Tại sao nhà nước cần Giáo hội:
Phỏng vấn triết gia tháp tùng Tổng thống Pháp đến Roma
Phỏng vấn triết gia tháp tùng Tổng thống Pháp đến Roma
26 tháng Sáu, 2018
Ông Rémi Brague nói, “Quyền lực trần gian cần một đối trọng.”
Trong chuyến thăm Vatican và Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Lateran, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, sẽ được tháp tùng bởi một phái đoàn chính trị gồm ít nhất hai bộ trưởng, cùng các học giả, giới truyền thông, và các người thiện nguyện. Trong số đó có triết gia Rémi Brague, thành viên của Học viện Pháp và là một chuyên gia về thế giới trung cổ. Đối với ông một trong những vấn đề then chốt của chuyến viếng thăm nằm trong “sự đối trọng tinh thần” mà Giáo hội có thể mang đến cho thế quyền.
Ông dành thời gian nói chuyện với I.MEDIA/Famille chrétienne.
Tại sao bắt buộc tổng thống phải đến thăm Vatican?
Đến Roma là một tín hiệu cho biết rằng chúng tôi muốn thúc đẩy một mối quan hệ tốt giữa Giáo hội và Nhà nước. Triết gia Pháp Auguste Comte hiểu rất rõ rằng thế quyền, với sức mạnh được tăng thêm nhiều trong kỷ nguyên hiện đại nhờ sự phát triển công nghiệp, cần một sự đối trọng dưới hình thức quyền lực tinh thần. Vì Giáo hội gần như đã mất quyền lực thuộc trần gian và cũng chẳng quan tâm đến việc bảo vệ quyền lực đó, để được tự do hơn trên vai trò lãnh đạo về tinh thần. Vì vậy, không cần phải có “những ranh giới vũ trang,” điều mà Stalin đòi hỏi, nhưng Giáo hội đã góp một phần rất lớn trong việc làm sụp đổ những chính thể theo Lenin ở Đông Âu. Với tinh thần rất thận trọng, Vatican đã hoạt động như một nhà trung gian trong nhiều cuộc xung đột, hoặc là trực tiếp, hoặc qua sự can thiệp với cộng đoàn Sant’Egidio. Qua những ví dụ này, người đứng đầu nhà nước nhận ra được những giới hạn của quyền lực của riêng mình.
Mối quan hệ giữa thần quyền và thế quyền có đôi khi trở nên bão tố dưới thời Cộng hòa … Ông nhìn thấy không khí như thế nào dưới nhiệm kỳ 5 năm của tổng thống Emmanuel Macron?
Điều này không bắt đầu dưới thời Cộng hòa. Vấn đề này nó cũng cũ như tuổi của chính Giáo hội. Đầu tiên bị bách hại bởi nhà nước Roma, Giáo hội đã cố gắng giữ khoảng cách thật xa trong mối quan hệ với Đế quốc, mà trước đó đã là Ki-tô giáo. Những cuộc cách mạng năm 1791 cố gắng giành lấy những điều mà các vua của Pháp trước đó đã mơ ước: một Giáo hội của những người phục vụ dân sự hoàn toàn tuân phục quyền lực nhà nước. Năm 1793 họ cố đặt dấu chấm hết cho Ki-tô giáo. Trong suốt một vài thập kỷ, trong nỗ lực phục hồi lại nền quân chủ, và rồi trong suốt thời Đệ nhị Đế chế, Giáo hội vẫn còn choáng váng sau Cách mạng, đã chấp nhận hợp tác với vương quyền. Cho đến khi bắt đầu Đệ Tam Cộng hòa thì những người chống lại giới giáo sĩ liên tục tạo được thanh thế và ngày càng lan rộng hơn, bất chấp lịch sử. Vì khi có mối quan hệ giữa thần quyền và thế quyền, thì cả hai phải cùng tồn tại song song và phải công nhận tính hợp pháp của nhau. Tuy nhiên, thế quyền liên tục tìm cách lấn lướt thần quyền, chẳng hạn họ tạo ra tôn giáo dân sự của con người. Chúng ta đã nghe điều phảng phất tương tự trong suốt nhiệm kỳ tổng thống Pháp vừa qua. Bây giờ, dường như nhiệm kỳ tổng thống đương nhiệm không mang cảm giác cám dỗ này. Nhưng nó mới chỉ được một năm …
Ông đã viết quyển Europe, the Roman Way (Châu Âu, con đường của Roma) (Gallimard, 1992). Sự khôn ngoan nào của Roma có thể giúp quyền lực chính trị giải quyết những vấn đề nóng hổi hiện nay như sự di cư ?
Roma có thể giúp chúng tôi giải quyết được những vấn đề nóng không phải là “mô hình Roma” biến những văn hóa nước ngoài thành của riêng mà tôi đã nói trong quyển sách của tôi. Đó chính là Roma của lịch sử, nó đã sáng tạo ra nền chính trị như là một nghệ thuật để giữ cân bằng cho một cái đầu; một hợp đồng giống như sự gắn kết tương hỗ của các bên, nó vừa mang những sự nhượng bộ và bắt buộc phải tôn trọng các điều khoản
Phỏng vấn của Samuel Pruvot, Famille chrétienne, và Aymeric Pourbaix, I.MEDIA