TỈNH THỨC LÀ…
“Vậy, anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.” (Lc 21,36)
Suy niệm: Vào những ngày cuối năm phụng vụ, Lời Chúa mời gọi chúng ta tỉnh thức và cầu nguyện vì không biết giờ nào, ngày nào Chúa đến. Tỉnh thức là đi trên nẻo đường công chính của Lời Chúa, loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Tỉnh thức là không để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa và lo lắng sự đời. Tắt một lời, tỉnh thức là mặc lấy con người mới theo hình mẫu Giê-su, là dần dần bỏ tính xác thịt để sống theo Thần Khí. Tỉnh thức như vậy là điều chẳng dễ dàng chút nào! Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Phanxicô mời gọi ta “can đảm nhìn về phía trước mặc cho hiện nay đang gặp khủng hoảng, một lần nữa hãy lấy thánh giá và sự phục sinh của Chúa Kitô làm “ngọn cờ chiến thắng” của chúng ta” (số 85).
Vì vậy, mời Bạn hãy mang lấy thập giá và sự phục sinh của Chúa Ki-tô, chính là mặc lấy con người mới đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô. Con người mới ấy chấp nhận chiến đấu để chiến thắng, từ bỏ để rồi nhận được, qua thập giá hy sinh để tiến đến vinh quang phục sinh như Chúa Ki-tô.
Sống Lời Chúa: Đọc, suy niệm và sống Lời Chúa là phương thế giúp chúng ta luôn tỉnh thức trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa dạy con luôn tỉnh thức, cầu nguyện vì cuộc sống hôm nay có sức mê hoặc con, làm con xao lãng cùng đích tối hậu của đời mình. Xin giúp con tỉnh thức và cầu nguyện luôn luôn như lời Chúa dạy. Amen.
THÁNH SILVÊTÊ
TU VIỆN TRƯỞNG
Để khuyến khích giáo hữu làm việc lành, vào đầu thế kỷ XIII, Giáo hội đã tìm lại được gương thánh Đaminh và thánh Phanxicô. Những tu viện trưởng cổ kính ấy đã ngưng hoạt động? Có lẽ phần nào đúng. Nhưng một cổ động viên như thánh Silvêtê đã biết tìm lại vẻ sán lạn dòng ấy khi cương quyết đưa nó trở về nguồn.
Thánh Silvêtê sinh quãng năm 1177 tại Ôsimô, con trai một luật gia Ghislêriô Giacôbê và bà Bianca Ghisheri.
Lớn lên, ngài là một thanh niên tốt nết, có thiên tài và được gửi học tại các trường Bôlônia và Pavia. Tại đó ngài kết thân với Beneventuro Scathroli, Giám mục tương lai thành Ancônê. Nhưng sau khi thấy học luật bất lợi, ngài chú tâm vào thần học. Ngài đã uống và uống một cách say sưa nơi nguồn suối Đấng Cứu Thế, để rồi sẽ làm sống lại những kẻ chết khát. Nhưng cha ngài đã không bằng lòng về chuyện ngài đổi môn học đó, nên gọi ngài về và xử với ngài gần như một tôi tớ trong suốt mười năm. Song trong đêm tối, ánh sáng êm dịu đó vẫn không tắt, vì một giáo sĩ ở miền ấy đã xin được với cha ngài cho Silvêtê vào giúp việc mình. Ít lâu sau Silvêtê trở thành một linh mục, một linh mục dòng nhiệt tâm. Kiến thức của người sinh viên xưa đã làm cho lời ngài giảng có sức hấp dẫn lạ thường.
Người ta thuật lại rằng: nhân một đám tang, ngài tới nghĩa trang và nhìn thấy dưới huyệt xác của người đàn bà xưa kia nổi tiếng là đẹp đẽ kiều diễm. Cảnh tượng ấy làm cho ngài sao xuyến và ngay đêm đó nhờ một người bạn giúp đỡ, ngài đã bỏ nhà tới khu rừng âm u thuộc miền Sossa, không xa Valcastô, nơi đây thánh Rômualđô đã chết trước đó hai thế kỷ. Có một người đến xin làm đồ đệ ngài. Nhưng rồi chẳng bao lâu, đời sống thanh vắng tại Grotta Fucilia của thánh nhân bị khách hành hương và bạn bè tới quấy nhiễu. Vì thế thánh nhân rời sang nơi khác thanh vắng hơn ở Montê Fanô gần Fabianô. Tại đó ngài sống trong hang với một con sói. Tuy vậy các bạn ngài vẫn cứ tới thăm luôn. Năm 1231, ngài lập một tu viện nhỏ và tu viện đó lan rộng ra rất mau, cũng như thánh Bênêđictô ở Subiacô trong quãng năm 1231 đến năm 1267, thánh Silvêtê đã lập được cả thảy 12 nhà, gồm 433 tu sĩ. Đồi Montê Fanô đã được dâng kính Nữ Vương trên trời và thánh Bênêđictộ Đức Giáo Hoàng Innôcentê IV đã châu phê luật dòng mới này năm 1247.
Đời sống các tu sĩ này theo gương thánh Bênêđictô. Lý tưởng sống nhiệm nhặt không kém các tu sĩ hành khất đã mang lại kết quả lớn lao.
Thánh Silvêtê qua đời tại Montê Fanô đêm 26.11.1267, Đức Giáo Hoàng Clêmentê IV đã tức khắc ban phép lập hồ sơ phong thánh cho ngài tại địa phận, và lòng tôn kính thánh nhân đã bắt đầu ngay từ thế kỷ thứ XIII. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII lập lễ kính ngài trong toàn thể Giáo hội năm 1890. Tên thánh Silvêtê đã được ghi vào danh sách các thánh tử đạo năm 1598 và Đức Giáo Hoàng Phaolô V hết lời tán tụng thánh nhân. Người ta bắt đầu nói tới dòng thánh Silvêtê từ năm 1301. Năm 1233 dòng nữ Silvêtê đầu tiên đã được thiết lập. Hiện nay các tu sĩ dòng thánh Silvêtê hiến thân làm việc truyền giáo tại Tích lan, Bắc Phi và Úc châu.
Vui Với Người Vui, Khóc Với Kẻ Khóc
Cha Pierre, người sáng lập phong trào Emmaus, chuyên giúp những người không nhà không cửa tìm được nơi cư ngụ và tự lực cánh sinh từ việc chế biến những đồ phế thải, đã ôn lại một trong những kỷ niện mà ngài cho là ý nghĩa nhất trong cuộc đời như sau: Gia đình tôi gồm có tất cả 8 anh chị em. Một ngày thứ năm nọ, chúng tôi muốn tập trung lại với nhau để đi đến thăm một gia đình bà con của chúng tôị Nhưng cha mẹ tôi đã phạt tôi bằng cách bắt tôi phải ở nhà. Buổi chiều hôm đó, các anh em tôi trở về, ai cũng nói huyên thuyên vì một ngày được chơi đùa thỏa thích. Thái độ đó càng làm tôi bực tức thêm. Không kềm hãm được sự ghen tức, tôi đã nói với một người anh như sau:" Không có tôi thì kể như cuộc chơi cũng không có ý nghĩa gì". Tôi trút hết cả giận dữ cũng như sự kiêu hãnh của tôi và bỏ đi nơi khác.
Ba tôi đang đau liệt trong phòng của ông. Tình cờ nghe được lời phát biểu ngạo mạn của tôi, ông cho gọi tôi vào� Lúc đó tôi mới hiểu được sai trái của tôi cũng như nỗi khổ tâm của cha tôị Nhưng cha tôi đã không la rày tôị Ông chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi:" Con không biết rằng con vừa nói một lời lẽ xấu xa ư ? Con nghĩ rằng chỉ có con là người quan trọng nhất saỏ Tại sao con không bằng lòng khi những người khác được sung sướng?"
Lúc đó tôi mới hiểu rằng ba tôi đau khổ trong thân xác đã đành, nhưng ông còn đau khổ gấp bội trong tinh thần vì tính xấu xa của tôi.
Tôi không bao giờ quên được câu chuyện trên đây� Và có lẽ đây là câu chuyện đánh dấu cả cuộc đời còn lại của tôi.
Ba nguyên tắc cơ bản hướng dẫn đời sống của các cộng đồng Emmaus do cha Pierre sáng lập, trước hết đó là lao động. Các thành phần của cộng đồng Emmaus không chấp nhận bất cứ một sự dâng cúng nàọ Tay làm hàm nhai, mỗi người trong cộng đồng đều ý thức về giá trị của việc làm và sự đóng góp của mình.
Nguyên tắc thứ hai đó là đời sống cộng đoàn. Tất cả mọi tiền của kiếm được đều bỏ vào quỹ chung của cộng đoàn. Từ 30 năm nay, tất cả tiền của thu tích được đều được chi dùng cho đời sống của cộng đồng cũng như được bố thí cho những người nghèo khổ túng thiếu hơn.
Nguyên tắc thứ ba là phục vụ. Ðây là nguyên tắc tổng hợp mọi nguyên tắc khác của đời sống cộng đoàn. Phục vụ có nghĩa là sống cho người khác, lấy đau khổ của người khác làm chính đau khổ của mình, lấy niềm vui của người khác làm chính niềm vui của mình.
Có lẽ nguyên tắc cơ bản mà cha Pierre đang áp dụng trong các cộng đoàn Emmaus của ngài chính là bài học mà ngài tiếp thu được từ thân phụ của mình: "Con không bằng lòng khi thấy những người khác được hạnh phúc ư?".
Nguyên tắc trên đây cũng là lời khuyên mà thánh Phaolô thường nhắn nhủ các tín hữu của ngài:"Vui với người vui, khóc với kẻ khóc".
Dù sống trong địa vị nào trong xã hội, dù sống dưới hình thức gia đình nào, độc thân hay có đôi bạn, mọi người đều được mời gọi để sống chung với những người xung quanh. Nguyên tắc đơn sơ và cơ bản nhất trong cuộc sống chung vẫn là:" Lấy hạnh phúc của người khác làm hạnh phúc của chính mình, lấy niềm đau của người khác làm nỗi khổ của chính mình".