Hưởng
ứng lời kêu gọi của Giáo Hoàng Phanxicô về năm Thánh Hiến Đời Sống Tu
Trì (từ CN I Mùa Vọng 30.Nov.2014 – đến Lễ Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh
2.Feb.2016); cầu nguyện để có nhiều người tự nguyện dâng hiến cuộc đời sống
trọn vẹn tinh thần Lời Khuyên Phúc Âm (thanh khiết, thanh bần, thanh
tuân) trong các Dòng Tu, chỉ thuần túy lo việc phụng sự Thiên Chúa và phục
vụ tha nhân.
Nhân
dịp này, xin cống hiến Quý Vị và Quý Bạn một ít tư tưởng về Tu Đức, không hẳn
cho các vị Tu Sĩ, mà mọi người Tín Hữu sống giữa trần gian đều cần phải áp dụng
việc Tu Đức trong đời sống rất phức tạp của mình. Hiểu ‘Tu’ là ‘Sửa’, nếu sai
lầm, lo sửa cho đúng gọi là ‘tu sửa’, nếu đúng rồi, lo cho được tốt hơn gọi là
‘tu bổ’, lấy việc tu sửa làm chính và trọng, gọi là ‘tu trì’, chỉ khi nào ‘hoàn
thiện’ mới thôi. Như vậy, người Tín Hữu cũng cần phải biết tinh thần ‘Sống Tu
Đức’ giữa đời.
Dự
trù mỗi tháng, chúng tôi sẽ gửi tới Quý Vị và Quý Bạn một vài đề tài về Tu Đức,
để cùng nhau học tập, trong suốt năm tìm hiểu về ‘Đời Sống Tu Trì’ theo ý của
Giáo Hoàng Phanxicô. Kính chúc Quý Vị và Quý Bạn đạt thành công như ý nguyện.
(Vì
có một số Quý Vị và Quý Bạn Thân Hữu không cùng tôn giáo và tín ngưỡng, muốn
nhận tư liệu, nên có quyền tham khảo, và cũng có quyền bỏ qua. Đa tạ).
(TU ĐỨC.10)
PHƯƠNG
THẾ TU ĐỨC
VIII.
CHIÊM NGƯỠNG
QUAN NIỆM I
1. Chiêm Ngưỡng Sở
Đắc
a- Ý nghĩa:
Đây
là giai đoạn các linh hồn nhiệt thành thường xuyên kết hợp thân mật với Thiên
Chúa, nhưng chưa nhận được ơn chiêm ngưỡng thiên phú. Đã quen thi hành các nhân
đức và thiên đức, họ cố gắng hoàn thiện các đức tính này, bằng cách lo cho được
các ơn Chúa Thánh Thần, ngày càng đơn giản việc chiêm niệm, có người gọi là chiêm
niệm sở đắc hay là chủ động.
Kinh
nghiệm cho thấy, trong Tu Viện hay giữa thế gian, có những linh hồn thực nhiệt
thành, thường xuyên kết hợp với Thiên Chúa, quảng đại và kiên tâm thi hành các
đức tính của tín hữu, có khi cả một cách anh hùng, nhưng không được chiêm
ngưỡng thiên phú. Họ sẵn sàng nghe theo Chúa Thánh Thần, thường vâng theo lời
Người soi sáng, thỉnh thoảng cũng nhận được những ánh sáng và những tiếng nhắn
nhủ riêng, nhưng không có gì biểu lộ cho họ hay cho vị linh hướng của họ biết
họ ở trong tình trạng thụ động thực sự.
Nhất
là từ cuối thế kỷ XVII, đã phân biệt chiêm ngưỡng sở đắc và chiêm ngưỡng thiên
phú. Có những linh hồn sống lâu với chiêm ngưỡng sở đắc mà không được chiêm
ngưỡng thiên phú. Như Linh Mục Garrigou Lagrange OP, giáo sư ở
Rôma về thần học và thần bí học, đã nói: Có thể có những linh hồn rất hào hiệp,
nhưng thiếu một số điều kiện không tùy ý chí của họ, nên chỉ có thể đến đời
sống huyền diệu sau một thời gian lâu dài hơn thời hạn thông thường của chúng
ta dưới đất này. Điều ấy có thể không những do môi sinh không thuận
tiện, thiếu việc hướng dẫn, nhưng cũng vì tính khí cơ thể.
Trong
các ơn Chúa Thánh Thần, có ơn nhất là để giúp hoạt động, có ơn nhất là để giúp
chiêm ngưỡng. Có người có tính khí thiên về hoạt động hơn, và bị nhiều công
việc lôi cuốn, lo phát huy riêng các ơn về hoạt động nhiều hơn, thì ít thích
hợp với chính việc chiêm ngưỡng. Những người như thế không được hưởng thụ việc
chiêm ngưỡng, ít nữa là một cách thường xuyên, nhưng vẫn kết hợp mật thiết với
Thiên Chúa trong hoạt động, và dễ dàng theo tiếng Chúa Thánh Thần nhắn nhủ.
Người ta gọi đó là giai đoạn hay đường lối kết hợp đơn giản.
b- Các ơn Chúa
Thánh Thần:
1) Nói
chung:
MỘT
là Bản chất: Các ơn Chúa Thánh Thần và các đức tính khác nhau là về
cách tác động trong linh hồn. Các đức tính giúp chúng ta nghiêng về hoạt động
theo bản tính các quan năng; chúng ta sinh hoạt theo các nguyên tắc và quy luật
của đức khôn ngoan siêu nhiên; theo đó, chúng ta suy nghĩ, phân giải, hỏi han,
lựa chọn v.v..... Còn các ơn Chúa Thánh Thần, lại cho chúng ta tính cách mềm
mại và dễ đón nhận để đón nhận và tuân theo ơn thúc đẩy các quan năng; nhưng
không làm cho các quan năng mất tự do, như Thánh Thomas đã
nói, là linh hồn thụ động hơn chủ động. Nhờ các ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta để
ơn Thiên Chúa soi sáng hướng dẫn, rồi bỗng nhiên không có ý tưởng gì của mình,
ơn Thiên Chúa soi sáng thúc đẩy mạnh mẽ làm việc này hay việc kia.
Vì
phần ơn thánh trong các ơn Chúa Thánh Thần, lớn hơn nhiều trong các đức tính,
nên việc thi hành dưới ảnh hưởng của các ơn Chúa Thánh Thần, thì hoàn hảo hơn
việc thi hành dưới ảnh hưởng của các đức tính, nên tất cả các phương diện khác
đều bằng nhau. Nhờ các ơn Chúa Thánh Thần thì được bậc thứ ba của các đức tính
và người ta làm được những việc anh hùng.
Có
mấy ví dụ có thể giúp cho hiểu rõ hơn những điểm này. Thi hành các đức tính khá
ví như chèo thuyền, dùng các ơn Chúa Thánh Thần lại ví như thuyền thả buồm thì
lướt tới nhanh hơn và bớt tốn kém sức lực. Một em bé bước tới vài bước nhờ mẹ
cầm tay, là hình bóng tín hữu thi hành các đức tính nhờ ơn Thiên Chúa. Còn em
bé được mẹ ẵm trong tay để đưa tới nhanh hơn, là hình bóng tín hữu dùng các ơn
Chúa Thánh Thần tương đương với ơn Thiên Chúa giúp.
Như
thế, có thể định nghĩa, các ơn Chúa Thánh Thần là những quán tính siêu nhiên,
làm cho các quan năng của chúng ta được mềm mại, để mau chóng tuân theo các ơn
Thiên Chúa soi sáng.
HAI
là Giá trị: Các ơn Chúa Thánh Thần đặt người ta dưới tác động trực
tiếp của Chúa Thánh Thần ngự trị trong linh hồn họ, minh chiếu lý trí họ, chỉ
cho lý trí thấy rõ việc người ta phải làm, đốt nóng tâm tình, thêm sức cho ý
chí để thi hành điều thiện đã được khiêu gợi. Chính các ơn Chúa Thánh Thần làm
cho người ta thi hành các nhân đức và thiên đức, lên bậc hoàn thiện, và soi
sáng các việc anh hùng. Nhờ đó, đến khi Thiên Chúa muốn, thì linh hồn được đưa
lên việc chiêm ngưỡng thiên phú; nhờ có mềm mại và dễ nghe theo Chúa Thánh Thần
soi sáng, thì được chuẩn bị trực tiếp để được vào tình trạng thần bí. Đó là con
đường tắt để đến bậc hoàn thiện cao nhất.
Theo
Thánh Thomas, các ơn Chúa Thánh Thần hoàn hảo hơn các nhân đức. Vì
các nhân đức không có Thiên Chúa là đối tượng trực tiếp, còn các ơn Chúa Thánh
Thần đưa các đức tính lên bậc trên để hợp với đức ái, kết hợp người ta với
Thiên Chúa.
BA
là Phát huy: Chúng ta nhận các ơn Chúa Thánh Thần một lần với ơn
thánh, đó là những quan năng siêu nhiên. Khi đến tuổi khôn và tâm hồn hướng về
cùng Thiên Chúa, dưới ảnh hưởng ơn giúp, chúng ta khởi sự thi hành tất cả các
cơ quan siêu nhiên, kể cả các ơn Chúa Thánh Thần, thì không thể tin các ơn này
không được sử dụng, và không thể sử dụng trong một khoảng thời gian lâu dài
trong đời sống chúng ta.
Nhưng
để cho các ơn Chúa Thánh Thần phát huy theo luật thường và đầy đủ, thì trước
hết phải thi hành các nhân đức trong một khoảng thời gian khá dài, nhiều hay ít
tùy theo ý Thiên Chúa về chúng ta, và sức chúng ta hợp tác với ơn Thiên Chúa.
Vì các nhân đức làm cho linh hồn chúng ta dần dần trở nên mềm mại và được chuẩn
bị dễ dàng tuân theo ý Thiên Chúa, để thi hành các ơn Chúa Thánh Thần. Chính
những ơn này lớn lên như quán tính với ơn thánh năng gia tăng dũng lực của
mình, và dũng lực các nhân đức, tuy chúng ta không có ý thức, nhưng giúp chúng
ta thi hành các việc siêu nhiên.
Cũng
có những cơ hội với ơn giúp của Chúa Thánh Thần, Người gây nên tạm thời một
nhiệt tình khác thường như một chiêm ngưỡng tạm thời. Có những lúc mọi linh hồn
nhiệt thành cảm thấy bỗng nhiên được ơn Thiên Chúa soi sáng, rồi chỉ biết đón
nhận và tuân theo ơn Thiên Chúa thúc đẩy. Như có khi đọc Phúc Âm hay một sách
đạo đức, hoặc rước lễ, hoặc viếng Thánh Thể, hay là trong dịp tĩnh tâm, hoặc
trong lúc chọn đời sống, trong khi thụ phong chức thánh, trong giờ lãnh nhận áo
Dòng, hình như ơn Thiên Chúa đưa người ta lên một cách dịu dàng cương quyết.
Thi
hành các nhân đức là điều kiện thứ nhất cần thiết để phát huy các ơn Chúa Thánh
Thần. Sau nữa, là phải dẹp bỏ tinh thần thế gian phản ngược hoàn toàn tinh thần
Thiên Chúa. Lại phải dùng những phương thế tích cực và trực tiếp đặt mình dưới
tác động của Chúa Thánh Thần: MỘT là, tập trung tinh
thần, là năng nhớ Thiên Chúa ngự trị nơi mình. HAI là,
sãn sàng hy sinh để tuân theo mau chóng và hào hiệp, những ơn soi sáng của Chúa
Thánh Thần, tận trong những điều nhỏ mọn nhất. BA là,
đem lòng tín nhiệm hợp với Chúa Cứu Thế và Đức Mẹ, mà kêu cầu Chúa Thánh Thần.
2) Nói
riêng:
MỘT
là Ơn chỉ bảo hoàn thiện đức khôn ngoan, bằng cách làm cho
người ta nhận xét mau chóng và chắc chắn, nhờ một thứ trực giác siêu nhiên điều
gì nên thi hành, nhất là trong những trường hợp khó khăn.
Ơn
này cần cho mọi người trong những dịp quan trọng hơn và khó khăn, can thiệp đến
hạnh phúc vĩnh cửu và thánh hóa chính mình, như khi phải tìm biết ơn thiên
triệu hay là tránh tội lỗi, chính trong lúc thi hành nhiệm vụ.
Để
phát huy, trước phải thấy sâu xa tính bất lực của mình, năng kêu xin Chúa Thánh
Thần cho biết đường lối của Người; và phải tập cho quen lắng tai nghe tiếng
Người, nhận định theo ánh sáng của Người, không chiếu theo những ý tưởng thông
thường của người ta, nhưng theo thánh ý của Chúa Thánh Thần soi sáng cả trong
những điều nhỏ.
HAI
là Ơn đạo đức hoàn thiện đức tính tôn giáo, làm cho có tính
hiếu thảo đối với Thiên Chúa, tôn kính những người và những việc thuộc về Thiên
Chúa, giúp cho nhiệt thành một cách thánh thiện để thi hành các bổn phận tôn
giáo.
Tất
cả các tín hữu đều cần có ơn này để vui vẻ và nhiệt thành thi hành các bổn phận
tôn giáo đối với Thiên Chúa, tôn kính và vâng lời các cấp trên, khoan dung với
cấp dưới. Không có ơn này, người ta chỉ nhìn Thiên Chúa là chủ, cầu nguyện là
một gánh nặng hơn là an ủi, thử thách là hình phạt nghiêm khắc hay là bất động.
Trái lại, với ơn này, người ta nhận thấy Thiên Chúa là Cha, vui vẻ, hiền hậu,
hiếu thảo, thờ kính, tuân phục, trong những điều trái ý, tin Thiên Chúa muốn
cho mình được tránh khỏi tội lỗi và kết hợp với Thiên Chúa thân mật hơn.
Chính
mình năng suy gẫm những bài Thánh Kinh nói về tình Thiên Chúa nhân từ và thương
xót như Cha đối với người ta, nhất là đối với người công chính. Thiên Chúa muốn
cho người ta nhận Thiên Chúa và mến Thiên Chúa như Cha, trong mọi cơn khốn khó
phải kêu xin Người, với lòng nhiệt thành và tín nhiệm của một người con. Có như
thế mới phát huy ơn đạo đức.
BA
là Ơn dũng cảm hoàn thiện đức tính cũng làm cho ý chí được
thôi thúc và thêm khí lực, giúp cho vui vẻ và dạn dĩ thi hành, hay là chịu đựng
những việc lớn lao, mặc dù có mọi thứ trở ngại, khó khăn, đau đớn, cần phải nỗ
lực, có khi là anh hùng.
Trong
nhiều trường hợp, cần phải có ơn này để làm được những việc anh hùng mà giữ
trung thành với Thiên Chúa.
Muốn
phát huy ơn này, cần phải khiêm tốn nhận tính bất lực của mình. Thiên Chúa quan
phòng, dùng những con người yếu đuối nhất, miễn là họ có ý thức tính yếu đuối
của họ và dựa vào Đấng duy nhất có thể thêm sức mạnh cho họ. Nhất là nhờ việc
rước Thánh Thể mà tìm được nơi Chúa Cứu Thế sức mạnh cần thiết để lướt thắng
trở ngại.
BỐN
là Ơn kính sợ nghiêng ý chí của người ta về lòng tôn kính hiếu
thảo đối với Thiên Chúa, giúp xa lánh tội lỗi, vì tội lỗi làm mất lòng Thiên
Chúa, và giúp hy vọng quyền năng của Thiên Chúa cứu độ.
Ơn
này cần thiết để tránh khỏi nhàm lờn quá với Thiên Chúa. Có người quên Thiên
Chúa chí tôn, và ta xa cách Thiên Chúa vô cùng; không được tự do xứng đáng với
Thiên Chúa, đừng thưa với Thiên Chúa bạo dạn quá, đừng kể mình như ngang hàng với
Thiên Chúa. Vẫn hay chính Thiên Chúa mời một số linh hồn thân mật dịu dàng với
Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa gọi trước, không phải người ta. Vả lại, lòng hiếu
thảo kính sợ của một người con không ngăn cản việc thân mật âu yếm.
Để
phát huy ơn này, phải năng suy gẫm tính cao trọng vô cùng của Thiên Chúa; các
đặc tính và quyền bính của Người trên chúng ta, theo ánh sáng đức tin mà nhận
biết tội lỗi là thể nào, dù là nhẹ nhất cũng đã xúc phạm đến Thiên Chúa uy nghi
vô cùng.
NĂM
là Ơn hiểu biết hoàn thiện đức tin dưới ơn minh chiếu của Chúa
Thánh Thần, làm cho biết tương quan giữa thụ tạo với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa.
Rất
cần thiết cho Giáo Hữu, nhất là cho Tu Sĩ, Linh Mục. Vì cho biết thụ tạo hư vô,
không thể đem hạnh phúc đến cho con người, lại có thể nguy hiểm lôi cuốn người
ta xa cách Thiên Chúa. Nhờ biết như thế, người ta có thể từ bỏ thụ tạo và sử
dụng thụ tạo để đến cùng Thiên Chúa.
Phương
thế phát huy ơn này, là luôn luôn mở mắt đức tin mà nhìn thụ tạo, hơn là dừng
lại nơi những bóng dáng này.
SÁU
là Ơn trí tuệ theo ơn minh chiếu của Chúa Thánh Thần làm cho
người ta được trực giác sâu xa những chân lý mặc khải, nhưng không thể hiểu mầu
nhiệm.
Theo
Thánh Thomas, ơn này giúp người ta đi vào các chân lý mặc khải theo
sáu cách khác nhau: MỘT là biết bản thể ẩn dưới các phụ tính,
như biết Thân và Máu Chúa Cứu Thế trong hình bánh và rượu. HAI là hiểu
nghĩa các từ, như Thiên Chúa đã cho các môn đệ trên đường Emmau hiểu nghĩa các
lời tiên tri. BA là hiểu ý nghĩa mầu nhiệm các dấu hữu hình,
như Thánh Phaolô đã cho hiểu nghĩa Bí Tích Rửa Tội là chết cho
tội lỗi, an táng và sống lại thiêng liêng cùng Chúa Cứu Thế. BỐN là hiểu
thực sự tinh thần trong biểu hiện bên ngoài, như hiểu Thiên Chúa trong biểu
hiện người thợ ở Nazareth. NĂM là thấy hiệu quả trong nguyên
nhân, như hiểu Máu Chúa Cứu Thế đổ ra để rửa sạch linh hồn người ta. SÁU
là thấy nguyên nhân trong hậu quả, như thấy việc Thiên Chúa quan phòng
trong các biến cố.
Ơn
trí tuệ cũng giúp cho người ta biết các chân lý đức tin, tuy không hiểu được
nhưng cũng thêm vững vàng tin tưởng, và lên bậc cao hơn là chiêm ngưỡng Thiên
Chúa, không phải trực giác tích cực trực tiếp yếu thể Thiên Chúa, nhưng biết điều
gì không phải là Thiên Chúa.
Để
được ơn này, cần phải có lòng tin sống động và đơn giản, khiêm tốn mà xin ánh
sáng của Thiên Chúa đã nhận được các chân lý mặc khải.
BẢY
là Ơn khơn ngoan hoàn thiện đức ái, giúp người ta nhận biết
Thiên Chúa và những điều về Thiên Chúa trong những nguyên ủy tối cao và được
thưởng thức.
Ơn
này gia tăng đức ái và hoàn thiện tất cả các đức tính, làm cho đức tin vững
vàng, đức cậy kiên cố và thi hành các nhân đức một cách hoàn thiện.
Phải
nhiệt tình mong muốn, gắn bó cầu xin và nồng nàn tìm kiếm không ngừng. Phải cố
gắng tìm xem tất các chân lý do từ Thiên Chúa, như nguyên ủy thế nào và quy về
Thiên Chúa là cứu cánh làm sao.
c- Nhiệm vụ:
Trước
khi các ơn Chúa Thánh Thần được phát huy đầy đủ, trong lúc mới khởi sự, cũng
thêm ánh sáng và ảnh hưởng cho các đức tính để giúp cho dễ dàng chiêm niệm. Tuy
chưa đưa người ta vào tình trạng thụ động hay thần bí, cũng đã làm cho linh hồn
trở nên mềm mại và dễ đón nhận động tác của Chúa Thánh Thần.
Trong
lúc đó, các ơn này được gây ảnh hưởng tiềm tàng, không phân biệt được đâu là
việc của ơn, đâu là việc của đức; nhưng cũng có khi việc của ơn rõ ràng hơn,
khiến cho người ta có những trực giác tạm thời mạnh hơn lý luận, gây ra những
phản ứng yêu mến cao hơn những phản ứng cảm thấy thông thường.
Các
ơn này giúp người ta trong khi chiêm ngưỡng chủ động có một thứ trực giác yêu
mến chân lý. Đó là việc riêng của ơn trí tuệ và ơn khôn ngoan, ngay từ trước
khi phát huy đầy đủ để giúp cho trí tuệ nhận thấy hơn và yêu mến hăng nồng hơn,
để dễ dàng nhìn thấy với đức tin.
Tuy
nhiên, nhất là trong chiêm ngưỡng thiên phú, các ơn Chúa Thánh Thần có nhiệm vụ
quan trọng, là khi đã phát huy đầy đủ, thì làm cho linh hồn mềm mại một cách kỳ
diệu, để có thể vào tình trạng thần bí hay là chiêm ngưỡng. Ba ơn hiểu biết,
trí tuệ và khôn ngoan, hợp nhau một cách riêng, để giúp việc chiêm ngưỡng. Còn
bốn ơn kia, tuy không có nhiệm vụ quan trọng như thế trong việc này, nhưng cũng
có một phần nào, là làm cho linh hồn mềm mại hơn, và sẵn sàng để theo tác động
của Chúa Thánh Thần. Lại kích thích trong lòng người ta những tâm tình đạo đức
để giữ vững chiêm ngưỡng, là ơn sợ hãi gây tình cảm hối hận và từ bỏ thụ tạo;
ơn đạo đức gây tình cảm hiếu thảo; ơn dũng cảm gây tình cảm hào hiệp và kiên
cố; ơn chỉ bảo đón nhận ánh sáng của Chúa Thánh Thần.
d- Ngũ quan
thiêng liêng:
Một
số các Giáo Phụ và thần học gia, cùng nhiều người viết thần bí học, nói về ngũ
quan thiêng liêng. Như Thánh Augustin diễn tả “Ôi! Lạy
Thiên Chúa, khi con mến Thiên Chúa là con mến gì? ..... Con
mến một ánh sáng thế nào, một giọng nói thế nào, một lương thực thế nào, vòng
ôm thế nào: Tất cả những thứ đó chỉ nhận thấy vì một thứ gì trong người con.
Linh hồn con thấy chiếu một ánh sáng không có trong không gian, nghe một âm
thanh không tắt với thời gian, ngửi một mùi thơm gió không đưa đi, nếm một món
ăn tính thèm không giảm bớt, bám vào một vật lòng no không rời. Đó là thứ tôi
mến, khi tôi mến Thiên Chúa của tôi”.
Hình
như đó là những việc của ơn Chúa Thánh Thần, nhất là ơn trí tuệ và ơn khôn
ngoan. Các quan giác thiêng liêng về thị giác và thính giác quy về ơn trí tuệ,
làm cho người ta trông thấy Thiên Chúa và các điều thuộc về Thiên Chúa, và nghe
tiếng Thiên Chúa nói với cõi lòng. Còn ba giác quan khác quy về ơn khôn ngoan,
làm cho người ta mến được Thiên Chúa, thở hay ngửi được các mùi thơm hoàn thiện
của Người, vào kết hợp với Người như bằng một vòng ôm xiết chặt thiêng liêng,
không khác gì thực nghiệm tình mến Thiên Chúa.
e- Các quả
Chúa Thánh Thần:
Khi
một linh hồn trung thành đáp lại các ơn giúp khiêu động các đức tính và các ơn
Chúa Thánh Thần, làm được những việc của đức tính, trước còn kém cỏi vất vả,
sau lại tốt đẹp và thích thú hơn, khiến cho lòng đầy vui vẻ một cách thánh
thiện. Đó là những quả Chúa Thánh Thần.
Thánh Phaolô kể
9 quả trong câu “Quả Chúa Thánh Thần là: Bác ái, hoan hỷ, bình an, kiên
nhẫn, nhân từ, khoan dung, trung tín, hiền hậu, tiết độ” (Gl 5,22-23, theo
bản dịch Hy Lạp và Đại Kết, TOB). Còn theo bản dịch Phổ Thông, lại kể đến 12:
Bác ái, hoan hỷ, bình an, kiên nhẫn, khoan dung, nhân từ, hào hiệp, hiền hậu,
trung tín, khiêm tốn, tiết độ, thánh khiết. Thánh Thomas nói
con số đó chỉ tượng trưng, thực ra vẫn nói đến tất cả các việc nhân đức khiến
cho người ta được thích thú (Ia IIae q.70 a.2).
Các
quả này khác các đức và các ơn, như hiển thế khác tiềm thế. Nhưng không phải
tất cả các việc nhân đức đều đáng gọi là quả; chỉ có những việc làm cho người
ta khoái lạc thiêng liêng. Lúc đầu, các việc nhân đức năng đòi hỏi nhiều cố
gắng, và có khi phải chua chát thế nào như quả chưa chín. Nhưng đến khi đã thi
hành lâu ngày, người ta thấy dễ dàng, không phải cố gắng vất vả, lại còn thấy
thích thú, như những việc đã có thói quen, lúc ấy mới gọi là quả, là đã phát
huy các đức tính và các ơn Chúa Thánh Thần.
g- Các mối
phúc thật:
Đã
có quả Chúa Thánh Thần thì cũng được hạnh phúc chân thật, tiên báo hạnh phúc
thiên đàng. Chúa Cứu Thế đã quy về Tám Mối Phúc Thật: Tinh thần thanh bần, hiền
hậu, khóc lóc, đói khát công chính, nhân từ, lòng thanh sạch, xây dựng hòa
bình, kiên nhẫn trong lúc bị bách hại.
Nhưng
số 8 chỉ là tượng trưng, chứ không kể hết. Cũng chưa nói đến hạnh phúc tuyệt
đối và hoàn toàn, chỉ là những phương thế để đến hạnh phúc vĩnh cửu, cũng là
những phương thế rất hiệu lực. Vì khi đã vui lòng nhận lấy cảnh thanh bần, hiền
hậu, thanh khiết, khiêm tốn, biết tự chủ đến nỗi biết cầu nguyện cho kẻ nghịch
thù và yêu mến thập giá, theo gương hoàn toàn Chúa Cứu Thế, thì tiến bước mau
chóng trên đường hoàn thiện.
2. Chiêm Niệm Đơn
Giản
a- Từ ý:
1) Thánh
Têrêsa Avila gọi là chiêm niệm tập trung, là tập trung chủ động, trái
với tập trung thụ động; linh hồn tập trung các quan năng để quy về Thiên Chúa,
nghe Thiên Chúa và mến Thiên Chúa.
2) Nhiều
người hiểu là chiêm niệm với cái nhìn đơn giản, với sự hiện diện đơn
giản của Thiên Chúa, hay là với việc phó mình đơn giản trong tay Thiên Chúa,
cái nhìn đơn giản theo đức tin, vì linh hồn chăm chỉ nhìn Thiên Chúa một cách
yêu mến, giữ mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa, phó mình trong tay Thiên
Chúa, nhìn Thiên Chúa và mến Thiên Chúa.
3) Giám
Mục Bossuet gọi là chiêm niệm đơn giản, vì mọi sự đều đơn giản, cả lý
luận và cả tâm tình, toàn cả cuộc đời.
4) Các
Tu Sĩ Dòng Cát Minh, và nhiều tác giả từ thế kỷ XVII, gọi là chiêm niệm sở
đắc, để phân biệt với chiêm ngưỡng thiên phú.
b- Bản chất:
Chỉ
có hai việc thiết yếu: Nhìn và Yêu Mến, nhìn Thiên Chúa hay điều gì thuộc về Thiên
Chúa để mến Thiên Chúa, và mến Thiên Chúa để nhìn Thiên Chúa kỹ hơn.
Việc
đơn giản thứ nhất là giảm bớt rồi bỏ hẳn lý luận đã chiếm một phần lớn trong
việc suy niệm của những người khởi sự. Vì cần có những xác tín sâu xa và chưa
quen với những lời yêu mến đạo đức, họ cần phải suy tư lâu dài về những chân lý
cơ bản của tôn giáo, và tương quan giữa các chân lý đó, với đời sống thiêng
liêng. Họ cũng cần phải suy tư về bản tính và tính cách cần thiết của những
tính quan trọng và các phương thế thi hành, trước khi phát xuất từ cõi lòng
những tình cảm tạ ơn, yêu mến, ái hối, khiêm tốn và nhất quyết, với những lời
cầu xin nồng nhiệt và lâu dài.
Nhưng
đến lúc những xác tín đó đã vững chắc trong linh hồn, đến nỗi thành ra một phần
trong tâm trạng thường xuyên, và khi cần vài phút để nhắc lại trong tâm trí,
thì phát xuất mau chóng và dễ dàng phát xuất những lời yêu mến đạo đức, thành
ra chiêm niệm tâm tình như đã nói ở trên.
Sau
đó, một việc đơn giản khác: Một vài phút suy nghĩ được thay thế bằng một cái
nhìn trực giác của trí tuệ. Có thể biết dễ dàng bằng một thứ trực giác các
nguyên lý. Như ý tưởng Cha nói về Thiên Chúa, lúc đầu cần phải suy nghĩ lâu dài
để hiểu biết cho đầy đủ, bây giờ bỗng nhiên thấy rõ ràng, sung túc, khiến cho
người ta có thể dừng lại lâu dài với một mối tình yêu mến để thưởng thức nhiều
yếu tố.
Cũng
có khi linh hồn chỉ cần một cái nhìn mập mờ về Thiên Chúa hay điều gì thuộc về
Thiên Chúa. Giữ mình dịu dàng và yêu mến trước hiện diện của Thiên Chúa, và làm
cho mình sẵn sàng tuân theo động tác của Chúa Thánh Thần, không cần phải có
nhiều việc của trí tuệ hay ý chí, phó mình trong tay Thiên Chúa để thi hành
mệnh lệnh của Thiên Chúa.
Một
việc đơn giản khác tương tự trong tâm tình. Lúc đầu thì có nhiều tâm tình khác
nhau và kế tiếp nhau mau chóng, như yêu mến, tạ ơn, vui mừng, thông cảm, đau
đớn vì tội lỗi, muốn làm cho tốt hơn, kêu xin ơn Thiên Chúa cứu giúp .....
Nhưng không bao lâu lại chỉ có một tâm tình kéo dài trong năm hay mười phút,
như ý tưởng Thiên Chúa là Cha gợi lên trong lòng một tình yêu mến nồng nhiệt,
không nói ra nhiều lời, nhưng trong mấy phút chiếm khắp linh hồn, đi vào sâu xa
và gây nên những tâm tình sẵn sàng tuân theo ý Thiên Chúa. Vẫn hay một ý tưởng
như thế không chiếm đủ cả buổi chiêm niệm, còn cần phải có những ý tưởng và tâm
tình khác, để cho khỏi chia trí hay là một thứ trống rỗng, nhưng mỗi ý tưởng
hay tâm tình chiếm một khoảng lớn đến nỗi không cần phải có nhiều như trước
kia.
Trong
những ý tưởng hay tâm tình như thế, có khi có một chiếm trị và trở lui trong
trí và trong lòng, thành ra chủ ý hay chủ tâm. Còn những ý tưởng hay tâm tình
khác đều quy về hay tùy thuộc ý tưởng hay tâm tình đó. Như có người nhớ đến
việc Thiên Chúa chịu nạn hay việc Thiên Chúa hiện diện trong Thánh Thể.
Việc
đơn giản hóa như thế, không bao lâu lan rộng ra cả cuộc đời, từ sáng đến tối,
từ ngày này qua ngày khác, giữa các công việc nhiệm vụ khác nhau, nhưng vẫn kết
hợp với Thiên Chúa, nhìn Thiên Chúa và mến Thiên Chúa.
c- Lợi ích:
Chiêm
niệm hay chiêm ngưỡng như thế, trước là vinh danh Thiên Chúa, vì được biết
Thiên Chúa và mến Thiên Chúa hơn, quên chính mình và quên các thụ tạo, hay là
chỉ thấy thụ tạo trong những mối tương quan với Thiên Chúa. Cả cuộc đời thành
ra một việc kéo dài của đức tính tôn giáo, là việc tạ ơn và kính mến, nói lên
cùng Đức Mẹ “Linh hồn con chúc tụng Thiên Chúa”.
Sau
là linh hồn được thánh hóa, vì nhờ tập trung chú ý vào một chân lý trong một
khoảng thời gian lâu dài, làm cho mình biết Thiên Chúa rõ hơn, kết hợp với
Thiên Chúa thân mật hơn, kéo xuống cho mình những hoàn thiện của Thiên Chúa, và
những đức tính của Chúa Cứu Thế.
Ngày
nay càng dễ dàng từ bỏ thụ tạo, khi đã thường xuyên nhớ tưởng Thiên Chúa, thì
thụ tạo chỉ còn xuất hiện với mình như những bậc thang để cho mình
lên cùng Tạo Hóa. Chúng đầy hèn kém và khốn khổ thì chúng chỉ có giá trị trong
lúc chúng phản ánh hoàn thiện của Thiên Chúa, và nhắc mình trở nên cùng căn
nguyên của mọi điều tốt đẹp. Đức khiêm tốn cũng trở nên dễ dàng hơn, vì theo
ánh sáng của Thiên Chúa, mọi người nhận thấy rõ ràng tính cách hư vô và tội lỗi
của mình, vui mừng vì thấy nhờ hạ mình xưng thú tội lỗi, mình có thể chúc tụng
Đấng duy nhất đáng mọi vinh quang. Không còn đặt mình trên người khác, lại nhìn
mình như kẻ tội lỗi cuối cùng, sẵn sàng với lòng yêu mến chịu đủ thứ thử thách
và nhục nhã.
d- Cách thức:
Trước
là dấu hiệu Thiên Chúa gọi mình vào việc chiêm niệm đơn giản:
MỘT
là nhàm chán thế nào việc chiêm niệm suy tư lý luận, hay là có nhiều tâm tình
phiền toái, và thấy ít lợi ích trong những việc này. Dĩ nhiên là nói về linh
hồn nhiệt thành cố gắng suy tư, chứ không phải một linh hồn nguội lạnh nhất
định sống tầm thường.
HAI
là được lôi cuốn thế nào về việc đơn giản hóa chiêm niệm, để chăm chú nhìn
Thiên Chúa và giữ mình trước Thiên Chúa hiện diện, hợp với lợi ích có được
trong việc này.
Trong
thực tế, khi một vị linh hướng thấy một linh hồn nhiệt thành gặp phải khó khăn
lớn trong việc suy tư lý luận, hay là không ưa thích nhiều tâm tình phiền toái,
thì nên cho họ biết những điểm chính về việc chiêm niệm đơn giản, và khuyến
khích họ thử xem, và bảo họ trình cho mình biết hiệu quả thu được thế nào; nếu
có hiệu quả tốt, thì khuyên nên tiếp tục.
Chính
việc chiêm niệm đơn giản thì không có phương pháp riêng, vì chỉ có nhìn và yêu
mến. Chỉ tùy tính khí, khả năng và khuynh hướng của mỗi người mà khuyên bảo.
Đối
với những người cần đưa giác quan về một vật gì hữu hình, thì khuyên bảo họ đưa
mắt về thánh giá, nhà chầu, hay một ảnh tượng, có thể tập trung tư tưởng về
Thiên Chúa.
Đối
với những người mạnh về tưởng tượng, lại khuyên họ tưởng tượng một chuyện trong
Phúc Âm, không phải về chi tiết, nhưng đại khái, như về việc Chúa Cứu Thế ở
trong vườn Cây Dầu hay trên Núi Sọ, để chiêm ngưỡng Người với lòng yêu mến, nhớ
Người đã chịu đau đớn vì thương yêu mình.
Những
người ưa thích đọc dịu dàng một đoạn Thánh Kinh hay một Lời Nguyện đạo đức để
thưởng thức hay để nguôi lòng, thì nên chép lại những lời họ cho là hay nhất,
để đọc lại trong những lúc được ơn Chúa Thánh Thần lôi cuốn.
Những
người thiên về tâm tình, lại nên nói những lời mến Thiên Chúa, như: Lạy Thiên
Chúa, con mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức con, vì Thiên Chúa là Yêu Mến .....
Những
người thiên về ý chí, không thể suy nghĩ hay là nói nặng, lại dễ bị khô khan và
đãng trí, lòng không có những tâm tình đạo đức, thì nên cố gắng muốn để
cả thời giờ chiêm niệm mà mến Thiên Chúa, muốn mến Thiên Chúa hơn yêu chính
mình, muốn phó mình theo ý Thiên Chúa .....
Cũng
nên chuẩn bị đề tài, ít nữa là từ đêm hôm trước, và cũng phải có quyết định
cuối giờ chiêm niệm. Nhưng khi nghe được Chúa Thánh Thần nhắn nhủ về đề tài hay
quyết định, thì phải theo ý Người. Nhưng đề tài hay quyết định của mình phải
đơn giản mà rõ ràng, cho hợp với đặc tính của chiêm niệm này.
e- Tương quan:
Thực
ra, chiêm niệm đơn giản là chiêm ngưỡng sở đắc, nên nó tương quan với chiêm
ngưỡng thiên phú. Việc trước chuẩn bị việc sau. Nhờ có việc trước, linh hồn có
điều kiện đón nhận ơn Thiên Chúa về việc sau. Theo thường, việc sau tiếp tục
việc trước, ngoại trừ những linh hồn nào có điều kiện làm sao, hay tùy theo ý
Thiên Chúa mầu nhiệm thế nào, không có việc trước mà cũng được việc sau.
3. Chiêm Ngưỡng
Thiên Phú
a- Đại ý :
MỘT
là Bản chất: Ngày xưa, không phân biệt rõ ràng chiêm ngưỡng sở đắc
và chiêm ngưỡng thiên phú.
...