Đức Thánh Cha Phanxicô đặc cử 1071 vị Thừa sai Lòng Thương xót
WHĐ (02.02.2016) – Ngày 29-01 vừa qua, Đức Tổng giám mục Salvatore Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Tân Phúc âm hoá, cho biết: ngày 9 tháng Hai (tức mùng Hai Tết Việt Nam), Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp 700 Thừa sai Lòng Thương xót tề tựu về Roma đồng tế với Đức Thánh Cha trong Lễ Tro (10 tháng Hai) và được Đức Thánh Cha trao sứ vụ loan báo vẻ đẹp của Lòng Chúa Thương xót và trở nên “những vị giải tội khiêm nhường và khôn ngoan, rộng ban ơn tha thứ cho những người tìm đến Toà giải tội”.
Thoạt đầu, có 800 linh mục hoặc các vị nguyên giám mục, cuối cùng có tất cả 1071 linh mục, thuộc giáo phận và dòng tu, đặc biệt là các linh mục Dòng Anh em hèn mọn. Toà Thánh đã nhận được rất nhiều đơn thỉnh nguyện của các linh mục từ khắp nơi ngỏ ý sẵn sàng để được sai đi, nhưng buộc phải giới hạn số Thừa sai Lòng Thương xót, vì theo Đức Tổng giám mục Rino Fisichella: “muốn giữ nét đặc trưng cho dấu chỉ, nhằm diễn tả chiều kích ngoại thường của biến cố này”.
Những chứng nhân được trao đặc quyền trong Năm Toàn xá
Trong số các Thừa sai Lòng Thương xót, có những vị thuộc các quốc gia đang thu hút sự chú ý như: Myanmar, Liban, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Tanzania, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Israel, Burundi, Việt Nam, Zimbabwe, Lettonia, Timor-Leste, Indonesia, Thái Lan và Ai Cập. Ngoài ra còn có các linh mục thuộc nghi lễ Đông phương nhằm “đại diện cho mọi thành phần trong Giáo hội” và đến gần hơn với từng tín hữu.
Vì vậy những linh mục này được Đức Thánh Cha chọn để làm “chứng nhân được trao đặc quyền tại Giáo hội địa phương của mình về tính chất ngoại thường của Năm Toàn xá”, Đức Tổng giám mục Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Tân Phúc âm hoá nhấn mạnh. Các vị được phép tha những tội chỉ Toà Thánh mới có quyền tha: phạm thánh, giải tội người đồng phạm, tấn phong giám mục khi chưa có phép của Toà Thánh, phạm ấn toà giải tội và phạm đến Đức giáo hoàng.
“Việc tha tội phá thai thuộc quyền Đức giám mục và không thuộc Đức giáo hoàng”, Đức Tổng giám mục Rino Fisichella nêu rõ. Đức Thánh Cha “đã quyết định, bất chấp mọi điều nghịch lại. chấp thuận cho mọi linh mục, trong Năm Toàn xá, được tha tội cho những người phá thai đã ăn năn và xin tha thứ”.
Đối với những phụ nữ từng phá thai, Đức giáo hoàng dạy rằng: “không từ chối việc ban ơn tha thứ của Thiên Chúa cho bất cứ ai tỏ lòng chân thành thống hối, đến với Bí tích Giải tội để làm hoà cùng Chúa Cha”.
Được biết, linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J., Thư ký Uỷ ban Di dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, sẽ lên đường sang Roma vào tối Giao thừa (8-02-2016), để nhận quyết định của Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Thừa sai Lòng Thương xót.
Thoạt đầu, có 800 linh mục hoặc các vị nguyên giám mục, cuối cùng có tất cả 1071 linh mục, thuộc giáo phận và dòng tu, đặc biệt là các linh mục Dòng Anh em hèn mọn. Toà Thánh đã nhận được rất nhiều đơn thỉnh nguyện của các linh mục từ khắp nơi ngỏ ý sẵn sàng để được sai đi, nhưng buộc phải giới hạn số Thừa sai Lòng Thương xót, vì theo Đức Tổng giám mục Rino Fisichella: “muốn giữ nét đặc trưng cho dấu chỉ, nhằm diễn tả chiều kích ngoại thường của biến cố này”.
Những chứng nhân được trao đặc quyền trong Năm Toàn xá
Trong số các Thừa sai Lòng Thương xót, có những vị thuộc các quốc gia đang thu hút sự chú ý như: Myanmar, Liban, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Tanzania, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Israel, Burundi, Việt Nam, Zimbabwe, Lettonia, Timor-Leste, Indonesia, Thái Lan và Ai Cập. Ngoài ra còn có các linh mục thuộc nghi lễ Đông phương nhằm “đại diện cho mọi thành phần trong Giáo hội” và đến gần hơn với từng tín hữu.
Vì vậy những linh mục này được Đức Thánh Cha chọn để làm “chứng nhân được trao đặc quyền tại Giáo hội địa phương của mình về tính chất ngoại thường của Năm Toàn xá”, Đức Tổng giám mục Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Tân Phúc âm hoá nhấn mạnh. Các vị được phép tha những tội chỉ Toà Thánh mới có quyền tha: phạm thánh, giải tội người đồng phạm, tấn phong giám mục khi chưa có phép của Toà Thánh, phạm ấn toà giải tội và phạm đến Đức giáo hoàng.
“Việc tha tội phá thai thuộc quyền Đức giám mục và không thuộc Đức giáo hoàng”, Đức Tổng giám mục Rino Fisichella nêu rõ. Đức Thánh Cha “đã quyết định, bất chấp mọi điều nghịch lại. chấp thuận cho mọi linh mục, trong Năm Toàn xá, được tha tội cho những người phá thai đã ăn năn và xin tha thứ”.
Đối với những phụ nữ từng phá thai, Đức giáo hoàng dạy rằng: “không từ chối việc ban ơn tha thứ của Thiên Chúa cho bất cứ ai tỏ lòng chân thành thống hối, đến với Bí tích Giải tội để làm hoà cùng Chúa Cha”.
Được biết, linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J., Thư ký Uỷ ban Di dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, sẽ lên đường sang Roma vào tối Giao thừa (8-02-2016), để nhận quyết định của Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Thừa sai Lòng Thương xót.
Thành Thi
Đức Thánh Cha tiếp các tu sĩ bế mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến
VATICAN. ĐTC kêu gọi những người thánh hiến làm chứng về lòng thương xót của Thiên Chúa và mang lại hy vọng cho tha nhân.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 1-2-2016, tại Đại thính đường Phaolô 6 dành cho hàng ngàn người thánh hiến thuộc các hình thức khác nhau, nhân dịp kết thúc Năm về Đời sống Thánh Hiến.
Hiện diện trong dịp này cũng có ĐHY Tổng trưởng João Braz de Aviz cùng với các chức sắc của Bộ các dòng tu.
ĐTC đã dọn sẵn bài huấn dụ, nhưng ngài không đọc, và trao cho ĐHY Tổng Trưởng để phổ biến, chuyển lại cho mọi người, và ứng khẩu nói về một số điểm:
- Đức vâng phục của người thánh hiến, không phải thứ vâng lời ”nhà binh”. Nếu ta không thấy rõ điều gì khi phải vâng phục, thì hãy nói chuyện, đối thoại với bề trên, và sau đó hãy vâng phục. Đó cũng là lời ngôn sứ chống lại mần mống sự vô chính phủ mà ma quỉ gieo rắc. Sự vô chính phủ, hành động theo ý riêng là con của ma quỉ, chứ không phải là con của Thiên Chúa ... Ngôn sứ ở đây là nói với dân chúng rằng có một con đường dẫn đến hạnh phúc, sự cao cả, con đường làm bạn đầy vui mừng, chính là con đường của Chúa Giêsu. Đó là con đường gần gũi với Chúa Giêsu.
- Sự gần gũi: người chọn đười sống thánh hiến không phải để xa dân, được tiện nghi thoải mái, nhưng để gần gũi và hiểu cuộc sống của các tín hữu Kitô và người ngoài Kitô, những đau khổ, các vấn đề, và bao nhiêu điều mà người thánh hiến chỉ hiểu nếu gần gũi dân chúng.
ĐTC cũng cảnh giác những người ra ngoài săn sóc những người nghèo túng đau khổ mà quên những người anh em, chị em già yếu, đang cần được săn sóc thăm viếng ngay trong cộng đoàn của mình. Ngài cũng nhắc nhở rằng đời thánh hiến không phải là một bậc sống làm cho chúng ta nhìn người khác với sự dửng dưng. Đời thánh hiến phải làm cho ta gần gũi dân chúng.
ĐTC mạnh mẽ chống lại nạn nói hành nói xấu trong cộng đoàn. Người làm như thế là một ”tên khủng bố” trong cộng đoàn của mình, vì họ ném bom lời nói chống lại người anh em, chị em này rồi bình thản ra đi. Bạn hãy cắn lưỡi mình nếu nói xấu người anh em, chị em.
- Sau cùng về vấn đề hy vọng, ĐTC nhắc đến sự kiện nhiều dòng tu giảm sút ơn gọi. Ngài cảnh giác chống lại hiện tượng có những dòng mở rộng cửa nhận bừa bãi các ứng sinh mà không cứu xét kỹ lưỡng xem họ có ơn gọi thực sự hay không. Cần chống lại cám dỗ quyến luyến của cải tiền bạc trong tình trạng thiếu ơn gọi. Trong bối cảnh này, ĐTC mời gọi các dòng tu hãy sốt sắng và thành tâm cầu nguyện xin Chúa ban ơn gọi cho dòng. Ngài nhắc đến bao nhiêu linh mục và nữ tu, trong các nghĩa trang, chết vì tử đạo, nhiều khi ở Phi châu, và nói: ”Đó là những hạt giống. Chúng ta phải xin Chúa xuống trên các nghĩa trang ấy, và xem các tiền nhân chúng ta làm gì, và ban cho chúng ta nhiều ơn gọi hơn”.
Nội dung bài huấn dụ đã soạn
Trong bài huấn dụ, sau khi mời gọi các tu sĩ cảm tạ Chúa vì Năm Đời sống Thánh Hiến, ĐTC đã để lại cho mọi người 3 lời là: ngôn sứ, gần gũi và hy vọng.
Về sứ vụ ngôn sứ, ĐTC nói: Anh chị em được kêu gọi công bố trước hết bằng cuộc sống rồi bằng lời nói thực tại của Thiên Chúa, nói về Thiên Chúa. Nếu đôi khi Chúa bị phủ nhân, hoặc bị gạt ra ngoài lề hay bị làm lơ không biết tới, chúng ta phải tự hỏi xem phải chăng chúng ta đã không làm cho khuôn mặt của Chúa được chiếu tỏa, và thay vì chỉ tỏ bộ mặt của chúng ta mà thôi. Khuôn mặt của Thiên Chúa là khuôn mặt của một Người Cha ”đầy lòng thương xót, chậm giận và giàu tình thương” (Tv 103,8). Để làm cho tha nhân biết Chúa, cần phải có quan hệ thân mật với Chúa, và điều này đòi chúng ta phải có khả năng thờ lậy Chúa, vun trồng tình bạn với Chúa ngày qua ngày, qua kinh nguyện, nhất là thờ lạy Chúa trong tinh lặng”.
Tiếp đến là sự gần gũi. Sau khi nhắc lại tấm gương gần gũi của Chúa Kitô với những người thời Ngài, những người đau khổ, ĐTC khẳng định rằng: ”Theo Chúa Kitô có nghĩa là đi tới nơi mà Ngài đã đi; vác trên mình người bị thương chúng ta gặp bên vệ đường như người Samaritano nhân lành đã làm. Đi tìm kiếm con chiên lạc. Gần gũi như Chúa Giêsu gần gũi dân chúng, chia sẻ vui buồn và đau khổ cảu họ, tỏ cho họ khuôn mặt hiền phụ của Thiên Chúa và sự dịu dàng từ mẫu của Giáo Hội, qua tình thương của chúng ta. Mỗi người chúng ta được kêu gọi phục vụ anh chị em qua đoàn sủng của mình”.
Sau cùng là lời thứ ba: hy vọng. ĐTC nói: ”Khi làm chứng về Thiên Chúa và tình yêu thương xót của Ngài, với ơn Chúa Kitô, anh chị em có thể mang lại hy vọng trong nhân loại chúng ta đang bị nhiều lo âu, sợ hãi, và nhiều khi bị cám dỗ nản chí. Anh chị em có thể giúp tha nhân cảm thấy sức mạnh đổi với của các mối phúc thật, sự lương thiện, cảm thông, giá trị của lòng từ nhân, đời sống đơn giản, đầy ý nghĩa. Anh chị em có thể nuôi dưỡng niềm hy vọng trong Giáo Hội, ví dụ qua việc đối thoại đại kết. Cuộc gặp gỡ cách đây một năm giữa những người thánh hiến thuộc các hệ phái Kitô khác nhau thực là một điều mới mẻ rất đẹp, đáng được tiếp tục”.
Chiều ngày 2-2-2016, lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thờ Thánh Phêrô và chính thức bế mạc Năm về Đời Sống Thánh Hiến (SD 1-2-2016)
G. Trần Đức Anh OP