Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

hơn 700 thanh nam muốn trở thành linh mục, và 650 thanh nữ muốn trở thành nữ tu

Filled under:

Ơn gọi Panama: hơn 700 thanh nam muốn trở thành linh mục, và 650 thanh nữ muốn trở thành nữ tu


Một ngày sau NGTTG kết thúc, hoa trái từ tuần này bắt đầu nở rộ. Trong thời gian hội nghị này được tổ chức bởi Neocatechumenal Way, khoảng 700 chàng trai, 650 cô gái và 600 gia đình, đã quyết định hiến cuộc đời mình cho Chúa.

Đó là một cuộc gặp gỡ hướng nghiệp trong đó khoảng 25.000 thanh niên từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Hội nghị này được chủ trì bởi Đức Hồng y Boston, Sean O'Malley, người đã lắng nghe Kiko Argüello, đồng sáng lập Neocatechumenal Way.

Ngài nói với những người tham dự rằng chiều nay sẽ thay đổi nhiều cuộc đời của họ để trở thành một cuộc phiêu lưu hấp dẫn.

Kiko Arguello, đồng khởi xướng Neocatechumenal Way:
“Thiên Chúa cần những Kitô hữu làm thay đổi thế giới, để Tin Mừng được công bố cho tất cả các quốc gia, bởi vì điều quan trọng nhất trong thế giới này và trong cuộc đời này là loan báo Tin Mừng.”

Sau đó, anh yêu cầu các chàng trai tự hỏi mình nếu Thiên Chúa đang kêu gọi họ đến chức tư tế. Sau khi cầu nguyện, 700 người đứng dậy và chấp nhận lời yêu cầu.

Tiếp theo, ah hỏi các thanh nữ câu hỏi tương tự: Họ có đồng ý nếu Thiên Chúa yêu cầu họ có dâng hiến cuộc đời cho Người không. Khoảng 650 người trả lời khẳng định, một số người rất xúc động vrả lời “có.”

Kiko Arguello, đồng khởi xướng Neocatechumenal Way:
“Đối với người đã vô cùng sao lãng, hiên Chúa nói, ‘Này con. Hãy tỉnh thức.’ Đối với một người nữ khác, Người nói, ‘Này con, hãy thức dậy đi.’ Thậm chí cô ấy có thể có bạn trai bên cạnh.”

Đức Hồng y Sean O'Malley, Tổng Giám mục Boston:
“Sự chuyển đổi của Kiko đã dẫn đến và cho phép nhiều người chuyển đổi. Chúng tôi rất biết ơn về sự chuyển đổi của anh ấy, và cho Neocatechumenal Way. Đó là một món quà, một ân sủng rất đặc biệt cho Giáo hội.”

Ngoài ra, Kiko Argüello đưa ra đề xuất tương tự cho các gia đình. Anh bảo họ hãy suy ngẫm nếu Chúa kêu gọi họ đi truyền giáo ở một đất nước khác. Khoảng 600 đã chấp nhận.

Do đó, để tán dương những cử chỉ hào phóng này, hội nghị đã kết thúc với màn bắn pháo hoa.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn




Đừng Đánh Giá Nhau Vì Quá Khứ

Khi đọc câu lời Chúa : “không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình” (Lc 4,24) cho tôi nhớ lại câu chuyện của người bạn kể với tôi rằng:

Một lần họp lớp trước khi ăn, mình lấy thuốc đau bao tử  ra uống, liền được một cô bạn học hướng dẫn tôi cách dùng thuốc như sau:

“Nếu bị đau bao tử, bạn đừng uống thuốc này, sẽ có nhiều tác dụng xấu…” . Cô bạn ấy chỉ dẫn cho tôi cách cặn kẽ, tự tin.

Thật không ngờ cô bạn ấy lại có phong thái tự tin, vững vàng đó. Năm lớp 9, cô ấy chỉ là cô bé nhút nhát có phần chậm hiểu nữa. Có những lần tôi đã phải mất hàng giờ để giảng cho cô ấy một bài toán đơn giản. Vậy mà trong lần gặp gỡ này, cô ta lại khác hẳn.

Chúng tôi thực sự ngạc nhiên vì cô bạn tôi có một kiến thức thực phong phú, sâu rộng. Có nhiều điểm trong học tập tôi chiếm ưu thế ; thế mà bây giờ chưa chắc tôi đã hiểu được chuyên môn cách sâu sắc như vậy. Tựnhiên tôi cảm thấy tức tối. Thay vì biết xấu hổ vì mình thụt lùi, tôi lại tự mãn nghĩ rằng “Dẫu sao nó cũng chỉ học đến Trung cấp y tế thôi”.

Đây là lối nhìn của người hẹp hòi, cố chấp và lạc hậu. Họ đâu nghĩ rằng mình đã lạc hậu và bạn bè chung quanh đã tiến xa và vượt trội mình. Với cái nhìn hẹp hòi sẽ nảy sinh tính ghen tị ,cáu giận, gièm pha, đôi khi còn hại người vô tội.

Nhà văn Balzac từng nói: “Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần”.

Cuộc sống đôi khi vì thành kiến chúng ta cũng phán xét anh em mình một cách bất công. Chúng ta không nhìn nhận cái tốt, cái hay nơi anh em mà còn hạ bệ bêu xấu về những tiêu cực quá khứ của anh em . Họ không biết rằng: sông có khúc người có lúc, để biết có cái nhìn nhận tích cực về hiện tại của nhau hơn là đánh giá nhau dựa trên quá khứ. 

Thật khó tin, nhưng vẫn có những người Kitô hữu sống thiếu yêu thương và bởi ghen ghét đã gây nên biết bao phiền muộn, đau khổ, bất an cho anh em mình. Họ luôn làm mất bình an trong tâm hồn và thanh danh của người lối xóm bằng những mẩu chuyện ngồi lê đôi mách, họ khinh dể những người khác địa vị xã hội và kinh tế, họ dửng dưng với những mảnh đời bất hạnh,  kẻ thiếu thốn ngay bên cạnh mình. Họ sống như thể chưa bao giờ nghe Chúa nói: “hãy yêu mến người thân cận”, như thể họ chưa bao giờ nghe thánh Phaolô tông đồ khuyên: Tình yêu thì nhân hậu, khoan dung, không đố kỵ, ghen tương và luôn lấy mối dây thân ái để sống liên đới với tha nhân. Trái lại họ sống quá tàn nhẫn với người lân cận. Họ dùng thủ đoạn để lừa dối anh em, để kết  án, hạ bệ và xô đẩy anh em nhằm thỏa mãn tính tự tôn tự đại của mình. Năm xưa Chúa Giêsu đã bị người đồng hương kết án, phải chăng hôm nay vẫn còn đó những người kytô hữu bị những người đồng đạo hãm hại, nhục mạ và đẩy vào đường cùng của lầm than?

Vâng, vẫn còn đó sự khinh dể, xa lánh của người đồng đạo với những người nghèo khổ, bệnh tật và lầm than. . .

Vẫn còn đó sự kết án vô căn cứ bằng lời ra tiếng vào, thêm mắm thêm muối để hại người vô tội.

Vẫn còn đó những sự ghen ghét để rồi không nhìn nhận sự thăng tiến của bạn bè, người thân mà chỉ nhìn quá khứ của họ để khinh chê coi thường.

Thế nhưng, chúng ta vẫn cảm tạ Chúa, vì nhân loại hôm nay vẫn còn có những con người đang cố gắng thực hành giới luật yêu thương với những người thân cận mình. Họ vẫn sống bao dung, độ lượng. Họ vẫn miệt mài xây dựng tình hiệp nhất cho cộng đoàn mình. 

Ước gì những người mang danh kytô hữu đừng bao giờ hạ thủ anh em mình chỉ nhằm thoã mãn thói kiêu căng, tự cao tự đại của mình. Xin đừng cố chấp để rồi đả phá anh em mình mà hãy đón nhận anh em với tất cả khả năng và giá trị của họ.Ước gì  mỗi người chúng ta hãy biết sống theo lòng nhân hậu của Chúa để mở rộng đôi tay đón nhận anh em, để nâng đỡ, bảo vệ anh em và biết nắm lấy tay nhau tạo thành một vòng tròn thân ái, hiệp nhất và yêu thương. Amen

 Lm.Jos Tạ Duy Tuyền