ĐÓN NHẬN SỰ THẬT
Mọi người trong hội đường phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành... để xô Người xuống vực. (Lc 4,28)
Suy niệm: A. Schopenhauer, một triết gia vô thần, chủ trương thế giới hiện tượng này là sản phẩm của một ý chí mù quáng; ông cho rằng mọi sự thật đều trải qua giai đoạn bị chế diễu, bị chống đối và mãi đến giai đoạn cuối cùng mới được công nhận là hiển nhiên. Có vẻ những người đồng hương của Chúa đang đi theo lối mòn đó: Họ giận dữ với Ngài vì Ngài dám nói lên sự thật: Thiên Chúa là Chúa của các dân tộc, chứ không phải của riêng dân Do Thái. Ngài ban ơn cho cả những người dân ngoại như người đàn bà góa ở Si-đôn, hay cho Na-a-man, quan chức người Xy-ri-a. Hôm nay cũng vậy, Đức Giê-su không dành ưu tiên cho người đồng hương Na-da-rét hay người Do Thái. Tin Mừng Nước Trời của Ngài phải được dành cho mọi dân tộc trên trái đất này.
Mời Bạn: Người Na-gia-rét phạm sai lầm vì đã dừng lại giữa đường trong khi tìm kiếm sự thật. Vì thế, họ đánh mất cơ hội nhận ra Đấng Cứu Thế. Bạn hãy tránh đi vào vết xe đổ ấy mỗi khi đi tìm kiếm một sự thật: sự thật về Chúa, về mình, về người anh em, để “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32).
Sống Lời Chúa: Tôi tập bình tĩnh, không bực tức khi được nghe nói một sự thật về mình, để rồi dần dần sẽ nhận thấy sự thật ấy quá rõ ràng với mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa can đảm đối diện với những chống đối khi loan báo Tin Mừng Nước Trời, dù lắm lúc suýt mất mạng vì sự can đảm ấy. Xin ban ơn nâng đỡ con, để con cũng không ngại ngùng khi gặp những thách đố, chống đối, chê cười trong lúc thi hành sứ vụ của Chúa giao phó. Chúa là thành lũy của con. Amen.
Mọi người trong hội đường phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành... để xô Người xuống vực. (Lc 4,28)
Suy niệm: A. Schopenhauer, một triết gia vô thần, chủ trương thế giới hiện tượng này là sản phẩm của một ý chí mù quáng; ông cho rằng mọi sự thật đều trải qua giai đoạn bị chế diễu, bị chống đối và mãi đến giai đoạn cuối cùng mới được công nhận là hiển nhiên. Có vẻ những người đồng hương của Chúa đang đi theo lối mòn đó: Họ giận dữ với Ngài vì Ngài dám nói lên sự thật: Thiên Chúa là Chúa của các dân tộc, chứ không phải của riêng dân Do Thái. Ngài ban ơn cho cả những người dân ngoại như người đàn bà góa ở Si-đôn, hay cho Na-a-man, quan chức người Xy-ri-a. Hôm nay cũng vậy, Đức Giê-su không dành ưu tiên cho người đồng hương Na-da-rét hay người Do Thái. Tin Mừng Nước Trời của Ngài phải được dành cho mọi dân tộc trên trái đất này.
Mời Bạn: Người Na-gia-rét phạm sai lầm vì đã dừng lại giữa đường trong khi tìm kiếm sự thật. Vì thế, họ đánh mất cơ hội nhận ra Đấng Cứu Thế. Bạn hãy tránh đi vào vết xe đổ ấy mỗi khi đi tìm kiếm một sự thật: sự thật về Chúa, về mình, về người anh em, để “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32).
Sống Lời Chúa: Tôi tập bình tĩnh, không bực tức khi được nghe nói một sự thật về mình, để rồi dần dần sẽ nhận thấy sự thật ấy quá rõ ràng với mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa can đảm đối diện với những chống đối khi loan báo Tin Mừng Nước Trời, dù lắm lúc suýt mất mạng vì sự can đảm ấy. Xin ban ơn nâng đỡ con, để con cũng không ngại ngùng khi gặp những thách đố, chống đối, chê cười trong lúc thi hành sứ vụ của Chúa giao phó. Chúa là thành lũy của con. Amen.
LÊANĐÊ GIÁM MỤC THÀNH SÊVILLA
(+ 992)
(+ 992)
Thánh Âuvanđôâ (Oswald) thuộc dòng dõi người Đan Mạch, cha ngài là cháu Đức Tổng Giám mục Ôđôn, thành Cantôbêri, và bà con với Đức Âukinh (Oskyll), Tổng Giám mục thành York. Được cậu chăm lo giáo dục, Âuvanđôâ sớm được nhận các chức thánh và trở thành linh mục ưu thế trong cộng đồng Winchester. Nhưng sau mấy năm chịu chức, ngài không muốn sống đời linh mục triều, bèn trình bày ước nguyện thầm kín với Đức Tổng Giám mục Ôđôn, xin phép xuất ngoại và tìm đến gõ cửa một tu viện theo luật thánh Biển đức. Được cậu chấp nhận, ngài đến xin nhập dòng miền Fleury sur Loire bên Pháp và sống một đời hoàn toàn khiêm tốn và theo quy luật nhà dòng.
Ít lâu sau, Đức Tổng Giám mục Ôđôn, vì biết giờ mệnh chung của mình đã gần điểm, liền biên thư vời cha Âuvanđôâ về giúp mình trong giờ sau hết. Nhưng khi tầu vừa ghé lại Đuvơ, cha dòng được tin ông cậu đã từ trần. Vì thế ngài đến York thăm Đức Tổng giám mục Âukinh. Đức Tổng giám mục đón tiếp ngài niềm nở, và còn cho ngài đi tháp tùng sang Rôma. Trong cuộc du lịch này, thánh nhân kết thân với một thanh niên trẻ tuổi tên Germanô, và khi trở về, chàng thanh niên này cũng xin nhập dòng với cha Âuvanđôâ. Tình bạn, nhờ đó, càng thêm khăng khít… Nhưng chẳng bao lâu, Đức Tổng giám mục Âukinh lại đòi cha Âuvanđôâ về giúp việc tại giáo phận. Vì thế hai người bạn bó buộc phải chia ly…
Năm sau Đức tân Tổng giám mục thành Cantôbêri tên là Đơntan (Dunstan), vì biết nhân đức và sự nghiệp truyền giáo của cha Âuvanđôâ, làm đơn đệ xin Toà thánh đặt ngài lên làm giám mục Worcester. Với nhiệm vụ mới, đức cha Âuvanđôâ càng cố sống đời nhân đức và nhiệt thành hơn với việc truyền giáo, tận tâm huấn dụ hàng giáo sĩ giáo phận, nỗ lực thể hiện nhiều công việc bác ái và xã hội…
Cộng tác với Đức Tổng giám mục Đơntan và Đức giám mục giáo phận Winchester, ngài soạn thảo một luật dòng, dành riêng cho những linh mục có đôi bạn sống thành các cộng đồng tu viện. Vì yêu thích luật dòng Biển đức, ngài đã đến Fơrixuya Loa xin ông bạn cố hữu, cha Germanô, về đảm nhiệm việc lập dòng. Thế là trong giáo phận nhiều nhà dòng được thiết lập, hoặc được cải tổ cho hợp với thời đại…
Theo ý kiến của Đức Tổng giám mục Đơntan, vua Ítga (Eadgar) đề cử Đức giám mục Âuvanđôâ làm Tổng giám mục thành York năm 972. cũng theo lời yêu cầu của vua, Đức giám mục Âuvanđôâ trẩy đi Rôma nhận quyền Tổng giám mục. Được Đức Giáo Hoàng ân cần tiếp nhận, Đức tân Tổng giám mục hân hoan trở về với phép lành Toà thánh. Nhằm ngày lễ hiện xuống năm 973, ngài cùng với Đức Tổng giám mục Đơntan cử hành lễ nghi đăng quang cho nhà vua tại Bát (Bath). Thể theo ý nguyện của Đức Tổng giám mục Đơntan, dù làm Tổng giám mục thành York, thánh nhân vẫn kiêm nhận giáo phận Vorceter với chủ đích trùng tu các nhà dòng. Mặc dầu gặp nhiều khó khăn, Đức Tổng giám mục đã đạt được nhiều kết quả. Một số đông các cha dòng Biển đức ở Flơri là những cánh tay phải giúp việc Đức giám mục… Ngài làm việc cho đến cuối đời. Chứng cớ là dù đã già cả và ốm yếu, vừa nghe tin tháp nhà thờ họ Ramxây bị sụp đổ, ngài đã thân hành đến tại chỗ xem xét và tìm phương thế kiến thiết lại. Xong việc, ngài mới trở về Vorceter.
Mùa đông năm ấy, ngài ngã bệnh… nhưng dù chịu bệnh, mùa chay năm 992, thánh Âuvanđôâ ngày ngày vẫn cố gắng rửa chân cho dân nghèo và các bệnh nhân. Cho tới ngày 29-02, đang khi cử hành lễ nghi, ngài đã êm ái lịm đi trong tình yêu Chúa… chứng tỏ một đời sống kết hợp hoàn hảo…
Xác ngài được mai táng tại nhà thờ chính toà Vơséttơ. Mười năm sau, Đức Giám mục Andulphô kế vị ngài, đã cải táng và đem hài cốt về York. Nhiều phép lạ xẩy ra trên mộ, chứng tỏ quyền thế của vị thánh, đồng thời bảo đảm việc Giáo hội đặt ngài lên bàn thờ, và ghi tên ngài vào sổ bộ các thánh.
Thánh Âuvanđôâ quả là một chúa chiên hiền từ, phản ảnh trung thành tinh thần Chúa Kitô. Nơi ngài, nổi bật nhiều đức tính cao quý: hoạt động, cương trực, dịu hiền, thông thái, và thạo tâm lý. Vì thế không lạ gì người ta, nhất là các cha dòng Biển đức, đã khen tặng ngài là "Sứ giả của Chúa Quan phòng".