Phút suy niệm ngày 24/10/2018
“Hễ ai được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi nhiều hơn.” (Lc 12,48).
Cái gì chúng con đang có (Kiến thức, học vị, sức khỏe, gia đình con cái, nhà cửa, xe cộ...) là do Chúa ban cho, những thứ ấy chúng con đã nhận lãnh một cách nhưng không. Vì thế chúng con phải biết: Chúng con chỉ là người quản lý.
Ngài đòi hỏi chúng con phải làm gia tăng những gì Ngài đã ban cho: "Được giao phó nhiều thì cũng được đòi hỏi nhiều hơn".
Chúng con đôi lúc phàn nàn về những thiếu thốn của mình, nhưng nhìn lại những gì chúng con đang sở hữu và tự hỏi chúng con đã làm hết sức các việc của mình chưa? Hay là chúng con phung phí, làm hư hỏng những khả năng Chúa ban? Nhậu nhẹt, cờ bạc, ma tuý và bao tệ nạn khác đều là không quản lý tốt việc của Chúa giao cho.
Lạy Chúa. Chúng con biết Chúa đã thương ban cho nhiều ơn lành hồn xác ngay từ nhỏ. Vậy mà đã bao lần chúng con xa rời Chúa, không cảm tạ Chúa mọi lúc mọi nơi. Xin Chúa tha thứ và ban trở lại các ơn xưa, để chúng con xứng đáng là người quản lý trung thành những ân ban của Chúa. Amen.
“Hễ ai được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi nhiều hơn.” (Lc 12,48).
Cái gì chúng con đang có (Kiến thức, học vị, sức khỏe, gia đình con cái, nhà cửa, xe cộ...) là do Chúa ban cho, những thứ ấy chúng con đã nhận lãnh một cách nhưng không. Vì thế chúng con phải biết: Chúng con chỉ là người quản lý.
Ngài đòi hỏi chúng con phải làm gia tăng những gì Ngài đã ban cho: "Được giao phó nhiều thì cũng được đòi hỏi nhiều hơn".
Chúng con đôi lúc phàn nàn về những thiếu thốn của mình, nhưng nhìn lại những gì chúng con đang sở hữu và tự hỏi chúng con đã làm hết sức các việc của mình chưa? Hay là chúng con phung phí, làm hư hỏng những khả năng Chúa ban? Nhậu nhẹt, cờ bạc, ma tuý và bao tệ nạn khác đều là không quản lý tốt việc của Chúa giao cho.
Lạy Chúa. Chúng con biết Chúa đã thương ban cho nhiều ơn lành hồn xác ngay từ nhỏ. Vậy mà đã bao lần chúng con xa rời Chúa, không cảm tạ Chúa mọi lúc mọi nơi. Xin Chúa tha thứ và ban trở lại các ơn xưa, để chúng con xứng đáng là người quản lý trung thành những ân ban của Chúa. Amen.
(1807-1870) |
Người cha tinh thần của Cuba" là một nhà truyền giáo, người sáng lập dòng, người cải cách xã hội, tuyên uý của hoàng hậu, nhà văn và nhà xuất bản, là đức tổng giám mục và cũng là người tị nạn. Ngài là người Tây Ban Nha mà vì công việc ngài đã đặt chân đến các nơi như quần đảo Canary, Cuba, Madrid, Paris và Công Đồng Vatican I.
Thánh Antôn Claret sinh ở làng Salient, tỉnh Catalonia, nước Tây Ban Nha năm 1807. Ngài là con của một người thợ dệt. Trong khi làm thợ dệt cũng như vẽ kiểu cho một xưởng tơ sợi ở Barcelona, ngài dùng thời giờ rảnh rỗi để học tiếng Latinh và học cách in ấn: quả thật Chúa đang chuẩn bị ngài để trở nên một linh mục và nhà xuất bản tương lai. Được thụ phong linh mục lúc 28 tuổi, vì sức khỏe yếu kém nên ước mơ trở nên một tu sĩ dòng Tên hay dòng Thánh Brunô không thành tựu, ngài đã trở nên một linh mục triều nổi tiếng về rao giảng ở Tây Ban Nha. Ngài dành 10 năm để đi giảng tuần đại phúc, và luôn luôn nhấn mạnh đến bí tích Thánh Thể và sự sùng kính Trái Tim Mẹ Maria. Người ta nói, chuỗi mai khôi không bao giờ rời khỏi tay ngài. Khi 42 tuổi, cùng với năm linh mục trẻ, ngài thành lập tu hội truyền giáo, mà ngày nay được gọi là tu sĩ dòng Claret.
Từ năm 1850 đến 1857, ngài được bổ nhiệm về làm tổng giám mục của giáo phận bị quên lãng từ lâu là Tổng Giáo Phận Santiago ở Cuba. Ngài bắt đầu cải cách bằng việc rao giảng không ngừng và giải tội. Dĩ nhiên ngài phải chịu nhiều chống đối cay đắng -- phần lớn là vì ngài kịch liệt lên án vấn đề vợ lẽ và vì ngài dạy giáo lý cho các người nô lệ da đen. Một tù nhân mà Cha Antôn chuộc ra khỏi tù đã được thuê mướn để giết ngài, nhưng ngài thoát chết và chỉ bị thương ở mặt và tay. Cũng chính Cha Antôn giúp người này thoát án tử hình. Ngài giúp thay đổi sự nghèo nàn của dân Cuba bằng cách giúp họ trồng trọt những thực phẩm khác nhau, cần cho thị trường. Điều này khiến các điền chủ tức giận, vì họ chỉ muốn dân chúng trồng mía để thu hoa lợi. Trong các văn bản về tôn giáo của ngài còn có hai quyển ngài viết khi ở Cuba: Suy Tư về Canh Nông và Lợi Nhuận Quốc Gia.
Ngài được gọi về Tây Ban Nha với một công việc mà ngài không ưa thích gì -- làm tuyên uý cho nữ hoàng. Ngài đồng ý trở về với ba điều kiện: Ngài sẽ ở ngoài hoàng cung, ngài chỉ đến nghe nữ hoàng xưng tội và dạy giáo lý cho con cái họ, và ngài không bị dính líu gì đến sinh hoạt triều đình.
Cả cuộc đời Thánh Antôn, ngài chỉ mơ ước việc xuất bản sách báo Công Giáo. Ngài sáng lập Nhà In Công Giáo, một cơ sở xuất bản Công Giáo mạo hiểm kinh doanh ở Tây Ban Nha, và ngài đã viết cũng như xuất bản khoảng 200 cuốn sách lớn nhỏ.
Trong Công Đồng Vatican I, ngài là người trung thành bảo vệ tín điều bất khả ngộ của đức giáo hoàng, ngài được sự thán phục của các giám mục bạn. Đức Hồng Y Gibbons của Baltimore nhận xét về ngài, "Đây thực sự là vị thánh." Ngài chết ở tu viện dòng Xitô lúc 63 tuổi.
Lời Bàn
Đức Giêsu đã nói trước cho những ai muốn theo Người là họ sẽ bị bách hại như chính Chúa. Ngoài những cám dỗ trong đời, Thánh Antôn còn phải chịu đựng biết bao vu khống xấu xa đến độ tên Claret của ngài đồng nghĩa với nhục nhã và bất hạnh. Ma quỷ không dễ gì buông tha con mồi của chúng.
Chúng ta không cần phải đi tìm sự bách hại. Tất cả những gì chúng ta cần là sẵn sàng chịu đau khổ vì đức tin chân thật nơi Đức Kitô, chứ không phải vì những bất cẩn và tính khí bất bình thường của chúng ta.
Lời Trích
Có lần Nữ Hoàng Isabella II nói với Thánh Antôn, "Không ai có thể nói cho tôi nghe một cách rõ ràng và thành thật như cha." Sau này hoàng hậu nói với ngài, "Mọi người đều xin tôi ban cho họ những ơn huệ này nọ, nhưng chưa bao giờ thấy cha làm như vậy. Cha có muốn xin điều gì không?" Ngài trả lời, "Thưa có, xin cho tôi từ chức." Từ đó trở đi hoàng hậu không còn đề nghị gì khác.