Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Khảo Sát Tội Lỗi

Filled under:

Thiên Chúa yêu thương mọi người, không trừ ai. Các tội nhân là đối tượng của Lòng Chúa Thương Xót: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5:20).
Nhà thần học luân lý Bill Cosgrave đưa ra một số quan điểm từ thần học theo xu hướng chủ đạo về bản chất tội lỗi theo đức tin Kitô giáo.
Từ Công đồng Vatican II (1962-1965), chúng ta đã tiến bộ nhiều trong cách hiểu tội lỗi. Không phải ai cũng có khả năng “theo kịp” cách hiểu mới này. Trong bài này nói đến hoa quả chính của sự đổi mới theo cách hiểu về niềm tin Kitô giáo cơ bản này của Giáo hội.
Chúng ta bắt đầu bằng cách nhìn vào một số ý tưởng và hình ảnh mà các tác giả Kinh thánh từ các thế kỷ đầu của Kitô giáo đã dùng để hiểu và giải thích tội lỗi. Rõ ràng là từ Kinh thánh và từ các thế kỷ đầu đã cố gắng hiểu tội lỗi và đã thay đổi nhiều. Thật vậy, nhiều thế kỷ qua đi, Giáo hội thấy rằng nhiều thứ không sáng tỏ và không được phát triển rộng rãi hoặc kéo dài lâu. Chúng ta theo điều này bằng cách tập trung vào cách nhìn hợp thức mới về tội lỗi phổ biến trong Giáo hội Công giáo trong các thế kỷ qua cho tới Công đồng Vatican II.
HÌNH ẢNH TRONG THÁNH KINH
Kinh thánh không miêu tả hệ thống về tội lỗi. Hơn nữa, Giáo hội dùng các hình ảnh hoặc phép ẩn dụ để diễn tả giáo huấn, dù những thứ này không được thêm vào khái niệm thần học về tội lỗi được Giáo hội diễn tả tỉ mỉ qua các thế kỷ. Đây là một số cách hiểu về tội lỗi theo Kinh thánh.
Mất dấu: Hình ảnh này rất quan trọng đặc biệt trong Cựu ước. Điều đó có nghĩa là không đạt được mục đích hoặc thiếu Ý Chúa đối với chúng ta. Điều đó cũng có thể có nghĩa là phá vỡ thỏa hiệp giữa 2 quốc gia.
Nổi loạn chống lại Thiên Chúa: Điều này được thấy trong thuật ngữ Giao ước và được coi là sự vi phạm cá nhân hoặc nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Điều đó gợi lên cơn giận của Thiên Chúa và đem lại hình phạt cho người xúc phạm.
Bất trung: Hình ảnh này thường được dùng trong Giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại. Từ đó, tội lỗi bị coi là sự bất trung với Thiên Chúa.
Bất công và tội lỗi: Ở đây tội lỗi có vẻ là sự bóp méo sự thật và thậm chí tội lỗi chỉ là bản chất xấu. Điều này làm tăng mức tội lỗi, làm đồi bại các tội nhân và trở nên gánh nặng không thể chịu nổi.
Một số cách ẩn dụ hoặc hình ảnh đặc biệt được thấy trong cách diễn tả của Tân ước về tội lỗi. Khi tội lỗi bị coi là hành vi cá nhân, nó cũng được coi là tình trạng của tội nhân. Tân ước muốn nâng cao sự tập trung từ những hành động tội lỗi cá nhân tới chính tội lỗi. Một người rơi vào tình trạng tội lỗi khi phạm nhiều tội riêng. Nhưng tội lỗi cũng là sức mạnh trong nhân loại. Nó thúc đẩy chúng ta phạm thêm tội lỗi và tạo sức mạnh của chính nó nhiều hơn. Thánh Phaolô đã nói rằng tội lỗi thống trị thế giới. Nhưng Tân ước đã giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng chiến thắng tội lỗi. Ngài cho chúng ta thấy Tình yêu của Chúa Cha và do đó tội lỗi là sự khước từ Tình yêu đó.
Các hình ảnh khác về tội lỗi trong Kinh thánh là sự vô trật tự, sự bất chính, sự chết, sự nói dối, sự điên rồ. Cũng nên chú ý rằng theo văn chương mà giới Pharisêu đưa ra, chúng ta thấy tội lỗi được hiểu là sự vi phạm luật pháp. Cách nhìn này được coi là rất ảnh hưởng.
HÌNH ẢNH TỘI LỖI TRONG TRUYỀN THỐNG KITÔ GIÁO
Các hình ảnh quan trọng khác về tội lỗi được thấy trong truyền thống thần học Kitô giáo.
Tránh mặt Thiên Chúa: Đây là một trong các “định nghĩa” của thánh Augustinô về tội lỗi và được thánh Thomas Aquinas phát triển. Điều đó nghĩa là đặt thụ tạo nào đó cao hơn Tình yêu Thiên Chúa và tránh Thiên Chúa để quay sang thụ tạo. Nhưng điều này không dễ nhận ra trong đời sống hàng ngày, phương pháp này có thể không lợi ích lắm khi thực hành.
Tội lỗi là vết nhơ: Hình ảnh này khá thực tế khi coi tội lỗi là sự ô uế của một người. Điều này không nối tiếp trong việc phân biệt điều nào là luân lý và phi luân lý hoặc giữa tự nguyện và không tự nguyện, thế nên không sáng tỏ lắm.
Tội lỗi là bệnh tật: Hình ảnh này trở lại chính Chúa Giêsu và liên kết với các hình ảnh về tội lỗi là tình trạng và sức mạnh. Điều này đề xuất việc chữa lành là cách hiểu về sự giải hòa. Nó có thể có giá trị, dù nó có thể có những khó khăn hiện tại liên quan trách nhiệm đối với tội lỗi.
Tội lỗi là nghiện ngập: Ở đây tội lỗi có vẻ là sức mạnh có thể biến một người thành nô lệ. Theo sau có thể là sự xa lánh và phân hủy. Tránh tội sẽ là một quá trình ở đây. Điều này có thể là hình ảnh sáng tỏ nhưng có một số khó khăn, nhất là khi liên quan sự tự do và trách nhiệm. Ngoài ra, nó không thể áp dụng đối với mọi tội lỗi.
Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng nhìn vào một số chi tiết khi hiểu về tội lỗi đối với nhiều thế kỷ đã thấy rất sáng tỏ và hữu ích qua Giáo hội. Đây là kiểu hợp thức.
HIỂU ĐÚNG VỀ TỘI LỖI
Trong cách hiểu về tội lỗi này được coi là vi phạm luật pháp, một trong Thập Giới (Mười Điều Răn). Do đó, tội lỗi được hiểu là sự bất tuân. Vì luật pháp tập trung vào những phần đặc biệt nhất, những hành động có thể nhận biết, quan điểm về luật pháp cũng tương tự. Trong quá trình đó, nó nhấn mạnh quá mức sự tội lỗi của các hành động như vậy, trong khi đánh giá không đủ mức về thực tế luân lý không dứt khoát và hữu hình như thái độ, xu hướng, giá trị, mục đích và ưu tiên. Vì vậy, các thần học gia thường nói tới cách hiểu về tội lỗi theo luật pháp là tập trung vào hành động và khuyết điểm.
KHUYNH HƯỚNG CƯỜNG ĐIỆU
Phương pháp này muốn tập trung vào các lĩnh vực đời sống luân lý Kitô giáo, nơi có những luật rõ ràng – như Mười Điều Răn, Sáu Luật Hội Thánh, luật giới tính. Cũng vậy, điều đó có xu hướng phóng đại tầm quan trọng và sự thường xuyên của tội lỗi, nghĩa là phạm tội trọng khi “bỏ lễ Chúa nhật” hoặc “phạm tội luân lý khi thủ dâm”. Hệ quả của việc nhấn mạnh thái quá này là kiểu hợp thức về tội lỗi được trình bày khinh suất tội lỗi đối với các lĩnh vực khác, nghĩa là trong các mối quan hệ và đời sống cộng đồng. Vả lại, kiểu hợp thức về tội lỗi, khi nó phát triển, là rất cá nhân để coi thường nghiêm trọng về phương diện xã hội đối với tội lỗi.
LẪN LỘN GIỮA VÔ LUÂN LÝ VÀ TỘI LỖI
Nhược điểm khác của phương pháp này đối với tội lỗi là nó làm thành vấn đề – hành động – yếu tố đầu tiên trong một tội lỗi. Lúc đó điều giả định là tác nhân hành động với ý thức và tự do, là kết quả mà chúng ta có yếu tố như “phạm tội khi không giữ chay ngày thứ Sáu hoặc ngừa thai”. Nói cách khác, kiểu hợp thức về tội lỗi có xu hướng làm lu mờ cách phân biệt giữa vô luân lý và tội lỗi để coi là tội trọng khi nó không thể là thực sự. Đây là lý do mà, kiểu hợp thức về tội lỗi, ngay cả tội trọng cũng bị coi là khá bình thường trong đời sống Kitô giáo.
LÀM MẤT GIÁ TRỊ CẢ TRỌNG TỘI VÀ KHINH TỘI
Cách hiểu này về tội đã nhấn mạnh nhiều về sự phân biệt giữa trọng tội (tội trọng) và khinh tội (tội nhẹ). Cách nhấn mạnh này về tội trọng tạo ra xu hướng coi tội nhẹ là “chuyện nhỏ” mà người ta không cần lo lắng nhiều.
Nhưng không chỉ tội nhẹ bị đánh giá không đúng mức. Trong thực tế, cả tội trọng và tội nhẹ là: tội nhẹ vì nó được coi là dễ phạm và do đó mà thường xuyên phạm, là tội trọng vì nó được coi là quan trọng. Thế nên cả sự lo lắng và mối nguy hiểm của sự giảm thiểu đều phổ biến trong cách sống Công giáo với kiểu hợp thức về tội lỗi.
Cũng phổ biến trong thần học luân lý trước Công đồng Vatican II, tâm linh là sự tuân thủ pháp luật tuyệt đối và e dè thái quá, liên quan việc bóp méo đời sống luân lý thấy dễ dàng dù tội lỗi được hiểu theo thuật ngữ pháp luật. Ngoài ra, tội lỗi của một người thường được tính theo số lần phạm và Thiên Chúa thường được tưởng tượng là một người siêu kế toán cộng gộp tất cả các hành vi nhân đức và tội lỗi để quyết định số phận đời đời của người nào đó.
HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI LỖI
Theo cách nhìn này, hình phạt dành cho tội lỗi là tư tưởng trung tâm – hình phạt đưa ra lúc này hoặc về sau. Dĩ nhiên, Thiên Chúa là người trừng phạt và nhà làm luật, là cảnh sát và thẩm phán. Cho nên hình ảnh Thiên Chúa bị biến thành “người hãm tài”, gợi lên nỗi sợ hãi và lo lắng trong nhiều người Công giáo.
SÁM HỐI VÀ THÚ TỘI
Sám hối và kiểu hợp thức về tội lỗi đều giống nhau về cách phạm tội: Dễ dàng. Người ta có thể hoàn tất điều đó, ngay cả sau khi phạm tội trọng, trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Xưng tội cũng thấy trong thuật ngữ pháp luật là tòa án với thẩm phán và bị cáo. Như vậy có không khí trang trọng trong bí tích mà “thẩm phán linh mục” thực hiện vai trò của mình là người chất vấn và quan tòa, và thường “kê toa” những thuốc nghiêm khắc. Hối nhân thường cảm thấy bí tích Hòa giải là một thử thách và cảm thấy “thở phào nhẹ nhõm” khi xưng tội xong.
VĨ NGÔN
Nói tóm lại, từ cách trình bày về quan điểm pháp luật về tội lỗi, nó có thể được coi là cách hiểu hợp thức về tội lỗi. Có những thuận lợi quan trọng, chẳng hạn cách hiểu đó rõ ràng và đưa ra cách nhìn khách quan về trách nhiệm luân lý và về tội lỗi. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn đầy những yếu kém và bóp méo thực tế về tội lỗi. Từ Công đồng Vatican II đến nay vẫn cần có sự canh tân thường xuyên về thần học luân lý để Lòng Chúa Thương Xót được hiểu đúng và được thể hiện đúng theo Tôn Ý Thiên Chúa.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicIreland.net)


Sống Thử và Bất Ổn
Ngày xưa người ta quan niệm “nam nữ thọ thọ bất thân”, quan niệm sống đầy tính luân thường đạo lý và nhân bản, nhưng ngày nay người ta “chỉnh sửa” quan niệm đó thành “nam nữ cọ cọ sát thân”. Cách nghĩ quá “thoáng” như vậy trở thành táo bạo và tội lỗi!
Người ta còn cho rằng cứ sống thử trước, nếu hợp thì… sống tiếp, không hợp thì chia tay. Quá dễ dãi! Và quan niệm mà người ta cho là tân kỳ và thoáng như vậy lại chỉ là quan niệm sai lầm mà thôi. Sự bất ổn gia đình tiếp tục tăng ở Hoa Kỳ mặc dù giảm tỷ lệ ly hôn đối với các gia đình. Các nhà nghiên cứu nói rằng mức tăng về việc sống thử (sống chung chạ như vợ chồng mà không kết hôn) là một phần của vấn nạn gia đình.
Ngày nay, tỷ lệ ly hôn cao. Nhiều người muốn cứu vãn hôn nhân của mình đang trên bờ vực thẳm ly hôn, người ta đã phải đôn đáo tìm nhà tư vấn. Vì thế, các trung tâm tư vấn (tình yêu, hôn nhân, gia đình, và các vấn đề khác) lần lượt xuất hiện nhiều, ngay cả báo chí cũng thường có mục tư vấn, và các đài phát thanh hoặc truyền hình cũng có các chương trình tư vấn.
Giáo sư W. Bradford Wilcox, thuộc ĐH Virginia và Trung tâm Hôn nhân và Gia đình của Viện Giá trị Hoa Kỳ (Institute for American Values’ Center for Marriage and Families) tại New York, nhận xét: “Tỷ lệ ly hôn đối với các cặp vợ chồng đã trở lại mức mà chúng tôi thấy trước cuộc cách mạng ly hôn hồi thập niên 1970. Tuy nhiên, tính bất ổn gia đình lại đang gia tăng đối với con cái người Mỹ. Điều này có vẻ chiếm một phần vì nhiều cặp vợ chồng có con cái sống thử, và điều này rất bất ổn”.
Ngày nay, hơn 40% thanh thiếu niên Hoa Kỳ đều sống thử. Họ muốn có kinh nghiệm chia tay của cha mẹ hơn so với những đứa con của các cặp vợ chồng kết hôn. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ chia tay cao hơn so với những đứa con của các cặp sống thử, lên tới 170%. Việt Nam cũng đang có nguy cơ tương tự, đạo đức luân lý suy thoái nên sự “dễ dãi” về tình dục cũng dần dần “thoáng” hơn!
GS Bradford Wilcox nói rằng con cái của các cha mẹ sống thử sẽ bị rắc rối nhiều hơn về các vấn đề xã hội và tình cảm (lạm dụng ma túy, trầm cảm, bỏ học sớm, yêu đương nhăng nhít,…) so với những đứa con có cha mẹ kết hôn hẳn hoi. Nghiên cứu này được thực hiện với 250 bài viết về hôn nhân & gia đình ở Hoa Kỳ và khắp thế giới. Nghiên cứu này cũng phân tích các dữ liệu của số liệu Khảo sát Xã hội tổng quát và Khảo sát Thu nhập và Tham gia Chương trình (General Social Survey and the Survey of Income and Program Participation).
Bản tường trình cho biết thêm: “Dù chúng ta thành công hay thất bại trong việc xây dựng văn hóa hôn nhân lành mạnh thì rõ ràng cũng là mối quan tâm chung hợp pháp và là vấn đề tối quan trọng nếu chúng ta muốn đảo ngược tình trạng cách ly khỏi nhịp phát triển xã hội của các thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của chúng ta: giới lao động, dân nghèo, dân tộc thiểu số, và con cái”.
Con cái của các cặp sống thử có thể bị lạm dụng về thể lý, tình dục hoặc tình cảm gấp 3 lần so với con cái của các cặp vợ chồng vẫn nguyên vẹn hôn nhân. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện tính bất ổn gia đình cũng góp phần phan biệt giai cấp, phe cánh. Con cái của các cha mẹ có học thức thấy cuộc sống gia đình họ ổn định, còn con cái của các cha mẹ ít học lại thấy cuộc sống gia đình họ càng ngày càng bất ổn. Những người sống dư dả tận hưởng gia đình “vững mạnh và ổn định”, còn những người khác đối mặt với gia đình “càng bất ổn, càng bất hạnh và càng mất tác dụng”.
Ly hôn liên quan con cái trở lại mức trước khi luật hôn nhân thay đổi để dễ ly hôn hơn. Khoảng 23% con cái có cha mẹ kết hôn đầu thập niên 1960 đều biết cha mẹ ly hôn khi chúng được 10 tuổi. Cũng gần tương đương tỷ lệ đó đối với con cái có cha mẹ kết hôn năm 1997.
Các tác giả của bản tường trình kết luận rằng hôn nhân nguyên vẹn giữa cha mẹ vẫn là “tiêu chuẩn vàng” đối với đời sống gia đình tại Hoa Kỳ. Ngày 16-8-2011, Viện Giá trị Hoa Kỳ cho biết: “Con cái có thể phát triển tốt hơn về kinh tế, xã hội và thể chất nếu chúng sống trong các gia đình theo chuẩn này”. Hôn nhân là “điều tốt quan yếu của cộng đồng” với nhiều lợi ích về kinh tế, sức khỏe, giáo dục và an toàn, giúp ích hơn cho xã hội và chính phủ phục vụ công ích.
Lợi ích của hôn nhân cũng lan rộng tới người nghèo, giới lao động và dân tộc thiểu số, mặc dù có việc suy yếu hôn nhân trong 4 thập niên qua. Viện Giá trị Hoa Kỳ kết luận:“Việc sống thử gia tăng là mối đe dọa tiềm ẩn đối với chất lượng và tính ổn định của đời sống con cái trong các gia đình ngày nay”.
Tóm lại, sống thử hoàn toàn bất lợi – cả về tâm lý lẫn sinh lý, kéo theo hệ lụy làm suy giảm sức khỏe, điều mà khoa học cũng đã chứng minh. Xưa nay, xã hội vẫn đề cao việc “nam nữ thọ thọ bất thân”, chỉ bắt đầu “chuyện ấy” trong đêm động phòng, dành cho nhau những giây phút thăng hoa cao thượng nhất, và nhiều tôn giáo cũng khuyến cáo chuyện sống thử hoặc “ăn cơm trước kẻng”.

TRẦM THIÊN THU


Biện Pháp Tránh Thai và Tòa Cáo Giải

Nhiều người “chuyên nghiệp” trong việc tiết chế và sử dụng các biện pháp tránh thai (đa số là người Công giáo) sẽ nói rằng Đừng làm ‘chuyện ấy’, nhưng nếu làm thì hãy dùng biện pháp tránh thai, vì mang thai ở tuổi thiếu niên là sự nhục nhã. Họ nói rằng cách đó khá hiệu quả, và họ còn cho rằng “có làm tình thì cũng chẳng sao”.
Nhiều người vẫn đều đặn xưng tội hằng tháng. Họ cho linh mục biết vợ chồng họ đã ly thân, lười biếng, kiêu ngạo, ham muốn. Họ nói: Đừng phạm tội, rồi biện hộ: “Trong sự khôn ngoan, Giáo hội biết chúng ta sẽ vẫn phạm tội, thế nên Giáo hội cho chúng ta bí tích Hòa giải”. Nghĩa là: “Đừng phạm tội, nhưng nếu phạm tội thì cứ đi xưng tội là được” – như vậy, về thực tế, việc xưng tội chẳng khác gì “dùng bao cao-su”.
Nếu chúng ta đang coi việc xưng tội là như vậy, chúng ta hoàn toàn sai lầm. Mục đích của việc dùng bao cao su là để giảm hậu quả; mục đích của việc xưng tội là thay đổi cách xử sự và đổi mới tâm hồn. Hoàn toàn khác nhau.
Lưu ý: Đối với các bí tích khác, hoặc đối với bất kỳ người Công giáo nào, thực tế của vấn đề rất sâu xa và thâm thúy, thế nên đối với những người phản đối cũng vậy. Nhưng chúng ta hãy cố gắng hiểu rõ vấn đề.
Nếu bạn thực sự không muốn thay đổi các cư xử và bắt tâm hồn chúng ta biến đổi, chúng ta sẽ mất những gì Thiên Chúa trao ban cho chúng ta qua bí tích. Dùng bao cao-su là cho rằng thiếu niên không chịu trách nhiệm. Xưng tội là không chịu khước từ sự vĩ đại.
ĐGH Bênêđictô XVI nói: “Những cách của Thiên Chúa không dễ dãi. Chúng ta không được tạo nên để sống thoải mái, mà để sống vĩ đại. Thế giới cần những con người vĩ đại, những thánh nhân, vậy tại sao chúng ta lại không sống như vậy?
Làm sao xưng tội tốt? Trước khi xưng tội, hãy xét mình kỹ lưỡng. Sau khi xét mình, hãy nghiêm túc nghĩ về tình trạng của mình. Bạn có thực sự buồn vì điều sai lầm mình đã làm? Hãy cân nhắc xem cuộc sống sẽ thay đổi thế nào nếu bạn làm những điều tốt. Bạn có thực sự muốn hành động khác? Hoặc bạn có biết đó là tội lỗi? Vậy bạn có muốn dừng lại? Bạn có muốn tác dụng? Hãy cảnh giác với những cám dỗ, khi nó xảy ra, hãy thẳng thắn từ chối. Có thể lần này chưa chiến thắng nó, nhưng lần sau bạn sẽ chiến thắng nó.
Cuối cùng, Công giáo không trả lời chính xác về điều bạn đã làm hoặc đã nói, nhưng là tâm hồn bạn thực sự ở chỗ nào. Các lời nói, hành động, và thái độ sẽ “tố giác” nơi tâm hồn bạn đang ở. Cố ý thay đổi lời nói, hành động, và thái độ có thể lay động tâm hồn bạn.
Cũng như các bí tích khác, việc xưng tội xảy ra vào một lúc nào đó. Đó là đường vạch trên cát sau những thứ khác. Điều quan trọng là “sau lúc đó” không còn là đường vạch nữa. Việc xin lỗi huấn luyện viên vì bạn đã bỏ tập luyện, nhưng hãy trở lại buổi tập, bạn sẽ là cầu thủ khá hơn.
Thánh GH Gioan XXIII nói: “Điều này phải dừng lại, một lần và mãi mãi… từ nay trở đi, tôi sẽ sống tốt!” (Journal of a Soul, 28-3-1898).
Đó là tinh thần! Đừng nghĩ bạn sẽ lại làm điều đó, tái phạm các tội đó. Hãy nâng thanh chắn lên, và hy vọng thật nhiều. Đường vạch đã vẽ. Mọi thứ đã khác. Xưng tội không như bao cao-su, mà là khước từ đầu hàng. Tôi sẽ không làm nô lệ cho tội lỗi nữa!
Hãy thực tế. Nếu bạn yếu đuối, hãy lập kế hoạch. Đôi khi các linh mục dạy làm việc đền tội trực chiến với sự yếu đuối của bạn. Một linh mục nói với tôi rằng đã từng xưng thú tội không kiên nhẫn, và linh mục giải tội đã bảo tìm cách đứng xếp hàng dài ở một cửa tiệm, khi sắp đến lượt mình thì lại xuống đứng ở chỗ cuối – đó là tập kiên nhẫn. Lúc đó bạn có thể thú vị khi nói chuyện với người khác.
Nếu bạn không may mắn, hãy lập kế hoạch. Học kiên nhẫn khi xếp hàng chờ ở cửa tiệm để đủ kiên nhẫn trong gia đình; hoặc quy luật để sống theo quy luật.
Thánh Phanxicô Salê khuyên tập chống lại chước cám dỗ khi cầu nguyện vào buổi sáng. Sẽ đối mặt với loại cám dỗ nào? Tự chuẩn bị ra sao? Quan trọng là luôn cầu xin ơn Chúa. Đừng ngưng cầu nguyện. Khi chúng ta sạch tội, hãy lấp đầy lòng mình bằng ân sủng!

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)