Suy niệm Tin Mừng CN 28 B - Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
Không làm nô lệ
tiền của (Mc 10,17-30)
Khi
người thanh niên hỏi Chúa: phải
làm gì để được sống đời đời. Chúa đã kể ra những việc phải tránh: đừng giết người, đừng ngoại tình, đừng
trộm cướp, đừng làm chứng gian, đừng lừa dối ai. Đây mới là những
điểm tiêu cực, Chúa còn đề nghị điều tích cực đó là: "hãy bán đi tất cả
gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó và ngươi sẽ có một kho báu trên trời,
rồi đến theo Ta". Nghe đến đây người thanh niên đã thoái lui.
Qua sự thoái thác rút lui của "người
thanh niên giàu có",
Chúa không lên án của cải
vật chất nhưng Chúa
cảnh giác về của cải vật chất dễ khiến cho con người thành nô lệ tiền bạc.
Trong cuộc sống của mình, Chúa cho thấy Người không có mặc
cảm khi sử dụng của cải vật chất. Của cải là tốt vì do Thiên Chúa dựng nên. Nhưng Chúa Giêsu không lụy thuộc
vào của cải. Là người
lao động, Chúa làm việc để
hằng ngày được dùng đủ. Rồi khi đi rao giảng,
nay đây mai đó, Chúa đã chấp nhận để cho người khác lo cho Chúa. Trong cả hai
trường hợp, Chúa không chịu một ràng buộc nào do của cải thế gian.
Chính vì vậy, Chúa cảnh báo đừng để cho của cải vật chất nô lệ hóa
chúng ta. Sự giàu có trở
thành xấu từ lúc, hoặc trong thực tế, hoặc trong mơ ước, nó vật chất hóa tâm
trí, lý tưởng, ước vọng, nghĩa là từ lúc sự giàu có lấy mất đi tự do của con tim. Khi chúng ta chạy theo tiền của như cứu
cánh cho cuộc đời mà quên đi những giá trị khác trong cuộc sống, nhất là những
giá trị thiêng liêng, tinh thần thì nó sẽ làm cho chúng ta bị phá sản về vật
chất cũng như tinh thần. Sự ham mê tiền của dễ làm cho người ta ra đen bạc, khó
vào Nước Trời.
Quả thế, vì tiền của, người ta có thể đánh mất
lý tưởng cuộc đời.
Vì
tiền của, người ta có thể chà đạp phẩm giá của mình cũng như của người khác.
Vì
tiền của, người ta có thể chối bỏ niềm tin.
Vì
tiền của, người ta có thể phớt lờ luôn cả tiếng lương tâm.
Vì
tiền của, người ta có thể làm những điều bất chính...
Đó
là nguy cơ mà bất cứ ai cũng có thể rơi vào. Và người nào ham mê tiền của đến
quên cả Chúa và quên cả anh em, thì đó chính là thứ lạc đà đứng trước lỗ kim,
đó chính là những người
khó vào Nước
Trời.
Khi Phanxicô
Assisi nghe bài giảng
trong Thánh Lễ với
câu:"anh chỉ còn thiếu một điều là hãy về bán những gì anh có mà bố thí
cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo Ta”,
thánh nhân lập tức bán tất cả
những gì mình có, bố thí cho người nghèo và bắt đầu một đời sống theo Chúa: ăn
mặc rách rưới, rảo quanh các đường phố rao giảng Tin Mừng tình thương của Chúa.
Chúa không đòi chúng ta phải sống nghèo khó tuyệt đối như thánh Phanxicô. Chúa chỉ đòi chúng ta phải có tinh thần siêu thoát đối với tiền của, không để cho của cải vật chất chi phối làm cản bước đường tiến tới sự trọn lành mà chỉ dùng của cải như bàn đạp để tiến lên, tiến tới đỉnh trọn lành và đạt tới hạnh phúc Nước Trời.
Chúa không đòi chúng ta phải sống nghèo khó tuyệt đối như thánh Phanxicô. Chúa chỉ đòi chúng ta phải có tinh thần siêu thoát đối với tiền của, không để cho của cải vật chất chi phối làm cản bước đường tiến tới sự trọn lành mà chỉ dùng của cải như bàn đạp để tiến lên, tiến tới đỉnh trọn lành và đạt tới hạnh phúc Nước Trời.
Chúa
đòi ta chia sẻ với anh chị em những gì mà ta quý trọng nhất, những gì tha thiết
nhất với chúng ta. Chúa bảo ta yêu thương nhau như Chúa đã yêu, và chúng ta
biết Chúa yêu thương cho tới cùng, cho tới hiến cả mạng sống mình. Chúng ta
phải sẵn sàng chia sẻ những gì thiết thực nhất, trong đó có tiền của và có thể
coi tiền của là một thước đo mức độ bác ái của ta với anh em.
Có một người
giầu có kia thường xuyên đến xưng tội với thánh Philipphê Nêri. Ông có nhiều
tiền của, có thiện chí, nhưng ông vẫn cảm thấy mình không đạt được sự tiến bộ
nào trên đường thiêng liêng.
Từ chán nản đến
thất vọng, cuối cùng ông bỏ cuộc và không trở lại xưng tội với thánh nhân nữa. Thấy ông đã lâu không đến xưng tội,
thánh nhân tìm đến nhà ông để gặp ông. Sau một hồi trò truyện, ngài nhìn lên
cây Thánh Giá
trên tường, ngài cân nhắc độ cao của Thánh Giá rồi đề nghị với người đàn ông giầu có
:
”Ông là người
cao lớn, ông thử với coi có tới Thánh Giá không”. Ông đứng dậy đưa cánh tay lên cố với nhưng không thể nào
chạm tới Chúa Giêsu trên Thánh Giá.
Bấy giờ thánh Philipphê dùng hết sức đẩy cái hòm tiền của người giầu đến bên
cạnh ông và bảo ông hãy đứng lên trên cái hòm tiền để với tới cây Thánh giá. Ông
làm theo ý thánh nhân và tay đã chạm vào
Chúa Giêsu trên Thánh Giá.
Sau đó ngài nói
với ông: "để
có thể nắm được Chúa Giêsu, để có thể tiến bộ trên đường thiêng liêng, chúng ta
cần phải đứng trên tiền bạc của cải”.
“Hãy
về bán những gì anh có mà bố thí cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên
trời, rồi hãy đến theo Ta”.
Chúa Giêsu bảo chúng ta: hãy dùng tiền của và cư xử cách nào để đem lại ích lợi cho cuộc sống hôm nay và đồng thời cũng đầu tư cho cuộc sống vĩnh cửu mai sau nữa. Một phương thế Chúa dạy chúng ta là: hãy chia sẻ.
Chúa Giêsu bảo chúng ta: hãy dùng tiền của và cư xử cách nào để đem lại ích lợi cho cuộc sống hôm nay và đồng thời cũng đầu tư cho cuộc sống vĩnh cửu mai sau nữa. Một phương thế Chúa dạy chúng ta là: hãy chia sẻ.
Hãy chia sẻ, hãy chia sẻ. Nói thì dễ, nhưng thực hiện
được điều này không phải dễ như câu chuyện bác nông dân nghe John Wesley giảng.
Một bác nông dân người Anh có dịp nghe John Wesley
giảng. Hôm đó Wesley giảng về việc sử dụng tiền của. Wesley nói về việc phải ra công
tích lũy tối đa, phải dùng hết khả năng tìm cách làm giàu. Bác nông dân gật gù
bảo người bạn ngồi bên cạnh: hay lắm, hay lắm.
Rồi John Wesley khai triển điểm thứ hai: phải tiết
kiệm tối đa, ngài lên án thói
phung phí xa xỉ, tiêu xài quá đáng. Bác nông dân suýt xoa: bài giảng tuyệt vời. Cám ơn Chúa, mình vẫn sống tiết
kiệm.
Cuối cùng nhà giảng thuyết đi tới điểm thứ ba: hãy chia sẻ tối đa. Phải quan niệm sự thiếu thốn của
người chung quanh là thuộc trách nhiệm của mình. Nghe thế, bác nông dân lắc đầu
bỏ nhà thờ đi ra. Quả thực nói thì dễ, thực hiện chẳng dễ chút nào.