Chiếc "nhẫn cưới" của người nữ tu
Lễ Khấn dòng thường để lại cho người tham dự bao nhiêu thông điệp sâu sắc và bao giờ cũng thế, nó để lại trong tâm tư tôi bao dấu ấn. Hôm nay, tôi muốn được tâm sự với bạn về chiếc “nhẫn cưới” của người nữ tu. Nói về chuyện đời của chiếc nhẫn, chắc khó có ai biết: Nó ra đời từ bao giờ? Tại sao người ta lại đeo nhẫn? Và trong cuộc sống ta lại thấy rất nhiều người đeo nhẫn với những giá trị và ý nghĩa khác nhau. Nhiều người thích đeo nhẫn để làm đẹp hay để thể hiện sự giàu sang, nhiều người đeo nhẫn để thể hiện giao ước hôn nhân như: nhẫn hôn nhân, nhẫn Giám Mục, nhẫn nữ tu khấn dòng.
Kinh Thánh nói về nhẫn cai quản, như trong câu Pharaô nói với Giuse: “Này trẫm đặt khanh coi toàn cõi Aicập” và rút nhẫn khỏi tay mình mà trao tay cho Giuse (St. 41,39-42). Quyền cai quản tượng trưng trên chiếc nhẫn cũng là dấu chỉ giao ước một đời phục vụ.
Trong hôn nhân, nhẫn cưới được đeo vào tay biểu tượng cho sự ràng buộc bền vững giữa hai người. Lúc đó, nhẫn không những là đồ trang sức nhưng còn mang ý nghĩa duy nhất là gắn kết hai tâm hồn đang yêu lại với nhau. Chiếc nhẫn không đơn thuần chỉ là một quà tặng mà còn là biểu hiện của tình yêu, sự ràng buộc, lòng chung thủy, sự trung thực, tin tưởng lẫn nhau và quyết tâm gắn bó của hai người đến trọn đời.
Trong nghi lễ tấn phong, Đức tân Giám mục cũng được đeo nhẫn. Hành động này nói lên ý nghĩa ngài đã kết hôn với giáo phận nên phải luôn trung thành với giáo phận được trao phó.
Nhẫn cai quản mà thiếu phục vụ thì nhẫn thành độc tài. Nhẫn hôn nhân mà thiếu yêu thương thì nhẫn thành giả dối. Nhẫn giàu sang có thể thành kiêu ngạo, khoe khoang. Nhẫn thường làm biểu tượng cho một ý nghĩa sâu xa ở phía sau.
Trong nghi thức vĩnh khấn, cách riêng với nữ tu Mân côi, việc Đức Giám mục đeo nhẫn cho từng nữ tu là dấu chỉ các chị em từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa Giêsu. Qua lời tuyên khấn trọn đời, Chúa Giêsu và người nữ tu kết duyên với nhau một cách thiêng liêng cao trọng bằng sự chung thủy như ngôn sứ Ôsê nói: “Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín, và ngươi sẽ biết Yavê” (Hs 2,22). Lễ cưới của các nữ tu không có xe hoa, không có chú rể, vì tân lang là Đức Kitô, tân nương là những trinh nữ thanh khiết.
Tuy nhiên, dù sống đời hôn nhân hay tu trì, cuộc sống nào cũng không thiếu những khó khăn, gian nan thử thách; nhưng Chúa lúc nào cũng có trong cuộc đời. Ngài nâng đỡ an ủi, ban sức mạnh để chúng ta thắng vượt phong ba bão táp cuộc đời bởi vì sau mưa trời lại sáng, cuộc sống lại bình yên. Đêm tối của tuyệt vọng cho ta hy vọng hừng đông đến. Đêm tối có thể là sự chuẩn bị cho một ngày mai tươi sáng hơn.
Nhẫn cưới được trao cho chị nữ tu trong khấn trọn nhắc rằng chị đã được kết hôn với Chúa Giêsu nên suốt đời phải trung thành với Ngài, nghĩa là phải luôn trung thành với những lời đã khấn hứa. Ngày khấn trọn đời, tôi cũng đeo một chiếc nhẫn ở ngón áp út của tay trái. Nó nhắc tôi sự ràng buộc bởi lời cam kết ngày nào. Đường đi có lúc mịt mờ, tôi không được phép bỏ cuộc. Mang trong mình lời khấn hứa với Đấng Lang Quân, tôi cũng phải lớn lên hơn trong những suy nghĩ, chín chắn hơn trong những quyết định để rồi không phải mang nỗi ân hận muộn màng đáng tiếc.
Chiếc nhẫn cưới sẽ được mang trên tay mọi nơi, mọi lúc để nhắc nhở người nữ tu luôn nhớ mình hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô. Nguyện xin Mẹ Maria, gương mẫu của mọi tu sĩ về đời sống thanh khiết, khó nghèo, vâng phục, luôn đồng hành với các tu sĩ trên con đường theo Chúa Giêsu cho đến cùng.
Nt. Vũ Thị Ga
Trong hôn nhân, nhẫn cưới được đeo vào tay biểu tượng cho sự ràng buộc bền vững giữa hai người. Lúc đó, nhẫn không những là đồ trang sức nhưng còn mang ý nghĩa duy nhất là gắn kết hai tâm hồn đang yêu lại với nhau. Chiếc nhẫn không đơn thuần chỉ là một quà tặng mà còn là biểu hiện của tình yêu, sự ràng buộc, lòng chung thủy, sự trung thực, tin tưởng lẫn nhau và quyết tâm gắn bó của hai người đến trọn đời.
Trong nghi lễ tấn phong, Đức tân Giám mục cũng được đeo nhẫn. Hành động này nói lên ý nghĩa ngài đã kết hôn với giáo phận nên phải luôn trung thành với giáo phận được trao phó.
Nhẫn cai quản mà thiếu phục vụ thì nhẫn thành độc tài. Nhẫn hôn nhân mà thiếu yêu thương thì nhẫn thành giả dối. Nhẫn giàu sang có thể thành kiêu ngạo, khoe khoang. Nhẫn thường làm biểu tượng cho một ý nghĩa sâu xa ở phía sau.
Trong nghi thức vĩnh khấn, cách riêng với nữ tu Mân côi, việc Đức Giám mục đeo nhẫn cho từng nữ tu là dấu chỉ các chị em từ nay là hôn thê, là người yêu của Chúa Giêsu. Qua lời tuyên khấn trọn đời, Chúa Giêsu và người nữ tu kết duyên với nhau một cách thiêng liêng cao trọng bằng sự chung thủy như ngôn sứ Ôsê nói: “Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín, và ngươi sẽ biết Yavê” (Hs 2,22). Lễ cưới của các nữ tu không có xe hoa, không có chú rể, vì tân lang là Đức Kitô, tân nương là những trinh nữ thanh khiết.
Tuy nhiên, dù sống đời hôn nhân hay tu trì, cuộc sống nào cũng không thiếu những khó khăn, gian nan thử thách; nhưng Chúa lúc nào cũng có trong cuộc đời. Ngài nâng đỡ an ủi, ban sức mạnh để chúng ta thắng vượt phong ba bão táp cuộc đời bởi vì sau mưa trời lại sáng, cuộc sống lại bình yên. Đêm tối của tuyệt vọng cho ta hy vọng hừng đông đến. Đêm tối có thể là sự chuẩn bị cho một ngày mai tươi sáng hơn.
Nhẫn cưới được trao cho chị nữ tu trong khấn trọn nhắc rằng chị đã được kết hôn với Chúa Giêsu nên suốt đời phải trung thành với Ngài, nghĩa là phải luôn trung thành với những lời đã khấn hứa. Ngày khấn trọn đời, tôi cũng đeo một chiếc nhẫn ở ngón áp út của tay trái. Nó nhắc tôi sự ràng buộc bởi lời cam kết ngày nào. Đường đi có lúc mịt mờ, tôi không được phép bỏ cuộc. Mang trong mình lời khấn hứa với Đấng Lang Quân, tôi cũng phải lớn lên hơn trong những suy nghĩ, chín chắn hơn trong những quyết định để rồi không phải mang nỗi ân hận muộn màng đáng tiếc.
Chiếc nhẫn cưới sẽ được mang trên tay mọi nơi, mọi lúc để nhắc nhở người nữ tu luôn nhớ mình hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô. Nguyện xin Mẹ Maria, gương mẫu của mọi tu sĩ về đời sống thanh khiết, khó nghèo, vâng phục, luôn đồng hành với các tu sĩ trên con đường theo Chúa Giêsu cho đến cùng.
Nt. Vũ Thị Ga