Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Bài thơ hướng dẫn “cấp cứu”

Filled under:

những “tai nạn nhỏ” trong cuộc sống, bạn nên ghi lại khi cần
Trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta rất hay bị những sự cố nhỏ như: bỏng nước sôi, bị dầm đâm vào tay hay đơn giản là chảy máu cam…Bài thơ sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu những tại nạn nhỏ trong cuộc sống một cách đơn giản, an toàn mà lại rất hiệu quả.
Chẳng may bị bỏng nước sôi
Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay
Chẳng may dầm đâm vào tay
Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ.
Vôi bắn vào mắt bất ngờ
Nước đường hãy nhỏ không chờ một ai
Nhức răng cắn ngậm gừng tươi
Hoặc múi tỏi nướng ở nơi đau nhiều
Khi bị xương hóc chớ kêu
Ngậm viên C, xương sẽ tiêu dần dần
Viêm họng uống nước rau cần
Bỏ thêm tí muối vài lần hết đau
Máu cam chảy, bày cho nhau
Cục bông tẩm giấm nhét vào hết ngay
Trái nhàu chín vị thuốc hay
Đắp vào mụn cóc ít ngày sẽ thôi
Nếu bị Ong đốt nhớ bôi
Một viên Aspirin vào vết đau
Muốn lạc rang dầu giòn lâu
Phun ít rượu trắng bắt đầu trộn lên
Đợi cho khi lạc nguội thêm
Rắc một chút muối đã rang khô vào
Cá nướng không muốn tróc ít da nào
Trước khi nướng, hãy xoa vào mặt da
Một lớp mỡ mỏng, nhớ nha
Lúc đầu đun lửa lớn, sau là lửa nhỏ hơn
Cách khử mùi tanh của tôm
Khi luộc, cần nhớ thêm vào miếng quế thơm
Muốn cho cá hấp, béo ngậy hơn
Để lên mình cá miếng mỡ gà, vậy thôi
Nếu muốn Nách mình đỡ hôi
Rau Ngò hãy nhớ ăn nhiều nghe không?
Hạn chế căn bệnh tăng xông (Cao huyết áp)
Thường xuyên nhớ đến cái ông rau Cần
Nhai sống, hoặc uống trà Gừng
Nôn mửa sẽ hết, bạn đừng có quên
Ngó Sen xào, không muốn thâm đen
Trong khi xào, nhớ cho thêm nước vào
Bị côn trùng đốt thì sao?
Tinh dầu Tràm hãy bôi vào thật nhanh
Nếu muốn bảo quản quả Chanh
Cắt đôi (úp nửa còn) vào Dấm chua
Gan (muốn giải độc) thì mua
Mỗi tuần 2 – 3 quả trứng (ăn vừa vậy thôi)
Rau Cải, không thiếu được rồi
Uống thật nhiều nước, giúp hồi lại Gan
Muốn da trắng trẻo, mịn màng
Rửa, nước vo gạo đầu tiên, hàng ngày
Nếu bị mồ hôi chân, tay
Kiên trì ngâm nước muối mỗi ngày, bạn ơi
Mồm ăn hành, tỏi bị hôi
Cứ nhai một ít bã chè sẽ thơm
Khi ngủ nhớ ôm gối ôm
Hoặc nằm nghiêng trái, sẽ hết mồm NGÁY ò ó o
Để miếng sườn rán không co
Trước khi rán chúng, hãy tìm thớ gân
Tìm thấy chớ có tần ngần
Khía 2,3 phát 1 lần là ngon
Muốn bóc hoa quả dễ hơn
Nhúng vào nước nóng, đồng thời vớt ngay
Sưu tầm – tổng hợp

3 cách đơn giản giảm đau họng
Đau, ngứa cổ họng gây khó chịu… là biểu hiện đầu tiên của viêm nhiễm đường hô hấp. Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa nhất là mùa đông, mùa hanh khô. Khi bệnh mới mắc mà không kịp thời điều trị sẽ tiến triển thành viêm cấp.  Dưới đây là những đơn giản giúp khắc phục tình trạng trên.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng muối pha nước ấm có thể làm giảm đau họng và giúp hơi thở không bị hôi nhất là thời kỳ viêm nhiễm vùng hầu họng. Theo nghiên cứu cho biết 40% người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày có sự cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Tuy nhiên, cần pha với nước ấm và pha loãng, chỉ 1-2 thìa cà phê muối pha trong 240ml nước. Không nên pha sẵn 1 chai nước muối mà nên pha đủ dùng cho mỗi lần. Chú ý không được uống nước muối vào lúc này, vì có thể chứa vi khuẩn. Mỗi lần súc miệng trong khoảng 30-60 giây sau đó nhổ ra và súc miệng lại bằng nước đun sôi để nguội để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước.
Sử dụng mật ong
Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin có lợi mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm khuẩn. Nếu bị đau họng có thể sử dụng  mật ong kết hợp với gừng là một phương thuốc tuyệt vời đối phó với tình trạng này. Lấy chút gừng, rửa sạch giã dập, băm nhỏ, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm từng ít một. Sau đó hãy từ từ nuốt, họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi.
Hỗn hợp chanh – mật ong, gừng – mật ong giúp giảm đau họng hiệu quả.
Sử dụng mật ong với chanh cũng sẽ rất hiệu quả, chanh giúp diệt vi trùng tự nhiên trong cổ họng, mật ong làm dịu cơn đau họng. Cắt đôi quả chanh và vắt kiệt nước vào chiếc cốc, cả hạt. Thêm một thìa mật ong vào cốc nước chanh và khuấy đều. Sau đó có thể dùng một thìa nước thuốc hỗn hợp 3-4 tiếng  ngậm 1 lần sẽ có tác dụng giảm đau họng, tiêu đờm.
Chải răng thường xuyên và loại bỏ thói quen xấu
Ô nhiễm không khí ngoài trời gây kích ứng họng, ô nhiễm trong nhà, hút thuốc lá, lào, hóa chất cũng có thể gây đau họng. Uống rượu và các thức ăn nhiều gia vị cũng có thể gây kích ứng cổ họng. Chính vì vậy cần loại bỏ các thói quen xấu bằng cách: không hút thuốc lá, hạn chế uống cà phê và ăn các loại gia vị cay, nóng để giảm đau họng trong giai đoạn này. Khi ra đường cần mang khẩu trang giúp không bị viêm nhiễm nặng hơn, vì nếu bị ô nhiễm không khí (bụi, xăng dầu, khói xe) cũng khiến hệ hô hấp trên của bạn bị kích thích tăng tiết đờm, đau họng. Tuy nhiên, với khẩu trang vải, cần giặt ngay sau một ngày sử dụng để tránh vi trùng ứ đọng trong vải tấn công khi sử dụng lại.
Những ngày bị đau họng cần tăng cường chải răng, chải răng sau khi ăn giúp miệng sạch làm giảm nhiễm khuẩn, đau họng và hơi thở thơm tho. Nếu không đánh răng mà chỉ dùng tăm lấy thức ăn mắc kẽ răng không thể loại bỏ những mảng bám thức ăn và vi khuẩn trong miệng, khiến mức độ đau họng càng tăng.
Bác sĩ Nguyễn Yến

Bữa ăn của người Việt và con đường đến nghĩa địa rất ngắn
Bữa ăn của người Việt ngày càng hấp dẫn, ngon mắt… nhưng ăn là rước bệnh vào thân. Những cái chết được báo trước mà không ai tránh được.
“Con đường từ dạ dày tới nghĩa địa chưa bao giờ trở nên ngắn và dễ dàng đến thế”. Câu nói hài hước của một vị đại biểu Quốc hội về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm khiến nhiều người cười ồ nhưng lại rất đúng và nhận được sự quan tâm của nhiều cử tri. Câu chuyện về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa bao giờ nguội lạnh. Bởi nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống, tính mạng của tất cả mọi người, trong khi tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra ngày một nghiêm trọng, tinh vi, qua mắt được nhiều người.
Liên tiếp thời gian gần đây, lực lượng chức năng phát hiện chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt… đã khiến người tiêu dùng thực sự lo lắng. Vậy trước khi bị phát hiện đã có bao nhiêu tấn chất độc như vậy được những người nông dân sử dụng trong nông nghiệp rồi đem bán cho người tiêu dùng trong nước? Và chúng ta, mỗi người đã phải nuốt vào bụng bao nhiêu lạng, bao nhiêu cân chất cấm này?
Nước ta là nước nông nghiệp. Lẽ ra người dân phải cảm thấy hạnh phúc vì mình có được nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đằng này càng nhiều lại càng lo. Bởi lẽ, nếu như các loại hàng hóa nông sản xuất khẩu được kiểm soát chặt chẽ từ khâu giống, chăm sóc đến tận bàn ăn thì những thực phẩm phục vụ thị trường trong nước hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Thực tế thời gian qua, nhiều lô hàng nông sản xuất khẩu đã bị trả về. Những congtainer hàng hóa nông sản này sẽ đi đâu, về đâu và được xử lý như thế nào? Một vị quan chức của ngành nông nghiệp đã rất “vô tư” trả lời “Luộc lên là ăn được hết”… Hỡi ôi, một đất nước nông nghiệp có thứ hạng trên thế giới mà con dân của họ lại phải ăn những sản phẩm mà người khác không thể xài, phải “mò mẫm” tự bảo vệ mình. Ra chợ, vào siêu thị hay vào bất cứ cửa hàng thực phẩm sạch nào người dân cũng chẳng thể yên tâm. Bởi nhiều người kinh doanh bây giờ không còn trọng chứ “tín”. Người nông dân thì chỉ cần trồng được những loại rau củ quả mầu mỡ, những con lợn siêu trọng, thịt nạc nhìn thích mắt… chứ họ đâu quan tâm đến sức khỏe của đồng loại.
Người tiêu dùng mất niềm tin vào thị trường nông sản trong nước. Những nghi ngờ của người tiêu dùng là có căn cứ, bởi qua kiểm tra ngay tại Hà Nội, lực lượng chức năng đã phát hiện tình trạng trà trộn rau bẩn vào rau sạch để bán. Mớ rau đã vậy thì những thứ đắt hơn như thịt, cá… càng có thể xảy ra chuyện trà trộn này. Điều này có nghĩa dân mất tiền mua “mác” rau sạch, thịt sạch giá cao lại còn rước thuốc độc vào người.
Tại các thành phố lớn thị trường nông sản bẩn – sạch, thật – giả… lẫn lộn. Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội, trong 10 tháng của năm 2015, các cơ quan chức năng đã lấy 437 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và chợ đầu mối ở Hà Nội và các tỉnh lân cận để giám sát chất lượng ATTP. Hà Nội lấy 192 mẫu, các tỉnh, thành phố khác lấy 245 mẫu. Kết quả phân tích 356/437 mẫu, đã phát hiện 2/39 mẫu chè (5,12%) có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), tồn dư kim loại nặng vượt ngưỡng tối đa cho phép; 2/95 mẫu cá (2,1%) có dư lượng chất cấm; 2/42 mẫu (4,76%) rau có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng giới hạn cho phép trong khi năm 2014 chỉ tiêu này chỉ là 2,72%. 17/101 mẫu thịt (16,83%) phát hiện Salmonella. Đáng chú ý có 5/55 mẫu thịt lợn (9,1%) phát hiện dư lượng chất cấm tạo nạc Salbutamol.
Do đâu mà an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khiến người dân lo ngại? Lâu nay người ta vẫn bảo tại công tác quản lý chồng chéo, việc phối hợp liên ngành không hiệu quả. Thế nhưng, trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định: “Công tác đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm được các bộ ngành địa phương, đoàn thể phối hợp và có rất nhiều cố gắng, nhiều tiến bộ nhưng vẫn có nhiều bất cập, chưa đạt được mục tiêu mà nhân dân kỳ vọng. Có nhiều nguyên nhân nhưng chắc chắn không phải do sự phân công, phân nhiệm chồng chéo”.
Và cũng theo vị Phó Thủ tướng vận động người dân, các cơ quan đoàn thể tham gia công tác ATVSTP không chỉ liên quan tới việc thực hiện pháp luật mà còn liên quan tới đạo đức của con người.
Đạo đức con người mà Phó Thủ tướng đề cập chính là cái tâm của người nuôi trồng. Cùng với đó là sự thông thái của người tiêu dùng. Nếu người nông dân mà không có tâm, sử dụng chất cấm tràn lan, thì người tiêu dùng có siêu thông thái vẫn “dính đòn”. Mười lần đi chợ giữa bạt ngàn thực phẩm bẩn chả nhẽ không mua lẫn lần nào?
Còn người đứng đầu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát thì cho rằng, chế tài xử phạt trong lĩnh vực này hiện còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe: “Điều 244 Bộ luật Hình sự nói rằng, nếu buôn bán thực phẩm độc hại, gây thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe nghiêm trọng mới xử lý được. Tức là phải lăn ra chết mới xử lý. Ăn thực phẩm ít khi nào bị thế nên điều đó không thể xử lý được”.
Tuổi thọ người người Việt Nam ngày càng được cải thiện và tăng lên. Thế nhưng, sức khỏe của người dân lại là vấn đề đáng lo ngại. Nhiều người dành phần lớn thời gian sau tuổi nghỉ hưu trong bệnh viện. Gánh nặng bệnh tật, y tế đè nặng lên nhiều gia đình. Những gì tích lũy được thời trẻ khỏe giờ đây chủ yếu sử dụng cho chữa trị bệnh tật, nan y.
Vũ Hạnh
18 tuyệt chiêu bảo quản rau củ, trái cây
1. Hành tây đựng trong vớ (tất) da chân sẽ bảo quản được tới 8 tháng
Với những củ hành tây tròn to thế này, hãy nhét chúng vào những chiếc vớ da chân cũ, đã giặt sạch và thắt nút lại như hình, treo ở bất kỳ đâu bạn thấy tiện lợi trong bếp. Như vậy vừa đẹp cho căn bếp của bạn lại bảo quản hành tây tới tận 8 tháng cơ đấy.unnamed (18)
2. Hành lá xắt nhỏ đông lạnh trong chai nước khoáng
Nếu lỡ mua và xắt nhỏ quá nhiều hành lá, hành cọng, bạn chỉ việc nhét chúng vào chai nhựa, đậy nắp và bỏ tủ lạnh. Nhớ đừng để hành bị ướt kẻo chúng sẽ đóng lạnh thành một cục nhé.
unnamed (1)
3. Trữ túi giữ ẩm trong tủ lạnh
Đừng quên sử dụng những hộp đựng có lỗ như hình để những túi giữ ẩm không bị dính vào đồ ăn trong tủ lạnh nhé. Chỉ cần 3 túi như vậy thôi thì khả năng bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh của bạn cũng tăng lên gấp 3 lần đấy.
unnamed
4. Bọc rau bằng túi bóng và buộc lại trước khi bỏ tủ lạnh
Nếu có điều kiện, bạn có thể mua các loại túi bóng nhựa có dây kéo trong siêu thị, sẽ tiện lợi vô cùng. Nhưng nếu để tiết kiệm chi phí, cách đơn giản đó là bạn dùng túi bóng nilon trắng, bọc ngọn và lấy dây thun buộc lại ở gốc rồi bỏ tủ lạnh. Dễ dàng phải không nào?
unnamed (2)
5. Những loại rau chứa nhiều dầu nên để bên ngoài
Không nên bỏ những loại rau chứa nhiều dầu vào tủ lạnh. Bạn chỉ cần buộc hờ gốc lại để chúng khỏi rơi, rồi treo ở những nơi có không khí thoáng mát là được.
unnamed (3)
6. Dùng giấm để bảo quản dâu tây
Chuẩn bị một bát hỗn hợp một phần giấm trắng và 10 phần nước. Thả dâu tây vào, lắc nhẹ từng quả trong dung dịch đó rồi bỏ ra ngoài, để ráo nước và rửa sạch lại, đặt chúng trong tủ lạnh. Hỗn hợp này đã pha loãng đủ để khi ăn dâu bạn không cảm thấy vị giấm nữa, mà lại có thể bảo quản chúng trong một tuần hoặc hơn thế mà vẫn tươi và không bị mốc.
unnamed (4)
7. Đừng để hành chung với khoai tây
Điều này làm cả hai loại thực phẩm nhanh hỏng hơn. Nếu được để riêng ở những chỗ thoáng mát, khô ráo chúng sẽ bảo quản được lâu hơn nhiều.
unnamed (5)
8. Trữ khoai tây chung với táo để giữ cho chúng không nảy mầm
Thật lạ phải không nào? Nhưng tác dụng thì là thật đấy.
unnamed (6)
9. Đừng để chung táo thối với táo tươi
Chỉ cần một quả trong rổ táo bị thối thì những quả táo khác sẽ thối theo một cách nhanh chóng. Bạn hãy nhớ điều đó. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đúng theo nghĩa đen trong trường hợp này.
unnamed (7)
10. Để bơ bên cạnh phomát cắt dở để giữ chúng khỏi bị khô
unnamed (19)
11. Bọc cuống của nải chuối bằng giấy bóng
Cách này giúp nải chuối của bạn tươi ngon hơn 3 tới 5 ngày so với bình thường, nhất là khi bạn mua chuối đã chín sẵn. Chuối cũng tạo ra khí ethelyne nhiều hơn bất kỳ loại trái cây nào khác, vì thế đừng để riêng ra nhé.
unnamed (10)
12. Dùng giấy ăn để bảo quản rau sống
Mua quá nhiều rau sống để ăn bún, phở và muốn giữ lại? Hãy bọc bát rau sống bằng giấy bóng, và để bên trong một miếng giấy ăn, nó sẽ hút ẩm và giữ cho rau sống tươi ngon cả tuần liền đấy.
unnamed (11)
13. Lau dọn tủ lạnh thường xuyên
Khi một món nào đó trong tủ lạnh bị héo hoặc thối, nó sẽ để lại vô số vi khuẩn và mùi khó chịu bên trong và ám lên toàn bộ các món khác. Vì vậy hãy dọn dẹp và khử trùng tủ lạnh thường xuyên nếu bạn muốn tiếp tục bảo quản thực phẩm trong đó.
unnamed (12)
14. Cách bảo quản cà chua
Đừng bỏ cà chua vào túi bóng nhựa, như vậy chúng sẽ nhanh thối hơn bình thường. Những quả cà chua còn xanh nên được lật ngược lại, bỏ trong túi giấy hoặc các thùng các-tông mỏng ở những chỗ thoáng mát cho đến khi chín đỏ. Nếu muốn chín nhanh, hãy bỏ cà chua xanh chung với các loại trái cây khác. Cà chua đã chín thì cần hoàn toàn để ngoài nhiệt độ phòng, trên giá, chạn tránh xa ánh sáng mặt trời, không chạm vào nhau và cuống lên trên. Cà chua quá chín thì mới bỏ tủ lạnh, nhưng trước khi ăn thì bỏ chúng ra ngoài nhiệt độ phòng trở lại.
unnamed (13)
15. Sử dụng nút chai bỏ đi để đậy túi bóng
Trữ thực phẩm (đã khô nước) vào túi bóng, luồn qua phần đầu của những chai nhựa bỏ đi và đậy lại. Bạn đã có một chiếc túi đậy nắp bảo quản hết sức tiện lợi phải không nào?
unnamed (14)
16. Bỏ gừng vào ngăn đông lạnh
Không chỉ giúp bảo quản gừng tốt hơn, làm như vậy còn giúp bạn lột vỏ gừng dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí bạn chỉ cần bóc tay chứ không cần dùng tới dao nữa.
unnamed (15)
17. Rang hạt càng sớm càng tốt và bỏ hũ hạt vào tủ lạnh
Hạt được rang ngay khi mua về sẽ giữ hương vị lâu hơn, bảo quản tốt hơn mà vẫn có thể sử dụng cho những món ăn cần dùng tới chúng.
unnamed (16)
18. Sử dụng túi giấy để bọc nấm, đừng dùng túi bóng
Túi bóng khiến nấm dễ bị ẩm mốc. Hãy bỏ chúng vào những chiếc túi giấy khô ráo, còn để tủ lạnh hay ở bên ngoài, nơi thoáng mát là tùy bạn.
unnamed (17)
Nguồn: Yan News