VUA VŨ TRỤ, VUA CỦA LÒNG TÔI
Một trong hai kẻ gian phi bị treo trên thập giá thưa với Chúa Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23,42-43)
Suy niệm: Vũ trụ có thể quan sát được bằng các kính thiên văn hiện đại gồm trên một trăm tỉ thiên hà. Trong số hàng trăm tỉ đó, bằng mắt thường ta chỉ có thể nhìn thấy một dải Ngân Hà như một vệt sáng mờ mờ. Mặt trời và các hành tinh của nó chỉ là một trong số hàng trăm tỉ thành phần của dải Ngân Hà này mà thôi. Trong vũ trụ, Trái Đất và con người thật là bé nhỏ. Vậy mà, Chúa Giê-su, Vua Vũ Trụ đã chấp nhận đến và chết để cứu độ loài người. Ngài không phải là vị Vua của các vì tinh tú xa xôi, mà Ngài là Vua Toàn Năng, Đấng muốn và có quyền năng đưa con người vào hưởng hạnh phúc trong Vương Quốc vĩnh cửu của Ngài.
Mời Bạn: Vào lúc tưởng như thất bại thê thảm nhất của Chúa Giê-su, thì một kẻ gian phi lại tin Ngài: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Không một lời tuyên xưng đức tin nào mạnh mẽ bằng lời của anh ta vào lúc này. Chúa đã tuyên bố cho anh được ở trong Nước Trời với Ngài.
Chia sẻ: Bạn nghĩ gì về kiểu nói : vua nhạc, vua hài, vua xe, vua tốc độ…? Cho người khác biết bạn có một vị Vua là Vua Giê-su, bạn có cho đó là điều cần thiết không? Làm bằng cách nào?
Sống Lời Chúa: Làm một cử chỉ thần phục để thể hiện bạn tôn nhận Chúa Ki-tô là Vua của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đừng để những giá trị trần gian lôi cuốn con xa Chúa. Nhưng hãy giúp con biết tuyên xưng Ngài là Vua của lòng con, để cả cuộc sống con luôn luôn hướng về Ngài.
THÁNH FELICÊ VALOA
SÁNG LẬP DÒNG CHÚA BA NGÔI
SÁNG LẬP DÒNG CHÚA BA NGÔI
Thánh Felicê Valoa là người cộng tác đặc biệt với thánh Gioan Mattha trong việc sáng lập dòng Chúa Ba Ngôi, chuyên lo việc chuộc lại những người nô lệ và tù đày. Dòng này được Đức Giáo Hoàng Inôxentê III phê nhận ngày 17 tháng 12 năm 1198. Dòng phát triển rất nhanh tại Âu châu nhờ ảnh hưởng của Hai Đấng Sáng Lập.
Thánh Felicê tên thật là Huygô, sinh tại Clairvaux và là con thứ năm của Hoàng đế Henricô I. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, Huygô đã được thánh Bênađô đến chúc lành cho. Chép về đời sống thiếu niên của thánh nhân, một tác phẩm của thế kỷ thứ XIII đã viết: Huygô là ngôi sao của địa phương Clairvaux. Người ta mến cậu không nguyên vì cậu có nét khôi ngô, sáng sủa, chân tay bụ bẫm và giọng nói dịu dàng lịch thiệp. Nhưng nhất là vì tính tình và nhân đức của cậu. Nụ cười tươi như hoa luôn nở trên môi như phảng phất sự trong trắng của tâm hồn cậu. Với người hơn tuổi, cậu kính trọng một niềm; với kẻ bằng vai, cậu xử theo tình bạn thân thiết, với trẻ em, cậu luôn nhún nhường chỉ bảo. Dù còn nhỏ tuổi, Huygô cũng biết "vui cùng người vui, khóc cùng kẻ khóc".
Vì thế, tuy sống trong lầu vàng gác tía và giao dịch với lớp người quý tộc, nhưng tâm hồn Huygô vẫn luôn gần gũi với đám dân đen khổ cực. Thái độ của cậu khi phân phát thực phẩm cho dân nghèo chứng tỏ cậu đã thông cảm thực tình với họ. Đức tin và lòng bác ái là hai động lực khiến cậu nhận ra họ là chi thể Chúa Kitô, là đền thờ Chúa Thánh Thần. Huygô quả thật đã sống theo tinh thần dòng Chúa Ba Ngôi ngay từ bé. Vì thế, việc lập dòng đối với Huygô chỉ là khơi thêm cho cháy thực mạnh ngọn lửa bác ái Phúc âm Chúa Thánh Thần đã nhóm lên trong linh hồn cậu khi chịu phép rửa tội; nhưng hơn một ngọn lửa, Huygô là ngôi sao sáng nổi bật trên nền trời Giáo hội.
Lớn lên, Huygô cùng các bạn sang Ý kính viếng các nơi thánh và tiếp tục việc học. Mấy năm sau, ngài từ giã chúng bạn trốn vào rừng sâu để tìm một cuộc sống thinh lặng. Sau hai năm sống trong kinh nguyện và chay tịnh, Huygô nhận thấy Chúa muốn gọi mình làm linh mục, ngài liền trở về Pháp. Chịu chức linh mục rồi, cha Huygô đổi tên là Felicê và sống mai ẩn trong rừng Cerffroid. Tại đây cha có dịp gặp cha Gioan Mattha, hai người trở nên đôi bạn thân, cùng dõi theo một con đường, và cùng sống chung một lý tưởng Bác ái. Một hôm, trong lúc chiêm niệm, cả hai cùng được thị kiến: thấy một con nai vừa tắm dưới suối lên, có hình thánh giá đỏ giữa hai gạc. Do một ơn soi sáng nhiệm mầu, hai người đều coi đó là dấu Chúa muốn các ngài lập một dòng. Sau khi thảo luận kỹ càng, hai vị cùng sang Rôma trình bày công việc với Đức Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha hoan hỉ đón tiếp và cho phép hai cha lập một dòng mới mang tên: "Dòng Chúa Ba Ngôi" với mục đích chuyên lo chuộc lại những người dân nô lệ và các kẻ bị tù đày.
Tám ngày tĩnh tâm sốt sắng trôi qua, hai cha sung sướng bắt tay vào việc, cha Gioan đi thăm nhiều Đức Giám mục để xin phép lập tu viện mới trong địa phận của các ngài. Còn cha Felicê trở về Sêphoa lập một nhà tập đầu tiên. Trong thời kỳ này, nhân đức của cha sáng ngời và đời sống của cha "như một ngọn đèn Chúa đặt giữa anh em". Mấy giòng nhật ký sau đây của một tu sĩ tuy vắn tắt nhưng cũng đủ diễn tả đời sống tông đồ nhiệt thành thánh thiện của cha: "Cha Felicê đáng kính của chúng tôi sống trong dòng như một cây nho tươi tốt gặp đất màu mỡ phì nhiêu.
Đối với cha Gioan, ngài là bạn tâm phúc đáng yêu nhất, là người cộng tác nhiệt thành, giầu kinh nghiệm. Với anh em trong dòng, đặc biệt với các đệ tử, ngài là một người cha có tình yêu trong sạch, nêu cao đức tin, cậy, mến và lòng kính Chúa. Việc hãm mình cha yêu quí hơn hết là nhịn nhục, cầu nguyện và tận tình giúp đỡ mọi người trong những việc nhỏ mọn. Ngài làm gương sáng nhiều hơn khuyên giảng, phụng sự anh em hơn là truyền lệnh theo quyền bề trên; nhịn nhục, cầu nguyện và chỉ bảo nhỏ to hơn là xét nét, sửa phạt và quở mắng người có lỗi. Với cha Felicê, cầu nguyện là làm việc, làm việc là cầu nguyện. Suốt nửa đời người sống trong tu viện, cha Felicê chỉ biết có hai việc: là yêu mến Chúa và phục vụ anh em hết lòng.
Vì thế, người ta có thể quyết rằng cha Felicê là ngọn đèn Chúa đặt giữa anh em, để qua anh em, cha đem đức tin và bác ái đến với những người nô lệ Phi châu và bao kẻ khác đang bị cầm tù khổ cực".
Đời sống nhân đức của cha Felicê còn được Chúa tô điểm bằng nhiều phép lạ. Sau đây là phép lạ được nhắc đến hơn cả, cũng là phép lạ xảy ra báo trước ngày về trời của cha. Ngày 8 tháng 9 năm 1212 lúc cha đang hát thánh vịnh tại nhà thờ, thì Đức Trinh Nữ Maria và các thiên thần vận y phục nhà dòng hiện ra cùng hát với cha. Hôm sau cha lâm bệnh và chịu hành hạ cho tới ngày 4 tháng 11 thì qua đời, để lại cho anh em dòng một niềm thương nhớ sâu xa và một gương sáng bất diệt.
Ngay từ thế kỷ XVII, cha Felicê đã được Giáo hội đặt lên bàn thờ để tôn kính cùng với hai cha Gioan Mattha và Marthurinô. Cả ba là những hòn đá góc làm vững mạnh dòng Chúa Ba Ngôi và là hoa quả đầu mùa hội dòng dâng lên Thiên Chúa và Giáo hội.
Nguyện xin thánh Felicê cho chúng tôi được lòng bác ái chân thật, để luôn biết thông cảm và giúp đỡ mọi người, làm sáng tỏ tinh thần bác ái Phúc âm ngay trong đời sống chúng tôi, hầu ngày sau được chung phần phúc với người trên trời.
Con Lừa Của Chúa
Thánh Gioan Maria Vianney, lúc còn là một chủng sinh, học hành rất chậm chạp, tưởng chừng như ngài không còn đủ khả năng để tiến tới chức linh mục. Ngày kia, thừa lệnh giám mục giáo phận, một vị giáo sư thần học đã đến khảo sát Vianney. Vianney đã không trả lời được câu hỏi nàỗ. Không giữ được bình tĩnh, vị gióa sư đã đập bàn quát lớn: "Vianney, anh dốt như lừa! Với một con lừa như anh, Giáo Hội sẽ làm được gì?".
Vianney khiêm tốn, bình tĩnh trả lời: "Thưa thầy, ngày xưa, Samson chỉ dùng một cái xương hàm của một con lừa để đánh bại được 3 ngàn quân Philitinh. Vậy, với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm gì được saỏ".
Thiên Chúa tự do chọn lựa mỗi người vào chương tình của Ngườị Người chọn chúng ta không vì tài năng, đức độ của chúng tạ Người quyền năng đến độ có thể biến sự dốt nát, tầm thường của chúng ta thành những giá trị siêu phàm.
Ðiều quan trọng chính là sự đáp trả quảng đại của chúng ta đối với chương trình của Ngườị Thiên Chúa luôn làm được phép lạ, nếu con người biết cộng tác với Người, ngay cả bằng chính sự dốt nát, vô dụng của mình.