Những phát hiện về vai trò của xương dưới sụn gần đây đã mở ra hướng nghiên cứu mới trong việc phòng và điều trị các bệnh xương khớp. Theo đó, phát minh dưỡng chất sinh học Peptan 100% thiên nhiên của các nhà khoa học Mỹ có thể tác động đồng thời vào sụn và xương dưới sụn đem đến giải pháp toàn diện và trúng đích cho người thoái hóa khớp.
PGS-TS-BS Vũ Đình Hùng
Tổn thương sụn và xương dưới sụn đẩy nhanh thoái hóa khớp
Nghiên cứu cho thấy, sự tấn công liên tục của quá trình lão hóa tự nhiên và các tác động cơ học từ vận động hàng ngày khiến sụn và xương dưới sụn mất cân bằng giữa hủy hoại và tái tạo, quá trình huỷ hoại diễn ra nhanh chóng ở sụn và xương dưới sụn dẫn tới thoái hóa khớp.
Khi đó, sụn - lớp mô giữ chức năng bao bọc lấy đầu xương, không cho các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau để khớp vận động dễ dàng và không bị bào mòn, bong tróc. Xương dưới sụn - phần nằm ngay bên dưới sụn khớp, cùng với sụn khớp có tác dụng hỗ trợ chống sốc và giảm áp lực cho khớp, cung cấp dinh dưỡng nuôi sụn khớp, thúc đẩy sự chuyển hóa tại sụn. Khi thoái hóa khớp, lớp xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc và hình dạng, hình thành nhiều vùng xương đặc - rỗng xen kẽ, thậm chí tạo ra những gai xương.
Sụn hư hại không bảo vệ được các đầu xương. Xương dưới sụn bị chà sát, lồi lõm, mọc gai ảnh hưởng tới việc hỗ trợ chịu lực và cung cấp dinh dưỡng cho sụn. Sự tổn thương đồng thời cùng tác động tiêu cực lên nhau giữa sụn và xương dưới sụn đẩy tiến trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn và nặng nề hơn.
JEX Max (bước tiến vượt bậc từ JEX) chứa dưỡng chất sinh học PEPTAN tác động kép vào sụn và xương dưới sụn, giúp kiểm soát hiệu quả thoái hóa khớp
Cần bảo tồn song song hai yếu tố
Làm chậm tiến trình thoái hóa, bảo tồn hệ xương khớp là một trong những thách thức của y học hiện đại. Việc điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm có nhiều tác dụng không mong muốn, không khắc phục được từ gốc, chỉ dùng ở giai đoạn cấp tính và phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
Những năm gần đây, sử dụng hoạt chất sinh học thiên nhiên được xem là xu hướng an toàn và hữu hiệu, trong đó UC-II đã được ghi nhận đạt hiệu quả đáng kể trong vấn đề tái tạo và nuôi dưỡng mô sụn.
Đặc biệt, những phát hiện về vai trò của xương dưới sụn trong cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp gần đây đã mở ra hướng phòng và điều trị mới. Đó là, tác động đồng thời vào sụn và xương dưới sụn, phục hồi song song hai yếu tố này để chăm sóc khớp một cách trúng đích và toàn diện.
Dưỡng chất PEPTAN tác động kép vào sụn và xương dưới sụn
Kế thừa và phát triển ngành sinh học phân tử lên một tầm cao mới, gần đây các nhà khoa học Mỹ đã phát minh tinh chất Peptan có khả năng tác động vượt trội đến sụn và xương dưới sụn, trì hoãn tiến trình thoái hóa khớp, bảo vệ tối đa hệ vận động của con người.
Peptan là loại peptide cao cấp, nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, chứa nhiều acid amin quý với độ tinh chiết và tỷ lệ tối ưu bằng công nghệ độc quyền của Mỹ. Vì mang hoạt tính sinh học cao, 90% thành phần Peptan được hấp thu chỉ 12 giờ sau khi uống, nhanh chóng có mặt trong mô liên kết tại sụn và xương dưới sụn để sửa chữa các hư tổn.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, Peptan tác dụng mạnh mẽ trên sụn khớp, giúp tăng 3,2 lần lượng Collagen (chất căn bản của sụn khớp), tăng 3,6 lần lượng Aggrecan (thành phần tham gia cấu tạo khớp và dịch khớp) chỉ sau 8 ngày sử dụng. Đồng thời, Peptan thúc đẩy tế bào tạo xương tăng cường hoạt động, giảm thiểu tối đa tình trạng hủy xương nhằm cân bằng lại quá trình hủy hoại và tái tạo, cải thiện mật độ khoáng của xương, phục hồi và tăng sức bền cho xương dưới sụn.
Cơ chế tác động kép của Peptan đã được chứng minh giúp bảo vệ, chăm sóc sụn và xương dưới sụn từ gốc, từ đó giúp giảm đau an toàn, kiểm soát hiệu quả tiến trình thoái hóa cũng như tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp.
PGS-TS-BS Vũ Đình Hùng
Đau dạ dày mãi không hết, hãy dùng thử bài thuốc rẻ tiền này
| ||
Hoa chuối là nguyên liệu của rất nhiều món ăn ngon trong ẩm thực nước ta như gỏi, canh chua hoặc đi kèm với các món ăn dân dã khác…
Giờ đây, hoa chuối còn là khắc tinh của căn bệnh đau dạ dày, đây chắc chắn là tin vui cho những ai đang ngày đêm bị căn bệnh này hành hạ. Theo y học cổ truyền, vị thuốc này vị ngọt, tính hàn, có công dụng thông kinh lạc, nhuyễn kiên, do đó, chúng góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày.
Đau dạ dày gây nhiều rắc rối cho bạn.
Nếu bạn đã dùng rất nhiều loại thuốc từ Tây y đến Đông y mà tình hình không thuyên giảm, hãy thử thêm 2 bài thuốc từ hoa chuối dưới đây nhé. Rất đơn giản, dễ thực hiện lại không quá tốn kém.
2 bài thuốc trị đau dạ dày từ hoa chuối
Bài thuốc 1
Ở bài thuốc này, ngoài hoa chuối, bạn cần chuẩn bị thêm 1 loại nguyên liệu đó chính là hoa trà, tuy nhiên, cần phải lưu ý, bài thuốc này chỉ phát huy hiệu quả khi bạn lựa đúng loại hoa trà sống trên cây tiêu (có thể tìm mua chúng tại các nhà thuốc bắc).
Mỗi vị thuốc có khối lượng khoảng 15gr, cho toàn bộ vào trong nồi, sắc với nước, sau đó, chắt lấy nước uống hằng ngày.
Kiên trì áp dụng trong 10 ngày, các triệu chứng đau dạ dày sẽ thuyên giản.
Hoa chuối trị đau dạ dày hiệu quả lại rẻ tiền.
Bài thuốc 2
Nếu bạn không tìm thấy hoa trà kí sinh trên cây tiêu, đừng quá lo lắng, vẫn còn thêm 1 cách đơn giản hơn nhiều giúp bạn điều trị căn bệnh đau dạ dày rất hiệu quả.
Tuy nhiên, so với cách trên, phương pháp này tốn nhiều thời gian của bạn hơn. Hoa chuối, thái nhỏ, cho vào nước rửa sạch và nấu chung với gạo tẻ thành cháo, có thể thêm vào tí muối cho dễ ăn.
Thực hiện liên tục trong vòng 10-15 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả.
Hoa chuối nấu cháo trị đau dạ dày.
Mẹo nhỏ bạn cần phải nhớ
Để hai bài thuốc trên phát huy toàn bộ công dụng, bạn hãy ghi nhớ thêm các nguyên tắc dưới đây.
- Hạn chế thức khuya, suy nghĩ, làm việc căng thẳng… một khi bạn khắc phục được tình trạng này, niêm mạc dạ dày của bạn sẽ được bảo vệ trước những tổn thương.
- Không được bỏ qua bữa ăn sáng, kèm theo đó, hãy ăn đầy đủ, đúng bữa, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ…
- Hãy thêm rau xanh vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, nói không với các thức ăn, nước uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê… Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe…
- Nếu bạn không muốn bao tử của mình bị hành hạ ngày càng nghiêm trọng, tuyệt đối không tiêu thụ các loại thức ăn cay như ớt, tiêu, sa tế…
Chúc bạn sống vui khỏe với các gợi ý trên!
Khế
Khế là loại quả dân dã, được nhiều người trồng sẵn trong vườn nhà hoặc được bán ở chợ với giá rẻ bèo nhưng lại tốt không tưởng.
Quả khế vị chua và ngọt, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Ngoài ra, trong múi khế còn chứa hàm lượng acid oxalic là 1% cùng các yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K, A,C, B1, B2 và P.
Chữa cảm, viêm họng, kháng khuẩn
Từ lâu, quả khế đã được dùng rộng rãi trên thế giới để chữa cháy nắng, chữa ho, sốt, đau họng, bệnh eczema. Lá cây khế cũng được dùng để trị viêm loét dạ dày, viêm da có mủ, ung nhọt, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Hoa khế dùng để trị ho cho trẻ em rất tốt.
Quả khế chứa một tác nhân kháng khuẩn có thể “chiến đấu” với các loại khuẩn như microbial bacillus cereus, e.coli, salmonella typhus…
Giảm cân
Mỗi quả khế trung bình chỉ chứa khoảng 30 calo nhưng lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và flavonoids, do đó khế là loại quả lý tưởng cho những ai muốn giảm cân mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, lại có làn da đẹp mịn màng trẻ trung, tránh táo bón.
Tốt cho tim mạch
Khế còn chứa các vitamin A, B5 giúp quá trình trao đổi chất hoạt động trơn tru và suôn sẻ hơn. Ngoài ra, khế còn là nguồn vitamin B9 (axit folic) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, làm giảm lượng cholesterol.
Tốt cho bà bầu và bà đẻ
Các bà bầu nên ăn khế thường xuyên để giải nhiệt, trị táo bón, lại vừa có thể giúp bổ sung các vitamin tốt cho cơ thể. Quả khế còn được khuyên dùng cho các bà mẹ đang cho con bú vì khế giúp kích thích sữa về nhiều hơn.
Một số bài thuốc thường dùng
- Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít: Lá khế tươi 100 g sao thơm, nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100 g, lá chanh tươi 20 - 40 g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Chữa lở sơn, mày đay: Lá khế khoảng 20 g rửa sạch cho vào nồi nấu nước uống. Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch giã lấy nước cốt đặp lên vùng da bị tổn thương.
- Chữa cảm cúm: Đau người, hắt hơi sổ mũi, ho. Dùng 3 quả khế nướng vắt nước cốt hòa 50 ml rượu để uống. Uống sau bữa ăn 30 phút.
- Chữa đái dắt, đái buốt: Dùng lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40 g. Cho 500 ml nước đun nhỏ lửa còn 150 ml nước, ngày một thang, chia 2 lần. Dùng liền 3 thang, sau đó tái khám. Mỗi liền trình có thể dùng 10 - 15 thang. Hoặc khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, uống lúc còn ấm nóng.
- Chữa viêm họng: Lá khế 40 g rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nhỏ vắt nước cốt ngậm, ngày nhiều lần.
- Chữa ho do lạnh có đờm: Hoa khế 20 g sao qua, sau đó tẩm nước gừng đem sao tiếp. Sắc lấy nước uống. Có thể thêm cam thảo nam 12 g, tía tô 8 - 10 g, kinh giới 8 - 10 g. Cho 750 ml nước, đun còn 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 6 ngày.
- Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20 g, vỏ cây hồng bì 30 g, rễ cây quả giun 20 g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.
- Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 8g, cam thảo 4 g, bạc hà 4 g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
(Theo Ngôi sao)
|