NGÀY
KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
NĂM 2018
1.Niềm
Tin trong đời sống Kitô hữu
1.1.Vậy Niềm Tin đó như thế nào
1.1.1.Niềm Tin
trong đời thường
1.1.2.Niềm Tin Tôn Giáo
1.2.Sự khác biệt giữa Niềm Tin và Đức Tin
1.2.1.Niềm
Tin (la confiance - confidence)
1.2.2.Đức
Tin (La Foi - Belef)
2. “Được lôi cuốn và được sai
đi”
2.1.
“Được lôi
cuốn và được sai đi” qua vụ nổ trái bom nguyên tử
2.2.“Được lôi cuốn và được sai
đi” qua nhân vật Léonard
Cheshire
2.3.
“Được lôi
cuốn và được sai đi” qua
nhân vật bác sĩ Takashi Nagai
2.3.1.Tín
đồ của chủ nghĩa duy vật
2.3.2.Những
vinh dự sau cùng
2.3.3. Những giờ phút sau cùng
3.Lời khích lệ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhân ngày Khánh Nhật Truyền
Giáo
NGÀY
KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
NĂM 2018
1.Niềm
Tin trong đời sống Kitô hữu
Đức Giáo Hoàng
Phanxicô trong sứ điệp ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay nói với chúng ta rằng:
Các con đừng sợ Đức Kitô và
Giáo Hội của Ngài! Vì ở đó chúng ta tìm thấy kho tàng vốn lấp đầy cuộc sống bằng
niềm vui. Cha có thể nói với các con từ kinh nghiệm riêng của Cha: nhờ Niềm Tin, Cha đã tìm thấy một nền tảng chắc chắn
cho những giấc mơ của Cha và sức mạnh để thực tại hoá chúng. Niềm Tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết trên thập
giá và đã sống lại vì chúng ta. Sự thật này mời gọi sự tự do của chúng ta và
thách đố chúng ta hãy tìm kiếm, khám phá và loan báo. Cha muốn suy tư với các con về sứ mạng
mà chúng ta đã nhận lãnh từ Đức Kitô. Trong khi nói với các con, Cha cũng nói với
hết mọi Kitô hữu
đang sống hành trình đời mình trong Giáo Hội với vai trò là con cái của Thiên Chúa. Điều
dẫn Cha đến việc nói với mọi người qua cuộc trò chuyện này với các con là là sự
chắc chắn rằng Niềm
Tin Kitô Giáo vẫn hằng luôn trẻ khi nó mở ra cho việc
truyền giáo mà Đức Kitô ủy thác cho chúng ta:“Truyền Giáo làm sống động Niềm Tin”,[1]
nghĩa là "loan truyền Đức Tin chính là tái tạo sinh lực mới cho Đức
Tin"[2]
1.1.Vậy Niềm Tin đó như thế nào
1.1.1.Niềm Tin trong đời thường
Trong cuộc sống, không ít lần ta gặp khó khăn, khiến
bản thân ta cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, mất phương hướng và không còn tin
tưởng vào ai cũng như vào bất cứ điều gì. “Sai lầm lớn nhất của đời người là
đánh mất Niềm Tin”. Khi gặp khó khăn, trắc trở, chúng ta cần phải đối mặt, cần
phải tin rằng ngày mai tươi đẹp sẽ đến. Đó chính là phương pháp giúp ta thoát
khỏi những khó khăn, hụt hẫng hoặc thực tại quá cay đắng, phũ phàng. Chúng ta
phải tìm lại Niềm Tin vì Niềm Tin giúp cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Niềm Tin chính là nguồn năng lực mạnh mẽ nhất
trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Niềm Tin giúp cho chúng ta khơi nguồn những năng lực vốn có, ẩn sâu trong mỗi
con người. Vì thế trong cuộc sống, chúng ta cần phải tin tưởng nhau và Niềm Tin giúp cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Vì ta tin tưởng vào một người nào đó, tức là ta thấy được giá
trị đích thực của họ, cho dù giá trị đó đã bộc lộ ra bên ngoài hay vẫn đang tiềm
ẩn bên trong. Từ Niềm
Tin tự nhiên, chúng ta tiến tới Niềm Tin tôn giáo.
1.1.2.Niềm Tin Tôn Giáo
- Niềm Tin tôn giáo là một dạng nhận thức đặc biệt,
dựa trên trực giác, tạo cho con người một Niềm Tin có tính thiêng liêng, giúp người ta
có thể nhận thức được những sự vật mà người thường không thấy được, cho ta một
sức mạnh đặc biệt mang tính “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần tục.
- Niềm Tin tôn giáo phải là một niềm tin siêu
lý, không dựa vào lý tính, thực nghiệm, một Niềm Tin được cảm nhận hoặc theo truyền thống
kinh nghiệm, hoặc do tu luyện dần để khẳng định vững chắc. Đó là một Niềm Tin không cần chứng minh. Người ta tin để
rồi tin. Tin vào những điều vĩnh hằng, tuyệt đối, một cuộc sống như ý muốn, cuộc
sống bất diệt. Vì lý do đó mà nội dung Niềm Tin tôn giáo phụ thuộc vào những tín điều,
giáo lý của từng tôn giáo khác nhau.
1.2.Sự khác biệt giữa Niềm Tin và Đức Tin
Sống trên đời
ai ai cũng có Niềm Tin. Nếu không có Niềm Tin, con người chúng ta dễ rơi vào
tình trạng lập dị và có khi đi đến chỗ tuyệt vọng, không còn tin tưởng vào ai cũng như bất cứ điều gì.
Là người Kitô hữu, chúng ta lại còn có Đức Tin, tin vào một Thiên Chúa cao cả
và quyền năng. Nhưng nhiều khi chúng ta lẫn lộn hai từ Niềm Tin
(la confiance -
confidence) và Đức Tin (la Foi - Belef).
1.2.1.Niềm
Tin (la confiance - confidence)
Ở đây, Niềm Tin
là lòng tin, sự tin tưởng vào một người, một sự việc nào đó. Mất Niềm Tin là mất
hết tin tưởng, không còn tín nhiệm nữa. Một lần bất tín, vạn lần không tin. Con
người lỡ một lần không trung thực, bội tín, sẽ dễ làm cho người khác không còn
tin mình nữa.
1.2.2.Đức
Tin (La Foi - Belef)
Đức Tin là Niềm
Tin vào một tôn giáo, vào một Đấng Siêu Việt và toàn Năng, thậm chí còn dám hy sinh mạng sống vì Đức
Tin, vì Đấng họ yêu mến. Cho nên Đức Tin là chấp nhận chân lý của Thiên Chúa theo
lệnh của ý chí được Thiên Chúa tác động nhờ ân sủng.[3]
Chính vì vậy, Đức Tin là hồng
ân của Thiên Chúa, là một nhân đức siêu nhiên do Thiên Chúa ban tặng.[4]
Mỗi
người nam nữ là một sứ mạng; đó là lý do cho cuộc sống của chúng ta
trên mặt đất này. Sứ mạng này gồm “được lôi cuốn và được sai
đi”. Đây là hai chuyển động được người trẻ cảm nhận như tình yêu trong tâm
hồn họ. Hai chuyển động này
còn mang lại cho người trẻ một tương lai đầy hứa hẹn và giúp họ định hướng cuộc
đời.
2.1.
“Được lôi
cuốn và được sai đi” qua vụ nổ trái bom nguyên tử
Ngày
9 tháng 8 năm 1945, lúc 11 giơ 02 phứt.
Một
tia chóp lóa mắt lóe lên. Nhiệt độ: 9000 độ bách phân. Dưới một luồng gió với vận tốc 2km/giây, Urakami, khu phố
phía tây bắc của Nagasaki bị
hủy diệt và bốc cháy. Cơ thể của những người đi đường nằm rạp trên đường và hóa thành than. Những cư dân khác
bị biến thành tro bên dưới căn nhà bị thiêu rụi. 30.000 người chết, 100.000 người bị thương. Trong số 10.000 người Công Giáo ở Urakami, có 8.500 người đã chết. Tại ngôi trường có 1.800 em học sinh, thì chỉ còn lại 200 em sống sót.
Đại
Học y khoa nằm cách trung tâm vụ nổ 700 mét và
được xây dựng bằng bê tông cốt thép đã thoát khỏi cuộc tàn phá lúc ban đầu sớm bị hỏa hoạn.
Nagai đang sắp xếp các phim chụp tia X vào lúc diễn ra vụ nổ, ông bị ném xuống
nền nhà, bên phải bị mảnh vỡ cửa kính đâm thủng lỗ chỗ. Máu chảy xối xả từ bên thái dương phải của ông. Ông lần mò thoát ra khỏi đống kính vỡ vụn và đi xuống cầu thang. Từ
phòng khám và hành
lang nơi các bệnh nhân
đang ngồi chờ,
người ta nghe vọng lên
tiếng kêu cứu. “Được, chúng tôi đến đây!” Nagai hét to và đưa bàn tay ép mạnh
vào thái dương chảy máu.
Việc
săn sóc bắt đầu. Những chiếc áo sơ mi rách nát được sử dụng làm băng quấn. Bác
sĩ Nagai, tay phải siết chặt thái dương phải làm việc bằng tay trái. Đôi khi mải mê săn sóc người bị thương, ông bỏ tay ra và máu lại phun ra nhuộm đồ
trang phục của cô y tá
đứng bên cạnh.
“Vì những mạch
máu ở thái dương hẹp, nên tôi có thế cầm cự trong ba tiếng đồng hồ. Điều đó
cũng đủ để tiến hành
công cuộc sơ cứu,” ông nhận xét. Ông vừa làm việc vừa thỉnh thoảng bắt mạch để
xem mình còn đủ sức lực
hay không.
Thung
lũng Urakami nhanh chóng biến thành biển lửa. Ở cửa bệnh viện, những dòng người bị thương chạy đến không dứt: những bóng dáng đẫm máu, áo quần tơi tả, tóc cháy xém. Trẻ con kéo lê các tử
thi của cha mẹ chúng, những bà mẹ trẻ ẵm thi thể mất đầu của những đứa bé còn bú. Một cảnh tượng như hỏa ngục.
Phần
lớn các loại thuốc
men không còn
sử dụng được nữa. Chỉ còn
một chút ít dụng cụ để sơ cứu...và hàng ngàn người bị thương đang chờ đợi. Nagai chỉ có một vài người phụ tá. “Mặc kệ! Chúng ta sẽ săn sóc
cho đến khi sức cùng lực kiệt!”[6]
Takashi Nagai là
người chứng kiến và cũng là nạn nhân của trái bom nguyên tử. Còn Leonard
Cheschire người ném trái bom nguyên tử thì như thế nào?
2.2.“Được lôi cuốn và được sai
đi” qua nhân vật Léonard
Cheshire
Léonard
Cheshire là viên đại úy trẻ tuổi nhất của nhóm R.A.F... Lúc này anh là vị sĩ quan trẻ nhất nhận
được đặc ân hiếm có này, huân chương thập giá Victoria.
Một
ngày đẹp trời
tháng 8/1945, hai pháo đài
bay của Mỹ bay về phía Nagasaki trên bầu trời Thái Bình Dương xanh thăm thẳm, ở
khoang lái của một trong hai chiếc phi cơ B.29 có đại úy Cheshire. Anh vừa được
thủ tướng Winston Churchill bổ nhiệm làm sĩ quan liên lạc bên cạnh không lực Mỹ
ở Viễn Đông.
Một
chiếc B. 29 khác vừa bay đến mục tiêu. Khoang hầm phi cơ được mở ra, một quả
bom nguyên tử đang đâm bổ xuống thành phố. Một vài giây sau, toàn bộ hải cảng
Nagasaki bị hủy diệt.
Báo
chí Anh đã hết lời ca ngợi Cheshire.
Họ nói về “con người có sức hủy diệt nhất của chiến tranh”, “viên sĩ quan được
tuyên dương nhất trong chiến tranh”, “một trong số những nhà chiến lược hàng
không tài giỏi nhất”. Cảnh tượng
hủy diệt Nagasaki cũng vừa khiến cho người đàn ông này quay lưng lại hoàn toàn. Lúc quay về từ cuộc không tập, Cheshire liền
xin từ nhiệm chức vụ sĩ quan của R.A.F.
Sau
khi rời khỏi hỏa ngục này, anh quay về với Thiên Chúa xa lạ để cầu xin sự giúp
đỡ của Người. Khi trở về Anh quốc,
anh luôn nghĩ về việc thực hiện bi thảm của ngành kỹ thuật nhân loại, vấn đề
căn bản ám ảnh anh hơn bao giờ hết: vai trò của Thiên Chúa trong cuộc sống của nhân loại là gì? Anh ý thức rằng không những bản thân anh
nhưng còn tất cả mọi người phải hướng đến một điều gì cao trọng hơn là một nền
vật lý nguyên tử thuần túy.[7]
Ngày
lễ Giáng Sinh năm 1948, đại úy Cheshire gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
Ngay
sau đó, anh xây dựng ba ngôi nhà dành để săn sóc cho những bệnh nhân bị bỏ rơi không thể chữa trị. Vào lúc này, anh
là người trở lại Công Giáo
nổi tiếng nhất của nước Anh và hơn thế nữa, một vị tông đồ đáng chú ý.
Từ
thập giá Victoria, anh đã đến với thập giá đích thực của Đức Kitô.[8]
2.3.
“Được lôi
cuốn và được sai đi” qua nhân vật bác sĩ Takashi Nagai
2.3.1.Tín
đồ của chủ nghĩa duy vật
Takashi
Nagai sinh năm 1908 tại Izumo, mãnh
đất huyền thoại của Nhật Bản. Chẳng biết chút gì về đạo Công Giáo và đến 1928 anh
bị ảnh hưởng chủ nghĩa duy
vật khoa học rất thịnh hành tại Nhật Bản lúc bấy giờ. Sau đây là những gì bác sĩ Nagai viết khi nhớ lại những năm
tháng này:
“Từ những năm tháng tràn đầy lòng nhân đạo,
tôi đã trở thành tù nhân của chủ nghĩa duy vật. Vừa chân ướt chân ráo bước vào
ngành y, tôi buộc phải mổ
xẻ các tử
thi. Theo người ta cho tôi biết, đó là tất cả những gì tồn tại trong con người.
Tôi dễ dàng kết luận là con người không là gì khác ngoài vật chất.
Cơ
cấu tuyệt vời của toàn bộ cơ thế, tổ chức tỷ mỷ của những phần nhỏ nhất của nó, tất cả làm cho tôi thán phục.
Nhưng cái thứ mà tôi đang sử dụng ở đây, đó không chỉ là vật chất đơn thuần.”
Các
cơ quan phức tạp của cơ thể con người, các chức năng tương ứng, mọi thứ đều được giải thích. Vì
cớ gì anh có thể chấp nhận sự hiện hữu của một thực tại lờ mờ như “linh hồn”
kia chứ! Không phải cơ thể chỉ là sự tổng hợp của những vật đơn giản như ôxy, azốt, canxi... hay sao? Linh hồn ư? Một hồn ma do những
kẻ lừa bịp nghĩ ra để đánh lừa những người
đơn sơ thôi!
Tuy
nhiên, vấn đề cuộc sống
con người
luôn luôn dầy vò
anh. Đôi khi anh cũng quyết tâm tìm kiếm chân lý trong khoa học thực nghiệm.
Anh tuyệt đối
tách ra khỏi tâm trí bất cứ ý tưởng nào về tâm linh hoặc tôn giáo.
Tháng
6/1934, anh chịu Phép Rửa Tội với tên thánh Phaolô.
2.3.2.Những
vinh dự sau cùng
Năm
1949, bộ trưởng
“bộ phúc lợi
xã hội” trao tặng bằng khen cho Nagai về quyển sách “để lại cho các trẻ em”. Cùng năm đó, ông
đề nghị với
hội đồng chính phủ tuyên dương
bác sĩ theo chương trình nghị sự quốc gia.
Ngày
28/6/1949, hoàng đế Nhật đến thăm ông. Cuộc gặp
gỡ rất đơn
giản đã để lại trong lòng
ông đầy sự thán phục đối với
tính cách minh bạch khoa học của hoàng đế, với tư cách là một nhà sinh vật học nổi tiếng.
Ngày 30/6, đến lượt Đức Hồng Y Gilroy, đại diện của Đức Giáo Hòang, đến thăm ông nhân dịp lễ kỷ niệm 400
năm ngày thánh Phanxicô Xaviê đến nước Nhật truyền giáo.
Ngày 1/6/1950, qua sự biểu quyết của Quốc Hội, hoàng đế trao tặng cho ông một chiếc cúp bằng bạc, trong khi thủ tướng gửi đến ông một bức thư có nội dung
như sau:
Gửi bác sĩ Nagai,
Khen tặng theo chương trình nghị sự
“Giữa
muôn vàn nguy hiểm triền miền, ngài đã cống hiến bằng cả tâm hồn và thể xác cho việc nghiên cứu
khoa y học
quang tuyến X. Rốt cuộc ngài mắc bệnh bạch cầu. Luôn luôn miệt mài hăng say
trong công việc, ngài đã góp phần vào sự tiến bộ của khoa học và được xem như tấm gương cho tất cả mọi người. Bị tổn
thương vì bom nguyên
tử
và bắt buộc phải nằm liệt giường, ngài đã cống hiến toàn bộ sức lực cho việc biên soạn nhiều
tác phẩm,
nổi
bật nhất là tác phẩm “những
quả chuông ở Nagasaki” và
“để
lại cho các trẻ em”. Ngài đã đóng góp tích cực vào việc giáo dục xã hội cho những
người đồng hương. Trong niềm tin đó, chúng tôi khen ngợi ngài.”
Thủ
tướng
Shigeru
Yoshida
Và sau đây là bức thư phúc đáp của bác
sĩ Nagai:
“Chiếc
cúp và bức thư mà ngài gửi đến cho tôi là một niềm vui dành cho Thiên Chúa, những
người thân và các con của tôi. Mặc dù bản thân tôi không xứng đáng, tôi cũng xin
vui mừng đón nhận.
Nếu
như công việc của tôi có góp phần vào việc tái thiết nước Nhật, điều đó có được
là nhờ sự hướng dẫn của Thiên Chúa, nhờ sự giúp đỡ của những người đồng loại và
nhờ lòng hiếu thảo của các con tôi. Tôi chỉ là một tôi tớ vô dụng, mọi vinh quang đều
thuộc về Thiên Chúa.
Về
niềm vinh dự dành cho tôi, tôi nghĩ đúng hơn nó nên dành cho những người đồng
hương của
tôi ở Nagasaki. Trên
cánh hoang tàn đổ nát do bom nguyên tử để lại, chính họ là những người xây dựng
một trung tâm của nền văn minh có ánh hưởng sâu rộng trên thế giới.
Sự
khích lệ mà ngài ban cho tôi đồng thời cũng ban cho tôi sức mạnh mới để làm việc
với tất cả khả năng của tôi trong việc xây dựng hòa bình đế đáp lại lòng mong đợi
của ngài.”
Takashi
Nagai.
Biết được quyết định của hội đồng chinh phủ, Đức
Thánh Cha Piô XII cũng san sẻ
niềm vui với
bác sĩ và gửi đến ông Phép
Lành Tòa Thánh.[10]
2.3.3. Những giờ phút sau cùng
Tháng
3/1951, tình trạng sức
khỏe của bác sĩ Nagai
trở nên nghiêm trọng. Ngoài sự suy nhược cực độ, lá lách sưng to làm bụng phình
to đến mức không cho phép ông trở mình trên giường, nếu không có sự giúp đỡ. Bạch cầu với số lượng 7.000 nơi người bình thường, đã đạt đên 330.000. Nagai, người đã nghiên cứu kỹ sự phát triển của căn
bệnh trên chính cơ thể của mình, không thể không cảm thấy giờ ra đi của ông sắp đến.
Điều
đó không ngăn cấm ông tha hồ biểu lộ óc khôi hài quen thuộc, đến mức những người đến thăm ông khó mà hình dung họ đang
đứng trước một người
đang hấp hối.
Tháng
4, ông viết quyển sách cuối cùng. Sau khi quyển sách vừa hoàn tất, một cơn xuất huyết lại bộc phát làm tê liệt
toàn bộ cánh tay.
Ngày
28/4, lại xảy ra đợt
xuất huyết
lần thứ hai. Bị dằn vặt đau đớn, bác sĩ đề nghị chích một mũi móc phin. Mũi đầu
tiên cho đến giờ
phút này.
Người ta quyết định cho ông nhập viện. Buổi
sáng vào bệnh viện, ngày 30, ông lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Dù rất khát, suốt cả
đêm, ông không muốn uống gì, mặc dù ông được phép uống vì là bệnh nhân.
Ở bệnh viện, cơn đau của ông càng trầm trọng thêm, rồi Nagai đi vào hôn
mê. Lúc tỉnh lại, ông kêu lên thật to:
“Giêsu, Maria, Giuse”, rồi với giọng nói khe khẽ “con xin phó dâng linh hồn con trong tay
các Ngài”. Một nữ y tá đưa một cây Thánh Giá cho Makoto để anh trao lại cho cha. Vừa
đưa bàn tay trái còn
cử động cầm lấy Thánh
Giá,
Nagai vừa thì thào: “con
hãy cầu nguyện... " ông
tắt thở.
Ông
cầm trong tay tràng chuỗi Mân Côi được kết bằng những hạt ngọc đen do Đức Thánh
Cha trao tặng và cây Thánh
Giá Makoto vừa trao.
Trên gương mặt
người chết còn phảng phất một nụ cười nhẹ nhàng. Ông
hưởng dương 43 tuổi. Nguyên nhân trực tiếp của cái chết: suy tim do bệnh bạch cầu. Trái
tim mà Nagai đã bắt nó dâng hiến cho đến hơi thở cuối cùng đã ngừng đập.[11]
3.Lời khích lệ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhân ngày Khánh Nhật Truyền
Giáo
Cha
cám ơn tất cả các nhóm trong Hội Thánh giúp cho các con có thể gặp gỡ Đức Kitô sống động
trong Hội Thánh:
các giáo xứ, các hiệp hội, các phong trào, các dòng tu, và nhiều hình thức phục
vụ truyền giáo khác nhau.
Có
biết bao nhiêu người trẻ coi hoạt động truyền giáo tự nguyện là một cách để phục
vụ những anh chị em “bé mọn nhất” của chúng ta (xem Mt 25,40), thăng tiến phẩm
giá con người và làm chứng cho niềm vui của tình yêu và của tư cách là Kitô hữu!
Các kinh nghiệm này của Hội
Thánh không chỉ giáo
dục và đào tạo những người trẻ để họ thành công trong nghề nghiệp, mà còn để họ
phát triển và nuôi dưỡng những ân huệ Chúa ban hầu phục vụ tha nhân tốt hơn.
Các hình thức rất đáng khen ngợi của việc phục vụ truyền giáo nhất thời này là một sự khởi đầu hiệu quả, và
nhờ việc phân định ơn gọi, chúng có thể giúp các con quyết định hiến mình hoàn
toàn cho công việc truyền giáo.[12]