Biến hình trên
núi tabor
Người
ta nói rằng trong số các loài chim thì diều hâu có tuổi thọ dài
nhất;
nó có thể sống đến 70 năm.
Nhưng nếu muốn sống thọ như vậy, chúng buộc phải có một
chọn lựa quan trọng và rất khó khăn ở tuổi 40.
Khi
sống đến 40 tuổi, móng vuốt của diều hâu bắt
đầu lão hóa, không thể túm chặt được con mồi nữa.
Mỏ
của nó trở nên vừa dài vừa cong, gần như đụng đến ngực.
Ngoài
ra, cánh của nó cũng trở nên vô cùng nặng nề, khiến nó mất rất nhiều sức khi
bay lượn.
Lúc
này, nó chỉ có hai lựa chọn:
một
là đợi chết, hai là trải qua quá trình lột xác và tái sinh vô cùng đau đớn.
Quá
trình này diễn ra trong một thời gian dài, khoảng một trăm năm mươi ngày.
Nó
phải cố sức bay lên đỉnh núi và dựng tổ nơi vách núi cheo leo.
Việc
đầu tiên mà nó cần làm ở đó là mổ liên tục vào vách đá cho đến khi cái mỏ cũ của nó hoàn toàn tróc đi.
Sau
đó, nó phải nằm chờ đến khi cái mỏ mới được mọc
lại.
Tiếp
theo, nó phải trải qua một quá trình đau đớn hơn - dùng cái mỏ mới nhổ từng cái
móng cũ ra và chờ móng mới mọc lại.
Cuối
cùng, nó phải nhổ đi từng chiếc lông vũ và tiếp tục chờ đợi để đám lông vũ
mới mọc
ra.
Đến
lúc này, diều hâu mới có thể bay lượn lại và sống thêm ba mươi năm nữa.[1]
Hôm nay ngày lễ Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor.
Chúng ta sẽ chẳng hiểu được dụng ý của Chúa Giêsu khi
hiển dung trên núi Tabor, nếu chúng ta không đặt trong bối cảnh của sự kiện.
Sau khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: vậy các con bảo
Thầy là ai?
Simon Phêrô trả lời: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa
Hằng Sống.
Tiếp đó, Chúa Giêsu nói về cái chết sắp đến của Người:
Thầy
phải lên
Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ từ phía các trưởng lão, các thượng tế và các kinh sư, bị xử tử, và
ngày thứ ba sống lại.
[2]
Nghe thế Phêrô đã can ngăn Chúa.
Cho tới lúc này các môn đệ vẫn chưa hiểu sứ vụ Messia
của Chúa Giêsu.
Các ông theo Chúa và các ông vẫn thầm mong rằng khi
Nước Chúa hiển trị,
các ông cũng sẽ được chia chác quyền lợi cũng như địa
vị trong vương quốc của Chúa.
Chính vì vậy
tám ngày sau, Chúa Giêsu đem Phêrô, Giacôbê và Gioan lên một ngọn núi
cao.
Chúa
đã tỏ vinh quang của Người trước mặt các ông.
Và Phêrô đã thốt lên: Lạy Thầy, chúng con được ở đây
thì tốt lắm, nếu Thầy cho phép, chúng con xin dựng ba lều, một cho Thầy, một
cho Môisê và một cho Elia.
Chính ở đây Phêrô hiểu ra rằng để được tham dự vào
vinh quang của Chúa Phêrô phải chấp nhận con đường khổ giá mà Chúa Giêsu nói
đến cách đây tám ngày.
Để
được tham dự vào sự sáng láng của Chúa trên núi Tabor,
chắc
chắn chúng ta cũng phải qua con đường thập giá của Chúa Giêsu.
Chính
con đường thập giá, chúng ta sẽ được biến đổi, biến đổi để được tham dự vào sự
sáng láng của Chúa trên núi Tabor.
Nhưng
phải biến đổi như thế nào?
Chúng
ta hãy nghe thánh Phaolô nói với tín
hữu Êphêsô :
”Hãy lột bỏ con
người cũ, mặc lấy con người mới.
Hãy để Thần Khí Thiên Chúa
canh tân đến tận tâm linh của anh em”[3]
Phải lột bỏ con người cũ như thế nào?
Hình dung lại những giai đoạn lột xác của chú diều hâu
chúng ta sẽ thấy:
- Trước hết nó mổ liên tục vào vách đá để cho lớp mỏ
già cũ tróc đi.
Quả là một hy sinh đau đớn và tốn nhiều công sức.
- Sau đó lại phải dùng chính cái mỏ mới này để rút
những móng vuốt già cũ của đôi chân. Một tác động phải can đảm lắm.
- Sau cùng phải rút tỉa những chiếc lông già cũ.
Công việc này chắc chắn sẽ làm chú diều hâu ê ẩm đau
nhức một thời gian khá dài.
Chú diều hâu chỉ muốn kéo dài kiếp sống thêm 30 năm mà
còn phải chấp nhận 150 ngày thử thách đau thương, phương chi là con người chúng
ta,
từ một con người yếu đuối, tội lỗi để đi vào sự chia
sẻ thiên tính vinh quang của Thiên Chúa, thì chúng ta cũng phải trải qua những
giai đoạn lột xác như con diều hâu.
Lột bỏ con
người cũ, mặc lấy con người mới.
Và để Thánh Thần Thiên Chúa canh tân đến tận tâm hồn chúng ta.
Lạy Chúa, chúng con muốn
theo Chúa lúc Chúa biến hình trên núi Tabor,
nhưng chúng con lại muốn dừng lại bên ngòai vườn Cây Dầu,
và không muốn trèo lên núi Canvê.
Lạy Chúa,
xin cho chúng con biết mạnh dạn theo Chúa trên con
đường Chúa đã đi,
con đường thập giá, con đường dẫn lên Núi Sọ. Amen