Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Tiểu sử Thánh Aquinas (II)

Filled under:

Tiểu sử Thánh Aquinas (II)

Nguyễn Ước

Lời tác giả: Dưới đây là phiên bản II Tiểu sử Thánh Aquinas. Bạn có thể dùng để bố túc hay đọc kèm với phần tiểu sử của Aquinas trong phẩn Ghi chú ở bài “Mọi nói dối đều là tội trọng?”

Aquinas (1225-74) Khuôn mặt vĩ đại nhất của triết học kinh viện và nhà thần học người Ý. Tên đầy đủ là Thomas Aquinas. Cũng được gọi là Tiến sĩ Thiên thần (Doctor Angelicus).

Sinh tại Rocca Secca, gần Naples, trong một gia đình quan quyền, Aquinas theo học các thầy dòng Bênêdictô (Biển Đức) tại Monte Cassino rồi Đại học Naples. Sau đó, cưỡng lại quyết định của gia đình, ông vào dòng Đôminicô (Đa Minh), làm tu sĩ khất thực (1244). Ông bị các anh em bắt cóc và giam trong một lâu đài của cha mẹ hơn một năm. Cuối cùng, thoát ra được, ông đi Cologne và trở thành môn sinh của Albertus Magnus. Năm 1248, ông cùng thầy đi Cologne, rồi từ đó đi Paris lần nữa và nổi tiếng, trở thành giáo sư thần học rất thành công tại Anagni, Orieto, Rome và Vitenbo.

Aquinas xuất hiện khi giới thế tục tìm cách giới hạn đặc quyền của giới tu sĩ tại các đại học. Sau năm 1259, ông trải qua vài năm ở Ý, làm giáo sư và cố vấn cho Tòa thánh Vatican. Việc ông quay lại Paris có lẽ do gấp rút vì nổi giận với Siger De Brabant và bài đọc của học giả ấy trình bày quan điểm của triết gia Hồi giáo Tây Ban Nha Averroes về Aristotle. Cuộc chiến đấu học thuyết với Siger là biến cố đáng nhớ nhất trong đời Aquinas; chiến thắng ấy có nghĩa rằng lập trường của ông đã khải hoàn.

Năm 1272, Thomas Aquinas rời Paris đi Naples để tổ chức một viện nghiên cứu. Hai năm sau, đang cùng với người bạn lâu năm, Sư huynh Reginald ở Fossanuova, trên đường đi dự Công đồng Lyons với tư cánh cố vấn cho giáo hoàng, Aquinas qua đời, hưởng dương 49 tuổi.

Ngang đây, tưởng nên nói đôi chút về vị triết gia Hồi giáo Averroes. Tên A Rập của ông là Ibn Rushd (1126-1198), người nổi tiếng nhất trong các triết gia Hồi giáo thời trung cổ, còn Averroes là tên gọi theo hình thức Latin. Là quan tòa và bác sĩ ở Córdoba, Seville, nơi ông chào đời, ông sang sống một thời gian tại Marocco, Bắc Phi. Ở đó, ông làm bác sĩ ngự y cho vua Hồi Abu Yusuf nhưng rồi bị trục xuất về Tây Ban Nha vì tình nghi dị giáo. Sau đó, ông được phục hồi và quay lại sống ở Marrakesh cho tới ngày qua đời.

Tác phẩm vĩ đại nhất của Averroes là Commentaries on Aristotle (Bình luận về Aristotle). Những thông giải của ông về Aristotle vẫn ảnh hưởng lâu dài sau khi ông qua đời và trở thành vấn đề suy tưởng lý tính, góp phần dọn đường cho thời Phục hưng. Ông nỗ lực đặt ranh giới tương ứng cho từng lãnh vực đức tin và lí trí, chỉ ra rằng cả hai không cần phải hòa giải vì chúng chẳng xung khắc nhau. Averroes tuyên bố triết học là hình thức thẩm tra cao nhất. Siêu hình học của ông mang sắc thái tân Plato chủ nghĩa, giống y như Avempace, người ông mang nợ trong các ý tưởng về trí thức.

Các học thuyết của Averroes về sự bất tử của cá nhân và sự hằng cửu của vật chất bị Giáo hội Công giáo lên án. Thomas Aquinas tôn trọng Averroes nhưng tấn công cuộc phấn đấu của Averroes khi vị triết gia Hồi giáo người Tây Ban Nha ấy cho rằng chân lý triết học bắt nguồn từ lý trí chứ không từ đức tin. Hầu hết tác phẩm của Averroes được châu Âu biết tới qua bản dịch bằng tiếng La-tinhh và Do Thái Hip-ri, về sau có ảnh hưởng lên các nhà văn Do Thái giáo, Kitô giáo và cung cấp một tổng hợp từng phần cho hai truyền thống triết học A Rập và Hi Lạp.

Khác với bản tính lầm lì và phong thái chậm chạp, Thomas Aquinas là người diễn giảng xuất sắc, rõ ràng với những tư tưởng bén nhạy, như các tác phẩm của ông cho thấy, với lối lý luận khúc chiết và sử dụng tiếng La-tinhh giản dị, chính xác đáng phục. Càng khiêm tốn và đức hạnh, ông càng chứng tỏ một cuộc sống tâm linh phong phú và lòng mộ đạo sâu xa. Không một tác phẩm nào vén lộ đầy đủ triết học Aquinas. Có thể xếp loại công trình trước tác suốt 20 năm của ông theo hình thức và chủ đích của từng tác phẩm.

Những cuốn chính là Commentary in the Sentences (Bình luận trong những châm ngôn, 1254-1256), tác phẩm vĩ đại và sớm sủa nhất gồm một tập hợp các bài giảng cho công chúng; bảy Quaestiones disputatae (Các vấn đề tranh luận công khai, 1256-1271); những bình luận triết học về các tác phẩm của Aristotle như Mỹ học, Siêu hình học, Linh hồn, Vật lý học; một phần của De Interpretatione (Về thông giải), và Posterior Analytics (Phân tích về sau); các luận văn về nhiều chủ đề trong đó có Summa theologica contra Gentiles (Tổng luận thần học chống người ngoài Công giáo, 1258-1260), cũng là Summa philosophica (Tổng luận triết học); và cuốn quan trọng hơn hết là Summa theologica (Tổng luận thần học, 1267-1273), tác phẩm trình bày thần học có tính hệ thống nhưng chưa hoàn tất. Hơn 600 năm sau, năm 1879, Giáo hoàng Leo XIII, trong Thông điệp Aetterni Patris, chính thức tuyên bố triết học của Aquinas là triết học Kitô giáo.

Triết học Aquinas được công khai thừa nhận là mang bản sắc Aristotle với những phương pháp và những phân biệt của người Hi Lạp được thích nghi theo với mạc khải. Thế kỷ 13 là thời kỳ chủ chốt trong tư tưởng Kitô giáo, bị xâu xé giữa những tuyên bố của người theo phái Averroes và những người cực đoan theo Augustine. Aquinas chống đối cả hai trường phái ấy. Người theo Averroes do Siger de Brabant lãnh đạo, tách riêng đức tin và chân lý một cách tuyệt đối, còn người theo Augustine muốn biến chân lý thành vấn đề đức tin.

Aquinas cho rằng lý trí và đức tin lập thành hai cảnh giới hòa điệu trong đó các chân lý của đức tin bổ sung cho chân lý của lý trí; cả hai đều là tặng phẩm của Thượng đế, nhưng lý trí có sự tự quản của chính nó. Như thế, ông biện hộ cho quyền của lý trí chống lại nỗi sợ hãi của những kẻ muốn trấn áp Aristotle, xem ông là tổ phụ của Averroes và dị giáo. Theo Aquinas, nguyên lý đệ nhất của triết học là sự khẳng định hữu thể. Từ quan điểm ấy, ông tiến hành cuộc xem xét thái độ trong đó trí tuệ hiểu biết hữu thể là gì.

Đối với con người, toàn bộ tri thức bắt đầu bằng con đường giác quan; qua trung gian đó, y nắm bắt cái phổ quát, tức là thế giới chỉ có thể nhận thức được bằng trí tuệ. Theo lập trường được cho là chủ nghĩa duy thực vừa phải (moderate realism) của Aquinas, một dạng thức hoặc cái phổ quát có thể hiện hữu theo ba cách: trong Thượng đế, trong vạn vật và trong tâm trí. Chính qua tri thức về vạn vật mà chúng ta đi tới hiểu biết sự hiện hữu của Thượng đế. Trong trật tự thiên nhiên thì chỉ có thể biết Thượng đế bằng loại suy và phủ định.

Niềm xác tín của Aquinas vào việc lý trí có thể phát hiện sự hiện hữu của Thượng đế được chứng minh bằng các chứng cớ của ông về sự hiện hữu của Thượng đế. Phân tích của Aquinas về vấn đề này được tiến hành bằng các khái niệm của Aristotle về tính hiệu ứng và hành động, vật chất và dạng thức, hữu thể và yếu tính. Một vật đòi hỏi phải có vật khác mới trọn vẹn thì được cho là hiện hữu trong hiệu ứng của cái khác; sự nhận ra hiệu ứng ấy được gọi là thực tại.

Vũ trụ được nhận thức như một chuỗi sự vật được sắp xếp theo trật tự hướng thượng hoặc hiệu ứng và hành động, trong cùng một lúc được ban thưởng và được tạo nên bởi Thượng đế, kẻ một mình ngài là hành động đơn thuần. Thượng đế thì bất biến vì biến đổi có nghĩa là đi từ hiệu ứng tới hành động. Và như thế, Thượng đế hiện hữu mà không có bắt đầu cũng chẳng có kết thúc, vì cả hai cái đó đòi hỏi sự biến đổi. Vật chất và dạng thức đều thiết yếu để am hiểu sự biến đổi, vì biến đổi đòi hỏi đồng nhất tính của cái trở thành và cái mà nó trở thành. Vật chất là cái đầu và dạng thức là cái sau. Mọi vật có tính vật lý đều được làm thành bởi vật chất và dạng thức.

Sự khác biệt giữa cái là dạng thức hoặc đặc tính với sự hiện hữu thật sự của nó được biểu hiệu bằng các thuật ngữ yếu tính và hữu thể. Chỉ ở trong Thượng đế mới có sự phân biệt giữa vật chất và dạng thức. Từng cặp một: vật chất và dạng thức, yếu tính và hữu thể, đều là những trùng hợp đặc biệt của hiệu ứng và hành động.

Hệ thống của Aquinas dựa trên ba phân biệt đó. Hữu thể cũng có thể được đặc điểm hóa bằng kiểu thức”(mode). Kiểu thức không thêm được gì vào ý tưởng về hữu thể nhưng nó là phương cách để làm rõ ràng và dứt khoát cái tiềm ẩn bên trong hữu thể. Theo ý nghĩa nào đó, kiểu thức có nghĩa là sự phân chia hữu thể thành các phạm trù. Theo ý nghĩa khác, nó phô diễn những phân biệt nhất định của hữu thể trong sự chung chia với mọi loại. Theo ý nghĩa này, các kiểu thức được biết như là những cái tiên nghiệm; cùng với hữu thể, một cách chủ yếu, những cái đó là sự hiệp nhất, chân lý và cái thiện. Những từ ngữ ấy có thể hoán đổi cho nhau. Vì cái đối lập của hữu thể không hiện hữu và cái thiện thì đồng hóa với hữu thể, nên đối với Aquinas, thật rõ ràng rằng cái ác chỉ là sự vắng mặt cái thiện.

Suốt một thời gian dài, Aquinas bị bỏ sang một bên hoặc bị hiểu sai bởi ngay cả những triết gia vĩ đại nhất, nhưng tối hậu, những lời giảng của ông đã khải hoàn. Sự kiện chúng được công nhận chính thức trong Giáo hội Công giáo La Mã không có nghĩa người Công Giáo có thể không bám sát các triết học khác, đặc biệt các lời giảng mang bản sắc Scotus, được triển khai từ học thuyết của Duns Scotus (k.12701308), người sáng lập trường phái dòng thánh Phanxicô và mở cuộc tranh luận sôi nổi với Thomas Aquinas. Tổng hợp tuyệt vời của Aquinas ngày nay được khái quát công nhận là một trong những công trình vĩ đại nhất của tư tưởng loài người.

Triết học bao quát của ông được áp dụng vào mọi cảnh giới của cuộc sống con người. Thuyết Thomas (Thomism), được gọi cách ấy vì lòng kính trọng thánh vị Aquinô của ông do Giáo hội Công giáo phong  là một cấu trúc toàn vẹn trong chính nó, và không đơn giản là một bộ sưu tập các lý thuyết triết học. Các thuật ngữ tân Thomas và tân kinh viện được dùng để gọi một trường phái triết học trong thế kỷ 20. Các thủ lãnh Công giáo Pháp của trường phái này là Etienne Gilson (1884-1978), sử gia triết học và nhà thần học, và Jacques Maritain (1882-1973), nhà thần học, những kẻ tìm cách áp dụng các nguyên tắc của thuyết Thomas vào các điều kiện xã hội, kinh tế và chính trị hiện đại. Người ngoài Công giáo cũng tìm cách thích nghi các nguyên tắc của thuyết Thomas vào dời sống hiện đại; họ cũng được gọi là những người tân Thomas chủ nghĩa.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:45

Những thánh gia Na-da-rét thời đại mới

Filled under:

Những thánh gia Na-da-rét thời đại mới
(Suy niệm Lễ Thánh gia)

Có họ đạo nghèo ở vùng duyên hải miền Trung có tên gọi là Thánh gia. Sở dĩ đặt tên như vậy là vì họ đạo nầy chọn Thánh gia Na-da-rét làm bổn mạng.

Phía bên hông nhà thờ họ đạo có một hang đá khá lớn, có bộ tượng hang đá bằng thạch cao to bằng tầm vóc người trưởng thành. 

Hằng năm vào dịp lễ Thánh gia là ngày bổn mạng của giáo xứ, theo một truyền thống đã có từ lâu đời, sau khi lễ xong, các gia đình trong giáo xứ tập trung đông đảo chung quanh hang đá cầu nguyện với thánh gia thất và mỗi gia đình cử ra một vị đại diện tuần tự tiến lên theo hàng đôi đến trước bộ tượng hang đá, dâng lên Chúa Giê-su, Đức Mẹ và thánh Giu-se những bông hoa thắm tươi và thơm ngát để tỏ lòng tôn kính mến yêu.

Thế rồi một biến cố đau lòng xảy ra hai ngày trước Lễ Thánh gia thất năm ấy, một nhóm trẻ tinh nghịch từ làng bên vì có thù hận với nhóm trẻ trong xóm đạo, đã kéo đến vào ban đêm đập nát bộ tượng hang đá!

Sự việc nầy khiến cho nhiều người hoang mang và bối rối!

Biết tính sao đây, khi ngày Lễ Thánh gia đã gần kề? Tìm đâu ra bộ tượng ba Đấng mới thế vào bộ tượng đã bị phá tan? Nghi lễ dâng hoa cho ba Đấng vào mỗi dịp Lễ Thánh gia là một nghi lễ truyền thống đã được thực hiện xuyên suốt từ hơn trăm năm qua, lẽ nào năm nay không tổ chức được? Ngoài ra, ngày Lễ Thánh gia đã cận kề nên cũng không thể đặt làm một bộ tượng khác thay thế.

Trước tình thế đó, Cha xứ có một sáng kiến táo bạo: Ngài cho mời đôi vợ chồng mới sinh đứa con trai đầu lòng được chừng tháng tuổi và mới được rửa tội mấy ngày trước, mặc y phục truyền thống thật chỉnh tề, đóng vai Đức Mẹ, thánh Giu-se và Chúa Giê-su thay cho bộ tượng hang đá bằng thạch cao đã bị hư hại. Ngài sắp xếp cho cặp vợ chồng quỳ bên trong hang đá, chầu hai bên đứa con thơ nằm ở giữa họ và kêu mời đại diện các gia đình trong giáo xứ dâng hoa cho ba vị nầy trong tư cách là hình ảnh của Thánh gia Na-da-rét.

Sáng kiến nầy đã làm cho một số người trong họ đạo cảm thấy bị sốc. Họ cho rằng làm như vậy là quá đề cao gia đình người tín hữu và xúc phạm đến ba Đấng thánh.

Cha Sở cố gắng diễn giảng cho họ như sau:

Khi đề nghị gia đình anh chị Năm đóng vai Giu-se, Mẹ Maria và Chúa Giê-su thế chỗ cho bộ tượng ba Đấng bằng thạch cao bị hư, chúng ta không làm gì xúc phạm đến ba Đấng thánh, nhưng chúng ta xem gia đình anh chị Năm đây là hình ảnh rất trung thực và cao quý về Thánh Gia Na-da-rét.

Lâu nay, chúng ta quen nhìn hình tượng ba Đấng bằng thạch cao, bằng xi măng hay bằng nhựa dẻo và chưa quen nhìn hình tượng ba Đấng bằng xương bằng thịt nên cảm thấy bị sốc.

Nhưng xin quý ông bà hiểu điều nầy:

Thứ nhất, bộ tượng ba Đấng mà ta kính viếng xưa nay là hình ảnh của Thánh Giu-se, Mẹ Maria và Chúa Giê-su do tay người phàm tạo nên bằng thạch cao, không có sự sống, không có linh hồn; trong khi gia đình anh chị Năm đây là hình ảnh của ba Ngôi Thiên Chúa , do chính Thiên Chúa tạo dựng nên, có linh hồn, có lương tri, có sự sống.

Thứ hai, nhờ lãnh nhận bí tích Thánh tẩy, anh chị Năm cũng như mỗi người chúng ta được trở thành chi thể của Chúa Giê-su (GLHTCG số 1267). Thánh Phao-lô cũng xác nhận điều nầy: “Nào Anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Ki-tô sao?” (I Cor 6,15).

Thứ ba, nhờ rước lấy Mình thánh Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể, các tín hữu được trở nên cùng chung máu thịt với Ngài, được thông dự vào sự sống của Thiên Chúa, được thông phần bản tính Thiên Chúa (2 Pr 1, 4).

Ngoài ra, Chúa Giê-su và Hội thánh thường dạy chúng ta rằng “Thiên Chúa đồng hóa với con người”, con người là hiện thân của Thiên Chúa.

Như vậy, không có một bức tượng nào do tay người phàm làm ra dù bằng thạch cao, bằng gỗ, bằng đá hay bằng kim loại quý… xứng đáng được chọn làm hình ảnh của Chúa Giê-su, của Mẹ Maria, của thánh Giu-se cho bằng chính mỗi người ki-tô hữu chúng ta.

Thứ tư, Hội Thánh công giáo xưa nay vẫn nhìn nhận gia đình của ki-tô hữu là gia đình thánh nên Giáo Hội quen gọi đó là những hội thánh tại gia, tức là thánh gia.

Sau khi hiểu được những điều cha xứ giải thích, mọi người vui vẻ dâng những đoá hoa thật đẹp thật tươi cho anh chị Năm được cử đóng vai thánh gia Na-da-rét.

Rồi qua những năm sau, nhiều người trong giáo xứ đều thấy thật là thích hợp và đầy ý nghĩa khi chọn một gia đình công giáo trong họ đạo đóng vai thánh gia Na-da-rét thay vì dùng bộ tượng thạch cao, nên cộng đồng giáo xứ thoả thuận với nhau rằng: đôi vợ chồng nào mới sinh con và được rửa tội sớm nhất trong tháng 12 dương lịch thì sẽ được chọn đóng vai thánh Giu-se, Đức Mẹ và Chúa Giê-su để cho giáo dân kính viếng. Và cũng từ lúc đó, thay vì dâng hoa cho ba Đấng như trước đây, người ta dâng cho em bé trong vai Giê-su những hộp sữa; dâng cho người mẹ trong vai Maria những cuộn chỉ, những chiếc kim, chiếc kéo; dâng cho người cha trong vai Giu-se những dụng cụ làm việc nho nhỏ như những chiếc kìm, chiếc búa, cái đục, cái bào…

Từ sự kiện nầy, các gia đình tín hữu trong xứ đạo đều ý thức mình là những thánh gia Na-da-rét thời mới. Các đôi vợ chồng trong các gia đình luôn trân trọng và yêu quý nhau như tương quan giữa Mẹ Maria và thánh Giu-se: Cha mẹ biết chăm lo giáo dục con cái như Mẹ Maria và thánh Giu-se đã thực hiện với Chúa Giê-su năm xưa; Con cái luôn vâng phục và thảo hiếu với mẹ cha như Chúa Giê-su đã làm đối với thánh Giu-se và Đức Mẹ.

Từ đó, niềm vui, hạnh phúc và đời sống thánh thiện chan hoà trong các gia đình.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:38

SUY NIỆM HÀNG NGÀY - NGÀY 30/12/2018

Filled under:

LỜI CHÚA: Lc 2, 41-52
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có cảm nghiệm sâu sắc về tổ ấm yêu thương này, một tổ ấm tràn ngập hạnh phúc và yêu thương. Nơi đó chúng ta được hưởng sự chăm sóc, quan tâm của cha mẹ, anh em và người thân. Chỉ nơi đây chúng ta mới tìm được sự bình an và niềm vui đích thực. Sau những ngày tháng mỏi mệt vì công việc, khổ đau về tinh thần và chán chường với những thất bại, người ta trở về với gia đình để tìm sự nâng đỡ, ủi an. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác cho cha mẹ và con cái. Lý tưởng là thế, nhưng ngày nay nhiều gia đình đã mất đi cái ý nghĩa này và tệ hơn nữa, còn rơi vào khủng hoảng đến nỗi trở thành nơi sát phạt lẫn nhau vì nề nếp gia phong đã bị băng hoại. Hôm nay mừng kính Gia Đình Thánh Gia, một gia đình bao gồm ba nhân vật thánh mời gọi chúng ta nhìn lên mẫu gương tuyệt vời này để xin các Ngài giúp cho mỗi người chúng ta sống vai trò của mình cách ý nghĩa hơn.
Do nhiều yếu tố chi phối mà gia đình ngày nay khác gia đình ngày xưa. Nếu ngày xưa gia đình mang ý nghĩa tổ ấm yêu thương thì ngày nay ý nghĩa này đã phai nhạt dần. Tại sao có sự xuống cấp này? Chúng ta phải khiêm tốn nhận ra sự thật đau lòng là gương sáng của ông bà và cha mẹ không còn. Con cái sống trong gia đình đổ vỡ thì làm sao lớn lên trong sự bình an, trong lòng mến Chúa và yêu người được.
Tác giả MR WHY – Phạm Ngọc Anh đã so sánh gia đình ngày xưa và  ngày nay có bốn điểm khác nhau. Xin mạn phép tác giả sao chép nguyên bản văn rất hay này để thêm tư tưởng cho bài suy niệm về đề tài gia đình hôm nay.
1. Quy mô gia đình Trước đây, trong một gia đình thường có sự xuất hiện của ông bà, bố mẹ, con cái. “Tứ đại đồng đường” là chuyện rất bình thường ở mỗi ngôi nhà Việt. Điều kiện khó khăn, việc “thoát ly” ra khỏi tổ ấm dường như rất ít, con cái lớn lên, cưới vợ gả chồng rồi sinh con vẫn cố gắng để ở bên, phụng dưỡng cha mẹ. Ngược lại, việc sống cùng người già giúp các cặp vợ chồng trẻ giữ được nề nếp, thói quen, gia phong của gia đình, đồng thời biết kính trên, nhường dưới.
Xã hội ngày nay, những cặp vợ chồng trẻ tuổi thích sự tự do, muốn thể hiện được cái tôi và khả năng độc lập cao, có điều kiện kinh tế. Những lý do đó khiến nhiều người quyết định sống riêng, gây dựng một gia đình nhỏ chỉ có hai thế hệ. Không những thế, người phụ nữ ngày càng bình đẳng, không chấp nhận hy sinh nên khó lòng sống hài hòa với nhà chồng. Lựa chọn sống riêng vì thế ngày càng nhiều.
2. Bữa cơm
Với các gia đình xưa, bữa cơm luôn được chú trọng. Trong giai đoạn đói kém, nhiều nhà chỉ ăn một bữa cơm, nhưng tất cả các thành viên đều có mặt đông đủ, để chia sẻ và gặp mặt nhau sau một ngày làm việc. Nhiều người lớn tuổi chưa quên được cảnh một gia đình thôn quê khoảng nhá nhem tối, trải chiếu ra ngoài hiên, quây quần bên mâm cơm, trò chuyện và tận hưởng không gian thoáng đãng cuối ngày.
Cuộc sống của một gia đình hiện đại ngày nay là sáng đưa con đến lớp, bố mẹ đi làm, chiều về đón con rồi đi chợ nấu cơm. Tuy nhiên, bữa cơm tối duy nhất của cả nhà đôi khi không có mặt đông đủ các thành viên. Khi thì bố hoặc mẹ bận làm thêm giờ, lúc thì con phải đi học thêm… Bữa cơm thường được ăn nhanh chóng để mỗi người một việc, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hôm sau, khoảng thời gian tận hưởng và chia sẻ cùng nhau dường như rất ít.
3. Nề nếp sinh hoạt
Khi sống trong gia đình tứ đại đồng đường, mọi nề nếp, gia phong đều được người già giữ gìn và duy trì. Các cụ luôn dùng những câu răn dạy của người xưa để giúp con cháu giữ được nề nếp như “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “kính trên, nhường dưới”… Chính nhờ có các cụ mà con cháu biết nhìn nhau mà sống. Hơn nữa, cuộc sống xưa đơn giản, chưa có sự can thiệp của các công nghệ hiện đại, con người ít có sự lựa chọn.
Nhịp sống công nghiệp ngày nay, các cặp vợ chồng trẻ có nhiều sự tự do hơn khi sống riêng. Khi không thích nấu nướng, họ có thể chọn ăn ngoài hàng hoặc gọi đồ ăn về nhà. Với những gia đình chưa có con, chỉ có hai người thì sự thoải mái càng lớn hơn. Đôi khi, căn bếp cả tuần không “đỏ lửa” và các cặp vợ chồng cũng không lấy đó làm lo lắng.
4. Sự khác biệt giữa hai thế hệ
Giữa một phía quyết giữ bằng được mọi giá trị truyền thống và một bên ra sức phá bỏ, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn. Người già luôn đem những câu chuyện ngày xa xưa ra làm chuẩn mực để dạy dỗ thế hệ trẻ, còn người trẻ thì cho đó là lạc hậu, cổ lỗ sĩ, không biết tiếp nhận cái mới. Tiếng nói chung giữa hai thế hệ ngày càng ít đi.
Gia đình, dù ở thế hệ nào, cũng đều hướng tới giá trị hạnh phúc của mỗi con người sống trong đó. Dù hiện đại hay truyền thống, thì bố mẹ cũng luôn hy sinh và làm mọi thứ để con cái được hạnh phúc.”( Http://phamngocanh.com)
Qua nhận xét rất đúng của tác giả Phạm Ngọc Oanh, chúng ta nhận thấy gia đình xưa và nay rất khác nhau theo văn hóa của từng thời. Nhưng nếu ở thời nào chăng nữa gia đình chúng ta là vườn ươm cho con cái đúng nghĩa thì thời đại tân tiến hay công nghiệp sẽ giúp con cháu chúng ta lớn nhanh lớn mạnh hơn nữa. Một vườn ươm được chăm sóc theo phương pháp hiện đại và tiên tiến sẽ giúp cho việc nuôi dưỡng và giáo dục tốt hơn. Ngày nay khoa học tiến bộ là nhờ những nhân tài thời đại. Nhân tài này nảy sinh từ gia đình.
Nếu vườn ươm có đầy đủ chất dinh dưỡng tinh thần và thể chất thì con trẻ sẽ có cơ hội phát triển toàn diện. Chất dinh dưỡng này hút từ cha mẹ, anh chị em, họ hàng. Gia đình thánh là gia đình có dòng nhựa tốt chuyển đến các tế bào giúp con cái sống khỏe và có chất đề kháng rất tốt để chống lại những lây nhiễm của tệ nạn xã hội ngày nay. Các bậc cha mẹ lưu ý giáo dục con cái từ trong trứng nước cho đến ngày khôn lớn bằng chính đời sống và lời dạy dỗ của mình, thì sẽ được đền bù cách cân xứng bằng niềm hạnh phúc là thấy con cái thành nhân, thành công và thành thánh.
Hôm nay lễ Thánh giá là dịp chúng ta chiêm ngắm một gia đình thánh trong đó Thánh Giuse giữ vai trò gia trưởng, người cha cần mẫn lo cho gia đình trong tinh thần thực thi ý Chúa.tình mến Chúa nồng nàn và yêu thương Đức Mẹ và Chúa Giê-su. Đức Mẹ, đóng vai trò người mẹ và người vợ phục vụ hy sinh trong lòng yêu mến nồng nàn. Chúa Giê-su mẫu gương vâng lời ngoan ngoãn cho những người làm con.
Chúng ta xin Chúa giúp cho mỗi thành viên trong gia đình chúng ta biết sống hết vai trò của mình, quên mình phục vụ nhau, giúp nhau thăng tiến trên đường thiêng liêng, cùng nhau làm tròn bổn phận trong tình thương mến. Nếu giữ được điều này thì mọi người sẽ cảm được niềm hãnh phúc trào tràn trong chính gia đình nhỏ bé của mình. Mọi sờn gợn trong cuộc sống sẽ được giải quyết cách dễ dàng.
Nữ tu Faustina Lý Thị Báu



Suy niệm 2
 
     Giáo Hội cho chúng ta suy ngắm đoạn Tin Mừng theo thánh Luca trong ngày lễ kính Thánh Gia Thất hôm nay thật là ý nghĩa. Đoạn Tin Mừng này thuật lại việc Đức Mẹ Maria và Thánh cả Giuse thất lạc Chúa Giêsu trong chuyến hành hương lên đền thờ Giêrusalem dịp mừng đại lễ Vượt Qua. Ba ngày vất vả tìm Chúa Giêsu, chắc chắn các ngài không chỉ trải qua những mệt nhọc về thể lý, nhưng còn nặng trĩu những lo lắng, hoang mang về tinh thần. Sự lo lắng, sợ hãi của bậc làm cha mẹ khi lạc mất con mình. Và rồi niềm vui chắc chắn vỡ oà khi các ngài tìm thấy Chúa Giêsu trong đền thờ. Dù hết sức ngạc nhiên về việc Chúa Giêsu làm: ngồi giữa các thầy tiến sĩ, đàm đạo với họ bằng sự hiểu biết uyên thâm; và chưa hiểu hết những điều Chúa Giêsu nói: “Mà tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?”..., Mẹ Maria và thánh Giuse đã có được bình an vì luôn tín thác vào thánh ý và chương trình của Thiên Chúa.
 
   Tôn kính Thánh Gia Thất hôm nay, chúng ta cũng dành thời gian nhìn lại đời sống gia đình của mình. Không ít lần gia đình chúng ta cũng gặp phải những khó khăn, thử thách, thậm chí không ít lần gia đình đối diện với khủng hoảng, gây ra bao mệt mỏi, thất vọng. Những lần như thế chúng ta phản ứng ra sao? Chúng ta hành xử thế nào? Chúng ta có cùng nhau chạy đến với Chúa để tìm sự nâng đỡ, ủi an không? Chúng ta có tỉnh táo để nhận ra điều Chúa muốn nói với từng thành viên trong gia đình chúng ta mỗi khi trải qua những sóng gió, gian truân trong đời sống gia đình không?

     Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse, chúng con xin phó dâng gia đình chúng con trong tay ba Đấng. Xin ban ơn nâng đỡ và phù giúp gia đình chúng con. Xin cho chúng con biết noi gương các ngài, luôn chạy đến với Chúa mỗi khi gặp thử thách, gian truân trong cuộc sống này. Amen.

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:30

TẦM NHÌN KITÔ GIÁO VỀ NĂM MỚI

Filled under:

TM NHÌN KITÔ GIÁO V NĂM MỚI

Tham dự Thánh lễ đêm giao thừa là điều quan trọng đối với gia đình tôi. Khi ăn tiệc tại nhà ông bà nội, có pháo bông, mọi người chuyện trò vui vẻ, chờ đồng hồ điểm 12 tiếng, rồi mỗi người ăn 12 trái nho tượng trưng 12 tháng trong năm.
Sau đó chúng tôi cùng cầu nguyện và hát bài Te Deum để tạ ơn Thiên Chúa về mọi ơn lành trong năm cũ, đồng thời cầu xin ơn lành cho năm mới.
Chiều ngày mồng Một, chúng tôi thường cùng nhau đến một Đền Đức Mẹ hoặc một nhà thờ dâng kính Đức Mẹ.
Tôi rất biết ơn ông bà và cha mẹ về truyền thống tốt lành này. Khi nhớ lại, tôi nhận thấy rằng họ không chỉ làm cho tôi nhớ rằng ngày 1-1 là lễ Mẹ Thiên Chúa và cũng là ngày đầu năm mới, mà họ còn cho tôi biết cách đón năm mới theo Kitô giáo.
Nhưng có điều buồn là nhiều người lại muốn đón ngày đầu năm theo lịch chứ không chú ý ngày lễ Mẹ Thiên Chúa. Mặc dù là Kitô hữu, chúng ta cũng đừng cảm thấy có lỗi khi vui vẻ chúc mừng trái đất hoàn tất một vòng quay quanh mặt trời. Chúng ta là thành phần của nhân loại, chúng ta cứ chia sẻ mọi nỗi vui buồn như những người khác. Ngoài ra, không có lý do gì mà chúng ta lại không vui mừng chào đón sự kiện của cả đạo và đời trong cùng một ngày đó. Hãy chia sẻ viễn cảnh duy nhất về năm mới với tất cả nhân loại.
Thông thường, người ta đón năm mới bằng cách đánh giá năm ngoái “tốt” hay “xấu” dựa vào các vấn đề chính của năm cũ, và mong muốn năm mới sẽ “tốt” hơn dựa vào các tiêu chuẩn tương tự.
Có những người nhìn năm mới theo kiểu hên – xui, may – rủi, với sức mạnh vô lý kiểm soát vũ trụ này. Nhưng quan điểm của Kitô giáo là viễn cảnh hy vọng và tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Quan điểm đó chia sẻ ước vọng của thế giới về sự hòa bình và sự thịnh vượng, nhưng vượt qua cảm xúc của trí tưởng tượng qua các ca khúc về năm mới.
Bởi vì các Kitô hữu tin rằng thời gian là của Chúa, chính Ngài điều hướng mọi sự theo sự khôn ngoan và tình yêu thương của Ngài. Chúng ta nhìn thời gian theo mối quan hệ của chúng ta với Ngài, chứ không chỉ như những chuỗi các sự kiện được đánh dấu bằng đồng hồ và tờ lịch.
Khi chúng ta nhớ lại năm cũ, chúng ta thấy cách Thiên Chúa ban ơn lành cho chúng ta, hướng dẫn chúng ta, bảo vệ chúng ta. Chúng ta vẫn có nhiều cơ hội được Ngài trao ban, có dịp cộng tác với ân sủng và cộng tác với Ngài trong việc thực hiện kế hoạch của Ngài dành cho nhân loại. Chúng ta cũng nhận biết sự thất bại của mình, và những lúc chúng ta cảm thấy như Ngài ở xa chúng ta. Nhưng chúng ta cũng nhận biết cách Ngài trao ban cho chúng ta, chờ đợi chúng ta xin Ngài tha thứ, cách Ngài làm mọi thứ chuyển thành điều tốt lành cho chúng ta.
Sau khi cầu xin Thiên Chúa tha thứ về những thất bại của mình, cảm tạ Ngài về mọi phúc lành, và cầu xin Ngài trợ giúp trong năm mới, chúng ta nhìn vào đó không chỉ với sự lạc quan mà còn hy vọng – với niềm tin vững chắc rằng năm mới sẽ tốt hơn năm cũ, và nhờ ơn Chúa, chúng ta sẽ làm cho năm mới tốt đẹp hơn.
Many people make resolutions for năm mới. Đối với tôi, the essence of New Year’s resolutions is captured by the words of Gandalf in The Fellowship of the Ring: “Điều chúng ta phải quyết định là những gì cần làm với thời gian được trao ban cho chúng ta”. Thời gian thực sự là tặng phẩm, là cơ hội để chúng ta cộng tác với sự quan phòng của Thiên Chúa bằng cách tận dụng sự tự do của chúng ta.
Chúng ta cùng cầu chúc nhau: “Chúc Mừng Năm Mới – Happy New Year. Chúng ta cùng trao cho nhau những ước vọng tốt lành cho năm mới. Hãy làm cho người khác thấy chúng ta hy vọng, và hãy là kênh thông truyền niềm hy vọng cho người khác.
VIỄN ĐÔNG (chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:20

Phút suy niệm ngày 30/12/2018

Filled under:

Phút suy niệm ngày 30/12/2018
"Hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông" (Lc 2, 41-52).
Đức Ma-ri-a và Thánh Cả Giu-se dẫn con mình là Đức Giê-su nay đã lớn khôn, lên Giê-ru-sa-lem như mọi công dân Do Thái khác. Tin thưởng con mình đã lớn, đã khôn ngoan và có thể ra về cùng bạn bè được. Quả thật, Đức Giêsu khôn ngoan hơn hai ông bà nghĩ. Gặp Ngài đang giảng thuyết giữa các thầy tiến sĩ trong đền thờ, thật là lạ lùng cho hai ông bà.
Nhận ra Đức Giêsu đang lo cho công việc của cha mình là Đức Chúa Cha, điều này càng làm cho hai ông bà thêm tin tường phó thác nơi Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu. Chúng con chỉ là tạo vật nhỏ bé, thấp hèn, đã được Thiên Chúa nâng lên làm con cái Chúa. Vậy mà chúng con vô tình hay hữu ý chối bỏ tình yêu thương ấy. Xin thương tha thứ và ban cho chúng con ơn nhận biết Chúa qua kinh thánh mà Chúa đã truyền dạy cho chúng con. Amen.


THÁNH MAGARITA COLONNA

"Những bậc quyền quí nhất trong dân tìm cầu thân cùng con. Người được dẫn đến Hoàng đế, theo sau có đoàn trinh nữ, các bạn người. Các trinh nữ được dẫn đến giữa sự tưng bừng hoan hỉ".
Giáo hội đã dùng những lời trên để ca khen trinh nữ Magarita Colonna trong ngày lễ kính người. Thực thế, trinh nữ quả xứng đáng được muôn đời ca tụng vì anh dũng hiến dâng cuộc đời trinh bạch cho Chúa, khả dĩ thể hiện đầy đủ lý tưởng mà thánh Phaolô đã muốn cho các kitô hữu sống và phụng sự, là kết hợp với Chúa Kitô trong tình yêu nồng nàn, trong sạch và trung tín, một tình yêu độc nhất, không chia sẻ.
Trinh nữ Magarita Colonna chào đời vào mùa xuân năm 1254 tại một biệt thự nguy nga lộng lẫy thuộc ngoại ô thành Rôma. Song thân trinh nữ thuộc dòng quí tộc. Tuy nhiên Magarita không được may mắn hưởng một tuổi thơ ấu êm đềm và hạnh phúc trong tình âu yếm của cha mẹ.
Mồ côi cha năm lên hai tuổi, tám năm sau Magarita lại mất luôn người mẹ đạo đức, hiền từ giầu tình thương con. Cô phải ở với người anh cả bấy giờ đang làm thượng nghị sĩ thành Rôma. Là kết quả của hai dòng máu tinh anh Colonna, càng lớn càng khôn ngoan và lanh lợi. Thêm vào đó cô lại có một duyên dáng thùy mị khiến ai cũng đem lòng thương yêu, cảm mộ. Thấy em gái đã đến tuổi lập gia đình, anh cả của Magarita cũng định tâm kén cho em một người chồng tài ba có dư khả dĩ đem lại hạnh phúc cho em. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu không muốn Magarita sống trong bậc hôn nhân như trăm ngàn thiếu nữ cùng lứa tuổi. Người muốn dành cho Magarita triều thiên sáng láng của ca đoàn trinh nữ trên trời.
Được ơn Chúa soi dẫn, Magarita đã âm thầm nuôi dưỡng chí tu trì từ hồi niên thiếu. Thế nên cô nhất quyết khước từ lời đề nghị của anh, mặc dầu bị anh nại đến "quyền huynh thế phụ" để ép duyên em gái. Cũng may cho Magarita, trong lúc cô thân cô thế thì được người anh tên là Giacôbê về thăm nhà sau khi tốt nghiệp đại học đường Bôlônia. Giacôbê hết sức bênh vực Magarita và cố gắng giúp cô thực hiện ý nguyện. Giacôbê rất hiểu Magarita vì Giacôbê cũng đã nuôi ý định đi tu từ lâu. Cũng như Gacôbê, Magarita say mê đường lối tu đức của dòng thánh Phanxicô Assisi. Cả hai anh em cùng tìm thấy ở đấy cái bí quyết của sự thánh thiện. Giacôbê sau đã dâng mình cho Chúa và làm tới chức Hồng y giáo chủ.
Mặc dù gặp nhiều thử thách, với thời gian, ơn kêu gọi của Magarita vẫn mỗi ngày một lớn mạnh. Chính Đức Trinh Nữ Maria đã thân hiện đến khích lệ và xác nhận ý định của cô là hợp ý Chúa. Ý đã quyết, ngày 6 tháng 3 năm 1273, Magarita lòng đầy hân hoan từ giã thân bằng quyến thuộc vào tu trong dòng Clara tại miền Castel San Pietro. Sau bao năm vất vả tranh đấu cho lý tưởng, giờ đây Magarita được tự do phụng sự Chúa thoả lòng mong ước bấy lâu.
Theo gương và tâm tình của Đức Nữ Maria xưa dâng mình vào đền thờ, Magarita Colonna hoan hỉ dâng hiến toàn thân cho Chúa trong một tu viện nghèo nàn nhất thế giới và nguyện giữ đức trinh khiết vẹn tuyền hầu xứng đáng làm bạn trăm năm của Chúa.
Vốn thuộc dòng dõi quý tộc, ngay từ bé Magarita Colonna được sống trong một hoàn cảnh sung sướng không thiếu một tiện nghi nhỏ, nay phải sống trong một tu viện nghèo nàn thiếu thốn đủ thứ ngay cả đến miếng ăn hàng ngày cũng không được đầy đủ. Tuy nhiên cô vẫn vui sống và giữ nét mặt tươi tỉnh như tất cả các chị em đạo đức nhất trong dòng. Để an ủi và khích lệ Magarita Colonna trên đường nhân đức, đôi khi Chúa đã cho người được hưởng những thị kiến đầy cảm kích. Càng được Chúa yêu, trinh nữ Magarita Colonna càng cảm thấy mình bất xứng. Thế nên hằng ngày trinh nữ gia tăng việc hãm mình phạt xác đến độ kiệt sức làm mồi cho bệnh tật xâu xé.
Sau thời gian lưu trú tại tu viện Castel San Piêtrô, trinh nữ Magarita Colonna được cha bề trên cả dòng Anh em hèn mọn đặc cách cho tới ở tại viện thánh Clara ở Assisi, quê hương của vị thánh nghèo Phanxicô, ông tổ của dòng các Anh em hèn mọn. Nhưng vì bệnh mỗi ngày một nặng, nên bác sĩ bắt nữ tu Magarita Colonna phải tạm ra khỏi tu viện một thời gian mới hy vọng chữa khỏi bệnh. Trong thời gian sống ngoài tu viện, thánh nữ được dịp thực hiện đức bác ái một cách cụ thể. Ngày ngày thánh nữ vào các bệnh viện để được tự tay săn sóc các bệnh nhân. Thánh nữ cũng không ngại đi vào cả những bệnh viện phong hủi để an ủi và giúp đỡ những con người xấu số ấy. Thời gian dưỡng bệnh như thế dĩ nhiên bệnh cũ của người không thuyên giảm chút nào, mà còn có phần ra nặng hơn. Trinh nữ xin bề trên cho trở về tu viện để dọn mình chết.
Trong những ngày cuối đời ở đây, trinh nữ được nhiều ơn phi thường do Chúa Giêsu và Mẹ Maria dành cho, đặc biệt nhất nhất là ơn xuất thần. Ngày 24 tháng 6 năm 1280, trong lúc xuất thần, trinh nữ được Chúa Giêsu và thánh Gioan tiền hô, trong bộ áo lữ khách, thân hành hiện đến trò chuyện thân mật. Sau cuộc xuất thần đáng ghi nhớ này, bệnh ung thư của trinh nữ đột nhiên bộc phát tới độ bất khả điều trị. Ngày đêm thánh nữ bị căn bệnh dày vò đau đớn. Mùa đông năm 1280 cơn bệnh tăng gấp bội, và bệnh nhân mê man không dứt. Qua ngày 30 tháng 12 năm 1280, trinh nữ trút hơi thở cuối cùng từ giã cõi đời đau khổ về thiên quốc chầu Chúa.
Xác trinh nữ được an táng tại nguyện đường tu viện Castel San Piêtrô. Tới năm 1285, tu viện Castel San Piêtrô được lệnh Đức Giáo Hoàng Hônôriô IV di chuyển về tu viện thánh Silvêtê in Capitê. Trong cuộc di chuyển này, các nữ tu đem theo cả di hài trinh nữ về an táng tại tu viện. Đức Giáo Hoàng Piô IX tôn phong trinh nữ Magarita Colonna lên bậc á thánh ngày 17 tháng 9 năm 1847.
Lạy thánh Magarita Colonna, người đang hưởng triều thiên chói sáng dành cho kẻ giữ mình đồng trinh, xin soi dẫn cho thiếu nữ Việt Nam chúng con biết quí trọng đức trinh khiết hơn hết mọi vinh hoa phú quí trần gian, hầu mai ngày được cùng trinh nữ chung hưởng vinh quang thiên quốc.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:17

Tin Mừng Lễ Thánh Gia Thất Năm C

Filled under:


Tin Mừng Lễ Thánh Gia Thất Năm C

Bài Ðọc I: Hc 3, 3-7. 14-17a
"Ai kính sợ Chúa, thì thảo kính cha mẹ".
Trích sách Huấn Ca.
Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái; quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đoàn con. Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi; ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình, sẽ được vui mừng trong con cái, khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha mình, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui lòng mẹ.
Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi. Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5
Ðáp: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người (x. c. 1).
Xướng: 1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. - Ðáp.
2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn. Con cái bạn như những chồi non của khóm ô-liu ở chung quanh bàn ăn của bạn. Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Ðức Thiên Chúa. - Ðáp.
3) Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nhìn thấy lũ cháu đoàn con! - Ðáp.

Bài Ðọc II: Cl 3, 12-21
"Về đời sống gia đình trong Chúa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.
Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hãy mặc lấy những tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hoà, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện. Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hãy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hãy dùng những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca của Thần khí, cùng với lòng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong lòng anh em. Và tất cả những gì anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.
Hỡi các bà vợ, hãy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa. Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt. Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Cl 3, 15a. 16a
Alleluia, alleluia! - Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 2, 41-52
"Hai Ông Bà gặp Chúa Giêsu đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết.
Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại.
Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con". Người thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?" Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói.
Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong lòng. Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta. Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Với lòng thành tín của người cha nuôi, Thánh Giuse đã chẳng quản ngại trời đông giá rét, đêm tối đường xa. Người vội vã đem Hài Nhi và mẹ người trốn sang Ai Cập.
Hình ảnh người cha hiền, người chồng trung tín luôn yêu thương bảo vệ gia đình của Thánh Giuse phản ánh tính tuyệt vời của Thiên Chúa, của Ðức Giêsu đối với Giáo Hội, đối với nhân loại.

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, qua bài Tin Mừng hôm nay, mẫu gương của Thánh Giuse dạy cho chúng con: Tất cả vì hạnh phúc gia đình, và tuân hành ý Chúa. Xin cho các bậc gia trưởng, các vị hiền mẫu và những người con luôn chu toàn vai trò của mình. Gia đình hạnh phúc, Thiên Chúa được vinh danh, xã hội luôn an bình. Amen.


LỜI NGUYỆN TÍN HỮU LỄ THÁNH GIA THẤT

CHỦ TẾ: Anh chị em thân mến, bà Anna đã cầu nguyện với lòng tin mãnh liệt và Chúa đã ban cho bà một đứa con trai mà bà đã kiên trì khấn xin. Cùng với bà Anna, chúng ta hãy khẩn cầu Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót.
1. Ngày hôm nay có rất nhiều trẻ em bị tổn thương tình cảm vì cha mẹ ly dị / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử luôn quan tâm và tìm mọi cách nâng đỡ những trẻ em bất hạnh này.
2. Nhiều gia đình tan vỡ vì gặp cảnh hiếm muộn / hoặc đôi khi niềm tin bị lung lay vì cái chết của đứa con yêu quý / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các bậc cha mẹ xác tín rằng Chúa luôn yêu thương hết thảy mọi con cái của Người.
3. Một trong những tội ác làm thiệt hại cho đời sống hôn nhân và gia đình / đó là vấn đề đồng tính luyến ái / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa thức tỉnh những ai sống trong tình trạng sai trái này.
4. Để tình yêu được bền vững và hạnh phúc gia đình được bảo đảm / việc học hỏi giáo lý hôn nhân là một việc làm hết sức cần thiết / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các thanh niên nam nữ trong giáo xứ Sơn Lộc chúng ta / biết tích cực chuẩn bị trước khi kết hôn.
CHỦ TẾ: Lạy Chúa, xin ban thêm ơn trợ giúp cho các bậc làm cha mẹ, để giữa muôn vàn thử thách trong đời sống hôn nhân và gia đình, các ngài vẫn có thể luôn chu toàn bổn phận giáo dục nhân bản và đức tin cho con cái của mình. Chúng con cầu xin…


Posted By Đỗ Lộc Sơn05:03

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

GIA ĐÌNH NGÀY NAY

Filled under:

LỄ THÁNH GIA
GIA ĐÌNH NGÀY NAY

LỜI CHÚA: Lc 2, 22 – 35
Hôm nay mừng kính Thánh Gia chúng ta có dịp nhìn vào các gia đình ngày nay đang xuống dốc trầm trọng bởi nhiều yếu tố không mong muốn. Gia đình vốn được coi là nền móng xã hội, trong đó vợ chồng chung thủy, con cái yêu thương nhau. Ngày xưa những điểm son này đã không thiếu nơi các gia đình, nhưng ngày nay nó đã trôi vào dĩ vãng và không ít gia đình phải hứng chịu nhiều đổ vỡ. Trước cảnh đen tối này, Gia đình Thánh Gia rực sáng như ngọn hải đăng mời gọi chúng ta nhìn vào mẫu gương gia đình nghèo nàn, khiêm nhu nhưng sáng ngời tình yêu thương của ba Vị Thánh để đổi mới gia đình mình.
Hạnh phúc gia đình không phải ở vợ đẹp, con khôn, nhà lầu, xe hơi, nghề nghiệp, danh vọng… tuy những thứ này góp phần không nhỏ vào hạnh phúc. Nhưng là sự bình an nội tâm và tình yêu thương, vì gia đình có Chúa là niềm hạnh phúc tuyệt vời mà danh vọng tiền của không chiếm, không mua được.
Ngày nay nhiều gia đình tan nát do tính ích kỷ muốn thỏa mãn thú ăn chơi cho riêng mình, chè chén say sưa, nghiện ngập vô độ, lang chạ không chung thủy, lười biếng… đã khiến cho nhiều người phải gánh chịu nhiều khổ đau.
Sống nơi truyền giáo miền sông nước, nơi mà người ta thường phàn nàn là những giới mày râu đều vướng vào nỗi chè chén li bì:
 “Lật đật thì đất cũng đè,
Những người thong thả, rượu chè quanh năm”
Cuộc sống của họ hầu như gắn liền với hũ rượu nên họ tự coi mình độc quyền về rượu, và hãnh diện về thói say sưa này:
“Còn trời, còn nước còn non.
Còn có bạn rượu, anh còn say sưa
.”
Những người vợ trong gia đình phải chịu cảnh những ông chồng nát rượu, nghiện ngập suốt ngày thật là mệt mỏi, và nhiều khi không thể chịu đựng nổi đã đi đến chỗ tan cửa nát nhà. Do đó mà vợ chồng luôn trong tình trạng căng thẳng, cãi cọ, và cuối cùng chia tay cách lạnh lùng: “ Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi”. Và nếu vì con cái, thì họ phải chịu đựng cái cảnh đau xót nặng nề, bất hạnh này suốt  đời cách miễn cưỡng.
Những gia đình mệnh danh Ki-Tô hữu ngày nay cũng không tránh được vết xe lầy này và có khi còn tệ hơn nữa. Cái não trạng hưởng thụ: “Chơi xuân kẻo hết xuân đi” nơi cha mẹ và con cái, đã làm cho con người không còn nhân phẩm, đã hạ thấp con người xuống bùn đen.  Đã thế cái đăm mê chức quyền, tiền bạc đã làm cho nhiều bậc phụ huynh không lưu tâm đến việc giáo dục con cái. Họ đầu tư thời giờ vào việc làm giầu và dạy con chạy theo danh vọng. Họ quan niệm: “Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai.” Họ không cần bạn bè làng xóm, họ khinh thường tất cả miễn là thùng thóc của họ dư đầy, túi tiền của họ căng phồng: “Bà tiền, bà thóc, bà cóc cần ai.”
Trước đây trong các gia đình truyền thống, cha mẹ lưu tâm đến việc giáo dục con cái nhất là về mặt đạo đức. Khi chọn chốn ở luôn tìm nơi gần nhà thờ để con cái dễ dàng đến với Chúa. Ngày nay các gia đình bất chấp sự cần thiết này, có khi càng xa nhà thờ càng tốt vì sẽ được yên tâm hơn khi không tham dự thánh lễ chúa nhật. Các con cái được khuyến khích nghỉ học giáo lý để học văn hóa cũng được coi là chính đáng hơn.
Thật đau lòng khi các em không được thấm nhuần giáo lý, các em sẽ ơ hờ với niềm tin của mình. Các em sống buông thả, mất cả chì lẫn chài: đạo đức mất và văn hóa cũng buông. Chúng hội nhập nền văn hóa toàn cầu hóa, chạy theo “mốt” thời trang, âm nhạc, lối sống tiện nghi và hưởng thụ, sống buông thả, mất khả năng suy tư cá nhân, biện phân giá trị, xác định chuẩn mực đạo đức và định hướng lý tưởng… Nhiều người bị lôi kéo vào lối sống ăn chơi phù phiếm và phạm pháp…nên luôn xẩy ra những tội ác trầm trọng như phá thai, ly dị… Nơi các gia đình trẻ gia tăng sự khủng hoảng và hôn nhân khác đạo.
Trước thảm trạng này, Đức Thánh Cha tha thiết xin các gia đình hãy trở về với ơn gọi cao cả của mình: “ Hỡi các gia đình công giáo, xin đừng sợ trình bày cho các gia đình khác, nhất là bằng chứng tá đời sống, biết được chương trình của Thiên Chúa cho gia đình như một cộng đoàn sự sống được thiết lập trên hôn nhân. Nghĩa là trên sự kết hợp bền vững và trung thành giữa người nam và người nữ được liên kết với nhau bởi mối dây được thể hiện cách công khai và được nhìn nhận.
Những bậc làm cha mẹ có trách nhiệm cung cấp một nền giáo dục nhân bản và Kitô cho con cái, tin tưởng vào sự trợ giúp chuyên môn của những nhà giáo dục và những giáo lý viên… Những bậc làm cha mẹ cần giúp con cái đến gặp Chúa Giêsu và theo mẫu gương Người, cả giữa những cám dỗ thu hút họ trên con đường tiến đến niềm vui đích thực.”
Chứng tá của đời sống gia đình rất cần thiết. Cha mẹ đạo đức sẽ là tấm gương sáng cho con cái và luôn giáo dục chúng đi vào con đường đức tin truyền thống.
Trong lịch sử giáo hội chúng ta được biết những đôi vợ chồng sống gương mẫu, đã giáo dục con cái trở nên những người Ki-Tô hữu đặc biệt, những vị Thánh, như cha mẹ của Thánh Tê-rê-sa đã được ĐGH Bênêđictô XVI phong Chân Phước tại Vương Cung Thánh Đường Lisieux vào Chúa Nhật Truyền Giáo, ngày 19 tháng 10 năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành hôn của hai Ông Bà.  Thánh Monica và con là Thánh Augustinô. Riêng Giáo Hội Việt Nam, đã có hai trường hợp tương tự, trường hợp một đại gia đình có ba vị Thánh Tử Đạo, người đương thời gọi là “Nhất gia tam Thánh”, gồm Thánh Đaminh Khảm, Giuse Tả, và Luca Thìn. Gia đình thứ hai gồm hai Thánh, đó là Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ và nhạc phụ là Thánh Antôn Nguyễn Đích.
Chúng ta còn nhớ vào năm 2001, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong Chân Phước cho hai vợ chồng ông bà Luigi Beltrame Quattrocchi (1880-1951) và Maria Beltrame Quattrocchi (1884-1965) cùng ngày lần đầu tiên. Các Ngài là thân phụ và thân mẫu của 2 linh mục, 1 nữ tu, và 1 người sống trong ơn gọi hôn nhân gia đình.   
Một linh mục dòng Tên trước đây đã viết trong cuốn Một Tâm Hồn dịch qua tiếng Tây Ban Nha lời đề tặng: “Muôn đời kính nhớ Thân Phụ phúc hậu Chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu, đáng là mô phạm cho bậc làm cha mẹ trong các gia đình Công Giáo”. 
Và  chính ThánhTêrêsa đã kết luận về mẹ mình: “Con cái được quây quần xunh quanh một người mẹ tốt lành như vậy làm sao không trở nên tốt lành giống như mẹ.”   
Têrêsa đã viết về cha của mình: “Chiều chiều, con thường được theo cha đi chơi mát, rồi vào nhà thờ viếng Mình Thánh, hôm nay nhà thờ này, hôm mai nhà thờ khác. Nhân thế mà con được vào viếng Chúa ở nhà nguyện Dòng Kín lần thứ nhất. Lần ấy cha bảo con rằng: Này! Con xem bên trong phên sắt, hằng có các bà Dòng thánh thiện cầu nguyện cả ngày”. (Một Tâm Hồn, tr.36)…
“Chơi đoạn, cả nhà lại lên gác đọc kinh. Ở trên gác con vẫn được ngồi bên cha, con chỉ cần nhìn cha cũng đủ biết được cách các thánh cầu nguyện”. (Một Tâm Hồn, tr.47). 
Những cha mẹ thánh đã đưa con mình đi theo con đường của mình như Chúa Giê-su đã khẳng định: “ Cây tốt sinh trái tốt.” Chỉ khi nào cảm nếm được niềm hạnh phúc, sự bình an sâu lắng của người yêu mến Chúa, cha mẹ mới cảm được sự cần thiết tuyệt đối trong việc giáo dục con sống và đạt được điều mình cảm nghiệm. Tình yêu thúc bách các bậc phụ huynh tìm mọi cách để cho con mình được hạnh phúc thật.
Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Gia Thất, một gia đình Thánh, trong đó, Chúa Giê-su là mẫu gương tuyệt vời cho những người làm con, luôn vâng lời yêu kính cha mẹ. Mẹ Maria, một người mẹ khiêm tốn luôn suy phục ý Chúa trong mọi hoàn cảnh và Thánh Giuse, Cha nuôi, luôn tùng phục dự phóng cứu độ của Chúa. Cả Ba đều sống trong tình yêu và thể hiện tương quan cá nhân với Thiên Chúa qua sự vâng phục thánh thiện.
Ngày nay chúng ta đều cần một nền tảng gia đình vững chắc được xây dựng trong niềm kính yêu Thiên Chúa, trong sự bác ái với tha nhân và trong sự chu toàn luật Chúa, luật Giáo hội giữa một thế giới mà gia đình đang bị khủng hoảng bởi bạo lực, oán thù, giả dối, bất công, tham nhũng, vô cảm. Chúng ta hãy xin Chúa cho các gia đình nhất là bậc làm cha mẹ biết nhìn lên mẫu gương của Đức Mẹ và thánh Giuse sống niềm tin và giáo dục con cái theo đường lối của Chúa.
Mong thay !
Nữ tu Maria Faustina Lý Thị Báu

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:40