Bởi vì, con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa; mà Thiên Chúa thì hiền lành, vì Ngài là tình yêu.
- Đức Giê-su nói: “Phúc thay ai sầu khổ”. Ai trong chúng ta đã không một lần khóc lóc sầu khổ: khóc lóc sầu khổ cho thân phận sinh lão bệnh tử của mình, khóc cho số phận đầy thử thách, tai ương và bất hạnh, khóc và sầu khổ cho người khác, nhất là cho những người thân yêu, cho những người chịu thiệt thòi, bệnh tật, kém may mắn.
- Đức Giê-su nói: “Phúc thay ai khao khát nên người công chính”. Và ở trong sâu thẳm của tâm hồn, tất cả chúng ta đều khao khát nên công chính, thay vì ở trong sự bất chính, để có thể đón nhận ơn cứu độ Thiên Chúa ban. Nhưng rốt cuộc thì chính Thập Giá Đức Ki-tô làm cho chúng ta trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa, bởi vì chúng ta không thể tự mình làm cho mình trên nên công chính được.
Và cũng như thế đối với các mối phúc còn lại. Như vậy, chính thân phận con người của chúng ta, không thêm và cũng không bớt là một mối phúc, chứ không phải là mối họa, hay hình phạt, cho dù chúng ta có một thân phận như thế nào, bất hạnh như thế nào; thân phận của chúng ta là con đường dẫn chúng ta đến điều Chúa hứa ban trong các mối phúc, đó là: Nước Trời, Đất Hứa, ơn an ủi, ơn công chính, lòng thương xót và chính ngôi vị Thiên Chúa. Và để cho chúng ta tin tưởng và xác tín như thế, Đức Giê-su đã sống đến cùng thân phận con người, là chịu đóng đinh trên Thập Giá, để qua đó đi vào sự sống mới, sự sống Phục Sinh của Thiên Chúa Cha.
Và để hiểu thật đúng và thật sâu những lời này của Chúa, chúng ta được mời gọi nhìn ngắm chính cách hiện hữu của Chúa: Chúa nghèo thế nào trong tinh thần? Chúa hiền lành như thế nào? Chúa khóc lóc như thế nào: “Thiên Chúa của con, Thiên Chúa của con, Tại sao Ngài đã bỏ rơi con ? (Mt 27, 46); “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính” (Dt 5, 7). Và Đức Giê-su đói và khát sự công bình như thế nào? Vì Ngài đem sự công chính của Thiên Chúa đến cho con người, và Ngài mong mọi người đón nhận; và Ngài là sự công chính của Thiên Chúa.
Qua các mối phúc, Đức Giê-su qua lời nói và hành vi của Ngài, qua cách Ngài sống với Thiên Chúa và với con người, qua cách Ngài tương quan với thực tại, Ngài dẫn chúng ta về cái chúng ta là. Và cái chúng ta là, chính là một mối phúc. Ngược hẳn với điều loài người chúng ta vẫn nghĩ: điều chúng ta là, là một hình phạt. Và những gì Chúa hứa, chúng ta được mời gọi cảm nghiệm ngay hôm nay rồi.
b. Niềm vui và hạnh phúc
Khi sống các mối phúc, chúng ta được hứa ban Nước Trời, Đất hứa, ơn an ủi, lòng thương xót, được thấy Thiên Chúa và làm con Thiên Chúa. Nhưng vì các mối phúc không phải là những điều xa vời, cao siêu mà chúng ta phải cố vươn tới, nhưng diễn tả bản chất đích thật của con người, Vì thế, khi sống các mối phúc, chúng ta đã có kinh nghiệm ngay bây giờ niềm vui và hạnh phúc rồi. Thậy vậy:
- Hạnh phúc biết bao, người nghèo khó trong tim, thay vì đầy những quyến luyến.
- Hạnh phúc biết bao người hiền lành, thay vì dữ tợn.
- Hạnh phúc biết bao người khóc thương, vì đồng cảm với người khác, thay vì dửng dưng vô cảm.
- Hạnh phúc biết bao người xót thương và bao dung, thay vì không lên án và không khoan nhượng.
- Hạnh phúc biết bao người có lòng trong sạch, thay đầy những điều nhơ uế.
- Hạnh phúc thay người phục vụ cho công bình và hòa giải, thay vì chuyên làm những điều bất chính và gây hấn.
- Hạnh phúc thay người đi theo Đức Ki-tô vì lòng mến, bất chấp khó khăn và bách hại, thay vì coi mình là trung tâm và chỉ biết sống cho mình.
Như thế, các mối phúc không chỉ nói cho chúng ta về hạnh phúc và phần thưởng Thiên Chúa sẽ ban ở đời sau, nhưng còn trình bày cho chúng ta một cách cách sống mang lại cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc ngay bây giờ, vì đó là lối sống phù hợp cách xâu xa với nhân tính của chúng ta.
3. Mối phúc đặc biệt (c. 11-12)
Ngoài Tám Mối Phúc, còn có một mối phúc đặc biệt ; đặc biệt, vì là mối phúc cuối cùng và được nói ở ngôi thứ hai “anh em”, diễn tả tương quan trực tiếp giữa Đức Giê-su và những người nghe, hôm qua cũng như hôm nay. Nhưng đặc biệt nhất là nguyên nhân của mối phúc: đó là “vì Thầy”. Chúng ta cần tự hỏi, “vì Thầy” có nghĩa là gì? Tại sao lại « vì Thầy » ? “Vì Thầy”, chúng ta thường chỉ hiểu ở mức độ thi hành sứ mạng, hay thực hiện một công việc mà chúng ta được giao phó, hoặc thực hiện một lựa chọn mà chúng ta xác tín là của Đức Kitô, hay xác tín là phù hợp với Tin Mừng của Ngài. Tuy nhiên, tại sao chúng ta lại thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu, tại sao chúng ta lại tìm thi hành ý Chúa ? Kinh nghiệm của các thánh nam nữ sẽ giúp chúng ta tại sao lại « vì Thầy ».
Đó chính là kinh nghiệm hiểu biết, yêu mến, và không chỉ ước ao đi theo, nhưng còn muốn trở nên “đồng hình đồng dạng với Đức Kitô”, là kinh nghiệm chiêm ngắm ngôi vị của Ngài, và khi chiêm ngắm ngôi vị của Ngài như các Tin Mừng thuật lại cho chúng ta, chúng ta không thể không yêu mến Ngài và ước ao trở nên một với Ngài như các Thánh Nam Nữ. Như thế, đây chính là mối phúc được trở nên giống Đức Giêsu cách trọn vẹn, cả trong cách sống lẫn trong thân phận bị loại trừ, và cả ở trong niềm vui nữa: “anh em hãy vui mừng hớn hở”.
* * *
Đặt mối phúc đặc biệt này trong tương quan với tám mối phúc khác và trong tương quan với cả Bài Giảng Trên núi, chúng ta cũng nhận ra rằng Đức Giê-su công bố điều Ngài là: Ngài có tâm hồn nghèo khó, Ngài hiền lành, Ngài sầu khổ… Vì thế, để hiểu và sống lời của Đức Kitô, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm ngôi vị của Ngài, và khi chiêm ngắm ngôi vị của Ngài như các Tin Mừng thuật lại cho chúng ta, chúng ta không thể không yêu mến Ngài và ước ao trở nên một với Ngài như các Thánh Nam Nữ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
[1] Con rắn trong sách Sáng Thế, chương 3, hình ảnh của Ma Quỉ, nói với người phụ nữ: “Có thật THIÊN CHÚA nói: các người KHÔNG ĐƯỢC…” (St 3, 1); trong khi THIÊN CHÚA nói: “các người ĐƯỢC…” (St 2, 16). THIÊN CHÚA, ĐẤNG BAN ƠN, nhưng ma quỉ, và những người tiếp tay cho ma quỉ, ý thức hay không ý thức, lại muốn gieo vào lòng chúng ta hình ảnh của một THIÊN CHÚA CÂM ĐOÁN. Như thế, Đức Giê-su đến để điều chính hình ảnh lệch lạc về Thiên Chúa, mà ma quỉ đã gieo vào tâm hồn loài người chúng ta, từ thủa ban đầu của sự sống: nơi Đức Giê-su, Thiên Chúa ban ơn, ban lời hằng sống và trao ban chính mình.