TIN MỪNG BÌNH AN
“Nếu ở đo, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em.” (Lc 10,6)
Suy niệm: Đường đời đâu có bằng phẳng và đường theo Chúa cũng chẳng bằng phẳng gì. Có nơi người ta sẵn sàng đón sứ giả của Chúa; có nơi người ta thẳng thừng từ chối. Chính vì thế các môn đệ Chúa luôn phải đối mặt với cơn cám dỗ chiều theo lối sống thế gian mà bỏ qua lòng trung thành với Đức Ki-tô và Tin Mừng của Ngài. Cơn cám dỗ càng dữ dội khi truyền thông đang lèo lái đám đông nại vào lòng thương xót của Chúa để buông thả theo dục vọng thấp hèn, khiến cho người sứ giả của Chúa lắm lúc cũng phải hoang mang. Tuy nhiên, sứ giả “có trách nhiệm không thể được hướng dẫn bởi lòng thương xót mù mờ”, mà phải trung thành với Lời Chúa để mọi người được nghe lời cứu độ và được bình an. Nếu sứ giả của Chúa hôm nay loan báo một thứ tin vui khác lạ với Tin Mừng, hoặc chỉ loan báo một phần của Tin Mừng, thì cả sứ giả và người nghe sứ giả chẳng nhận được sự thật và chẳng chẳng có bình an.
Mời Bạn: Thánh Ti-mô-thê-ô và Ti-tô đã dâng hiến cuộc đời loan báo Tin Mừng và trung thành với lời Chúa. Hằng ngày thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng, bạn có quyết tâm trung thành với Tin Mừng và đức tin đã lãnh nhận không?
Sống Lời Chúa: Đọc kinh chung và chia sẻ lời Chúa trong nhóm hay trong gia đình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa chính là Lòng-Thương-Xót của Thiên Chúa làm người. Xin cho con trung thành giới thiệu Chúa cho mọi người và trung thành với ý muốn của Chúa để anh chị em con được bình an.
“Nếu ở đo, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em.” (Lc 10,6)
Suy niệm: Đường đời đâu có bằng phẳng và đường theo Chúa cũng chẳng bằng phẳng gì. Có nơi người ta sẵn sàng đón sứ giả của Chúa; có nơi người ta thẳng thừng từ chối. Chính vì thế các môn đệ Chúa luôn phải đối mặt với cơn cám dỗ chiều theo lối sống thế gian mà bỏ qua lòng trung thành với Đức Ki-tô và Tin Mừng của Ngài. Cơn cám dỗ càng dữ dội khi truyền thông đang lèo lái đám đông nại vào lòng thương xót của Chúa để buông thả theo dục vọng thấp hèn, khiến cho người sứ giả của Chúa lắm lúc cũng phải hoang mang. Tuy nhiên, sứ giả “có trách nhiệm không thể được hướng dẫn bởi lòng thương xót mù mờ”, mà phải trung thành với Lời Chúa để mọi người được nghe lời cứu độ và được bình an. Nếu sứ giả của Chúa hôm nay loan báo một thứ tin vui khác lạ với Tin Mừng, hoặc chỉ loan báo một phần của Tin Mừng, thì cả sứ giả và người nghe sứ giả chẳng nhận được sự thật và chẳng chẳng có bình an.
Mời Bạn: Thánh Ti-mô-thê-ô và Ti-tô đã dâng hiến cuộc đời loan báo Tin Mừng và trung thành với lời Chúa. Hằng ngày thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng, bạn có quyết tâm trung thành với Tin Mừng và đức tin đã lãnh nhận không?
Sống Lời Chúa: Đọc kinh chung và chia sẻ lời Chúa trong nhóm hay trong gia đình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa chính là Lòng-Thương-Xót của Thiên Chúa làm người. Xin cho con trung thành giới thiệu Chúa cho mọi người và trung thành với ý muốn của Chúa để anh chị em con được bình an.
THÁNH TIMÔTHÊÔ VÀ THÁNH TITÔ
Ngoài việc những thánh nhân và là những Giám mục trong Giáo Hội sơ khai, Timôthêô và Titô còn có chung vài điểm tương tự nhau nữa. Cả hai đều nhận lãnh ơn đức tin do lời rao giảng của thánh Phaolô.
THÁNH TIMÔTHÊÔ
Timôthêô sinh ở Lycaonia thuộc vùng Tiểu Á. Thân mẫu ngài là người Do Thái và thân phụ ngài là người dân ngoại. Khi Phaolô đến Lycaonia giảng dậy thì Timôthêô, thân mẫu và bà ngoại của ngài, tất cả đều được trở nên những Kitô hữu. Sau nhiều năm, Phaolô trở lại và nhận thấy Timôthêô đã khôn lớn. Ngài cảm thấy Chúa muốn gọi Timôthêô làm tông đồ truyền giáo cho Chúa, nên đã mời Timôthêô cộng tác với ngài trong việc rao giảng Tin Mừng. Sau đó, Timôthêô rời bỏ cha mẹ và nhà cửa đi theo Phaolô. Ngài cùng chia sẻ đau khổ với Phaolô. Các ngài vui mừng ra đi mang Lời Chúa đến cho mọi người. Timôthêô là tông đồ yêu quý đặc biệt của Phaolô; và Phaolô xem ngài như đứa con nhỏ của mình. Ngài đã cùng Phaolô đi khắp nơi cho tới khi ngài làm Giám mục thành Êphêsô. Rồi Timôthêô ở đó để coi sóc đoàn chiên của ngài. Như Phaolô, Timôthêô cũng được phúc tử đạo.
THÁNH TITÔ (105)
Titô sinh ra là người ngoại giáo, ngài đã được thánh Phaolô cải hóa và gọi là "người con chân thành của tôi trong sự thông hiệp đức tin". Ngài cũng là môn đệ của Phaolô. Titô có tâm hồn quảng đại và đức tính chăm chỉ, ngài rất vui mừng khi được cùng với Phaolô rao giảng Tin Mừng trong những chuyến đi mục vụ. Vì Titô rất đáng tín nhiệm, nên Phaolô đã trao phó cho ngài "việc rao giảng" cho các cộng đồng Kitô hữu. Ngài giúp họ kiện toàn đức tin trong Chúa Giêsu Kitô. Ngài có thể kiến tạo hòa bình khi có những cuộc cãi vã hoặc tranh chấp giữa các Kitô hữu. Titô có ơn đặc biệt trong việc hòa giải. Phaolô rất quý ơn này nơi Titô và ngài nhận đó là công việc của Chúa Thánh Thần. Ngài hay sai Titô đi dàn xếp những vấn đề khó khăn. Khi Titô xuất hiện giữa những Kitô hữu đang bất bình cãi vã nhau, họ liền ân hận hối tiếc và làm hòa lại với nhau. Họ xin ngài tha thứ và hứa sẽ đền bù những thiệt hại gây ra cho nhau. Khi hòa bình được tái lập, Titô trở về và thuật lại cho Phaolô nghe những thành quả tốt đẹp. Điều này đã làm cho Phaolô và những Kitô hữu đầu tiên được hạnh phúc vui sướng.
Titô nhận được những sứ mệnh khó khăn. Ngài được thánh Phaolô gửi tới dân thành Côrinthô để tổ chức giáo đoàn và thu tiền quyên cúng ủng hộ Giáo hội ở Giêrusalem. Thánh Phaolô trong một bức thư, đã bộc lộ lòng yêu quý sâu xa đối với người bạn của mình: "Tâm trí tôi không thảnh thơi chút nào vì xa cách bạn Titô". Ngài lại còn gửi Titô đi Côrintô một lần nữa để sửa chữa những bất hòa… Thánh Titô lãnh nhiệm vụ tổ chức giáo đoàn ở đảo Crêta. Ở đó ngài nhận thư mang danh mình, thánh tông đồ truyền: "Hãy nói với các vị cao niên phải tiết độ đàng hoàng, điềm đạm, lành mạnh về đức tin, đức mến và kiên nhẫn. Hạng thiếu niên cũng vậy, hãy truyền dậy họ phải biết ở điềm đạm.
Trong mọi sự anh em hãy tỏ ra là gương mẫu về đức hạnh, tinh tuyền và đoan trang trong giáo huấn (Tt 2,2-10)
Thánh Phaolô đã đặt Titô làm Giám mục vùng quần đảo Crêta, nơi ngài định cư cho tới khi qua đời khoảng năm 105.
Timôthêô và Titô đã dâng hiến cả cuộc đời, thời giờ và sinh lực của mình cho Chúa Giêsu. Các ngài là những môn đệ đích thực của thánh Phaolô. Người ta rất dễ không mộ mến vì quá quen hoặc không để tâm đến những người như vậy.
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho hết thảy mọi người đang rao giảng Tin mừng như Phaolô, Timôthêô và Titô.