Thứ Hai ngày 31 tháng 8 năm 2015
Đối với bà Christa Scalies và anh Paul Turner thì tấm hình giấy cuả Đức Giáo Hoàng là một dịp truyền giáo.
Theo dõi cuộc tông du Phi Luật Tân cuả ĐGH trong tháng 1 vừa qua, họ nhận thấy rằng dân chúng trông rất hồ hởi khi đứng cạnh để tự chụp hình (selfie) với những tấm hình giấy cuả ĐTC Phanxicô, và họ nghĩ rằng tại sao họ không lập lại những 'khoảnh khắc kỳ diệu' ấy vào dịp tông du tháng 9 này.
Đây không chỉ là một cơ hội để cho mọi người có thể "selfie" với 'Giáo Hoàng Giấy,' đây còn là cơ hội tốt cho một cuộc gặp gỡ chân thực, nếu có thể thúc đẩy sự việc đi xa hơn.
"Nếu chúng ta có thể sử dụng một hình ảnh bằng giấy phông bià của Đức Giáo Hoàng, mở bật ra (Pop Up) trên đường phố, để thu hút người ta, và nếu họ quan tâm tới, chụp một bức ảnh, nói một câu chuyện, nó rất có thể mang lại cho họ một khoảnh khắc hạnh phúc," bà Christa Scalies nói như thế, việc đó "dẫn người ta đi đến một cuộc đối thoại trong tương lai ."
"Những cuộc tương tác như vậy đã xảy ra và có ý nghĩa nhất là đối với những người đang đau khổ: người vô gia cư, nghiện ma túy, và có vấn đề sức khỏe hoặc tâm thần," bà nói về chương trình #PopUpPope (Giáo Hoàng bật dậy) mà bà là một người đồng sáng lập, trụ sở được đặt tại Wilmington, Delaware, nơi họ cư trú.
Người đồng sáng lập khác là anh Paul Turner, một giáo lý viên, ngồi xe lăn, trước đây từng sống vô gia cư, anh đi đến những nơi tụ tập cuả những người nghèo và người vô gia cư và anh đã có thể mách bảo thêm về những dịch vụ mà họ có thể cần tới.
"Đối với tôi, đó là những cuộc gặp gỡ tốt nhất," bà Scalies nói, bởi vì họ là những người vô vọng.
"Họ có thể không tin vào Thiên Chúa. Họ có thể không còn bất kỳ niềm tin nào. Nhưng, đây là một cuộc gặp gỡ cuả họ với một con người đã hiểu họ, nhận ra họ (ĐGH)".
"Chúng tôi đã có thể xin tên của họ," bà nói.
Trang web # PopUpPope cuả nhóm phô bày hàng trăm bức ảnh của những người đã chụp hình với 'Giáo Hoàng Giấy', tức là chụp hình với một phông bià cứng có hình cuả ĐTC Phanxicô được cắt xén gọn ghẽ trông giống y như thật, phiá sau là nhiều trang quảng bá chương trình mục vụ cuả Ngài.
"Chúng tôi thường thu hút được những người có tính tò mò trước," bà Scalies cho biết, "rồi thì đến những khách du lịch, rồi tới những người yêu mến Đức Thánh Cha, và sau nữa là nhiều người bàng quan khác cũng bị thu hút theo ."
"Mục tiêu của chúng tôi là có thể làm quen với mọi người ngay tại chỗ, và có một cuộc trò chuyện với họ, và cầu nguyện với họ," bà Scalies giải thích thêm rằng đôi khi họ có thể trích dẫn lời Kinh Thánh hoặc những câu danh ngôn đầy cảm hứng khác.
"Mục đích của chúng tôi không phải là việc cải đạo, như đưa ra một quyển Kinh Thánh và nói: 'Bạn phải tin!'. Nhưng là để kết nối, để thương yêu, và để thương xót. Đó thực sự là những gì chúng tôi muốn làm ."
Họ đi ra ngoài đường, lập thành toán nhiều người, tới các đường phố ở Wilmington, Delaware, họ luôn sẵn sàng nếu một câu chuyện xoay chiều theo hướng về đức tin, "anh Paul, là một giáo lý viên, sẽ lập tức nhập cuộc," bà Scalies nói.
"Nếu không thì chúng tôi nghĩ rằng, đây là một cơ hội mang lại một cái gì đó mới, một cơ hội để thu hút một người nào đó mà bình thường không quan tâm đến hình ảnh của một vị giáo hoàng, để làm dịp cho chúng tôi có thể nói lên một câu chuyện, và cũng là dịp cho họ được cung cấp một niềm hy vọng cá nhân nào đó. "
Không giống như các "trạm selfie" cố định được lập ra để cho người ta chụp hình với 'giáo hoàng,' bà Scalies và anh Turner vác bức hình cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra ngoài đuờng, đón người ta trên lối đi, mời người ta đọc những mẩu chuyện dán sau bức hình, và tuỳ theo phản ứng của người ta mà tạo ra cơ hội tương tác.
Nhiều trường hợp cảm động đã xảy ra.
Như trường hợp một phụ nữ đã lân la tới gần bên, nhìn bức hình như bị tôi miên và cho biết tuy bà không phải là Công Giáo, bà rất ngưỡng mộ Ngài vì Ngài đã làm bà xúc động.
Nhìn bà ta chụp hình với Giáo Hoàng Giấy rồi sau đó tiếp tục đứng ngắm thêm, bà Scalies cho rằng "Bạn có thể nói là đã có một điều gì đó thiêng liêng xảy ra cho bà ấy vào thời điểm đó ."
Bà công nhận những cuộc gặp gỡ linh động như thế là do sức thu hút cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
"Nó xảy ra được bởi vì chúng tôi đã đi ra ngoài đường mà kêu gọi, và sẵn sàng để có một cuộc gặp gỡ với những người khác trên đường phố ."
"Đó là những gì mà Đức Giáo Hoàng đã thường xuyên yêu cầu mọi người chúng ta làm", bà cho biết: "theo đúng nghĩa đen là đi ra đường phố"
Trần Mạnh Trác8/30/2015
Đối với bà Christa Scalies và anh Paul Turner thì tấm hình giấy cuả Đức Giáo Hoàng là một dịp truyền giáo.
Theo dõi cuộc tông du Phi Luật Tân cuả ĐGH trong tháng 1 vừa qua, họ nhận thấy rằng dân chúng trông rất hồ hởi khi đứng cạnh để tự chụp hình (selfie) với những tấm hình giấy cuả ĐTC Phanxicô, và họ nghĩ rằng tại sao họ không lập lại những 'khoảnh khắc kỳ diệu' ấy vào dịp tông du tháng 9 này.
Đây không chỉ là một cơ hội để cho mọi người có thể "selfie" với 'Giáo Hoàng Giấy,' đây còn là cơ hội tốt cho một cuộc gặp gỡ chân thực, nếu có thể thúc đẩy sự việc đi xa hơn.
"Nếu chúng ta có thể sử dụng một hình ảnh bằng giấy phông bià của Đức Giáo Hoàng, mở bật ra (Pop Up) trên đường phố, để thu hút người ta, và nếu họ quan tâm tới, chụp một bức ảnh, nói một câu chuyện, nó rất có thể mang lại cho họ một khoảnh khắc hạnh phúc," bà Christa Scalies nói như thế, việc đó "dẫn người ta đi đến một cuộc đối thoại trong tương lai ."
"Những cuộc tương tác như vậy đã xảy ra và có ý nghĩa nhất là đối với những người đang đau khổ: người vô gia cư, nghiện ma túy, và có vấn đề sức khỏe hoặc tâm thần," bà nói về chương trình #PopUpPope (Giáo Hoàng bật dậy) mà bà là một người đồng sáng lập, trụ sở được đặt tại Wilmington, Delaware, nơi họ cư trú.
Người đồng sáng lập khác là anh Paul Turner, một giáo lý viên, ngồi xe lăn, trước đây từng sống vô gia cư, anh đi đến những nơi tụ tập cuả những người nghèo và người vô gia cư và anh đã có thể mách bảo thêm về những dịch vụ mà họ có thể cần tới.
"Đối với tôi, đó là những cuộc gặp gỡ tốt nhất," bà Scalies nói, bởi vì họ là những người vô vọng.
"Họ có thể không tin vào Thiên Chúa. Họ có thể không còn bất kỳ niềm tin nào. Nhưng, đây là một cuộc gặp gỡ cuả họ với một con người đã hiểu họ, nhận ra họ (ĐGH)".
"Chúng tôi đã có thể xin tên của họ," bà nói.
Trang web # PopUpPope cuả nhóm phô bày hàng trăm bức ảnh của những người đã chụp hình với 'Giáo Hoàng Giấy', tức là chụp hình với một phông bià cứng có hình cuả ĐTC Phanxicô được cắt xén gọn ghẽ trông giống y như thật, phiá sau là nhiều trang quảng bá chương trình mục vụ cuả Ngài.
"Chúng tôi thường thu hút được những người có tính tò mò trước," bà Scalies cho biết, "rồi thì đến những khách du lịch, rồi tới những người yêu mến Đức Thánh Cha, và sau nữa là nhiều người bàng quan khác cũng bị thu hút theo ."
"Mục tiêu của chúng tôi là có thể làm quen với mọi người ngay tại chỗ, và có một cuộc trò chuyện với họ, và cầu nguyện với họ," bà Scalies giải thích thêm rằng đôi khi họ có thể trích dẫn lời Kinh Thánh hoặc những câu danh ngôn đầy cảm hứng khác.
"Mục đích của chúng tôi không phải là việc cải đạo, như đưa ra một quyển Kinh Thánh và nói: 'Bạn phải tin!'. Nhưng là để kết nối, để thương yêu, và để thương xót. Đó thực sự là những gì chúng tôi muốn làm ."
Họ đi ra ngoài đường, lập thành toán nhiều người, tới các đường phố ở Wilmington, Delaware, họ luôn sẵn sàng nếu một câu chuyện xoay chiều theo hướng về đức tin, "anh Paul, là một giáo lý viên, sẽ lập tức nhập cuộc," bà Scalies nói.
"Nếu không thì chúng tôi nghĩ rằng, đây là một cơ hội mang lại một cái gì đó mới, một cơ hội để thu hút một người nào đó mà bình thường không quan tâm đến hình ảnh của một vị giáo hoàng, để làm dịp cho chúng tôi có thể nói lên một câu chuyện, và cũng là dịp cho họ được cung cấp một niềm hy vọng cá nhân nào đó. "
Không giống như các "trạm selfie" cố định được lập ra để cho người ta chụp hình với 'giáo hoàng,' bà Scalies và anh Turner vác bức hình cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô ra ngoài đuờng, đón người ta trên lối đi, mời người ta đọc những mẩu chuyện dán sau bức hình, và tuỳ theo phản ứng của người ta mà tạo ra cơ hội tương tác.
Nhiều trường hợp cảm động đã xảy ra.
Như trường hợp một phụ nữ đã lân la tới gần bên, nhìn bức hình như bị tôi miên và cho biết tuy bà không phải là Công Giáo, bà rất ngưỡng mộ Ngài vì Ngài đã làm bà xúc động.
Nhìn bà ta chụp hình với Giáo Hoàng Giấy rồi sau đó tiếp tục đứng ngắm thêm, bà Scalies cho rằng "Bạn có thể nói là đã có một điều gì đó thiêng liêng xảy ra cho bà ấy vào thời điểm đó ."
Bà công nhận những cuộc gặp gỡ linh động như thế là do sức thu hút cuả Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
"Nó xảy ra được bởi vì chúng tôi đã đi ra ngoài đường mà kêu gọi, và sẵn sàng để có một cuộc gặp gỡ với những người khác trên đường phố ."
"Đó là những gì mà Đức Giáo Hoàng đã thường xuyên yêu cầu mọi người chúng ta làm", bà cho biết: "theo đúng nghĩa đen là đi ra đường phố"
Trần Mạnh Trác8/30/2015