Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Bốn ngày họp thượng đỉnh đã “thay đổi” các giám mục

Filled under:

Bốn ngày họp thượng đỉnh đã “thay đổi” các giám mục
Đức Phanxicô trong thánh lễ kết thúc cuộc họp thượng đỉnh sáng chúa nhật 24 tháng 2-2019
Tuy cuộc họp do Đức Phanxicô triệu tập ngắn ngày nhưng đã giúp cho những người tham dự xác định rõ điều gì đã làm cho Giáo hội che giấu sự lạm dụng tình dục, lời chứng của các nạn nhân đã mạnh mẽ giúp cho nhận thức này.
Việc lựa chọn thánh lễ kết thúc cuộc họp thượng đỉnh về các vụ lạm dụng vào ngày chúa nhật 24 tháng 2 không phải là một chọn lựa tình cờ. Từ vua Henri IV đến Canossa, đến trận chiến Lépante, các bức khảm của Phòng Royale, “phòng ngai vàng” của Dinh Vatican nhắc đến quyền lực của giáo hoàng.
Có phải vì quyền lực này mà trong bài giảng của Đức Giám mục phụ tá Mark Coleridge, giáo phận Brisbane, Úc mong muốn các người tham dự phải suy nghĩ. Ngài nêu lên, một quyền lực “nguy hiểm vì nó có thể phá hủy” nhất là khi “quyền lực này không đi đôi với phục vụ”. Như thế quyền lực này cần một “cuộc cách mạng Copernic” (trái đất quay chung quanh mặt trời) như kinh nghiệm của các giám mục và các nhà lãnh đạo tôn giáo đã có trong bốn ngày vừa qua ở Vatican.
Đức Giám mục Coleridge nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng Copernic là khám phá những người bị lạm dụng không quay chung quanh Giáo hội nhưng Giáo hội quay chung quanh họ. Khi thấy được như vậy, chúng ta mới bắt đầu nhìn bằng mắt của họ; nghe bằng tai của họ; và một khi chúng ta làm được như vậy, thế giới và Giáo hội mới bắt đầu nhạy cảm theo một cách khác. Đó là sự trở lại cần thiết”.
Các nạn nhân vụ lạm dụng ở trọng tâm cuộc họp thượng đỉnh
Trong cuộc họp này, quả thật các nạn nhân ở trọng tâm, lời chứng của họ đánh động trong lời cầu nguyện. Chiều thứ sáu, một phụ nữ nạn nhân kể câu chuyện tuổi thơ của mình. Một tuổi thơ bị hủy hoại. “Tôi lên 11 tuổi, một linh mục trong giáo xứ đã hủy hoại đời tôi”. Một nhân chứng cho biết, “các giám mục lảo đảo đi ra”.
Đức Giám mục Jean-Claude Hollerich, giáo phận Luxembourg thổ lộ: “Tôi phải nhắm mắt và nước mắt tuôn rơi, nhưng điều cần thiết là phải nghe các lời chứng này”. Giám mục là người điều hành một trong hai nhóm làm việc nói tiếng Pháp trong cuộc họp thượng đỉnh, ngài là chủ tịch Hội đồng Giám mục Âu châu, ngài thấy các người tham dự đã tiến bộ dần qua các lời chứng này.
Ngài giải thích: “Các giám mục thay đổi. Tôi cảm thấy điều này trong bầu khí khi chúng tôi chia sẻ. Mới đầu tôi có cảm tưởng người này người kia đặt rào chắn, nhưng rồi các rào chắn này đã rơi xuống. Đức Giáo hoàng rất khéo léo, ngài biết rõ không thể thay đổi Giáo hội bằng lệnh từ trên cao nhưng phải thay đổi quả tim của lòng người”.
Phương pháp này rất Dòng Tên đã làm cho sự việc được rõ ràng. Chín bài tham luận vững như búa, ba bài mỗi ngày đa số do các cố vấn của giáo hoàng đã cho thấy đường hướng rõ ràng của ngài, rằng các lạm dụng này không những phải bị phạt mà còn phải được Giáo hội ngăn chặn, tố cáo và phòng ngừa.
Lắng nghe những điểm đặc thù nhưng đừng bào chữa
Linh mục Arturo Sosa, Bề trên tổng quyền Dòng Tên cảnh báo: “Phải công nhận Vatican đã dành thì giờ để nghe phản bác của những người tranh luận về đặc thù của nước này hay của châu lục kia – đối với việc tố cáo một cách hệ thống các người tấn công, không phải lúc nào cũng rõ ràng khi không có Nhà nước pháp quyền. Nhưng các khác biệt văn hóa không thể là cái cớ để chúng ta không dấn thân bảo vệ trẻ vị thành niên”.
Nữ tu người Nigeria Veronica Openibo, bề trên tỉnh dòng Hài đồng Giêsu nhấn mạnh: “Thực tế có những vấn đề quan trọng như nghèo khổ, bệnh tật, chiến tranh, bạo lực trong một vài nước ở nam bán cầu, nhưng không vì thế mà vấn đề lạm dụng tình dục bị giảm thiểu hoặc bị bỏ qua”. Xơ giải thích cho lập luận thường được các giám mục Phi châu nhắc đến để không xem vấn đề này là ưu tiên hàng đầu của họ.

Vai trò quyết định của lời nói phụ nữ
Trong bốn ngày họp, tiếng nói của phụ nữ đã có một tác động lớn dù số người tham dự rất nhỏ của họ (mười lăm trong số 190 người tham dự). Đức Giáo hoàng đã lên tiếng sau bài tham luận của một trong các phụ nữ: “Chính Giáo hội đã lên tiếng: thiên tài nữ tính phản ánh trong Giáo hội là một phụ nữ”.
Ba bài tham luận của họ là ba bài mạnh nhất, giúp một phần rất lớn để các giám mục hiểu được các cơ chế dẫn Giáo hội đến việc che giấu các vụ lạm dụng tình dục và ý thức sự cần thiết phải hành động.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch



fr.aleteia.org, Mathilde de Robien, 2019-01-24
Giai thoại về cuộc đời của nhà bác học Pháp Louis Pasteur, người tiên phong trong ngành vi trùng học và là người phát minh thuốc chủng ngừa bệnh dại nói lên đức tính khiêm nhường của nhân vật cao cả. Và cũng nhấn mạnh đến khả năng dung hòa giữa đức tin kitô giáo và khoa học.
Câu chuyện diễn ra năm 1892 trên chuyến xe lửa. Nhà bác học Louis Pasteur khi đó 70 tuổi, ông ngồi cùng một toa bên cạnh một sinh viên trẻ. Nhà hóa học nổi tiếng ngồi lần tràng chuỗi, tay lần từng hạt, khi đó anh sinh viên hỏi ông:
- Thưa ông, bây giờ ông vẫn còn tìn vào những chuyện xưa cổ như thế này chăng?
Rồi anh bật cười nói thêm:
- Con, con không tin vào những chuyện ngu xuẫn như thế này đâu. Xin ông nghe con. Ông vứt tràng chuỗi này qua cửa sổ rồi ông hãy tìm hiểu những gì khoa học nói về vấn đề này.
- Khoa học ư? Ông cụ già khiêm tốn hỏi lại. Tôi không hiểu gì về khoa học này ... Anh có thể giải thích cho tôi thêm được không?
Anh sinh viên thấy cụ già có vẻ xúc động mạnh. Để tránh làm tổn thương cụ thêm, anh trả lời:
- Xin ông vui lòng cho con địa chỉ của ông, con sẽ gởi cho ông vài quyển sách nói về chủ đề này.
Khi đó ông cụ tìm trong túi áo vét của mình tấm danh thiếp và đưa cho anh sinh viên. Khi thấy tên của cụ trên tấm thiệp, anh sinh viên xấu hổ, cúi đầu xuống không dám nói một câu. Anh vừa đọc: “Louis Pasteur, Giám đốc Viện Nghiên cứu Khoa học, Paris”.
Trích từ: Chúa hài hước, tập 2, (Dieu est humour, tome 2, Bernard Peyrous, Marie-Ange Pompignoli, nxb. Emmanuel, 2011).
Cũng có một phiên bản khác của giai thoại kể nhà bác học Louis Pasteur đang đọc Thánh Kinh.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Viện Pasteur Paris