NHÀ THỜ LÀ NHÀ CẦU NGUYỆN
“Đã có lời chép rằng: ‘Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt bọn cướp!’ ” (Lc 19,46)
Suy niệm: Tại Châu Âu hiện nay nhà thờ, tu viện đang dần phải bán đi. Trong khi đó tại Việt Nam, đa số nhà thờ rất nhộn nhịp, chắc là nhất nhì thế giới! Chúng ta có lý do để mừng và tự hào. Nhưng một số mục tử nhìn tới tương lai và bắt đầu lo. Làm sao để điều tệ hại như bên Tây không xảy ra bên ta trong mười hay hai mươi năm nữa? Chắc hẳn chỉ có một cách thôi, đó là bảo đảm chất lượng cho sự nhộn nhịp hôm nay. Thật vậy, nhộn nhịp là chuyện số lượng; còn chất lượng có thể là chuyện khác. Đền thờ Giê-ru-sa-lem ngày xưa rất sầm uất, nhưng chính Đức Giêsu đã gọi đó là “hang trộm cướp,” bởi vì người ta biến nơi đó thành cái chợ, nơi họ buôn bán, trục lợi bằng đủ thứ mánh lới đặc trưng của một ‘chợ trời’: đầu cơ, độc quyền, ép giá, lừa đảo, móc nối chia chác…
Mời Bạn: Thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II nhận định về Giáo Hội trước thềm thiên niên kỷ thứ ba: “Còn nơi nào mà bầu khí tục hoá chưa xâm lấn tới?” (số 36) Ta tham dự phụng vụ linh đình, nghi thức rầm rộ, hoành tráng, nhưng ta có xác tín mạnh mẽ sự hiện diện của Chúa không? Hay ta đến đó như ‘xác không hồn’, và ra về như ‘nước đổ lá môn’, chẳng đọng lại mấy tâm tình?
Chia sẻ: Theo bạn, nhà thờ hay Giáo Hội hôm nay có thể bị biến thành “hang trộm cướp” bằng những cách nào?
Sống Lời Chúa: Bạn tham dự Thánh Lễ có “chất lượng cao”: 1/ về thời gian: không đi trễ về sớm; 2/ về y phục: lịch sự, đoan trang; 3/ về tâm tình đạo đức: đến gặp gỡ Chúa và gặp gỡ anh chị em với tất cả tâm hồn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết đến với Chúa với cả tấm lòng thành.
CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ
VÀ THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHAOLÔ
VÀ THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHAOLÔ
Kể từ buổi khai sinh Kitô giáo, các tín hữu luôn dành một niềm tôn kính đặc biệt đối với phần mộ các thánh tử đạo. Nhiều lần người ta thấy các vua chúa mặc áo nhung gấm tới quỳ bên các di tích của các vị anh hùng thời danh này. Nhưng không nơi nào được tôn kính bằng phần đất thánh Phêrô đã tuyên xưng đức tin hay là phần mộ của vị thủ lãnh các tông đồ. Mỗi ngày các kitô hữu từ khắp nơi đổ về để cầu nguyện. Vua Constantinô cũng đến nơi này cầu nguyện tám ngày sau khi ông lĩnh phép rửa tội. Ông đặt triều thiên lên đó và tưới nước mắt làm ướt đẫm mảnh đất ông quỳ. Rồi dùng xẻng, ông lấy 12 giá đất kính 12 thánh tông đồ, để ghi chỗ xây cất một đại thánh đường kính thánh Phêrô. Đền thờ này được xây cất năm 362 và được nới rộng năm 1506, với sự góp mặt của nhiều kỹ sư và nghệ sĩ nổi tiếng như Rôsellinô, Bramante, Raphael, Michelangelo, Carlo Moderno... Thánh Giáo Hoàng Silvester sau khi thánh hiến thánh đường Latêranô ngày 9 tháng 11 cũng đã thánh hiến đền thờ thánh Phêrô ngày 18 tháng 11.
Chính Hoàng đế Constantinô cũng đã xây cất thánh đường thánh Phaolô ở đường Ostia, bên ngoài thành Vatican. Thánh đường được thánh hiến cùng ngày với thánh đường thánh Phêrô. Năm 1823, một cuộc hỏa hoạn đã thiêu hủy gần hết thánh đường này. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI và Piô IX đã cho kiến thiết lại. Năm 1854, Đức Piô IX đã chọn ngày định tín tín điều: "Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội" để thánh hiến lại.
Hôm nay, chúng ta kỷ niệm ngày cung hiến lần đầu tiên của hai thánh đường này.
Tôi Ðã Gặp Ngài
André Frossard, một ký giả người Pháp đã cho xuất bản cuộc phỏng vấn Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II cách đây vài năm, là con của một người theo chủ nghĩa Marxit. Chính ông đã từng là một người cộng sản đầy xác tín...
Ngày nọ, ông phải đưa một người bạn đến một tu viện. Trong lúc chờ đợi người bạn, ông tò mò bước vào một nhà nguyện có đặt Mình Thánh Chúạ Ông không bao giờ nghĩ rằng Chúa đang chờ ông. Trong một phút chốc, ông bỗng nhận ra một ánh sáng thiêng liêng trong tâm hồn. Bừng dậy sau một cơn mê tăm tối, ông bước ra khỏi nhà nguyện chạy tức tốc đến người bạn và hô lớn: "Thiên Chúa hiện hữụ Ðó là một chân lý".
Ông đã ghi lại kinh nghiệm thiêng liêng ấy trong một quyển sách với tựa đề: "Thiên Chúa hiện hữụ Tôi đã gặp Người". Quyển sách đã được liệt kê vào danh sách của những tác phẩm bán chạy nhất...
Dù cho ta có chối bỏ Thiên Chúa, Người vẫn luôn luôn chờ đợi tạ Tại một góc đường nào đó, trước một ánh nến lung linh nào đó, trong một biến cố đau thương nào đó, Người đang chờ tạ Phải, Thiên Chúa như một người tình chung thủy lúc nào cũng chờ đợi tẫ. Chỉ có sự thất vọng, chán nản mới có thể hủy bỏ mọi hẹn hò của Thiên Chúạ Bao lâu ta còn tìm kiếm, bao lâu ta còn phấn đấu, bao lâu ta còn hy vọng, thì bấy lâu Thiên Chúa vẫn còn chờ đợi ta.