Thân gửi QUÝ VỊ và QUÝ BẠN,
- Suy Niệm Phúc Âm CN III TN C
* Năm hồng ân của Thiên Chúa.
Hưởng ứng ý nguyện của Giáo Hoàng Phanxicô, muốn dâng trọn năm Phụng Vụ này (từ Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8.Dec.2015 đến Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ 20.Nov.2016), là Năm Thánh tôn vinh ‘Lòng Thiên Chúa Thương Xót’, bằng cách: Người tín hữu, Sống cảm nghiệm, biết đón nhận và mau mắn đáp trả lại Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa dành cho toàn nhân loại, cũng như cho mỗi người, và cho đến muôn đời.
Kính chúc Quý Vị, Quý Bạn cùng Quý Quyến, luôn an vui, đón nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, đặc biệt trong Năm Thánh này; cùng nhau đọc, tìm hiểu, học hỏi và suy niệm Phúc Âm để thêm vững tin:
Bài Phúc Âm Thánh Luca, qua phục vụ lời Thiên Chúa truyền lại cho chúng ta, đạo của Chúa Cứu Thế là đạo thương yêu tất cả mọi người, kể cả người thù địch làm hại mình lẫn người vô thần, duy vật, không tin như mình. Thiên Chúa là Cha nhân từ, chỉ muốn cho con cái được sung sướng, không muốn cho ai phải đau khổ, muốn cứu chuộc tất cả mọi người, vì mọi người đều là tôi con của Thiên Chúa.
Thánh Thomas đã giải nghĩa cao sâu rõ ràng, Thiên Chúa là tác giả thứ nhất của Thánh Kinh, còn người viết Thánh Kinh là tác giả thứ hai, như khí cụ hay dụng cụ. Chính Thiên Chúa mặc khải và linh hứng trong Thánh Kinh.
Người viết Thánh Kinh, người đọc Thánh Kinh và người nghe Thánh Kinh đều được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn, tùy theo mỗi người có điều kiện đón nhận ơn của Ngài, để nhận ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa./-
-Tu Đức 18
Thiên Chúa là Đấng Chí Công, Ngài sẽ xử theo Luật Công Bình, cũng là luật Nhân Quả rất phân minh: Nhân nào quả ấy, gieo giống gì thì gặt giống đó.
Người Tu Đức lo tìm hiểu, học hỏi và tập luyện Đức Công Bình./-
Thân mến, vh.
Sunday, 24.Jan.2016
CN III THƯỜNG NIÊN C (Lc 1,1-4; 4,14-21)
1. Bài Đọc
“Lời tựa Phúc Âm theo Thánh Luca: Thưa ngài Thêôphilê (1) đáng kính, có nhiều người đã ra công biên soạn bản tường thuật những điều đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu, và đã phục vụ lời Thiên Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc’.
“Bắt đầu công cuộc giảng dạy, được quyền năng Chúa Thánh Thần thúc đẩy, Chúa Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và được mọi người tôn vinh.
“Rồi Chúa Giêsu đến Nagiarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường (2) như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát (3), và đứng lên đọc Thánh Kinh. Họ trao cho Người sách ngôn sứ Isaia (4). Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: ‘Thần Khí Thiên Chúa ngự trên tôi, vì Thiên Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa’.
“Gấp sách lại, Chúa Giêsu trả cho người chấp sự hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: ‘Hôm nay đã ứng nghiệm lời Thánh Kinh (5) quý vị vừa nghe”.
2. Chú Thích
(1) Thêôphilê: Theo các nhà chú giải Thánh Kinh, có người cho là một bậc vị vọng trong xã hội thời đó, có người cho là một Kitô hữu đã học đạo.
(2) Hội đường: Nhà hội, theo phong tục Do Thái, ở đâu có nhiều người họ xây nhà hội quán, để cùng nhau tụ tập các ngày thứ hai, thứ năm, nhất là thứ bảy, đọc kinh chung và nghe giải thích một đoạn sách thánh.
(3) Sa-bát: Ngày thứ bẩy, Ngày nghỉ theo luật Do Thái, người Biệt Phái hiểu nghĩa nghiêm khắc, không được làm một việc gì trong ngày nghỉ.
(4) Isaia: Một tiên tri Do Thái, vào khoảng thế kỷ VIII trước Chúa Cứu Thế (trước công nguyên).
(5) Ứng nghiệm lời Thánh Kinh: Chúa Giêsu mặc khải chính Người là Vị được xức dầu, là Đấng Cứu Thế. Nguyên chữ Hy Bá Lai (Hébreux) là Mashiah (Mêsia), có nghĩa là Vị được xức dầu, nghĩa bóng là Vị Thiên Chúa chọn, Vị Thiên Chúa hứa ban, có sứ mạng đem phúc đến cho dân chúng, cứu độ nhân loại. Vì theo tục Do Thái ngày xưa, khi phong vương hay phong đạo sĩ thì có lễ nghi xức dầu. Ngày xưa đã dịch chữ Mashiah sang chữ Hy Lạp là Christos, rồi sang tiếng La Tinh phiên âm là Christus, tiếng Việt theo Tin Lành dịch từ tiếng Pháp và tiếng Anh là Christ, hoặc phiên âm chữ Nho là Cơ Đốc; người Công Giáo phiên âm là Kitô. Như thế, Kitô phiên âm từ chữ Hy Lạp dịch một danh từ chung của Do Thái, không phải một đặc danh, cũng không phải một tên riêng. Hiểu theo nghĩa Vị Cứu Thế, tùy theo người tin Vị đó cứu một dân tộc hay cứu cả nhân loại.
3. Suy Niệm
(1) Vì giảng cho người Do Thái, Chúa Giêsu đã dựa vào Thánh Kinh của họ. Trong dịp này, Chúa Giêsu muốn nói với người Do Thái: Các ông tin lời tiên tri Isaia, nay có tôi đây, ứng nghiệm như lời tiên tri báo trước. Hiểu lời đó là một cử chỉ và một thái độ rất hay và rất khéo. Vì nói chuyện với ai, muốn cho người ta tin mình, thì dựa vào những điều họ vẫn tin kính, miễn là không có điều gì sai lầm, lại chứng minh điều mình muốn nói. Nhưng dù mình có dựa vào câu này hay câu khác, trích lời này hay lời kia, không hẳn mình nhận hay mình tin hoàn toàn như họ, tin tất cả bộ sách của họ. Cũng như khi nói chuyện với người lương dân, người Công Giáo có thể nhắc lời của Khổng Tử hay của Phật Thích Ca, sấm Trạng Trình v.v… để chứng minh lời của mình. Không phải là người Công Giáo đó tin tất cả bộ Ngũ Kinh hay Tứ Thư, sách của Đức Phật hay những lời của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm; và tuyệt đối không dám bảo người ta phải tin tất cả các sách đó. Ở đây không thấy có một lời nào Chúa Giêsu dạy ai muốn theo Thiên Chúa thì phải tin tất cả bộ Thánh Kinh của người Do Thái. Tuy có lần Chúa Giêsu dạy: Tôi không đến để phá luật, nhưng để làm cho hoàn thành. Dĩ nhiên, người giảng dạy đạo đức không phá luật chính đáng, nhưng vẫn khuyên người ta bỏ những luật sai lầm. Như Chúa Giêsu đã phán: Anh em đã nghe nói với người xưa rằng….. Nhưng nay tôi nói với anh em là..… hai bên khác hẳn nhau. Chúa Giêsu vẫn dạy cho người Do Thái rất nhiều điều khác hẳn với những thói quen, tập tục và luật pháp của họ, ngay cả về tín lý và luân lý.
(2) Ai không có thành kiến, đọc cẩn thận Cựu Ước và Phúc Âm, cũng thấy rõ ràng, đạo của người Do Thái và đạo của Chúa Cứu Thế rất khác nhau, có thể nói có nhiều điều mâu thuẫn nhau. Đại khái, đạo Do Thái là đạo sợ hãi, kể Thiên Chúa rất nghiêm khắc, gần như hung dữ, kiêu căng; MỘT là kể Thiên Chúa là riêng của mình, tây vị bênh vực riêng dân tộc mình, mặc dù có bao nhiêu tội lỗi của mình; HAI là thậm chí bảo mình và giúp mình giết hại dân tộc khác; BA là lạ lùng, kể Thiên Chúa dạy bảo những chi tiết vật chất, trái khoa học và trái khôn ngoan. Còn đạo của Chúa Cứu Thế là đạo thương yêu tất cả mọi người, kể cả người thù địch làm hại mình lẫn người vô thần, duy vật, không tin như mình. Thiên Chúa là Cha nhân từ, chỉ muốn cho con cái được sung sướng, không muốn cho ai phải đau khổ, muốn cứu chuộc tất cả mọi người, vì mọi người đều là tôi con của Thiên Chúa. Vẫn hay Thánh Phaolô có nói: ”Toàn Thánh Kinh được Thiên Chúa linh hứng thì có ích để dạy bảo, biện chứng, kiểu chính, huấn luyện cho nên công chính; nhờ đó người của Thiên Chúa được hoàn thành, biết đủ để làm việc thiện” (2 Tm 3,16), nghĩa là được ơn linh hứng của Thiên Chúa soi sáng. Nhưng có phải tất cả Thánh Kinh của người Do Thái không? Cả những sách được truyền tụng là Thánh Kinh không? Điều cần thiết Thánh Kinh phải duy nhất, hợp với chân lý, không có điều gì mâu thuẫn sai lầm. Theo ý Thiên Chúa và theo luật Thiên Chúa, không ai được nhắm mắt tin theo một số người xưa, dù là người có tiếng đạo đức thánh thiện. Bao giờ cũng phải tránh những lời sai lầm hay là xúc phạm đến Thiên Chúa, phản nghịch với đặc tính chắc chắn của Thiên Chúa là vĩnh viễn không thay đổi, chí minh là biết đầy đủ xác đáng hoàn toàn, chí thiện là không có điều gì hung dữ hay ác độc, chí công là không thiên tư tây vị chỉ muốn hạnh phúc cho mọi người, chí nhân là thương yêu vô cùng.
(3) Vẫn hay Thiên Chúa có mặc khải và linh hứng, nghĩa là Thiên Chúa soi sáng cho một số người biết những điều huyền nhiệm thiêng liêng, chứ không phải những điều thuộc về lịch sử, địa lý hay là khoa học thực nghiệm vật chất. Thiên Chúa bảo người ta viết và nói những điều gì can thiệp đến tín lý và luân lý; nhưng không mấy khi Thiên Chúa đọc rõ ràng từng chữ từng câu như đọc chính tả cho người ta viết, hay nói lại với người khác. Thánh Thomas đã giải nghĩa cao sâu rõ ràng, Thiên Chúa là tác giả thứ nhất của Thánh Kinh, như kỹ thuật gia hay là văn nghệ sĩ; còn người viết Thánh Kinh là tác giả thứ hai, như khí cụ hay dụng cụ. Dù kỹ thuật gia hay văn nghệ sĩ có tài giỏi đến thế nào, bao giờ tác phẩm của mình cũng có nhiều ấn dấu và tính cách của khí cụ hay dụng cụ. Nhưng việc nhân tạo, thì người ta hiểu biết, dễ dàng phân biệt, thế mà cũng còn nhiều sai lầm. Việc của Thiên Chúa dùng người ta, nhiều khi rất khó phân biệt, đâu là của Thiên Chúa, đâu là của người ta. Vì thế, người có trách nhiệm phải cẩn thận tìm phân biệt cho rõ ràng, đâu thực là được ơn Thiên Chúa mặc khải hay linh hứng, đâu chỉ là ý tưởng của người ta, đâu phải hiểu theo nghĩa đen, đâu nên hiểu về nghĩa bóng, chứ không phải muốn cho dễ dàng thu gom tất cả các trang và các sách của người xưa đã truyền tụng là Thánh Kinh. Người dạy và người đọc cũng phải nhớ mình là người, chứ không phải là máy. Người thì phải dùng lý trí suy nghĩ lý luận, chứ không nên nhắm mắt tin bừa như trẻ con hay là như người khờ dại. Đừng sợ làm mất lòng Thiên Chúa mà lại làm trái ý Thiên Chúa. Luôn luôn tin chắc Thiên Chúa không muốn cho người ta tin như máy, chỉ có những người kém cỏi hay lười biếng mới bắt buộc kẻ khác hay tự làm như thế cho mình. Người viết Thánh Kinh, người đọc Thánh Kinh và người nghe Thánh Kinh đều được Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn, tùy theo mỗi người có điều kiện đón nhận ơn của Ngài./-
@Thiên Phong Trần Minh Đức Bảy
* Năm hồng ân của Thiên Chúa.
Hưởng ứng ý nguyện của Giáo Hoàng Phanxicô, muốn dâng trọn năm Phụng Vụ này (từ Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8.Dec.2015 đến Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ 20.Nov.2016), là Năm Thánh tôn vinh ‘Lòng Thiên Chúa Thương Xót’, bằng cách: Người tín hữu, Sống cảm nghiệm, biết đón nhận và mau mắn đáp trả lại Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa dành cho toàn nhân loại, cũng như cho mỗi người, và cho đến muôn đời.
Kính chúc Quý Vị, Quý Bạn cùng Quý Quyến, luôn an vui, đón nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, đặc biệt trong Năm Thánh này; cùng nhau đọc, tìm hiểu, học hỏi và suy niệm Phúc Âm để thêm vững tin:
Bài Phúc Âm Thánh Luca, qua phục vụ lời Thiên Chúa truyền lại cho chúng ta, đạo của Chúa Cứu Thế là đạo thương yêu tất cả mọi người, kể cả người thù địch làm hại mình lẫn người vô thần, duy vật, không tin như mình. Thiên Chúa là Cha nhân từ, chỉ muốn cho con cái được sung sướng, không muốn cho ai phải đau khổ, muốn cứu chuộc tất cả mọi người, vì mọi người đều là tôi con của Thiên Chúa.
Thánh Thomas đã giải nghĩa cao sâu rõ ràng, Thiên Chúa là tác giả thứ nhất của Thánh Kinh, còn người viết Thánh Kinh là tác giả thứ hai, như khí cụ hay dụng cụ. Chính Thiên Chúa mặc khải và linh hứng trong Thánh Kinh.
Người viết Thánh Kinh, người đọc Thánh Kinh và người nghe Thánh Kinh đều được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn, tùy theo mỗi người có điều kiện đón nhận ơn của Ngài, để nhận ra Lòng Thương Xót của Thiên Chúa./-
-Tu Đức 18
Thiên Chúa là Đấng Chí Công, Ngài sẽ xử theo Luật Công Bình, cũng là luật Nhân Quả rất phân minh: Nhân nào quả ấy, gieo giống gì thì gặt giống đó.
Người Tu Đức lo tìm hiểu, học hỏi và tập luyện Đức Công Bình./-
Thân mến, vh.
Sunday, 24.Jan.2016
CN III THƯỜNG NIÊN C (Lc 1,1-4; 4,14-21)
1. Bài Đọc
“Lời tựa Phúc Âm theo Thánh Luca: Thưa ngài Thêôphilê (1) đáng kính, có nhiều người đã ra công biên soạn bản tường thuật những điều đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu, và đã phục vụ lời Thiên Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc’.
“Bắt đầu công cuộc giảng dạy, được quyền năng Chúa Thánh Thần thúc đẩy, Chúa Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và được mọi người tôn vinh.
“Rồi Chúa Giêsu đến Nagiarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường (2) như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát (3), và đứng lên đọc Thánh Kinh. Họ trao cho Người sách ngôn sứ Isaia (4). Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: ‘Thần Khí Thiên Chúa ngự trên tôi, vì Thiên Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa’.
“Gấp sách lại, Chúa Giêsu trả cho người chấp sự hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: ‘Hôm nay đã ứng nghiệm lời Thánh Kinh (5) quý vị vừa nghe”.
2. Chú Thích
(1) Thêôphilê: Theo các nhà chú giải Thánh Kinh, có người cho là một bậc vị vọng trong xã hội thời đó, có người cho là một Kitô hữu đã học đạo.
(2) Hội đường: Nhà hội, theo phong tục Do Thái, ở đâu có nhiều người họ xây nhà hội quán, để cùng nhau tụ tập các ngày thứ hai, thứ năm, nhất là thứ bảy, đọc kinh chung và nghe giải thích một đoạn sách thánh.
(3) Sa-bát: Ngày thứ bẩy, Ngày nghỉ theo luật Do Thái, người Biệt Phái hiểu nghĩa nghiêm khắc, không được làm một việc gì trong ngày nghỉ.
(4) Isaia: Một tiên tri Do Thái, vào khoảng thế kỷ VIII trước Chúa Cứu Thế (trước công nguyên).
(5) Ứng nghiệm lời Thánh Kinh: Chúa Giêsu mặc khải chính Người là Vị được xức dầu, là Đấng Cứu Thế. Nguyên chữ Hy Bá Lai (Hébreux) là Mashiah (Mêsia), có nghĩa là Vị được xức dầu, nghĩa bóng là Vị Thiên Chúa chọn, Vị Thiên Chúa hứa ban, có sứ mạng đem phúc đến cho dân chúng, cứu độ nhân loại. Vì theo tục Do Thái ngày xưa, khi phong vương hay phong đạo sĩ thì có lễ nghi xức dầu. Ngày xưa đã dịch chữ Mashiah sang chữ Hy Lạp là Christos, rồi sang tiếng La Tinh phiên âm là Christus, tiếng Việt theo Tin Lành dịch từ tiếng Pháp và tiếng Anh là Christ, hoặc phiên âm chữ Nho là Cơ Đốc; người Công Giáo phiên âm là Kitô. Như thế, Kitô phiên âm từ chữ Hy Lạp dịch một danh từ chung của Do Thái, không phải một đặc danh, cũng không phải một tên riêng. Hiểu theo nghĩa Vị Cứu Thế, tùy theo người tin Vị đó cứu một dân tộc hay cứu cả nhân loại.
3. Suy Niệm
(1) Vì giảng cho người Do Thái, Chúa Giêsu đã dựa vào Thánh Kinh của họ. Trong dịp này, Chúa Giêsu muốn nói với người Do Thái: Các ông tin lời tiên tri Isaia, nay có tôi đây, ứng nghiệm như lời tiên tri báo trước. Hiểu lời đó là một cử chỉ và một thái độ rất hay và rất khéo. Vì nói chuyện với ai, muốn cho người ta tin mình, thì dựa vào những điều họ vẫn tin kính, miễn là không có điều gì sai lầm, lại chứng minh điều mình muốn nói. Nhưng dù mình có dựa vào câu này hay câu khác, trích lời này hay lời kia, không hẳn mình nhận hay mình tin hoàn toàn như họ, tin tất cả bộ sách của họ. Cũng như khi nói chuyện với người lương dân, người Công Giáo có thể nhắc lời của Khổng Tử hay của Phật Thích Ca, sấm Trạng Trình v.v… để chứng minh lời của mình. Không phải là người Công Giáo đó tin tất cả bộ Ngũ Kinh hay Tứ Thư, sách của Đức Phật hay những lời của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm; và tuyệt đối không dám bảo người ta phải tin tất cả các sách đó. Ở đây không thấy có một lời nào Chúa Giêsu dạy ai muốn theo Thiên Chúa thì phải tin tất cả bộ Thánh Kinh của người Do Thái. Tuy có lần Chúa Giêsu dạy: Tôi không đến để phá luật, nhưng để làm cho hoàn thành. Dĩ nhiên, người giảng dạy đạo đức không phá luật chính đáng, nhưng vẫn khuyên người ta bỏ những luật sai lầm. Như Chúa Giêsu đã phán: Anh em đã nghe nói với người xưa rằng….. Nhưng nay tôi nói với anh em là..… hai bên khác hẳn nhau. Chúa Giêsu vẫn dạy cho người Do Thái rất nhiều điều khác hẳn với những thói quen, tập tục và luật pháp của họ, ngay cả về tín lý và luân lý.
(2) Ai không có thành kiến, đọc cẩn thận Cựu Ước và Phúc Âm, cũng thấy rõ ràng, đạo của người Do Thái và đạo của Chúa Cứu Thế rất khác nhau, có thể nói có nhiều điều mâu thuẫn nhau. Đại khái, đạo Do Thái là đạo sợ hãi, kể Thiên Chúa rất nghiêm khắc, gần như hung dữ, kiêu căng; MỘT là kể Thiên Chúa là riêng của mình, tây vị bênh vực riêng dân tộc mình, mặc dù có bao nhiêu tội lỗi của mình; HAI là thậm chí bảo mình và giúp mình giết hại dân tộc khác; BA là lạ lùng, kể Thiên Chúa dạy bảo những chi tiết vật chất, trái khoa học và trái khôn ngoan. Còn đạo của Chúa Cứu Thế là đạo thương yêu tất cả mọi người, kể cả người thù địch làm hại mình lẫn người vô thần, duy vật, không tin như mình. Thiên Chúa là Cha nhân từ, chỉ muốn cho con cái được sung sướng, không muốn cho ai phải đau khổ, muốn cứu chuộc tất cả mọi người, vì mọi người đều là tôi con của Thiên Chúa. Vẫn hay Thánh Phaolô có nói: ”Toàn Thánh Kinh được Thiên Chúa linh hứng thì có ích để dạy bảo, biện chứng, kiểu chính, huấn luyện cho nên công chính; nhờ đó người của Thiên Chúa được hoàn thành, biết đủ để làm việc thiện” (2 Tm 3,16), nghĩa là được ơn linh hứng của Thiên Chúa soi sáng. Nhưng có phải tất cả Thánh Kinh của người Do Thái không? Cả những sách được truyền tụng là Thánh Kinh không? Điều cần thiết Thánh Kinh phải duy nhất, hợp với chân lý, không có điều gì mâu thuẫn sai lầm. Theo ý Thiên Chúa và theo luật Thiên Chúa, không ai được nhắm mắt tin theo một số người xưa, dù là người có tiếng đạo đức thánh thiện. Bao giờ cũng phải tránh những lời sai lầm hay là xúc phạm đến Thiên Chúa, phản nghịch với đặc tính chắc chắn của Thiên Chúa là vĩnh viễn không thay đổi, chí minh là biết đầy đủ xác đáng hoàn toàn, chí thiện là không có điều gì hung dữ hay ác độc, chí công là không thiên tư tây vị chỉ muốn hạnh phúc cho mọi người, chí nhân là thương yêu vô cùng.
(3) Vẫn hay Thiên Chúa có mặc khải và linh hứng, nghĩa là Thiên Chúa soi sáng cho một số người biết những điều huyền nhiệm thiêng liêng, chứ không phải những điều thuộc về lịch sử, địa lý hay là khoa học thực nghiệm vật chất. Thiên Chúa bảo người ta viết và nói những điều gì can thiệp đến tín lý và luân lý; nhưng không mấy khi Thiên Chúa đọc rõ ràng từng chữ từng câu như đọc chính tả cho người ta viết, hay nói lại với người khác. Thánh Thomas đã giải nghĩa cao sâu rõ ràng, Thiên Chúa là tác giả thứ nhất của Thánh Kinh, như kỹ thuật gia hay là văn nghệ sĩ; còn người viết Thánh Kinh là tác giả thứ hai, như khí cụ hay dụng cụ. Dù kỹ thuật gia hay văn nghệ sĩ có tài giỏi đến thế nào, bao giờ tác phẩm của mình cũng có nhiều ấn dấu và tính cách của khí cụ hay dụng cụ. Nhưng việc nhân tạo, thì người ta hiểu biết, dễ dàng phân biệt, thế mà cũng còn nhiều sai lầm. Việc của Thiên Chúa dùng người ta, nhiều khi rất khó phân biệt, đâu là của Thiên Chúa, đâu là của người ta. Vì thế, người có trách nhiệm phải cẩn thận tìm phân biệt cho rõ ràng, đâu thực là được ơn Thiên Chúa mặc khải hay linh hứng, đâu chỉ là ý tưởng của người ta, đâu phải hiểu theo nghĩa đen, đâu nên hiểu về nghĩa bóng, chứ không phải muốn cho dễ dàng thu gom tất cả các trang và các sách của người xưa đã truyền tụng là Thánh Kinh. Người dạy và người đọc cũng phải nhớ mình là người, chứ không phải là máy. Người thì phải dùng lý trí suy nghĩ lý luận, chứ không nên nhắm mắt tin bừa như trẻ con hay là như người khờ dại. Đừng sợ làm mất lòng Thiên Chúa mà lại làm trái ý Thiên Chúa. Luôn luôn tin chắc Thiên Chúa không muốn cho người ta tin như máy, chỉ có những người kém cỏi hay lười biếng mới bắt buộc kẻ khác hay tự làm như thế cho mình. Người viết Thánh Kinh, người đọc Thánh Kinh và người nghe Thánh Kinh đều được Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn, tùy theo mỗi người có điều kiện đón nhận ơn của Ngài./-
@Thiên Phong Trần Minh Đức Bảy