SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC THƯƠNG XÓT
Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. (Mc 6,12)
Suy niệm: Lời rao giảng đầu tiên của Gio-an Tẩy Giả là: “Anh em hãy sám hối” (Mt 3,2). Khởi đầu sứ vụ của mình, Đức Giê-su cũng rao giảng: “Anh em hãy sám hối” (Mt 4,17). Đến lượt các môn đệ được sai đi rao giảng, các ông cũng kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Sám hối là điều kiện để được tha thứ, được Chúa xót thương. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót (Ep 2,4), Người muốn thi thố lòng thương xót đến mọi người. Tuy nhiên, phía con người cần phải ăn năn sám hối để lãnh nhận ơn cứu độ hay lãnh nhận sự thương xót của Chúa. Như cái máng muốn thông nước cần dọn sạch rác rưởi, cũng vậy tâm hồn tội lỗi muốn lãnh nhận lòng thương xót của Chúa cũng cần ăn năn sám hối.
Mời Bạn: Nói tới sám hối chúng ta thường nghĩ tới một trạng thái u buồn ảm đảm, nhưng thực ra đáng vui mừng hơn là buồn. Vì người sám hối là người đổi mới cuộc đời, đưa mình trở về tình trạng trong sạch. Chuyện người con thứ trong Tin Mừng Lu-ca chương 15 cho thấy niềm vui của người sám hối trở về. Chính khi anh nói lời sám hối với người cha, là lúc anh nhận được lòng thương xót tha thứ của cha và niềm vui được “sống lại” sau những ngày “chết” trong tội lỗi. Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót mời gọi chúng ta sám hối đó bạn!
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày trước khi đi ngủ hãy dành vài phút để xét mình và dâng lên Chúa tâm tình sám hối chân thành.
Cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm. Tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.” (Tv 50,3-4)
Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối. (Mc 6,12)
Suy niệm: Lời rao giảng đầu tiên của Gio-an Tẩy Giả là: “Anh em hãy sám hối” (Mt 3,2). Khởi đầu sứ vụ của mình, Đức Giê-su cũng rao giảng: “Anh em hãy sám hối” (Mt 4,17). Đến lượt các môn đệ được sai đi rao giảng, các ông cũng kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Sám hối là điều kiện để được tha thứ, được Chúa xót thương. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót (Ep 2,4), Người muốn thi thố lòng thương xót đến mọi người. Tuy nhiên, phía con người cần phải ăn năn sám hối để lãnh nhận ơn cứu độ hay lãnh nhận sự thương xót của Chúa. Như cái máng muốn thông nước cần dọn sạch rác rưởi, cũng vậy tâm hồn tội lỗi muốn lãnh nhận lòng thương xót của Chúa cũng cần ăn năn sám hối.
Mời Bạn: Nói tới sám hối chúng ta thường nghĩ tới một trạng thái u buồn ảm đảm, nhưng thực ra đáng vui mừng hơn là buồn. Vì người sám hối là người đổi mới cuộc đời, đưa mình trở về tình trạng trong sạch. Chuyện người con thứ trong Tin Mừng Lu-ca chương 15 cho thấy niềm vui của người sám hối trở về. Chính khi anh nói lời sám hối với người cha, là lúc anh nhận được lòng thương xót tha thứ của cha và niềm vui được “sống lại” sau những ngày “chết” trong tội lỗi. Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót mời gọi chúng ta sám hối đó bạn!
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày trước khi đi ngủ hãy dành vài phút để xét mình và dâng lên Chúa tâm tình sám hối chân thành.
Cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm. Tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.” (Tv 50,3-4)
THÁNH ANSGARIÔ GIÁM MỤC TÔNG ĐỒ XỨ BẮC ÂU
(801-865)
(801-865)
Ansgariô (Anskar) đã trở thành biệt danh Oscar ngày nay, có nghĩa là "cây lao của Thiên Chúa". Ansgariô gốc người Đức, sinh ra tại Picarđia. Cha ngài là một viên chức trong triều đình vua Charlemagne, đã gửi ngài theo học tại tu viện thánh Phêrô ở Corbia. Cậu thiếu niên đã gặp được ở đó những bậc thầy có thế giá. Các môn học trần tục làm ngài say mê đến độ, nơi tâm trí ngài, ý nghĩa tôn giáo ngày một lạt phai! Nhưng một biến cố đã đánh động ngài mạnh mẽ, nhà vua, mà ngài biết được là rất nổi danh nơi triều đình, đã chết. Cái chết đó cho ngài thấy được tính cách hư không của mọi cái gọi là nhân bản và trần tục. Ngài cũng nhớ lại rằng, hồi nhỏ khi mất mẹ, trong một giấc mơ, ngài đã thấy Đức Trinh Nữ hứa sẽ bảo vệ ngài luôn mãi, nếu biết giữ gìn đức tin và lòng mến. Sau cùng ngài cảm thấy rằng Chúa muốn mình làm tông đồ. Từ đó ngài không ngừng tiến tới trong việc học hành cả về đạo lý lẫn việc đời. Ngài nhiệt thành làm tất cả những gì là tốt đẹp. Những tiến bộ và nhiệt tâm ấy lớn lao đến nỗi chẳng mấy chốc tới phiên ngài phải dậy lại cho các tu sĩ trẻ và trẻ em. Vào tuổi hai mươi mốt, ngài đã trở thành một trong các thủ lãnh tu viện Corvey. Ở Saxe hay là Corbia Nova, được thiết lập ngay giữa trung tâm trí thức. Là giáo sư thần học, ngài cũng đảm nhận việc giảng dậy cho dân chúng nữa.
Vào thời này, Harold là vua miền nam Đan Mạch, khi bị bọn phản loạn săn đuổi, đã xin trú ngụ tại triều đình vua Luy đặt tại Mayence. Ông đã trở lại đạo và nhận phép rửa. Khi trở về quê hương, ông đã xin các nhà truyền giáo tới rao giảng Phúc âm cho xứ sở mình. Ebbon, Giám mục Reims, đã dấn thân trước hết, rồi khi gần trở lại nước Pháp, ngài đã chỉ định Ansgariô. Ansgariô lên đường với một tu sĩ nữa. Họ dám liều đi vào miền còn hoàn toàn ngoại giáo. Những người trẻ bị bắt làm nô lệ đã trở thành các Kitô hữu đầu tiên của xứ sở. Công việc tông đồ thật vất vả nhọc mệt. Các ngài bị trục xuất, các tu sĩ trở lại lãnh trách nhiệm.
Một toà đại sứ Thụy Điển xin các thừa sai. Lần này Ansgariô ra đi với một tu sĩ người Corbia. Vì người bạn đường cũ đã chết khi đi qua biển Baltica, họ bị bọn cướp tấn công bóc lột hết và bị người Nang lấy trọn quà tặng họ mang dâng nhà vua ở Upsala. Các nhà truyền giáo tới biệt thự của Birca, hoàn toàn trơ trụi. Tại đây các ngài đã thiết lập một cộng đoàn Kitô hữu. Sau một năm rưỡi mệt nhọc làm việc tông đồ, các ngài trở về Pháp. Nhà vua đã đặt Ansgariô làm Tổng Giám mục Hambourg bao gồm miền Scandinavia (Bắc âu). Ansgariô đi Rôma để được Đức Thánh Cha bổ nhiệm và Đức Grêgôriô IV đã đặt ngài làm đại diện tại cả Na Uy và Thụy Điển. Ngài xây cất một nhà thờ chính toà ở Hambourg, thiết lập một tu viện cho các tu sĩ Corbia. Người ta thấy ngài quỳ dưới chân người nghèo và khiêm tốn phục vụ họ. Ngài cũng rao giảng trong các miền lân cận bất kể những thù nghịch hung ác. Khi ấy, như một đám mây người Normanđia đặt Hambourg vào vòng máu lửa, Ansgariô chỉ còn là một kẻ lang thang sống vất vưởng. Charles le Chauve đã chiếm một tu viện miền Flandre là nơi ngài đã thiết lập một trường truyền giáo. Giữa cao điểm của cuộc sống khốn cực âu lo, ngài đã không hề mất lòng trông cậy vào Chúa. Cuối cùng những kẻ bách hại bị xua đuổi. Xứ truyền Giáo Thụy Điển lại vùng lên.
Một cộng đồng ở Constanê đã đặt Ansgariô làm Giám mục Brême. Ngài trở lại truyền giáo ở Đan mạch, thiết lập một trung tâm tôn giáo mới, cải hoá nhà vua.
Ansgariô muốn hiến trọn đời mình cho Thiên Chúa bằng việc tử đạo, nhưng ngài đã qua đời êm ái tại Brême năm 865.
Cuộc tử đạo của ngài chính là cuộc chiến kiên trì suốt đời với nhiều những thất bại, lại ít có những thành công rực rỡ. Nhưng sự nhẫn nại của vị anh hùng Giám mục lang thang này đã chuẩn bị cho cuộc trở lại các xứ vùng Bắc âu.