SUY NIỆM TIN MỪNG CN V PS - LM. GIUSE ĐỖ VĂN THỤY
YÊU NHƯ CHÚA YÊU (Ga 13,31-35)
Thầy ban cho anh em điều răn mới là anh em hãy thương
yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga,13,34). Vậy chúng ta đã sống giới
răn mới đó như thế nào và tình yêu thương mà chúng ta đang sống đó là tình yêu
thương nào?
Nhân loại ngày
nay đã sáng chế ra Robot để làm thay con người nhưng Robot không biết yêu mà chỉ
là một chiếc máy vô hồn. Trong bài luận văn của em Phan
Hoàng Yến, học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội, đã gây ấn tượng
mạnh trong xã hội hôm nay.
Bài văn được viết như sau: có được
một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh
vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra robot, và càng ngày, robot càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người
để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc
sống. Chỉ lạ một điều: đó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt
tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để
khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết
giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với
mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những
chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm.
Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ.
Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú. Thấy cảnh
tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can. Vậy
đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy?
Quả thực, nếu
con người sống không có tình yêu thì cũng chỉ là một Robot cô độc lạnh lùng mà
thôi. Nhân loại ngày nay có thể sáng chế ra Robot để làm thay con người nhưng
đáng tiếc Robot thì không có tình yêu, vì nó chỉ là cái máy không hồn. Phải
chăng nó cũng là phản ảnh lối sống vô cảm không hồn của con người thời đại hôm
nay? Có mọi sự nhưng thiếu tình yêu.
Quả thật Robot ngày nay có thể đọc kinh, hát thánh ca nhưng không có tình yêu trong hành động của mình. Robot ngày nay có thể đi chợ, quét nhà, ru em nhưng vô cảm với công việc của mình. Nói đúng hơn, Robot có thể nói, có thể làm nhưng vô hồn, vô cảm, lạnh lùng vì thiếu tình yêu.
Đạo Công Giáo đặt nền tảng trên tình yêu. Yêu Chúa, yêu người. Yêu Chúa không dừng lại ở việc máy móc đi lễ hay đọc kinh ra rả, nhưng phải yêu Chúa hết lòng hết trí khôn và yêu thương anh em như chính bản thân mình. Chính vì vậy Chúa đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay: "Thầy ban cho anh em điều răn mới là ành em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga,13,34
Quả thật Robot ngày nay có thể đọc kinh, hát thánh ca nhưng không có tình yêu trong hành động của mình. Robot ngày nay có thể đi chợ, quét nhà, ru em nhưng vô cảm với công việc của mình. Nói đúng hơn, Robot có thể nói, có thể làm nhưng vô hồn, vô cảm, lạnh lùng vì thiếu tình yêu.
Đạo Công Giáo đặt nền tảng trên tình yêu. Yêu Chúa, yêu người. Yêu Chúa không dừng lại ở việc máy móc đi lễ hay đọc kinh ra rả, nhưng phải yêu Chúa hết lòng hết trí khôn và yêu thương anh em như chính bản thân mình. Chính vì vậy Chúa đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay: "Thầy ban cho anh em điều răn mới là ành em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga,13,34
Vậy "Yêu
Như Chúa Yêu" là như thế nào?
Với bản tính tự
nhiên, chúng ta thường giới hạn tình yêu nơi những người thân cận: Yêu thương
những kẻ thuộc về mình
như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em và những người yêu thương chúng ta, những
người có thể đền đáp công ơn cho chúng ta. Nhưng để yêu như Chúa, chúng ta
không được dừng lại ở đó, chính Chúa Giêsu đã nói: “nếu các ngươi yêu thương
những kẻ yêu thương các ngươi, thì có công cán gì? Những người thu thuế chẳng
làm như thế sao”? (Mt 5,6).
Vì vậy, "Yêu Như Chúa Yêu" là phải đi xa hơn: yêu thương hết mọi người; yêu thương những
người không có gì để đền đáp cho chúng ta; yêu thương cả những người bất đồng ý
kiến; yêu thương những người không yêu thương chúng ta; thậm chí chúng ta cần
phải yêu thương những người ghét bỏ chúng ta, bách hại chúng ta. Đó là tình yêu
phổ quát, tình yêu không loại trừ một ai.
"Yêu
Như Chúa Yêu" là biết cúi xuống rửa chân cho nhau để bày tỏ một
tình yêu sâu thẳm, cho dù người ấy là Giuđa, kẻ phản bội tình yêu.
Yêu "Yêu Như Chúa Yêu" là biết hạ mình xuống ngang hàng với người mình
yêu để cảm thông, chia sẻ và yêu thương như "bạn hữu thân tình".
Yêu "Yêu Như Chúa Yêu" là "yêu cho đến cùng",
yêu cho đến chết và chết trên thập giá. Vâng, kể từ khi Con Thiên Chúa đã yêu
thương nhân loại cho đến cùng, thì luật yêu thương đã trở thành điều răn mới, mới
ở đây chính là yêu "Yêu Như Chúa Yêu".
Như vậy, yêu "Yêu Như Chúa Yêu" không phải là tình yêu vị kỷ (Eros). Yêu người khác chỉ để lợi dụng, chỉ để
chiếm đoạt. Còn Yêu "Yêu Như Chúa Yêu" chính là tình yêu vị tha (Agapé). Agapè là thứ tình yêu xả kỷ, vị tha, chỉ biết
tìm hạnh phúc cho người khác. Đó là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ
khác, quên mình, quên hạnh phúc của mình để nghĩ đến người khác. Nó không phải là tình yêu theo bản năng,
ưa thích những gì đẹp đẽ nơi người khác, mà là sẵn lòng vươn tới tha
nhân, hành động vì lợi ích của tha nhân. Nó không phải là yêu thương dành
cho thân thuộc mà thôi, nhưng cho hết mọi thành viên trong nhân loại.
Chúng
ta chỉ có thể yêu "Yêu Như Chúa Yêu" khi chúng ta dám xả thân đến
mức như Chúa
Giêsu đã hiến dâng mạng sống
cho chúng ta.
Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu hiến thân cho người mình yêu. Amen.