ĐGH Phanxicô đã đến Bảo Gia Lợi
Giáo hoàng rời Rome lúc 7 giờ sáng để đến Sofia, Bulgaria. Đây là giai đoạn đầu tiên trong chuyến đi ba ngày của ngài tới Bulgaria và Bắc Macedonia.
Chuyến bay kéo dài hai giờ.
Khi đến sân bay quốc tế ở Sofia, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được Thủ tướng của quốc gia, Bojko Borisov, đón tiếp.
Chủ đề về vai trò của chuyến đi này lấy từ Tông Huấn “Pacem in Terris” của Gioan XXIII, hay “Hòa bình trên Trái đất.” Đó là vì hòa bình giữa tất cả mọi người.
Một trong những phái đoàn ngoại giao đầu tiên, Bruno Roncalli, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII tương lai, đã trở thành “vị khách tông đồ,” hoặc đại diện của giáo hoàng trước người Công giáo Bảo Gia Lợi.
Sau khi hạ cánh ở Sofia, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đi thẳng đến dinh tổng thống nơi diễn ra nghi thức đón tiếp.
Đức Thánh cha sẽ có những cuộc họp riêng với Thủ tướng Boiko Borisov, và với Tổng thống Rumen Radev.
Sau đó, ngài sẽ có bài phát biểu đầu tiên trước chính quyền quốc gia, đại diện của xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn
Chúa nhật này Đức Phanxicô sẽ đến trụ sở Thánh Hội đồng của Tòa Thượng phụ Bulgaria ở thủ đô Sofia. Nhưng nhà thờ chính tòa Alexandre Nevski vẫn là cấm địa của nhà lãnh đạo Giáo hội công giáo. Thật vậy, trong thế giới chính thống giáo sla-vơ, những người ủng hộ tinh thần đại kết không nhiều. Giáo sư người Hà Lan Basile Jacques ‘Bert’ Groen thường hay lặp đi lặp lại: “Thật qua đơn giản để đánh giá người chính thống giáo Rumani, Bulgaria hay Bắc Macedoina khi chúng ta sống thoải mái ở phương Tây”. Giáo sư Bert Groen là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Leuven, nhưng ông sống ở Graz, nước Áo nơi ông giữ chức chủ tịch Unesco về đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo ở đông-nam Âu châu. Giáo sư Bert Groen hiểu các tín hữu kitô ở đây chịu đau khổ đến độ nào: “Vì các lý do chiến lược nghiêm ngặt, sau Thế Chiến Thứ Hai, phương Tây đòi lại Hy Lạp – nơi lúc đó những người cộng sản mạnh hơn nhiều - và nhường phần còn lại của vùng vịnh Balkan và đông-nam Âu châu cho Stalin .”
Ở Rumania – nơi Đức Phanxicô sẽ đến vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 – cũng như ở Bulgaria, các chế độ cộng sản hà khắc đã đàn áp tín hữu kitô rất nặng nề. “Dĩ nhiên tín hữu tin lành, công giáo – kể cả những người theo ‘phái hợp nhất’ dù họ theo nghi thức byzantin của mình nhưng họ gắn kết với Rôma – là những người đau khổ nhất, và các người chính thống giáo cũng không tránh khỏi. Đây có lẽ là dịp để Đức Phanxicô, người luôn tìm cách có các cử chỉ sứ ngôn, có thể làm nổi bật tinh thần ‘đại kết của các vị tử đạo’ này. Thật vậy, Đức Phanxicô một lần nữa đến các nước ngoại vi và chắc chắn ngài sẽ lặp lại lời kêu gọi đối thoại ... Dù đối thoại đại kết trong thế giới sla-vơ không phổ biến mấy.
Không có các buổi lễ đại kết
Các nhà tổ chức chuyến đi đã không mạo hiểm để sống lại tình trạng bối rối của chuyến tông du năm 2002 khi Đức Gioan-Phaolô II đến thủ đô Sofia. Sau khi gặp Thượng phụ Maxim – người lớn hơn Đức Gioan-Phaolô II 6 tuổi – dự trù Đức Gioan-Phaolô II sẽ đến thăm nhà thờ chính tòa Alexandre Nevski, nhưng một giám mục phụ tá giáo phận Sofia đã khóa ngôi thánh đường nguy nga này và giấu chìa khóa. Sau đó giám mục “bảo vệ chính thống” này được lên chức ở Plovdiv, một trong các ghế giám mục có uy tín nhất Bulgaria. Giáo sư Bert Groen nói: “Tôi biết cá nhân tân Thượng phụ Néophyte. Đó là người dễ mến. Nhưng trong Thánh Hội đồng ngài làm chủ tịch có nhiều giám mục không ủng hộ đối thoại đại kết”.
Và Thánh Hội đồng cũng nhấn mạnh họ không mời Đức Giáo hoàng đến nhưng chính quyền Bulgaria mời và vì thế Thánh Hội đồng đón nhà lãnh đạo công giáo theo phép lịch sự. Thầy phó tế chính thống giáo người Bulgaria đã từng học ở Rôma sẽ là thông dịch viên trong cuộc gặp với Thượng phụ Néophyte, thầy đề nghị đi theo Đức Phanxicô trong suốt thời gian ngài đến Bulgaria nhưng đã bị cấm. Cũng như Thánh Hội đồng đã chính thức cấm mọi tu sĩ hay thành viên trong hàng giáo sĩ Giáo hội chính thống Bulgaria không được tham dự bất kỳ cuộc gặp liên tôn nào trong chuyến tông du của Đức Phanxicô. Giáo sư Groen ghi nhận: “Thái độ tiêu cực với tinh thần đại kết này đang gia tăng trong thế giới sla-vơ và ngay cả nơi tín hữu chính thống giáo ở Hy Lạp”.
Chống đối với tất cả chủ nghĩa hiện đại
Có nhiều giải thích cho thái độ miễn cưỡng này. Dĩ nhiên có các quan điểm thần học khác nhau, đặc biệt liên quan đến vai trò lãnh đạo trong Giáo hội, dù đó là lãnh đạo ở Rôma hay ở Constantinople. Nhưng các khác biệt quan trọng nhất thuộc về mặt chính trị và xã hội hơn là thần học. Vì ngược với quan điểm chính thức của Giáo hội công giáo – mà sau Công đồng Vatican II đã giải hòa với thế giới bên ngoài -, thì Giáo hội chính thống vẫn kiên quyết phản đối với tất cả chủ nghĩa hiện đại. Họ trung thành với chủ nghĩa truyền thống và chủ nghĩa dân tộc và không tin rằng thế tục hóa mang đến các cơ hội mục vụ mới như nhiều cấp lãnh đạo công giáo tin tưởng.
Sau cuộc gặp với Đức Phanxicô ở Cuba, Thượng phụ Cyril của Maxcơva buộc phải biện minh ở Maxcơva, kêu gọi việc đấu tranh vì quyền con người là một sự “dị giáo toàn cầu”. Và Maxcơva luôn giữ vị trí hàng đầu ở đông-nam Âu châu. Bởi vì cuộc xung đột trước hết là xung đột chính trị. Chẳng hạn, Giáo hội Chính thống Bulgaria dứt khoát theo Tòa Thượng phụ Maxcơva trong vụ rắc rối với Ucraina. Ngược lại, Giáo hội Chính thống Rumania luôn đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Đông và Tây – nhiều hơn là Bulgaria và Serbia -; điều này chắc chắn có liên quan đến ngôn ngữ vì người Rumania nói tiếng rôman. Giáo sư Bert Groen giải thích: “Tín hữu kitô dưới thời chế độ độc tài Nicolas Ceaucescu đã chịu đau khổ nhiều hơn người khác sau Bức Màn Sắt”.
Lịch julian cũ
Nhưng để hiểu thế giới chính thống giáo thì chúng ta phải hiểu lịch sử lâu dài các bất đồng chính kiến nội bộ và các xung đột bên ngoài. Giáo sư Groen giải thích: “Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, giới ưu tú ở Sofia đã không được thay thế. Họ chỉ thay đổi tên. Điều này tạo nên chia rẽ giữa “Hội đồng xanh” của các lực lượng tự do và “Hội đồng đỏ” của cựu Thượng phụ Maxim. Năm 2004, cựu quốc vương Siméon II của Saxe-Cobourg-Gotha trở thành Thủ tướng lấy tên là Simeon Saksoboerggotski đã chấm dứt tình trạng chia rẽ này. Mặt khác vẫn còn một số tín hữu chính thống giáo ở Bulgaria còn giữ lịch julian lịch có từ thời thượng cổ, dù lịch gregorian đã được đưa vào từ năm 1916; không cần phải nói, họ phản đối mọi xích lại gần với tinh thần đại kết .”
Dĩ nhiên Đức Phanxicô không phải chỉ đến Bulgaria, Bắc Macedoina và Rumania chỉ vì vấn đề đại kết. Như với tất cả chuyến đi của ngài, chủ đề di cư ở chủ đề hàng đầu. Chủ đề này rất nhạy cảm ở vùng vịnh Balkan. Giáo sư Groen nêu ra: “Tuy người công giáo không nhiều nhưng họ có ảnh hưởng vì cộng đồng tôn giáo của họ là cộng đồng sống, họ có nhiều sáng kiến trong lãnh vực giáo dục, đào tạo và các việc bác ái nơi các người tị nạn. Và vì một số lớn người mới đến là người công giáo – chẳng hạn những người giúp việc nhà là người Phi Luật Tân – những người ‘phái hợp nhất’ và những người công giáo thường tìm gặp nhau nhiều hơn”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch