Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Bài giáo huấn đầu tiên trong loạt bài Lòng Thương Xót của ĐTC Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung

Filled under:


                    Đức Giáo Hoàng: Thiên Chúa chậm giận...Ngài đếm đến mười


Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi các thiếu niên nhân dịp Năm Thánh
VATICAN. ĐTC mời gọi các thiếu niên tăng trưởng trong lòng từ bi thương xót và niềm hy vọng dù sống giữa bao khó khăn.
 
 Trên đây là nội dung sứ điệp ĐTC gửi các thiếu niên nam nữ từ 13 đến 16 tuổi, công bố hôm 14-1-2015, để chuẩn bị cho Ngày Năm Thánh thiếu niên sẽ được cử hành trong toàn Giáo Hội vào chúa nhật thứ 4 Phục Sinh, 24-4 tới đây, với chủ đề ”Lớn lên trong lòng thương xót như Chúa Cha”.
 
 Sau khi giải thích ý nghĩa Năm Thánh, ĐTC khai triển ý nghĩa chủ đề Ngày Năm Thánh dành cho thiếu niên và khẳng định rằng: ”Lớn lên trong lòng từ bi thương xót có nghĩa là học cách trở nên can đảm trong tình yêu thương cụ thể và vô vị lợi, là tăng trưởng không những về thể lý, nhưng còn trong nội tâm nữa. Các con đang chuẩn bị để trở thành những Kitô hữu có khả năng chọn lựa và có những cử chỉ can đảm mỗi ngày có thể xây dựng một thế giới an bình, kể cả trong những việc nhỏ bé”.
 
 ĐTC nhận xét rằng ”Tuổi của các con là tuổi có những thay đổi kinh khủng, trong đó mọi sự dường như vừa có thể vừa không có thể. Cha mạnh mẽ lập lại với các con rằng ”Hãy kiên vững trên con đường đức tin, với niềm hy vọng vững chắc nơi Chúa. Đây chính là bí quyết con đường của các con! Chúa ban cho các con niềm can đảm đi ngược dòng. Các con hãy tin cha: điều này mưu ích cho tâm hồn, nhưng cần có can đảm đi ngược dòng và Chúa ban cho các con lòng can đảm ấy”.
 
 ĐTC không quên nhắc đến bao nhiêu thiếu niên nam nữ đang sống trong ”môi trường chiến tranh, nghèo đói cùng cực, vất vả hằng ngày, bị bỏ rơi .” Ngài viết: ”Các con đừng mất hy vọng, Chúa có một giấc mơ lớn cần thực hiện cùng với các con! Các bạn đồng lứa của các con đang sống trong những hoàn cảnh bớt thê thảm hơn các con, họ nhớ đến các con và dấn thân để hòa bình và công lý có thể được dành cho tất cả mọi người. Các con đừng tin những lời oán thù và khủng bố thường được lập đi lập lại; trái lại hãy kiến tạo những tình bạn mới. Hãy dành thời giờ của các con, luôn quan tâm đến những người xin các con giúp đỡ.. .”
 
 ĐTC cũng nói rằng ”Cha biết không phải tất cả các con đều có thể đến Roma, nhưng Năm Thánh được dành cho tất cả mọi người và được cử hành nơi Giáo Hội địa phương của các con. Tất cả các con đều được mời tham dự những lúc vui mừng ấy! Các con đừng chỉ chuẩn bị những túi đeo lưng và biểu ngữ, nhưng nhất là hãy chuẩn bị tâm trí của mình. Hãy suy tư nhiều về những ước muốn dẫn các con đến còng Chúa Giêsu trong bí tích Hòa giải và Thánh Thể, được cử hành chung. Khi các con bước qua Cửa Năm Thánh, các con hãy nhớ mình quyết tâm làm cho cuộc sống của chúng con nên thánh thiện, được nuôi dưỡng bàng Tin Mừng và Thánh Thể, là Lời Chúa và Bánh Sự sống, để có thể xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn” (SD 14-1-2016)
 
 G. Trần Đức Anh OP

Sống nhân từ thật sự là một cuộc luyện tập

Những người Pharisêu thấy vậy bèn nói với các tông đồ, “Sao Thầy của các ông ăn uống với phường thu thuế và tội lỗi?” Ngài nghe thế liền nói, “Những người lành lặn thì không cần thầy thuốc, chỉ những người bệnh tật mới cần. Hãy đi và học điều này: ‘Ta cần lòng nhân chứ không cần hy tế’. Ta không đến để kêu gọi những người ngay chính, mà là kêu gọi những người tội lỗi”. (Mt 9,11-13)

Thiên Chúa, là Đấng nhân từ, đòi hỏi chúng ta lòng nhân từ. Đây là 56 cách để sống lòng nhân từ trong Năm Thánh này. Ta hãy chọn ngẫu nhiên một điều và tập sống hoàn thiện nó.

1.     Chống lại cám dỗ chế nhạo, mỉa mai người khác; nó đi ngược lại với lòng nhân từ. “Ôi, lạy Thiên Chúa, hãy bảo vệ môi miệng con; hãy canh giữ miệng lưỡi con!” (Tv 141,3)

2.     Hạn chế quyền sở hữu: chia sẻ mọi vật với những người đang cần chúng.

3.     Thăm hỏi những người đơn côi, ngay cả những người trong bà con, bạn bè, lối xóm … Có thể có những người mình đã xúc phạm họ.

4.     Viết ra những lời tha thứ. Cho dầu không gửi chúng đi được, thì nhúng chúng vào nước thánh, cầu nguyện với Đức Giêsu xin tha thứ cho đôi bên, rồi đốt đi hoặc chôn chúng xuống đất.

5.     Tập cách cầu nguyện lớn tiếng điều này: “Lạy Chúa của con, xin hãy chúc lành cho (nói tên người làm khổ mình) và xin thương xót con!”

6.     Lên kế hoạch hành hương đến những nhà thờ trong vùng; cố gắng làm theo cách sống lòng nhân từ giống Chúa Giêsu ‘đón tiếp những người xa lạ’.

7.     Thực hành một điều tốt, giúp ích cho một người mà mình không thích hay đã làm hại mình.

8.     Quan tâm đến cách cư xử của mình hiện thời. Có làm gì để tự đề cao mình … mà làm cho người khác buồn không? Có cãi nhau, phê bình, chỉ trích nặng nề cho thỏa mãn cơn nóng giận của mình mà làm chạm tự ái người khác không? Có nói quá lời đụng chạm đến những thành viên trong gia đình, bè bạn, hoặc những người ta chỉ tiếp xúc qua bài vở, sách báo … những người gặp những điều kiện khó khăn hơn ta không?

9.     Quảng đại để người khác giúp mình; những người mà họ mong được thực hiện nghĩa cử giúp người.

10. Nếu không muốn mình là gánh nặng cho người khác, hãy luôn nhận ra sai lỗi của mình và xin lỗi người khác.

11. Hãy tham gia những cuộc quyên góp trong giáo xứ để giúp đỡ cho những người nghèo khổ, thiếu thốn.

12. Dành thì giờ để cầu nguyện và suy ngẫm về một tính tốt của người gây khó khăn cho mình. Cũng làm như vậy đối với các thành viên trong gia đình.


13. Gửi thiệp, hoa, quà tặng, lời chia sẻ đến những ai có người thân qua đời trong vòng 6 tháng. Bằng cách đó để giúp họ bớt đau buồn trong cuộc sống.

14. Tình nguyện giữ con giùm cho một bà mẹ hoặc một cặp vợ chồng cần đi công chuyện đâu đó.

15. Nấu một bữa ăn (hoặc mua thức ăn hợp vệ sinh) cho một bà mẹ mới sinh hoặc bận rộn nuôi con nhỏ, hay một người vừa mới có tang chế trong gia đình.

16. Giữ gìn miệng lưỡi.

17. Tình nguyện giúp đi mua những vật dụng linh tinh cần thiết cho những cha mẹ bận rộn hoặc những người già không thể đi ra khỏi nhà được.

18. Nếu bạn không thể thi hành việc dành thì giờ để ngồi nói chuyện với một người già trong hôm nay, hãy gửi tặng phẩm hiện kim cho giáo xứ để họ tổ chức người làm việc đó thay mình.

19. Nếu nhận được sự chia sẻ, thiết đãi hãy chọn phần nhỏ hơn.

20. Hãy nhớ lại ‘Thương người có 14 mối – thương linh hồn 7 mối, thương xác 7 mối’ và dạy cho con cái hiểu và thuộc chúng.

21. Thay vì mất kiên nhẫn với người nào hoặc chuyện gì, hãy cố lắng nghe họ. Xin Chúa cho ta ơn khôn ngoan, ‘một con tim hiểu biết’ như Vua Salomon đã xin.

22. Tình nguyện chở một người lớn tuổi đi lễ nhà thờ.

23. Nhớ lại một lần đã nhận được quà tặng trong nghi ngờ, hãy thực hiện cho một nguời khác giống như vậy.

24. Hãy cúp điện thoại, lắng nghe ai đó một lần chân tình, mặt đối mặt.

25. Hãy lựa chọn thức uống gì đó khác nước lã, cho những lần có người đang bỏ rượu tới thăm nhà.

26. Tranh thủ những cuộc bán hạ giá, mua những vật dụng cá nhân như kem đánh răng, xà bộng, dầu gội, vớ chân … tặng chúng cho những cuộc lạc quyên của giáo xứ, hoặc gói thành những gói quà để dành tặng cho những người cần chúng.

27. Đọc thông điệp ‘Thiên Chúa giàu lòng thương xót’ của ĐTC Gioan Phaolô II từng chút một, trong cả năm.

28. Tạo ra một nghi thức ngắn cuối ngày để tha thứ cho thành viên trong gia đình theo Kinh Thánh … “đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26).

29. Lên một danh sách những người mà chúng ta không thích. Và, mỗi ngày cầu cho họ một kinh.

30. Chọn một người để cười chào, thăm hỏi và nói chuyện, Người mà tên của họ không nằm trong danh sách bạn bè, người quen của ta.

31. Cho người khác một món đồ mà bạn thích và người đó cũng thích nó.

32. Lần hạt Mân Côi kính Lòng Thương Xót Chúa và cầu nguyện khi di hành hoặc khi đi và đến cơ quan làm việc.

33. Khi cảm thấy đối đãi nhân từ với người khác quá khó, hãy cầu nguyện.

34. Viết ra một bài diễn tả lòng biết ơn của bạn dành cho người bạn đời. Hãy uốn lưỡi hoặc đọc lại khi bạn có điều muốn chỉ trích người ấy lúc bạn thất vọng.

35. Học cách xét mình của Thánh Inhaxiô mỗi tối. Việc nhớ lại lòng Thương Xót của Chúa hằng ngày giúp ta học cách sống nhân từ hơn.

36. Đáp trả lại sự khêu khích bằng thái độ tôn trọng mà bạn muốn người ta cư xử với mình.

37. Học thuộc Kinh Lạy Cha và thực hành nó.

38. Dành vài phút trong tuần để vào một nhà thờ viếng Chúa Giêsu Thánh Thể; đơn giản chỉ ngồi đó với Chúa, Đấng giàu lòng Thương Xót. Nếu không làm được việc này, hãy suy ngẫm với Thánh Giá chuộc tội.

39. Dành ra một buổi cầu nguyện đặc biệt cho người mà bạn không thích nhất.

40. Tìm giấy thật đẹp và viết một lá thư tay gửi cho một người, nói lên tầm quan trọng của người ấy đối với bạn.

41. Tình nguyện đọc thư hay đọc sách cho một người bệnh hay một người đang có chuyện buồn phiền.

42. Xin Thần Khí hỗ trợ để cầu nguyện thật lòng cho một người đã làm tổn thương bạn.

43. Hãy nói những lời tốt lành, lịch sự với bạn bè như nói với những người ta vừa mới gặp.

44. Nếu thấy câu chuyện đang chuyển hướng sang thành nói hành nói xấu người nào, hãy tìm cách thay đổi đề tài.

45. Bạn có thể chơi một nhạc cụ nào không? Hát? Đọc thơ? Hãy làm một buổi giải trí nho nhỏ dành cho những người bị bỏ rơi trong Viện dưỡng lão và trợ giúp các Trung tâm mồ côi.

46. Đi thăm mộ ông bà tổ tiên, hoặc đi viếng nghĩa trang địa phương, lần hạt cầu nguyện cho các linh hồn nằm yên nghỉ ở đó.

47. Tham dự một cuộc tĩnh tâm. Đó là cách sống nhân từ với chính bạn và những người chung quanh đang cần lòng thương xót của bạn. Nếu không làm được điều này, ít nhất hãy dùng một buổi, sáng hoặc chiều, để nhìn lại con người mình, để đọc lại đời sống của chính mình.

48. Thừa nhận tính ghen tuông, ghen ghét của mình, thừa nhận với chính mình và đi xưng nó ra với linh mục giải tội.

49. Hứa cầu nguyện cho người khác; có thể đó là người gặp trên đường đi, trên xe buýt, người mà bạn thấy họ cần lời cầu nguyện.

50. Làm những hình ảnh, lời nguyện, tượng ảnh nho nhỏ và tặng chúng cho những người bạn tiếp xúc như là gửi một lời chúc lành đến với họ.

51. Tình nguyện mời đến nhà một người hay một nhóm mà thường thì bạn sẽ không bao giờ mời họ.

52. Tổ chức một bữa tiệc nhỏ, mời một vài người trong giáo xứ, kể cả người mình thích và không thích.

53. Bạn biết một người không có niềm tin, hãy chia sẻ với họ về đức tin của mình – nói cho họ biết Đức Kitô đã thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào.

54. Trả tiền đậu xe hoặc phí cầu đường cho người đi sau mình.

55. Gửi bài đọc về tính nói xấu (của ĐTC Benedict XVI) cho người khác.  Bạn sẽ thấy sự ngạc nhiên.

56. Mỗi ngày nhớ cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục. Và cầu nguyện cho giờ ra đi của chính mình.

(Ways to Be Merciful During the Jubilee Year of Mercy)


Jeffrey Bruno

Một phút để hiểu ơn toàn xá
Thứ Năm ngày 14 tháng 1 năm 2016
Câu chuyện của chú bé trai, chú chơi banh ngoài vườn và chú làm bể cửa sổ của người hàng xóm. Ngày hôm sau, chú tiu nghỉu bấm chuông nhà hàng xóm. Chú xin lỗi và hứa sẽ sửa cửa sổ.
 
Đó là câu chuyện của chúng ta. Đôi khi chúng ta cũng có làm bể cửa sổ nhà hàng xóm (phạm tội). Chúng ta xin lỗi (xưng tội).
 Và tiếp theo sẽ thế nào?
Chúa Cha: thay vì giận dữ, người láng giềng nhân hậu và vô cùng yêu thương tha lỗi cho chú bé (Lòng Thương Xót).
 Chúa Con: Người Cha nói Con mình là thợ kiếng và Con mình sẽ sửa được cửa sổ, với sự trợ giúp của chú bé và của những người bạn thường có thói quen giúp Người Con một tay.
Chúa Thánh Thần: đó là “gia sản của Giáo hội” mà Người Cha cho, là trọn sự Thương Khó hay công nhọc của Chúa Giêsu và các bạn thánh của Ngài.
Chú bé đi nhặt các mảnh vỡ (linh mục bắt làm việc đền tội). Nhưng sự thật thì cửa sổ đã bị vỡ.
 Nhưng Ơn toàn xá sửa hoàn toàn cửa sổ đã bị vỡ.
 
Xưng tội và ơn toàn xá?
 
– Chú bé đến nói với người hàng xóm nó đã làm vỡ cửa sổ (xưng tội)
– chú bé sửa một phần những gì chú đã làm (ăn năn)
– nhưng cửa sổ vẫn còn bị vỡ (hậu quả của tội, những “mảnh vỡ” cần phải được sửa hoàn toàn).
 
Bạn sẽ thấy rõ hơn với chuyện cửa sổ này: ơn toàn xá sửa tất cả. Ơn toàn xá sắp đặt lại các hậu quả của tội. Còn xưng tội là để chúng ta giải hòa với Chúa là Cha chúng ta, Đấng cực kỳ Tốt Lành, Yêu Thương và Thương Xót.
 
Để nhận ơn toàn xá:
– xưng tội, nhận ơn tha thứ và quyết tâm sống thánh thiện, từ bỏ tất cả tội lỗi,
– dự thánh lễ và rước lễ,
– cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Giáo hoàng, vì ngài mở kho tàng, đó là sự thương khó của Chúa Giêsu và các thánh để sự thương khó của Chúa chạm đến chúng ta ở đây và bây giờ,
– bước qua Cửa Thánh
 
Ghi chú: Chúng ta có thể nhận ơn toàn xá cho chính mình hoặc cho người đã khuất.
 Marta An Nguyễn chuyển dịch