Bình an dưới thế cho người Chúa thương.
Loài người được Chúa dủ thương ...
Trước tiên, con người được Chúa thương vì Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành với lời hứa ban cứu độ. Dù dân Ít-ra-en có thờ ơ, ngỗ nghịch hoặc phản bội, Thiên Chúa vẫn luôn là Đấng tín trung. Ngài là Đấng“Đời nọ tới đời kia, hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1,50). Ngài luôn “trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên, và nhớ lại lời xưa giao ước” (Lc 1,72).
dành cho nhà Ít-ra-en.
Toàn cõi đất này đã xem thấy
ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta”. (Tv 97, 3)
cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta,
soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối
và trong bóng tử thần,
dẫn ta bước vào đường nẻo bình an” (Lc 1,78-79).
An bình dưới thế
Trong biến cố giáng sinh : "Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên" (Tv 84,11). Truyền thống giáo hội thường mô tả biến cố giáng sinh như một "cuộc giao duyên đất trời". Bởi vì, trời với đất vốn cách xa biền biệt, giờ đây trở nên gần gũi, vì Thiên Chúa đã bỏ ngai trời đến cư ngụ giữa trần gian, đã nối liền đất với trời. Biến cố giáng sinh chính là sứ điệp bình an cho nhân loại, vì Thiên Chúa không thực thi công lý theo kiểu người phàm, theo luật vay trả trả vay, mà theo quy luật của lòng bao dung và thương xót của Ngài.
Bản thánh ca Đêm Thánh vô cùng, đã sử dụng một thuật ngữ tuyệt diệu để diễn tả mầu nhiệm tình yêu cao thẳm này, khi mô tả giáng sinh là ngày "đất với trời, se chữ đồng". Chữ đồng ở đây bao hàm một nội dung rất chính xác và phong phú. Ngôi Lời đã "hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế (Pl 2,4). Ngài đã chấp nhập trọn vẹn kiếp con người, để có thể cảm thông và gánh lấy những khổ đau của kiếp người. Con Thiên Chúa làm người, là trở nên đồng hình, đồng dạng, đồng lao và đồng phận với con người. Ngài tự đồng hóa với phận người và đồng hành với nhân loại. Danh xưng của Ngài là "Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1, 22-23).
Phận người được đổi thay
Thiên Chúa đã biểu lộ tình yêu và mạc khải chính Ngài cho chúng ta cách quyết liệt nhất khi sai Con Một xuống thế gian. Không ai từng thấy Thiên Chúa bao giờ, người phàm chỉ có thể nhận ra Ngài cách gián tiếp qua công trình sáng tạo. Thì từ nay hoàn cảnh đã thay đổi, như lời thánh Gioan khẳng định : “Con Một vốn là Thiên Chúa, và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”. Vinh quang Thiên Chúa được tỏ lộ nơi chân dung Đức Giêsu, như chính Ngài đã nói với thánh Philipphê : "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9).
Khi Đức Giêsu đảm nhận lấy thân phận loài người, kể từ nay mỗi con người đều mang dáng dấp của Ngài. Trong Tông huấn "Đấng Cứu chuộc Loài người", thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định : "Mỗi người (cụ thể, lịch sử) đã bao hàm trong mầu nhiệm cứu chuộc. Đức Kitô đã kết hợp với từng người mãi mãi... Cũng như hàng tỉ con người đang sống trên hành tinh này, từng người một đã được tham dự vào Đức Kitô ngay giây phút thành thai bên trái tim mẹ mình". [1]
Chính vì thế mà sau này Đức Giêsu sẽ tuyên bố "mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25, 40). Và còn hơn thế nữa "mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy." (Mt 25, 45).
Từ nay phận người đã được đổi thay. Được làm người là một vinh dự chứ không bao giờ là bất hạnh. Do đó theo đức thánh cha Phanxicô, hội thánh cần phát huy “một nền nhân bản mới” khởi đi từ “trung tâm Chúa Giêsu”, nơi chúng ta khám phá ra khuôn mặt đích thực của con người.
Hiến chế Vui mừng và Hy vọng nhấn mạnh : “Là Adam mới, Đức Kitô… tỏ lộ đầy đủ con người cho chính con người và khiến con người thấy được sứ mệnh cao cả của mình” : Người làm điều ấy “trong chính việc mạc khải mầu nhiệm Chúa Cha và tình thương của Ngài”. [2]
Tâm sự bên máng cỏ
Như các mục đồng xưa, theo hướng dẫn của các thiên sứ, chúng ta hãy đến chiêm ngưỡng và tôn thờ Đấng Cứu Thế, nơi Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Hãy dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn chân thành về tình thương tuyệt đối Ngài dành cho nhân loại trong biến cố giáng sinh.
Như các đạo sĩ phương đông, chúng ta hãy dõi theo ánh sao đến triều bái Chúa. Hãy dâng lên Ngài những lễ vật lòng thành. Đó là vàng của niềm tin son sắt, nhũ hương lời cầu nguyện chân tình, và một dược những hy sinh vất vả trong đời.
Xin cho chúng ta nhận ra Chúa trong tha nhân. Đấng đặc biệt gần gũi với những người nhỏ bé, đau khổ, những người bị đe dọa, bị quên lãng và bị loại trừ.
Trong niềm tin tưởng và phó thác, xin cho chúng ta đừng bao giờ thất vọng về hoàn cảnh, thời thế, cũng như về chính mình. Hãy tâm sự và phó dâng tất cả cho “Đấng ở cùng chúng ta”, để đón nhận nơi Ngài niềm an ủi, niềm vui và sức mạnh giúp chúng ta sống yêu thương.
Để qua mỗi chúng ta, tình yêu giáng trần của Đức Kitô ngày càng được chiếu tỏa giữa thế giới hôm nay. Amen.
"Tôi đã có dịp nghe lại cuốn băng ghi cuộc trừ quỉ do linh mục Giuse Nguyễn Trinh Đức, tại Kinh Tám, Cái Sắn, Nam Việt Nam. Vì là trường hợp đã công khai, và cha Trinh Đức đã loan truyền để làm gương, nên chúng tôi xin được phép kể lại trên báo Mẹ cùng với mục đích của ngài.
"Năm 1992, cô Vũ (thị Thủy), 21 tuổi, đã ăn cắp một số vàng. Nhiều người hồ nghi cho cô. Để minh oan, cô Vũ đã vứt tràng hạt và tượng Chúa bị đóng đinh xuống đất, lấy chân đạp lên, và dám thề gian là không lấy vàng. Từ giây phút đó, cô Vũ hầu như bị quỉ ảnh hưởng rất nặng!
Cô Lê (thị Dung) rất ghét cô Vũ, vì cô Vũ này đã dám bồ bịch với cậu Tuất là em ruột cô Lê. Cô Lê đã chửi rủa mỗi lần gặp cô Vũ: Mày là đồ chó, ...mày không xứng đáng với em trai tao. Xéo đi, cút đi ...
Quá căm phẫn với cô Lê Thị Dung, lại bị quỉ phẫn uất xúi bẩy, cô Vũ đã cố ý "tự tử". Cô uống một ly cối thuốc sát trùng hiệu Monitor, và chỉ trong chừng 5 phút, cô Vũ đã giãy chết.
Sau đó, quỉ đã xúi bẩy cô Lê Thị Dung đi phá mả cô Vũ. Việc này gây phẫn uất cho nhiều người.
Ngay sau khi tự tử, cô Vũ đã nhập vào mẹ cô và xưng thú:
Dịp Tết năm 1995 và sau đó, cô Vũ Thị Thủy lại nhập vào cậu Lộc 2 lần. Cha Trinh Đức đặt hộp Thánh Thể lên đầu cậu Lộc để trừ con Vũ ra khỏi, với lệnh cấm con Vũ không được tái nhập nữa.
(LM. Trọng Ân, CMC, NS. Trái Tim Đức Mẹ số 263 tháng 11 / 1999 trang 18).
Nhần xét: Người Công giáo ngay từ nhỏ ngồi trên gối mẹ, trong lớp giáo lý vỡ lòng, lớp Xưng tội lần đầu ...cần phải được học biết rằng: "Ăn năn tội cách trọn là chìa khóa vàng mở cửa Thiên đàng".
Ăn năn tội là gì? Vắn tắt dễ nhớ: "Ăn năn là thật lòng ghét tội, dốc lòng chừa chẳng lỗi về sau ."
Giải nghĩa: Ăn năn gồm:
(Cho các em học Kinh Ăn năn tội: Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời, chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự. Con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen).
Khi thấy nguy hiểm có thể chết (nguy tử), nên đọc nhiều lần lời này: "Xin Thiên Chúa Toàn năng, thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng con đến sự sống muôn đời. Giêsu, con trông cậy Chúa. Amen".
“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen .”
Nhiều khi không kịp gặp Linh mục để Xưng tội, nhưng Ăn năn tội như trên, xin Chúa tha thứ, để được ơn tha mọi tội, và được phần rỗi là được về Thiên đàng. Quan trọng vô cùng. Mất linh hồn là mất hết, mất mãi, mất đời đời, không cùng, không tận. Đau xót lắm, ngu dại lắm.
Chúa Giêsu đã phải thốt ra lời cay đắng này: sâu bọ (lương tâm cắn rứt) không hề chết, lửa (thiêu đốt) không hề tắt.
"Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn nào có ích gì, lấy gì đổi lại cho cân?” (Matthêu 16, 26)
Xuanha.net
About Metro UI Theme
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat. Duis aute irure dolor in reprehenderit...