TÌNH YÊU MỜI GỌI TÌNH YÊU
Khi đã đủ thời gian, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem để tiến dâng cho Chúa. (Lc 2,22)
Suy niệm: Lễ dâng Chúa Giê-su vào Đền Thánh được dành cầu xin cho cuộc hiến tế của Chúa Giê-su trở thành nguồn hứng khởi cho mọi Ki-tô hữu, cách riêng cho các tu sĩ nam nữ là những người “không chỉ có một lịch sử huy hoàng để nhớ lại và tường thuật, mà còn có một lịch sử oai hùng cần viết nên” bày tỏ lòng quảng đại “yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn.” Người sống đời thánh hiến quyết tâm dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa theo gương Chúa Giê-su. Vì thế, tuy người tu sĩ có quyền sử dụng sự tự do của mình như mọi người, nhưng vì yêu Chúa hết lòng, họ bắt chước Chúa Giê-su từ bỏ ý riêng của mình để chọn ý Chúa. Người tu sĩ có quyền diễn tả cảm xúc như người khác, nhưng vì yêu Chúa hết linh hồn, họ tự nguyện sống thong dong như Chúa Giê-su vì Nước Trời. Người tu sĩ có quyền sở hữu như mọi người, nhưng vì yêu Chúa hết trí khôn, họ quảng đại cống hiến những gì mình có cho việc truyền giáo. Năm thánh Đời Thánh Hiến là dịp cho tu sĩ trở về nguồn cội ơn gọi và củng cố lời cam kết “theo sát Chúa Ki-tô” mọi ngày.
Mời Bạn: Thánh Tê-rê-xa đã tự hỏi: “Thế giới này sẽ thế nào, nếu không có các tu sĩ?” Câu hỏi này càng thôi thúc tín hữu quý mến ơn gọi thánh hiến, vừa cầu nguyện và cổ động nhiều người trẻ dấn thân sống ơn gọi thánh hiến.
Sống Lời Chúa: Mỗi thứ năm hằng tuần, hãy dâng những hy sinh và cầu nguyện cho các tu sĩ.
Cầu nguyện: Xin Mẹ Ma-ri-a tiến dâng các tu sĩ cho Chúa như Mẹ tiến dâng Chúa Giê-su lên Chúa Cha. Amen.
Khi đã đủ thời gian, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem để tiến dâng cho Chúa. (Lc 2,22)
Suy niệm: Lễ dâng Chúa Giê-su vào Đền Thánh được dành cầu xin cho cuộc hiến tế của Chúa Giê-su trở thành nguồn hứng khởi cho mọi Ki-tô hữu, cách riêng cho các tu sĩ nam nữ là những người “không chỉ có một lịch sử huy hoàng để nhớ lại và tường thuật, mà còn có một lịch sử oai hùng cần viết nên” bày tỏ lòng quảng đại “yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn.” Người sống đời thánh hiến quyết tâm dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa theo gương Chúa Giê-su. Vì thế, tuy người tu sĩ có quyền sử dụng sự tự do của mình như mọi người, nhưng vì yêu Chúa hết lòng, họ bắt chước Chúa Giê-su từ bỏ ý riêng của mình để chọn ý Chúa. Người tu sĩ có quyền diễn tả cảm xúc như người khác, nhưng vì yêu Chúa hết linh hồn, họ tự nguyện sống thong dong như Chúa Giê-su vì Nước Trời. Người tu sĩ có quyền sở hữu như mọi người, nhưng vì yêu Chúa hết trí khôn, họ quảng đại cống hiến những gì mình có cho việc truyền giáo. Năm thánh Đời Thánh Hiến là dịp cho tu sĩ trở về nguồn cội ơn gọi và củng cố lời cam kết “theo sát Chúa Ki-tô” mọi ngày.
Mời Bạn: Thánh Tê-rê-xa đã tự hỏi: “Thế giới này sẽ thế nào, nếu không có các tu sĩ?” Câu hỏi này càng thôi thúc tín hữu quý mến ơn gọi thánh hiến, vừa cầu nguyện và cổ động nhiều người trẻ dấn thân sống ơn gọi thánh hiến.
Sống Lời Chúa: Mỗi thứ năm hằng tuần, hãy dâng những hy sinh và cầu nguyện cho các tu sĩ.
Cầu nguyện: Xin Mẹ Ma-ri-a tiến dâng các tu sĩ cho Chúa như Mẹ tiến dâng Chúa Giê-su lên Chúa Cha. Amen.
ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA TRONG ĐỀN THỜ
Sau khi sinh hạ Chúa Giêsu được 40 ngày, Đức Mẹ và thánh Giuse đã mang Hài Nhi vào đền thờ Giêsusalem. Ở đó các ngài dâng tiến Chúa Giêsu lên Đức Chúa Cha. Đó là luật của người Do Thái. Thánh gia đã tuân giữ luật này với tất cả tấm lòng yêu mến.
Khi các ngài ở trong đền thờ, Mẹ Maria cũng thực hiện một khoản luật khác. Sau khi sinh con, tất cả các bà mẹ Do Thái cần phải lên đền thờ để làm nghi thức thanh tẩy. Mẹ dậy mỗi người chúng ta hãy sống khiêm tốn và vâng phục như Mẹ đã sống.
Tại đền thờ, có một người thánh thiện tên là Simêon. Ông được Chúa cho biết trẻ Giêsu thực sự là Đấng Cứa Thế.
Bồng ẵm Con Trẻ trên tay với niềm vui sướng hân hoan, ông thốt lên: "Mắt tôi đang được nhìn ngắm Đấng Cứu Độ của tôi". Thiên Chúa đã cho Simêon nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Chúng ta hãy tưởng tượng xem Đức Mẹ và Thánh Giuse đang nghĩ gì? Rồi, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, Simêon nói với Đức Mẹ rằng Mẹ sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Ông muốn nói về nỗi đau đớn khủng khiếp mà Đức Mẹ sẽ cảm nghiệm khi Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh giá. Ngày lễ Dâng Chúa hôm nay nhắc nhớ chúng ta rằng trên hết mọi sự chúng ta thuộc về Thiên Chúa. Vì Người là Cha dựng nên chúng ta; chúng ta có bổn phận phải trả ơn Người bằng đời sống tuân phục và yêu mến.