Tin Mừng Chúa Nhật III Phục Sinh Năm C
Bài Ðọc I: Cv 5, 27b-32.
40b-41
"Chúng tôi là chứng
nhân các lời đó cùng với Thánh Thần".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, thầy
thượng tế hỏi các tông đồ rằng: "Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy
mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả
Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi
ư?" Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn
là vâng lời người ta. Thiên Chúa cha ông chúng ta đã cho Ðức Giêsu sống lại,
Ðấng mà các ông đã giết khi treo Người trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền
năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Ðấng Cứu Ðộ, để ban cho Israel được ăn năn
sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh
Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người!" Họ ra lệnh
đánh đòn các tông đồ và tuyệt đối cấm không được nhân danh Ðức Giêsu mà giảng
dạy nữa, đoạn tha các ngài về. Vậy các ngài ra khỏi công nghị, lòng hân hoan vì
thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Ðức Giêsu. Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 29, 2 và 4. 5 và 6. 11 và 12a và 13b
Ðáp: Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con (c.
2a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con ca
tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa,
Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài đã cứu con khỏi số người đang
bước xuống mồ. - Ðáp.
2) Các tín đồ của Chúa, hãy
đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu
trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp
cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng vui hoan hỉ. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và
xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời
than khóc thành khúc nhạc cho con; lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán
tụng Chúa tới muôn đời. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Kh 5, 11-14
"Chiên Con đã bị
giết, xứng đáng lãnh nhận quyền năng, ...vinh quang và lời chúc tụng".
Trích sách Khải Huyền của
Thánh Gioan.
Tôi là Gioan, đã thấy và nghe
tiếng các thiên thần đông đảo vòng quanh ngai vàng, tiếng các sinh vật và các
vị kỳ lão; số họ đông hằng ngàn hằng vạn, họ lớn tiếng tung hô rằng:
"Chiên Con đã bị giết, xứng đáng lãnh nhận quyền năng, phú quý, khôn
ngoan, sức mạnh, danh dự, vinh quang và lời chúc tụng". Tôi lại nghe mọi
thọ tạo trên trời, trên đất, dưới đất, trên biển và dưới biển, tung hô rằng:
"Chúc Ðấng ngự trên ngai và chúc Chiên Con được ca tụng, danh dự, vinh
quang, quyền năng đến muôn đời". Bốn sinh vật thưa: "Amen", và
hai mươi bốn vị kỳ lão sấp mặt xuống và thờ lạy Ðấng hằng sống muôn đời. Ðó là
lời Chúa.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo
Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 21, 1-14 {hoặc 1-19}
"Chúa Giêsu đến, cầm
bánh và cá trao cho họ ăn".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở
bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau:
"Simon-Phêrô, Tôma (cũng gọi là Ðiđymô), Nathanael quê tại Cana xứ
Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ khác nữa đang ở với nhau. Simon
Phêrô bảo: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng
tôi cùng đi với ông". Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông
không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển,
nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: "Này các con,
có gì ăn không?" Họ đồng thanh đáp: "Thưa không". Chúa Giêsu
bảo: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Các ông liền thả lưới
và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu liền nói
với Phêrô: "Chính Chúa đó". Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác
áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và
kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.
Khi các ông lên bờ, thấy có
sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: "Các con hãy mang cá mới
bắt được lại đây". Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn
cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới
không rách. Chúa Giêsu bảo rằng: "Các con hãy lại ăn". Không ai trong
đám ngồi ăn dám hỏi "Ông là ai?", vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa
Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Ðây là
lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ khi Người từ cõi chết sống
lại.
[Vậy khi các Ngài đã điểm tâm xong, Chúa Giêsu hỏi Simon
Phêrô rằng: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này
không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy".
Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người lại
hỏi: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp:
"Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con
hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người hỏi ông lần thứ ba:
"Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Phêrô buồn phiền,
vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba: "Con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp:
"Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo
ông: "Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con
biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già,
con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con
không muốn đến". Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm
sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: "Con hãy theo
Thầy".] Ðó là
lời Chúa.
Suy Niệm:
Chúa Giêsu Phục Sinh hiện đến
và cho các tông đồ kéo được một mẻ lưới đầy cá. Sức sống Chúa Phục Sinh được
ban cho các tông đồ để biến đổi các ông từ chỗ làm việc không mấy kết quả đến
có kết quả ngoài sức tưởng tượng.
Ngày nay Ðức Giêsu Phục Sinh
cũng vẫn đang hiện diện và đồng hành giữa chúng ta. Ngài vẫn tiếp tục can thiệp
vào từng công việc, từng cảnh huống trong cuộc đời của chúng ta. Trong niềm tin
phó thác hoàn toàn theo sự hướng dẫn của Ngài, cuộc đời chúng ta sẽ được hạnh
phúc tràn đầy.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin thánh hóa
cuộc sống của chúng con. Xin thánh hóa từng công việc của chúng con. Mỗi khi
chúng con bắt tay làm việc xin Chúa giúp sức, để từ khởi sự đến khi hoàn thành,
chúng con đều cậy nhờ ân sủng của Chúa. Amen.
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
CHỦ
TẾ: Anh chị em thân mến, Đức Giêsu đã chết
và sống lại vinh quang, đem niềm vui cho toàn thế giới. Chúng ta hãy hân hoan
ca tụng Người và dâng lời cầu xin:
- Đức
Thánh Cha (Phanxico) kế vị thánh Phêrô để củng cố niềm tin của Dân Chúa
trên khắp hoàn cầu / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa gìn giữ người luôn được
bình an và ban cho người một sức khoẻ dồi dào.
- Vâng
lệnh Đức Giêsu / các tông dồ đã thu được một mẻ cá lạ lùng / Chúng ta hiệp
lời cầu xin cho hoạt động rao giảng Tin Mừng của các nhà truyền giáo cũng
đạt được những kết quả như lòng ước mong.
- Không
có Thầy / anh em không làm gì được / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi tín
hữu hiểu rằng với ơn Chúa trợ giúp họ sẽ đạt được những kết quả bất ngờ.
- Hãy
đi theo Thầy / Đức Giêsu mời gọi thánh Phêrô / nhưng cũng mời gọi hết thảy
những ai tin Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ Sơn Lộc
chúng ta luôn dấn thân theo Chúa / bất chấp mọi hiểm nguy gian khổ trong đời
sống thường ngày.
CHỦ
TẾ: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con cũng
biết noi gương thánh Phêrô mà xác nhận lòng thương mến của chúng con đối với
Chúa, không phải bằng những lời nói suông mà bằng những việc làm cụ thể trong đời
sống đức tin thường ngày. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
SUY NIỆM TIN MỪNG CN 3 PHỤC SINH - LM. GIUSE ĐỖ VĂN THỤY.
MẺ LƯỚI ĐẦY CÁ (Ga 21,1-14)
Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta nhìn lại
phép lạ “Mẻ Lưới Đầy Cá” tại biển hồ Galilê. Chúng ta không thể nắm trọn vẹn ý
nghĩa phép lạ “Mẻ Lưới Đầy Cá”, nếu chúng ta không đi vào bầu khí của ngày đầu
Phục Sinh khi Chúa hiện ra và ra lệnh cho các môn đệ: “…Người đã trỗi dậy từ
cõi chết và người đi Galilê trước các ông, ở đó các ông sẽ được thấy Người” (Mt
28,7). Một câu hỏi đặt ra là “tại sao Chúa lại hẹn gặp các môn đệ tại Galilê mà lại không ở một
nơi nào khác? Cũng như “tại sao Mẻ Lưới Đầy Cá lại xảy
ra ở biển hồ Galilê mà
lại không ở một nơi nào khác?” Đây chính là chìa khóa để chúng ta đi vào phép
lạ “Mẻ Lưới Đầy Cá.”
1.GALILÊ, ĐIỂM HẸN CỦA CHÚA
GIÊSU
Chúng ta cần dừng lại thật lâu bên mộ Chúa để hiểu mầu nhiệm Vượt Qua. Một ngôi mộ mới, chưa chôn cất ai. Ngôi mộ này ngôi mộ của ông Giuse, một môn đệ âm thầm của Đức Giêsu. Ngôi mộ nằm im lìm như trăm ngàn ngôi mộ khác. Một tảng đá to ngạo nghễ che cửa mồ. Xác Đức Giêsu nằm trong mộ, tối tăm, như hạt lúa ủ trong lòng đất.
Một đêm thật u buồn, thật ảm đạm! Ba phụ nữ chỉ mong cho chóng sáng. Họ thấp thỏm không ngủ được, chỉ nghĩ đến ngôi mộ, với xác của Thầy nằm đó. Và khi lóe lên những tia nắng đầu tiên của mặt trời, thì cả ba đã sẵn sàng ra thăm mộ, với dầu thơm vừa mua được để ướp xác.
Khi đi đường, họ chỉ có một nỗi bận tâm: "Ai sẽ lăn tảng đá ra cho chúng ta?" Tảng đá to lớn, thật là một trở ngại... Nhưng lạ thay, khi đến nơi, các bà thấy tảng đá đã được lăn ra một bên, và xác của Thầy cũng không còn ở đó nữa. Sứ thần Chúa loan báo Tin Vui: Đấng Bị Đóng Đinh đã chỗi dậy, Ngài hẹn gặp các môn đệ tại Galilê.
Tại sao Chúa lại hẹn gặp các môn đệ tại Galilê mà lại không ở một nơi nào khác?
Vậy việc hẹn gặp ở Galilê mang ý nghĩa gì?
Và đâu là lý do để Chúa hẹn gặp các môn đệ ở Galilê?
Câu trả lời vẫn là: Galilê là quê hương của các môn đệ.
Mọi sự đều bắt đầu ở đó. Một ngày kia, Đức Giêsu đã đến với họ. Ngài bắt gặp họ đang hành nghề đánh cá. Họ hết sức xúc động trước cái nhìn và lời lẽ của Ngài. Họ bị đánh động và cảm thấy như một niềm hy vọng mãnh liệt vươn dậy trong lòng, đến nỗi họ đã không ngần ngại đi theo Ngài với niềm hăng say nhiệt tình của tuổi trẻ và với tất cả niềm hạnh phúc vì đã tìm ra Đấng mà các tiên tri loan báo, Đấng mà mọi người chờ mong.
Galilê, đó là nơi mà Đức Giêsu đã để lại dấu vết hiện diện của Ngài:
- là Cana, nơi Ngài đã hóa nước thành rượu ngon,
- là ngọn núi nơi Ngài công bố các Mối Phúc Thật,
- là những phép lạ chữa lành bệnh tật mà họ là nhân chứng với tất cả sự kinh ngạc,
- là những đám đông hứng khởi và ngày một đông đảo hơn,
- là những bữa ăn cùng nhau chia sẻ,
- là những nẻo đường rong ruổi mà các môn đệ đi theo Đức Giêsu.
Như thế, Galilê, một vùng đất đã ghi đậm kỷ niệm về tất cả những lời nói và hành động hết sức gần gũi của Đức Giêsu Nagiaret. Chính vì vậy, biến cố Phục Sinh cần phải được nối lại với những gì xảy ra trước đó ở Galilê.
Trở lại Galilê là cách thức giúp họ tìm lại một con người rất thật và rất gần gũi của Đức Giêsu. Gặp lại như thế quả là hết sức cần thiết, nhất là vào thời điểm mà Đức Giêsu khẳng định với họ cách long trọng về vương quyền của Ngài trước khi trở về với Chúa Cha (Mt 28,18).
Các môn đệ cần phải hiểu rằng không có sự cắt đứt giữa Đức Giêsu Lịch Sử và Đức Chúa Phục Sinh, Đấng chiến thắng sự chết cũng chính là con người rất gần gũi, “rất người’ mà họ đã từng kề cận, đã từng chung sống.
Được gặp lại Đức Giêsu Phục Sinh ở Galilê, nghĩa là ở chính nơi mà họ đã biết đến, đã ngưỡng mộ và yêu mến Ngài, quả là một khoảnh khắc mang tính chất quyết định. Cuộc gặp gỡ đã nối kết vinh quang của Đấng Phục Sinh với cuộc đời trần thế của Ngài và do đó tạo nên một ký ức sống động về kinh nghiệm Tin Mừng Phục Sinh. Các môn đệ sống lại kinh nghiệm đó, nhưng lần này là trong Ánh Sáng Phục Sinh. Từ nay tâm trí họ, Đức Giêsu Lịch Sử và Đức Chúa Phục Sinh là một.
Hơn nữa, một điều chúng ta cần lưu ý ở đây là việc trở lại Galilê cũng như việc Chúa Phục Sinh tỏ mình cho các môn đệ xảy ra giữa hai biến cố Phục Sinh và Hiện Xuống. Vì thế, cần phải hiểu việc Chúa hiện ra tại Galilê như sự chuẩn bị cho biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống. Với cuộc gặp gỡ này, Chúa Giêsu cho môn đệ thấy rằng, vinh quang Thiên Chúa mà Ngài vừa bước vào cũng chính là ánh vinh quang của đức ái thần linh đã dẫn dắt Ngài suốt trên con đường trần thế và đưa Ngài đến chỗ trao hiến chính mạng sống mình. Sự trao hiến này mạnh hơn cả sự chết và đó cũng chính là sự sống mà Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại.
Như vậy việc trở lại Galilê mang chiều kích của một kinh nghiệm thiêng liêng, chứ không phải chỉ là sự trở về một nơi chốn theo nghĩa địa lý. Đó thực sự là một cuộc khám phá, dưới ánh sáng của ChúaThánh Thần. Dưới ánn sáng của Chúa Thánh Thần, các môn đệ cũng như chúng ta khám phá ra nơi nhân tính của Đức Kitô Lịch Sử, một tình yêu siêu việt đã hiến ban cho chúng ta cách nhưng không. Khi đón nhận tình yêu này, chúng ta thông hiệp vào sự sống viên mãn. Một sự sống vừa nâng cao và tái tạo chúng ta từ nơi thâm sâu của con người, vừa dẫn đưa chúng ta vào một thế giới rộng lớn bao la. Một kinh nghiệm như thế cho chúng ta thấy rằng mình được nâng đỡ, được bao bọc bởi một tình yêu, một tình yêu chỉ mong muốn thông ban sự sống, thông ban sự thánh thiện, thông ban niềm vui và vinh quang của Thiên Chúa cho chúng ta.
Chúng ta cần dừng lại thật lâu bên mộ Chúa để hiểu mầu nhiệm Vượt Qua. Một ngôi mộ mới, chưa chôn cất ai. Ngôi mộ này ngôi mộ của ông Giuse, một môn đệ âm thầm của Đức Giêsu. Ngôi mộ nằm im lìm như trăm ngàn ngôi mộ khác. Một tảng đá to ngạo nghễ che cửa mồ. Xác Đức Giêsu nằm trong mộ, tối tăm, như hạt lúa ủ trong lòng đất.
Một đêm thật u buồn, thật ảm đạm! Ba phụ nữ chỉ mong cho chóng sáng. Họ thấp thỏm không ngủ được, chỉ nghĩ đến ngôi mộ, với xác của Thầy nằm đó. Và khi lóe lên những tia nắng đầu tiên của mặt trời, thì cả ba đã sẵn sàng ra thăm mộ, với dầu thơm vừa mua được để ướp xác.
Khi đi đường, họ chỉ có một nỗi bận tâm: "Ai sẽ lăn tảng đá ra cho chúng ta?" Tảng đá to lớn, thật là một trở ngại... Nhưng lạ thay, khi đến nơi, các bà thấy tảng đá đã được lăn ra một bên, và xác của Thầy cũng không còn ở đó nữa. Sứ thần Chúa loan báo Tin Vui: Đấng Bị Đóng Đinh đã chỗi dậy, Ngài hẹn gặp các môn đệ tại Galilê.
Tại sao Chúa lại hẹn gặp các môn đệ tại Galilê mà lại không ở một nơi nào khác?
Vậy việc hẹn gặp ở Galilê mang ý nghĩa gì?
Và đâu là lý do để Chúa hẹn gặp các môn đệ ở Galilê?
Câu trả lời vẫn là: Galilê là quê hương của các môn đệ.
Mọi sự đều bắt đầu ở đó. Một ngày kia, Đức Giêsu đã đến với họ. Ngài bắt gặp họ đang hành nghề đánh cá. Họ hết sức xúc động trước cái nhìn và lời lẽ của Ngài. Họ bị đánh động và cảm thấy như một niềm hy vọng mãnh liệt vươn dậy trong lòng, đến nỗi họ đã không ngần ngại đi theo Ngài với niềm hăng say nhiệt tình của tuổi trẻ và với tất cả niềm hạnh phúc vì đã tìm ra Đấng mà các tiên tri loan báo, Đấng mà mọi người chờ mong.
Galilê, đó là nơi mà Đức Giêsu đã để lại dấu vết hiện diện của Ngài:
- là Cana, nơi Ngài đã hóa nước thành rượu ngon,
- là ngọn núi nơi Ngài công bố các Mối Phúc Thật,
- là những phép lạ chữa lành bệnh tật mà họ là nhân chứng với tất cả sự kinh ngạc,
- là những đám đông hứng khởi và ngày một đông đảo hơn,
- là những bữa ăn cùng nhau chia sẻ,
- là những nẻo đường rong ruổi mà các môn đệ đi theo Đức Giêsu.
Như thế, Galilê, một vùng đất đã ghi đậm kỷ niệm về tất cả những lời nói và hành động hết sức gần gũi của Đức Giêsu Nagiaret. Chính vì vậy, biến cố Phục Sinh cần phải được nối lại với những gì xảy ra trước đó ở Galilê.
Trở lại Galilê là cách thức giúp họ tìm lại một con người rất thật và rất gần gũi của Đức Giêsu. Gặp lại như thế quả là hết sức cần thiết, nhất là vào thời điểm mà Đức Giêsu khẳng định với họ cách long trọng về vương quyền của Ngài trước khi trở về với Chúa Cha (Mt 28,18).
Các môn đệ cần phải hiểu rằng không có sự cắt đứt giữa Đức Giêsu Lịch Sử và Đức Chúa Phục Sinh, Đấng chiến thắng sự chết cũng chính là con người rất gần gũi, “rất người’ mà họ đã từng kề cận, đã từng chung sống.
Được gặp lại Đức Giêsu Phục Sinh ở Galilê, nghĩa là ở chính nơi mà họ đã biết đến, đã ngưỡng mộ và yêu mến Ngài, quả là một khoảnh khắc mang tính chất quyết định. Cuộc gặp gỡ đã nối kết vinh quang của Đấng Phục Sinh với cuộc đời trần thế của Ngài và do đó tạo nên một ký ức sống động về kinh nghiệm Tin Mừng Phục Sinh. Các môn đệ sống lại kinh nghiệm đó, nhưng lần này là trong Ánh Sáng Phục Sinh. Từ nay tâm trí họ, Đức Giêsu Lịch Sử và Đức Chúa Phục Sinh là một.
Hơn nữa, một điều chúng ta cần lưu ý ở đây là việc trở lại Galilê cũng như việc Chúa Phục Sinh tỏ mình cho các môn đệ xảy ra giữa hai biến cố Phục Sinh và Hiện Xuống. Vì thế, cần phải hiểu việc Chúa hiện ra tại Galilê như sự chuẩn bị cho biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống. Với cuộc gặp gỡ này, Chúa Giêsu cho môn đệ thấy rằng, vinh quang Thiên Chúa mà Ngài vừa bước vào cũng chính là ánh vinh quang của đức ái thần linh đã dẫn dắt Ngài suốt trên con đường trần thế và đưa Ngài đến chỗ trao hiến chính mạng sống mình. Sự trao hiến này mạnh hơn cả sự chết và đó cũng chính là sự sống mà Thiên Chúa tặng ban cho nhân loại.
Như vậy việc trở lại Galilê mang chiều kích của một kinh nghiệm thiêng liêng, chứ không phải chỉ là sự trở về một nơi chốn theo nghĩa địa lý. Đó thực sự là một cuộc khám phá, dưới ánh sáng của ChúaThánh Thần. Dưới ánn sáng của Chúa Thánh Thần, các môn đệ cũng như chúng ta khám phá ra nơi nhân tính của Đức Kitô Lịch Sử, một tình yêu siêu việt đã hiến ban cho chúng ta cách nhưng không. Khi đón nhận tình yêu này, chúng ta thông hiệp vào sự sống viên mãn. Một sự sống vừa nâng cao và tái tạo chúng ta từ nơi thâm sâu của con người, vừa dẫn đưa chúng ta vào một thế giới rộng lớn bao la. Một kinh nghiệm như thế cho chúng ta thấy rằng mình được nâng đỡ, được bao bọc bởi một tình yêu, một tình yêu chỉ mong muốn thông ban sự sống, thông ban sự thánh thiện, thông ban niềm vui và vinh quang của Thiên Chúa cho chúng ta.
2.MẺ LƯỚI ĐẦY CÁ
Không
có trang Tin Mừng nào giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa của cuộc hẹn tại Galilê hơn
là trình thuật về việc Chúa hiện ra bên bờ hồ trong Tin Mừng Gioan. Một trình
thuật thật sống động, cho chúng ta thấy
cách đơn giản và sâu sắc cuộc gặp gỡ giữa Đấng Phục Sinh với các
môn đệ của Ngài.
Các
môn đệ bấy giờ đã trở về Galilê. Họ gặp lại khung cảnh của mình, thậm chí trở
về với nghề đánh cá. Phêrô đi bước đầu làm gương: “Tôi đi đánh cá đây”. Và
những người khác cũng bắt chước theo: “Chúng tôi cùng đi với anh”.
Mọi
người ra đi, lên thuyền. Nhưng đêm ấy họ không bắt được con cá nào (Gn
21,3).
Trở
về lúc sáng sớm, từ trên thuyền họ thấy một người đứng trên bờ. Người đó có vẻ
như đang chờ đợi họ.
Quả
vậy, khi khoảng cách đủ gần để nghe, người đó nói với họ: “Này các con,
không có gì ăn ư?”Các ông trả lời: “Thưa không”. Người đó lại nói: “Cứ thả lưới
xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống,
nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy cá” (Gn
21,4-6). Bấy giờ người môn đệ Đức Giêsu yêu mến nói với Phêrô: “Chúa đó”. Gioan
đã nhận ra Ngài. Ngay lập tức Phêrô nhảy ngay xuống biển và bơi vào gặp Thầy.
Khoảng cách chỉ gần một trăm thước. Các môn đệ khác chèo thuyền vào sau, kéo
theo lưới đầy cá.
Khi
đã lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn bếp hồng với cá đặt trên, và có cả bánh
nữa.
Đức
Giêsu bảo các ông : “Đem ít cá mới bắt được tới đây”. Rồi Đức Giêsu nói: “Anh em đến
mà ăn.” Không ai trong đám môn đệ dám hỏi: “Ông là ai?” Vì các
ông biết đó là Chúa (Gn 21,7-13).
“Chúa
đó!” Quả thật, đúng là Ngài. Các môn đệ gặp lại đúng con người ngày xưa khi
Ngài lần đầu tiên đến với họ bên bờ hồ. Bây giờ lại một lần nữa Ngài
đến bên họ, vẫn gần gũi và thân mật như thuở ban đầu.
Sự
tỏ hiện của Đấng Phục Sinh với các môn đệ bên bờ hồ Galilê không có gì là kinh
dị hoặc gây choáng ngợp. Ngài đến với họ không hào quang rực rỡ, chỉ như một
con người rất ư đơn giản. Lời Ngài nói cũng thế, rất thân tình: ‘Này các con,
không có gì ăn ư?” Hay lời mời: “Anh em đến mà ăn”. Ngay cả mẻ cá lạ lùng vẫn
có cái gì đó quen thuộc đối với các môn đệ, bởi nó gợi nhớ lại thuở ban đầu của
sứ vụ ở Galilê cũng như nhắc lại dấu ấn của Thầy: một vị Thầy quan tâm đến nghề
nghiệp của họ và tỏ ra gần gũi với họ.
Chính
vì thế mà tâm trí họ có thể nối kết cách rất tự nhiên Đấng Phục Sinh với vị Thầy mà họ đã từng
biết : Đức Giêsu Nagiaret.[1]
Được
gặp gỡ Đấng Phục Sinh ở Galilê, nghĩa là ở chính nơi mà họ đã biết đến, đã
ngưỡng mộ và yêu mến Người, quả thực là một khoảnh khắc mang tính chất quyết
định.
Cuộc
gặp gỡ đã nối kết vinh quang của Đấng Phục Sinh với cuộc đời trần thế của Người
và do đó tạo nên một ký ức sống động về kinh nghiệm Tin Mừng. Các môn đệ sống lại
kinh nghiệm đó, nhưng lần này là trong ánh sáng Phục Sinh. Từ nay trong tâm trí
họ, Đức Giêsu Nagiaret và Đấng Phục Sinh là một.
3.BIỂN
HỒ GALILÊ VỚI CHÚNG TA HÔM NAY
Chính tại Biển Hồ năm xưa các môn đệ đã
nhận ra Chúa Kitô Phục Sinh. Hôm nay Chúa Kitô Phục Sinh cũng vẫn tiếp tục đồng
hành với chúng ta. Nhưng trên Biển Hồ cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận
buồm xuôi gió. Dòng đời thường có những khúc quanh bất ngờ. Có những lúc chúng
ta phải đối diện với những vất vả, lên ghềnh xuống thác. Có những lúc niềm tin
bị chao đảo trước những thử thách của cuộc sống. Có những lúc chúng ta hoảng
hốt không nhận ra đâu là bến bờ. Những lúc đó không dễ gì chúng ta nhận ra bàn
tay quan phòng của Thiên Chúa. Nhưng chính lúc đó lại là lúc Đức Kitô Phục Sinh
đang âm thầm vẫy gọi chúng ta.
Rồi khi chúng ta bị chán nản và thất vọng.
Khi chúng ta đã cố gắng hết sức. Cố gắng bằng tất cả những khả năng tự nhiên
cũng như siêu nhiên. Cố gắng hết sức bằng những nỗ lực tinh thần cũng như thể
xác. Nhưng chúng ta vẫn gặp những thất
bại này rồi đến những thất bại khác. Chúng ta như bị chìm ngập trong tủi nhục.
Chúng ta thất vọng. Chúng ta cô đơn. Chúng ta muốn buông xuôi. Chúng ta muốn bỏ
cuộc. Nhưng chính lúc ấy lại là lúc chúng ta phải nhìn vào các môn đệ trên Biển
Hồ. Hãy tin tưởng và thả lưới. Và một mẻ lưới đầy cá sẽ đến với chúng ta. Amen