Tiếng tăm của một vị thánh thường được tăng lên khi được khám phá ra rằng hài cốt của ngài không bị phân hủy theo thời gian.
Đây là trường hợp với Thánh Padre Pio, một nhân vật trung tâm trong Năm Thánh Từ Bi, hài cốt của ngài sẽ được trưng bày tại Vatican trong vài ngày vào tháng Hai năm 2016.
Cha Fr. Carlo Calloni, Tổng thỉnh OFM Capuchin:
“Người ta không trở thành một vị thánh chỉ vì thân xác không bị phân hủy. Thay vào đó, Giáo Hội nghiên cứu con người ấy đã sống nhân đức như thế nào.”
Cha Carlo Calloni phụ trách nghiên cứu Capuchin án phong thánh. Ngài giải thích rằng xác Thánh Padre Pio đã không phải trưng bày để trình diễn cũng không phải để thu hút tín đồ trung thành. Sự trưng bày này được thực hiện bởi vì ngài là một trong những vị giải tội vĩ đại của mọi thời đại.
Fr. Carlo Calloni:
“Điều mà đã được nhìn vào để công bố Padre Pio là một vị thánh, là cách mà ngài đã sống theo lời tuyên thệ của sự vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh, ngài đã sống khiêm tốn như thế nào, và sự dịu dàng của ngài. Đây là những gì đáng chú ý. Xác của ngài đã không bị mục nát có thể là một dấu chỉ, nhưng nó không bổ xung giá trị cho tiến trình này.”
Có lẽ Padre Pio được biết đến nhiều nhất vì năm dấu thánh trên cơ thể của ngài. Tuy nhiên, cha Fr. Carlo khẳng định rằng những biểu hiện này cũng không làm cho bất cứ ai trở thành một vị thánh. Ngài nói rằng tất cả là kết quả của một đời sống thánh thiện. Và Padre Pio đã sống một cuộc sống vô cùng thánh thiện.
Jos. Tú Nạc, NMS
Xơ Blandina, Nữ tu miền Viễn Tây khiến Billy the Kid chùn tay
Billy the Kid, một tên cướp nhà băng và xe ngựa khét tiếng của miền Tây Hoang dã, đã gặp đối thủ không ngờ là xơ Blandina Segale.
Theo chuyện kể, và theo thư tín của xơ Blandina, thì một thành viên của băng Billy the Kid bị bắn gần chết, nhưng các bác sỹ của y xá Trinidad lại từ chối chữa trị. Xơ đã nhận anh này, và chăm sóc cho trong 3 tháng, cho đến khi hồi phục.
Nhưng Billy the Kid vẫn không hài lòng. Mọi người kháo nhau, hắn sẽ vào thành phố lột da 4 bác sỹ Trinidad để trả thù. Nhưng khi hắn đến, xơ Blandina đã can thiệp, và nhân danh người mà xơ đã cứu, xơ thuyết phục hắn bỏ ý nghĩ đó đi.
Sau vụ đó, xơ Blandina và Billy the Kid thành bạn bè. Xơ có đến thăm hắn trong tù một lần, và hắn cũng một lần bỏ qua một vụ cướp xe ngựa khi nhận ra xơ là một hành khách trên xe.
Khi không đương đầu với những kẻ ngoài vòng pháp luật, xơ Blandina lập trường học, lập bệnh viện, dạy dỗ và chăm lo cho các cô nhi và người nghèo, cũng như biện hộ cho quyền của thổ dân và các nhóm thiểu số khác. Xơ làm việc suốt ngày.
Ví dụ nữa về đức tính anh hùng của xơ là một chuyện ở vùng Viễn Tây, sau chuyện này, xơ được danh là ‘Nữ tu nhanh nhất Viễn Tây.’
Xơ Blandina đang dạy học ở một trường tại New Mexico, thì một học sinh đến thưa với xơ rằng, ‘Ba con bắn người, và họ đang chuẩn bị treo cổ ba.’
Đây là lúc xơ hành động. Xơ gặp người phạm tội, và thuyết phục ông viết một bản thú tội. Rồi xơ gặp người bị bắn, và thuyết phục ông tha thứ cho kẻ bắn mình trước khi trút hơi thở cuối cùng.
Sau khi đã hòa giải được hai người, xơ lại đi đối diện với đám người muốn hành hình, và thuyết phục họ thay vì treo cổ hãy giam người phạm tội vào tù đã. Và sau 9 tháng, ông được thả về lại nhà chăm sóc cho vợ và 4 đứa con.
Ông Allen Sanchez, là chủ tịch và CEO của tổ chức Trẻ em thánh Giuse ở Albuquerque, mà xơ Blandina đã lập, ông cho biết,
‘Xơ đã giải trừ súng ống, sợi dây treo cổ, và cả lòng hận thù của họ.
Tôi nghĩ hẳn họ phải yêu mến xơ lắm, và làm theo những gì xơ bảo, bởi xơ ân cần với họ, Và xơ chân thành nhìn thấy phẩm giá trong mỗi một con người, từ các cô nhi cho đến những kẻ ngoài vòng pháp luật.’
Đức tính anh hùng và các việc làm của xơ đã được nhìn nhận với tước ‘Tôi tớ Chúa’ hồi năm ngoái. Từ đó, một vài văn bản đã cho biết thêm thông tin về chuyện đời của xơ, cần thêm một phép lạ nữa để xơ được phong chân phước.
Và ông Sanchez nói rằng, ‘Tước hiệu thánh không phải là một phần thưởng, không phải là vinh danh, nhưng là giúp cho các tín hữu biết rằng có ơn Chúa hoạt động trên địa cầu.’
(J.B. Thái Hòa chuyển dịch, phanxico.vn 09.01.2016/ CNA | Mary Rezac)