Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Kết thúc tông du Cuba: có phép lạ mưa xuống nhưng không khí tự do thì vẫn phải chờ.

Filled under:


Một thanh niên van xin ĐTC can thiệp cho tự do

Những cơn mưa

Không uổng sự mong chờ cuả nhiều tháng nay, người dân Cuba vui mừng cho biết cuộc tông du cuả ĐTC Phanxicô đã đem đến cho họ nhiều ơn phúc, và ngay cả những cơn mưa nữa. Sau một muà hạn hán dài, mưa đã đổ xuống hôm thứ Hai trên hầu hết lãnh thổ, đài khí tượng loan báo sẽ còn có mưa nữa vào thứ Ba. Người ta đã gọi đó là 'những giọt nước thánh'.

Người ta đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc tông du này, hy vọng rằng vị giáo hoàng đầu tiên cuả Mỹ Châu sẽ thuyết phục được ông Chủ Tịch Raul Castro đưa đất nước ra khỏi sự cô lập lâu dài - và chấm dứt nhiều thập niên sách nhiễu, đàn áp và bắt giam những người bất đồng chính kiến.

Nhưng nhiều chuyên gia cho biết rằng khả năng của việc Đức Thánh Cha có thể làm thay đổi một chính sách thì hạn chế lắm. Dù cho những điều Ngài rao giảng về dân chủ sẽ một ngày nào đó tạo ra những hiệu quả, nhưng cái ngày đó thì còn xa xôi lắm.

Và Toà Thánh cũng có vẻ cẩn thận trước những kỳ vọng như thế. Tình hình nhân quyền của quốc gia này vẫn còn ảm đạm, theo báo cáo mới nhất cuả Human Rights Watch về Cuba.

Đàn áp tiếp tục

"Chính quyền Cuba vẫn tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​và ngăn cản những lời chỉ trích công khai", nhóm nhân quyền báo cáo. "Dù cho trong những năm gần chính quyền đã không còn áp dụng những bản án tù dài hạn để trừng phạt những người phê bình, nhưng những cuộc bắt bớ tùy tiện ngắn hạn thì đã tăng lên đáng kể."

Trong chuyến viếng thăm của DGH Phanxicô, nhiều nhà hoạt động nhân quyền cho biết họ bị mắc kẹt trong nhà của họ, được canh giữ bởi nhân viên an ninh.

Ủy ban Nhân quyền và Hòa giải Quốc gia Cuba báo cáo có 768 vụ bắt giữ ngắn hạn vào tháng trước, một tổng số cao nhất trong năm nay.

Cảnh sát thường giữ họ để thẩm vấn tại đồn. Nhưng đôi khi họ bị đưa ra khỏi thị trấn, bắt đứng dưới trời nắng, hoặc phải ngồi chờ bên trong một xe buýt nóng nực.

Cuộc ân xá 3.522 tù nhân vào tuần trước được coi là một cử chỉ hòa giải cuả chính quyền, nhưng trong số đó không hề có một người nào của số 60 tù nhân chính trị mà 'Ủy ban bất đồng chính kiến ​​về Nhân quyền và Hòa giải Quốc gia' cuả Cuba đã liệt kê ra.

"Ông Raul đã rất khôn khéo trong việc tạo ra một hình ảnh của mình như là một nhà cải cách, bằng cách nới lỏng một số lãnh vực trong nền kinh tế, nhưng những cải cách đó thì rất nhỏ và không làm thay đổi quyền kiểm soát tuyệt đối của chính phủ trên nền kinh tế," theo lời ông Sebastian Arcos, một cựu tù nhân chính trị đã chạy thoát khỏi Cuba cách đây 22 năm và đang cư ngự ở Florida . Hiện nay, ông là phó giám đốc của Viện Nghiên cứu Cuba tại Đại học Quốc tế Florida ở Miami.

Hiến pháp Cuba cho phép tự do ngôn luận nhưng phải "định hướng xã hội chủ nghĩa,"nghiã là việc đàn áp những người bất đồng chính kiến là hợp pháp và cần thiết, dù cho người đó chỉ dừng lại, hay đơn giản chỉ có ý tham dự một cuộc biểu tình mà thôi.

Có áp lực từ Giáo Hội?

Có vẻ như Đức Thánh Cha đã thúc đẩy ông Castro trong diễn từ vào tối thứ Bảy ở sân bay quốc tế Havana. Ngài đề cập đến những người bất đồng chính kiến ở Cuba hoặc đang lưu vong ở Mỹ, khi nói rằng Ngài rất lấy làm tiếc vì "có nhiều người, vì nhiều lý do, Ngài không thể gặp được."

Hai người bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng, Marta Beatriz Roque và Miriam Leiva, đã được Vatican mời để tham dự buổi kinh chiều với ĐGH trong ngôi nhà thờ lịch sử của Havana. Nhưng họ nói rằng đã bị nhân viên an ninh bắt giữ và bị cấm tham dự sự kiện này.

Bà Roque và bà Leiva cho biết họ còn được Vatican mời gặp Đức Giáo Hoàng tại toà đại sứ của Tòa Thánh, nhưng cũng bị bắt giữ vào dịp đó nữa.

Một viễn cảnh mờ mịt.

Phóng viên Arcos nghĩ rằng cuộc tông du này sẽ không tạo ra một thay đổi nào trên những gì mà ông gọi là "sự thiếu tự do kinh hoàng" ở Cuba.

"Người Cuba đang hy vọng có những cải cách dân chủ nhiều hơn và họ sẽ phải thất vọng," ông nói. "Castro đang hy vọng sẽ được hưởng đôi chút cái hương thơm kỳ diệu cuả Đức Phanxicô. Nỗi lo sợ của tôi là chuyến viếng thăm này sẽ củng cố thêm tính hợp pháp chính trị của chế độ. "

Sự lạm dụng của chính phủ có thể vẫn tiếp tục, theo ý kiến cuả Giáo sư Greg Weeks, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Bắc Carolina ở Charlotte.

"Kết quả có thể là: những thông điệp cuả Đức Giáo Hoàng sẽ được coi như là tôn giáo hơn là chính trị. Ngài nói về quyền con người nhưng không chỉ trích trực tiếp chính quyền Cuba. Nhìn chung, những điều Ngài nói sẽ thấm nhuần vào tận xương tuỷ hầu như caủ tất cả mọi người, nhưng không phải là một tia lửa làm mồi cho những thay đổi nhanh chóng, " Giáo sư Greg Weeks viết.

Thêm vào đó những công việc cuả những người bất đồng chính kiến ở Cuba cũng không tự giúp họ được bao nhiêu.

Hầu hết người dân Cuba không có nhiều thiện cảm về họ, tin rằng họ phần lớn được trợ giúp bởi số tiền $ 30 triệu trợ giúp cuả Mỹ qua các chương trình thúc đẩy dân chủ ở Cuba. Số tiền đó đưa vào Cuba qua các nhóm phi chính phủ.

Những 'Thiếu Phụ áo Trắng' (Ladies in White) thường biểu tình sau Thánh Lễ mỗi ngày Chúa Nhật, thừa nhận rằng những người đi biểu tình sẽ được trả $ 30 cho mỗi cuộc tuần hành, là một số tiền lớn so với mức lương trung bình hàng tháng của Cuba.

"Các phương tiện truyền thông chính thống mô tả những người đối kháng tại Cuba là những chiến sĩ tự do dũng cảm. Nhưng đó là một phần của những gì mà tôi gọi là sự sai lạc liên tục về thực trạng tại Cuba," theo lời ông Arnold August, một tác giả ở Montreal. Ông August thường có một cái nhìn thiện cảm với chính quyền Cuba hơn hầu hết các nhà phân tích khác.

Vai trò cuả Giáo Hội

Đã có người lạc quan cho rằng Giáo Hội có thể làm Cuba thay đổi như nhiều lần trước đây. Như những cuộc tông du cuả Đức John Paul II (năm 1998,) và cuả Đức Bênêđictô XVI (năm 2012,) cả hai lần đều giúp mở rộng các quyền tự do cho Giáo Hội Công Giáo ở Cuba, từng phải hoạt động trong bóng tối sau cuộc cách mạng năm 1959 .

"Đức Thánh Cha đang tạo ra một không gian an toàn để việc hòa giải có thể diễn ra," theo ý kiến của phóng viên Austen Ivereigh, một chuyên gia về Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ Latin cho biết.

Nhưng cũng có nhiều người cho rằng Giáo Hội có thể và nên làm nhiều hơn.

"Tôi hiểu quan điểm cuả Giáo Hội, và chúng ta đều biết rằng Giáo Hội đang chơi một cuộc chơi dài, nhưng vào thời điểm này, tức là vào chuyến viếng thăm của vị giáo hoàng thứ ba, thì Giáo Hội phải sử dụng uy quyền đạo đức của mình để giải quyết một tình huống mà về cơ bản là không phù hợp với các giá trị cuả Giáo Hội, "theo lời ông Jose Cardenas, từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và tại Hội đồng cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush.

Tuy nhiên, phóng viên Ivereigh thì tin rằng Đức Giáo Hoàng đang dẫn đưa Cuba đi vào lề phải cuả con đường.

"Ngài đến Cuba để chữa lành lịch sử và đẩ xây dựng những cây cầu," Ivereigh nói. "Cái eo biển Florida đối với vị giáo hoàng này thì cũng giống như bức tường Berlin với Đức Giáo Hoàng John Paul II - không chỉ là một rào cản vật lý, nhưng là một rào cản của nghi ngờ và ngờ vực. Và vì thế mà đức Phanxicô có một vai trò quan trọng ở đây."