Phút suy niệm ngày 19/2/2019
". Bấy giờ Người bảo các ông: "Vậy mà các con vẫn chưa hiểu sao?" (Mc 8,14-21).
Nạn đói năm 1945 ở nước ta đã làm cho gần một triệu người chết, trong đó có cả những người chết vì no. Nguyên nhân chết no là: vì quá đói, đến khi có thức ăn, người ăn lại ăn quá nhiều gây bội thực.
Trong Tin Mừng, các môn đệ không biết có phải vì sợ đói hay không, vì các ông thấy chỉ còn có một chiếc bánh mà lượng người trên thuyền thì đông và các ông lại quyên hết những gì Thầy mình đã làm trước đó nên các ông nghĩ ngợi lung tung.
Lo lắng thái quá để gây quên là tâm trạng của nhiều người. Các ông quyên rằng có Chúa đang ở trên thuyền với các ông. Các ông quên là đã bỏ mọi sự để đi theo Chúa, quên đi niềm tin của mình.
Lạy Chúa, đôi khi chúng con cứ tự hào về Đức Tin của chúng con. Chúng con cứ tưởng rằng chúng con thông hiểu tất cả, thế nhưng thực tế chúng con lại chẳng hiểu biết gì về những điều Chúa dạy. Xin Chúa giúp chúng con sáng suốt để đôi mắt chúng con tỏ tường, đôi tai lắng nghe những điều Chúa dạy. Amen.
THÁNH ALGINBÊTÔ LINH MỤC DÒNG THÁNH RIKIÊ
(750-814)
(750-814)
Dưới thời vua Carôlô Cả xã hội Âu Châu còn sót lại nhiều tàn tích mọi rợ, và vô nhân đạo. Vì thế, dùng ảnh hưởng của mình, Giáo hội nỗ lực cải hoá xã hội bằng cách làm phát triển những thói tục lành mạnh và phổ biến sâu rộng tinh thần Phúc âm trong hết mọi tầng lớp, mọi hoạt động của mọi dân tộc. Sự cố gắng ấy chúng ta thấy kết tinh khá đầy đủ trong đời sống thánh Alginbêtô: ngài là ngôi sao bất diệt phản chiếu một trật tinh thần Chúa Kitô và chủ trương xã hội của Giáo hội.
"Theo nhiều sử gia thì thánh Alginbêtô sinh ra quãng năm 750. Tuy nhiên không một văn liệu nào cho ta biết đích xác về ngày sinh, hoàn cảnh gia đình và tuổi thiếu thời của thánh nhân. Một điều chắc chắn là thánh nhân thuộc dòng tộc quý phái ở thời Pêpinô. Ngài có hai anh là Mađengôn và Risa (Madelgaul; Richard), cả hai cùng làm quan trong triều vua Carôlô Cả.
"Sau những năm học tập, Alginbêtô xin nhập hàng Giáo sĩ và được chịu phép cắt tóc. Ngài được cử giúp các cha tuyên úy trong triều vua Pêpinô; ở đây ngài sống như một vị thánh và được vua yêu chuộng cách riêng. Vua trao cho ngài nhiều trách vụ trọng đại và hay gọi ngài là "quý tử". Theo tu sĩ Hariun (Hariulfe) thì Alginbêtô là người thông minh lỗi lạc, và có nhiều đức tính kiện toàn, đáng được mọi người cảm phục và tín nhiệm.
"Thật vậy, khi chưa đầy 28 tuổi, Alginbêtô đã lần lượt giữ chức cố vấn và nhiếp chính trong triều vua. Số là, năm 768, Pêpinô Brevi tạ thế để lại hai con trai là Carlôman và Carôlô. Mấy tháng sau Carlôman cũng theo chân cha về mồ, để ngôi báu lại cho người em trẻ dại. Nhưng may thay, trong nhiệm vụ cao trọng và trách nhiệm nặng nề, ông hoàng trẻ tuổi được một vị cố vấn cũng trẻ tuổi nhưng sáng suốt và tận tình giúp đỡ trên mọi phương diện: đó là thầy bốn Alginbêtô.
"Năm 781, khi Hoàng đế Carôlô phong cho con trai cũng tên là Carlôman làm vua nước Ý và lập đô tại Pavia, thầy Alginbêtô cũng được triệu về làm nhiếp chính. Trong khi tận tụy với nhiệm vụ, thánh nhân đã thể hiện nhiều công việc cải tiến xã hội theo tinh thần công giáo, như bãi bỏ chế đệ nô lệ, hạn chế quyền chủ ông, và bảo vệ nềøn móng gia đình… Nhờ ơn Chúa và tinh thần phục vụ khôn ngoan hiếm có của thánh nhân, công việc đã mang lại nhiều kết quả mong muốn. Nhưng chúng ta đừng vội tưởng đời sống thánh Alginbêtô toàn dệt bằng hoa! Trong triều cũng như ngoài đời, nhiều kẻ vì ghen tương đã dựng đứng hoăïc thổi phồng nhiều câu truyện không hay cho thánh nhân… Trước những oan ức ấy, thánh nhân không chán nản cũng không phản kháng, ngài vui chịu và coi đó như món quà yêu Chúa gửi đến khích lệ tinh thần truyền giáo và hoàn hảo hóa đời sống tận hiến. Quả có lý, lời một sử gia đã chép về thánh nhân:
"Alginbêtô con người nhún nhường chịu đựng và cương quyết làm việc". Sau chín năm sống trong cung điện, thánh Alginbêtô vì muốn rảnh việc hoạt động bên ngoài để hoàn toàn sống đời tận hiến cho Thiên Chúa, đã xin từ chức trở về sống ẩn dật trong một tu viện gần miền Abbavilla. Tại đây ngài nhận áo dòng và chịu chức linh mục.
"Nhưng với sự tín nhiệm có thể nói vô bờ bến, Hoàng đế không để cha Alginbêtô được nghỉ lâu. Hai năm sau vua lại cử ngài giữ chức sứ thần bên cạnh Toà thánh dưới nhiều đời Giáo Hoàng. Vì thế ngài lại một thời vang danh: vang danh vì là nhà cự phách, và có nhiều thế lực đạo đời. Hơn nữa, thánh nhân còn chiếm một chỗ ngồi xứng đáng trên văn đàn và giữ vai trò quan trọng trong hàn lâm viện…
"Nhưng rồi, theo dòng thời gian, cảnh sống quá nhung lụa và danh vọng ấy dần dần đã làm u ám linh hồn Alginbêtô: ngài mất hết đức tính tốt thời niên thiếu: cương quyết trở nên nhu nhược và vô tư thành vị lợi, kiêu ngạo ích kỷ đến thay thế cho khiêm nhường và vị tha… Hầu hết những người quen thuộc đều nhìn Alginbêtô với con mắt thất vọng đến khinh bỉ. Dẫu vậy, Alginbêtô vẫn giữ vững lòng tín nhiệm của vua. Vua vẫn tin tưởng và nể vì ngài không kể chi những thái độ và hành động bất xứng của vị đại sứ. Còn cha Alginbêtô, dù có nhiều hành động không phù hợp với tinh thần Phúc âm, cha cũng cố làm một vài việc có lợi cho Giáo hội. Cha đã cổ động xin Hoàng đế và vài nhà quý phái dâng tiền của giúp Giáo hội trùng tu nhiều cơ sở và nhiều thánh đường. Đáng chú ý nhất là thánh đường Latêranộ
Nhiều tư liệu cho rằng Chúa muốn dùng việc đáng kể này để cải thiện đời sống của thánh nhân, hầu dọn đường cho người trở lại sống đời sống nội tâm hoàn hảo. Ơn Chúa đến giúp cha Alginbêtô cởi con người cũ, con người say mê tiền của và địa vị, mặc lấy con người mới, con người tận hiến sống đời hy sinh khắc khổ trong tu viện các tu sĩ thánh Rikiê tại Centule (798).
"Sống trong tu viện cha Alginbêtô cảm thấy vô cùng hạnh phúc, khác nào nai kia gặp suối nước trong và chim nhạn được chiều thanh mát tung cánh trên tận trời xanh. Còn gì thích thú hơn nếp sống trầm lặng dịu dàng trôi qua trong lời nguyện và tinh thần chay tịnh… Vì thế, cộng tác với ơn Chúa, chả mấy năm cha Alginbêtô nổi tiếng nhân đức. Đời tận hiến của ngài nổi bật hai nhân đức: vâng lời và khiêm tốn. Ngài làm việc không ngừng. Ngoài những giờ đọc kinh nguyện ngắm và làm việc xác, cha còn xin bề trên dành giờ sáng tác nhiều áng văn, nhiều tác phẩm chuyên môn về nghệ thuật. Chính ngài được bề trên uỷ thác việc nghiên cứu xây ba nhà thờ đứng bao quát cả địa điểm nhà dòng: một dâng kính Chúa Cứu Thế, một dâng kính Nữ Vương các tông đồ và một dâng kính thánh Rikiê (Riquier), bổn mạng nhà dòng.
"Theo tư liệu tu sĩ Hariun còn để lại, thì trong dịp này Chúa đã làm một phép lạ tỏ dấu bằng lòng với việc làm của thánh nhân. Chúa đã sai sứ thần đến làm lành lại cây cột đá trọng yếu nhất chống đỡ đền thờ Chúa Cứu Thế đã đổ vỡ. Cây cột mà theo lẽ tự nhiên không ai hy vọng có thể hàn gắn hoặc thay thế bằng một cây khác. Và đó là kết quả nhiều ngày cầu nguyện đầy tin tưởng của cha Alginbêtô. Cha cầu nguyện vì thông cảm sự thất vọng chua cay của các thầy cộng sự, vì biết chỉ có quyền phép và lòng từ bi của Chúa mới yên ủi và khích lệ các thầy… Nhờ ơn đặc biệt Chúa ban, nhà thờ được hoàn thành mau lẹ và kết thúc bằng buổi lễ khánh thành long trọng trước sự hiện diện của nhiều vị cao cấp đạo đời.
"Công việc thiết lập tu viện tạm xong, cha Alginbêtô cộng tác với cha bề trên lo phát triển dòng về mọi phương diện: về kinh tế, đó là một tu viện sung túc nhất, với những ngôi nhà vừa chắc chắn, vừa lộng lẫy và hợp thời trang, với nhiều đồng ruộng tốt mùa hoa lợi. Về đời sống đạo đức, ngoài những công việc theo quy luật vẫn có, các tu sĩ còn chia thành đội để thay phiên nhau viếng Thánh Thể đại diện cho Giáo hội và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Về phương diện văn hoá, thánh nhân vâng lời bề trên giúp anh em học hỏi về mọi môn… Ngài lại được phép mở trường đảm nhiệm việc giáo huấn con em các gia đình quý phái. Đời sống và khoa sư phạm của cha Alginbêtô đã mang lại nhiều ảnh hưởng tốt đẹp…
"Năm 800 cha Alginbêtô cùng đi với Hoàng đế Carôlô Cả về Rôma. Cha được Đức Giáo Hoàng niềm nở đón tiếp và ban"nhiều đặc ân vì huân công cha đã làm cho Giáo hội và nhà dòng Centulê. Sau đó cha lại trở về tu viện tiếp tục nhiệm vụ. Cha tận tụy làm việc cho tới năm 814 thì được Chúa gọi về trời cách lành thánh, trước số đông các linh mục, các anh em dòng và người góa bụa nghèo khó… Xác cha được mai táng trọng thể trong đền thờ Chúa Cứu Thế. Cho tới nay, cha Alginbêtô vẫn được coi như vị sáng lập viện Centulê.
"Chứng kiến nhiều phép lạ Chúa làm vì lời bầu cử của cha Alginbêtô, anh em dòng và giáo dân thi nhau kính ngài như vị thánh. Lòng sùng kính ấy mỗi ngày một lan rộng. Thế kỷ XII cha bề trên dòng là Anxe (Ancher) phát động một phong trào mạnh mẽ hơn với mục đích xin Đức Giáo Hoàng Pascal II cho phép điều tra và cổ động việc phong cha Alginbêtô lên bậc hiển thánh. Nhân dịp này người ta cho xuất bản một cuốn sách nói về đời sống cha, trong đó đan cử hơn 1.000 phép lạ. Nhờ Chúa quan phòng, công việc đã thành đạt và cha Alginbêtô đã được Giáo hội truy phong bậc hiển thánh. Giáo hội khắp năm châu đều kính nhớ ngài vào ngày 19-02 mỗi năm. "