Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

30 cuộc tông du của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô tại 42 quốc gia

Filled under:

30 cuộc tông du của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô tại 42 quốc gia.
G. Trần Ðức Anh OP
Vatican (Vat. 14-01-2019) - Theo chương trình các cuộc viếng thăm Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện tới tháng 6 năm 2019, tổng cộng ngài thực hiện 30 chuyến tông du tại hải ngoại và thăm 42 quốc gia.
Tin mới nhất mà Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: Ðức Thánh Cha sẽ viếng thăm Rumani từ ngày 31 tháng 5 đến 2 tháng 6 năm 2019 và đây sẽ là quốc gia thứ 42 ngài viếng thăm qua 30 chuyên tông du ở nước ngoài trong hơn 6 năm làm Giáo Hoàng.
Ðại đa số là các nước Kitô
Trong 30 quốc gia vừa nói, có 28 nước (67%) đa số dân theo Kitô giáo: 17 nước Công Giáo, 6 nước theo Chính Thống giáo và 5 nước có đa số dân theo Tin Lành. Có 10 nước đa số theo Hồi giáo (24%). 40% các nước được Ðức Thánh Cha đến thăm là những người đa số theo Công Giáo.
Những dữ kiện trên đân cho thấy một số bình luận của giới báo chí không đúng, khi họ cho rằng Ðức Giáo Hoàng Phanxicô "thích kẻ ngoại", ưa viếng thăm các nước không Kitô.
Trong năm 2018, Ðức Thánh Cha đã thăm 6 quốc gia, qua 4 chuyến đi:
- từ 22-25/9/2018: tại 3 nước Lituani, Lettoni và Estoni
- từ 25-26/8/2018: Dublin, thủ đô Ailen
- ngày 21-6-2018: hành hương đại kết tại Genève, Thụy Sĩ
- từ 15 đến 22/1/2018: Chile và Peru
Chương trình năm 2019:
Trong 2019 đã có 5 chuyến viếng thăm tại 6 nước được lên chương trình:
- Panama: từ 23-28/1/2019: nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34
- Abu Dhabi: từ 3-5/2/2019
- Maroc: từ 30-31/3/2019
- Bulgari và Bắc Macedonia: từ 5-7/5/2019
- Rumani: từ 31-5 đến 2-6-2019
(Sismografo 14-1-2019).

Những người ủng hộ trang phục đạo đức khẳng định, thời trang phóng đãng không đề cao nhân phẩm


Sau khi trở thành thực tập viên thời trang với Tạp chí Verily và khám phá thêm về ngành công nghiệp thời trang phóng đãng, ý tưởng về quần áo của Lizzy Rich đã thay đổi. Cô đã học được khoảng cách ngày càng lớn giữa ngành công nghiệp và Giáo dục xã hội Công giáo, dẫn cô sửa đổi thói quen mua sắm của mình.

Instagramer thời trang hiện đang chứng minh sự thay đổi này trên blog của cô, đưa ra lời khuyên cho việc mua sắm tiết kiệm, tái sử dụng quần áo cũ và mua sắm tại các cửa hàng đạo đức. Trong khi sự lựa chọn này đã dẫn đến một tủ quần áo hạn chế hơn, cô nói rằng sự sáng tạo của cô tỏa sáng hơn nữa.

Lizzy, người ủng hộ thời trang đạo đức
“Thời trang đạo đức rất thú vị, bởi vì hầu hết mọi người chỉ xem đó là cửa hàng nơi bạn mua sắm, nơi bạn mua đồ hoặc nhìn vào người đã làm ra nó và họ được trả bao nhiêu, nhưng còn nhiều hơn thế. Thời trang đạo đức thực sự bắt đầu với các loại cây trồng. Nó bắt đầu với cách làm bông. Họ đang sử dụng thuốc trừ sâu? Có phải những người nông dân điều hành những nơi này bị ảnh hưởng bởi cách chúng ta trồng những loại cây này? Và sau đó là cách chúng ta vận chuyển mọi thứ?”

Theo báo cáo của Viện toàn cầu McKinsey, gần ba phần năm tất cả quần áo được gửi đến các bãi rác trong cùng một năm sản xuất chúng. Ngoài ra, kể từ năm 2000, số lượng quần áo được sản xuất mỗi năm đã tăng gấp đôi, khiến ngành công nghiệp này có giá trị lên tới 2,4 nghìn tỷ đô la.

Tuy nhiên, tất cả chủ nghĩa tiêu dùng này không chính xác phù hợp với giáo huấn Công giáo.

Lizzy, người ủng hộ thời trang đạo đức
“Một trong bốn trụ cột của Giáo huấn xã hội Công giáo là khái niệm về phẩm giá con người và đề cao phẩm giá con người trong mọi việc chúng ta làm. Bằng cách nhìn vào cách thời trang phóng đãng ảnh hưởng đến thế giới của chúng ta ngày nay, chúng ta có thể thấy rằng toàn bộ rõ ràng, nó không đề cao phẩm giá con người.”

Điều này cũng được nhìn thấy qua cách ngành công nghiệp giải quyết nỗi sợ hãi và sự bất an của người tiêu dùng, ghen tị và cảm giác rằng họ luôn theo sau xu hướng thời trang mới nhất.

Tuy nhiên, mối quan tâm chính của Lizzy là sự tham gia của Giáo hội trong ngành.

Lizzy, người ủng hộ thời trang đạo đức
“Nói chung, tôi chưa thấy nhiều sự quan tâm đến địa hạt Công giáo một cach toàn diện, nhìn vào thời trang phóng đãng. Tôi chưa thực sự nhìn thấy nó trên quy mô lớn và tôi nghĩ rằng đó là thứ thực sự còn thiếu trong phạm vi Công giáo của chúng ta ngày nay.”

Lizzy nói rằng thay đổi sang thời trang đạo đức là một thách thức, vì nó liên quan đến việc giới hạn tủ quần áo của một người và mua sắm ít hơn. Tuy nhiên, đó là một bước cô sẵn sàng thực hiện ngay bây giờ để thúc đẩy sự thay đổi trong thời trang phóng đãng tương lai.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn