“Hail Mary, full of grace, the Lord is with thee… Kính
mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng bà…”. Hằng ngày, chúng
ta nhiều lần chúc tụng Đức Maria như vậy. Thật là hạnh phúc, nhất là khi Tháng
Mười về, tháng biệt kính Đức Mẹ Mai Côi…
Vài năm trước, tạp
chí TIME đã in hình Đức Mẹ trên bìa và có câu chuyện về cách mà nhiều người Thệ
phản đã tái khám phá Đức Mẹ. Đây không phải là lần đầu tiên Đức Mẹ xuất hiện
trên một bìa báo đời. Thật vậy, Đức Mẹ đã xuất hiện trên bìa tạp chí TIME nhiều
lần. Nhưng đó là lần đầu tiên một tờ báo đời cho người ta thêm nhận thức về Đức
Mẹ và phát triển Thánh Mẫu học trong hậu duệ của Thời Cải cách, những người đã coi
Kinh Thánh là sức mạnh duy nhất của họ.
Martin Luther đã làm
căng thẳng mối quan hệ với Rôma và chỉ đặt đức tin của mình vào Kinh Thánh, từ
chối 15 thế kỷ về giáo quyền dưới sự lãnh đạo của Đức giáo hoàng đối với giáo
lý mới của chủ trương Sola Scriptura (Chỉ Có Kinh Thánh). Kitô giáo giữa thế kỷ
XVI bị tách thành Công giáo và Tin lành. Việc phân rẽ giáo lý sớm phát triển trong
các nhà cải cách mà các vị lãnh đạo của họ, cho rằng đó là cẩn trọng để đoàn
kết ổn định, nhóm họp tại Marlburg (Đức) năm 1529. Trong cuộc họp sôi nổi tiếp
theo, họ không đạt được mục đích của họ nhưng lại phân thành bốn giáo phái chính
của Luther, Zwingli, Calvin và những người rửa tội lại (Anabaptists), và họ lại
tách với chủ trương “Chỉ Có Kinh Thánh”.
Khi Luther qua đời, cuộc
cải cách đã tách thành 75 nhóm khác nhau. Các nhóm lại tiếp tục phân chia; ngày
nay Tin lành có tới 35.000 giáo phái và phi giáo phái tự phát. Hậu duệ xa rời
Tông truyền, xa rời cách hiểu Kinh Thánh và tước quyền phong phú của di sản
Kitô giáo từ xưa và qua nhiều thế kỷ. Chiều kích Thánh Mẫu học cũng bị mất.
Cũng nên lưu ý rằng các
nhà cải cách bám vào giáo lý về Đức Mẹ và vẫn là những người sùng kính Đức Mẹ
cho tới lúc chết mặc dù họ không vâng phục giáo hoàng và khác với nhau. Thật
vậy, Luther, Zwingli và Calvin vẫn là những người đáng tin cậy trong việc bảo
vệ Tín điều Đức Mẹ Trọn Đời Đồng Trinh mà họ lý luận từ Kinh Thánh. Hơn nữa, họ
cũng viết những lời cầu nguyện với Đức Mẹ. Nhưng ngày nay, người ta có thể gặp các
Kitô hữu ly khai vẫn sùng kính và chân thành nhưng cho rằng việc sùng kính Đức
Mẹ là cách sáng tạo dư thừa của Công giáo hồi cuối thời Trung cổ. Một số người
thậm chí còn không thân thiện; đặc biệt là Chuỗi Mai Côi khiến những người theo
trào lưu chính thống đã nổi giận, họ coi đó là sự phạm thánh. Đâu là những
trang Kinh Thánh về Chuỗi Mai Côi? Không có gì không thấy trong Kinh Thánh đều không
là Kinh Thánh.
Các tín đồ Tân giáo đã
tái khám phá Đức Mẹ và Chuỗi Mai Côi. Nhóm chủ trương “chỉ có Kinh Thánh” cũng
đã chợt nhận ra rằng Chuỗi Mai Côi chứa đựng Kinh Thánh – Kinh Thánh trong
Chuỗi Mai Côi và Chuỗi Mai Côi trong Kinh Thánh. Hết khuynh hướng chống Công
giáo, họ phát hiện Chuỗi Mai Côi là lời cầu nguyện theo Kinh Thánh nhiều nhất, chân
nhận giá trị trong Chuỗi Mai Côi theo Kinh Thánh, và bắt đầu hiểu tại sao người
Công giáo cầu nguyện bằng Chuỗi Mai Côi.
Chân phước GH Phaolô
VI đã gọi Kinh Mai Côi là “Bản Tóm Lược Phúc Âm” (Compendium of the Gospels). Chúng
ta suy niệm về Đức Kitô qua các mầu nhiệm khi chúng ta lần hạt và đọc Kinh Kính
Mừng, lặp đi lặp lại lời chào của Sứ thần Gabriel và Thánh Elizabeth, đồng thời
suy niệm theo Kinh Thánh. Mỗi chục được mở đầu bằng Kinh Lạy Cha là lời cầu
nguyện chính Chúa Giêsu dạy chúng ta, và kết bằng Kinh Sáng Danh là lời các
Thiên Thần tôn vinh Chúa Ba Ngôi.
Suy niệm là linh hồn của Kinh Mai Côi. Chúng ta không bị hạn chế bởi ngôn
từ chúng ta đọc mà là Phúc Âm sống động trong từng lời suy niệm.
Đức Kitô là trung tâm của Kinh Thánh và Kinh Mai Côi. Trong giai đoạn phát
triển hồi đầu, phần thứ nhất kết bằng một giai đoạn nào đó trong Tân ước, như
thế này: …và phúc cho Con lòng Mẹ là Đấng đã cho Ladarô sống
lại, hoặc Đấng đã xua đuổi ma quỷ ra khỏi những người bị ám ở
Gadarenes – hoặc …chữa người cùi ở hồ Bethsaida – hoặc tha thứ cho
người đàn bà ngoại tình... v.v..., với các đoạn Kinh Thánh được gắn vào xuyên
suốt 150 Kinh Kính Mừng. Tại một số nơi ở Đức, Kinh Mai Côi vẫn được cầu nguyện
như vậy. Qua thời gian, Kinh Mai Côi được phát triển thành 5 mầu nhiệm Vui, 5 mầu
nhiệm Thương, và 5 mầu nhiệm Mừng. Và rồi Thánh GH Gioan Phaolô II đã thêm 5 Mầu
Nhiệm Sáng để tập trung vào “sứ vụ công khai” của Đức Kitô.
Mỗi phần Phúc Âm
được suy niệm. Thánh Gioan Phaolô II nói: “Đọc Kinh Mai Côi là cùng với Đức Mẹ chiêm ngắm khuôn mặt Đức Kitô”.
Việc suy niệm Phúc Âm mở ra cho chúng ta cách hiểu đúng về Cựu ước. Thánh
Augustinô nhấn mạnh: “Tân ước ẩn giấu
trong Cựu ước, và Cựu ước được mặc khải trong Tân ước”.
Chúa Giêsu, cũng như
nhân loại và các sự kiện kết hợp với Ngài, có những kiểu được mô tả trước trong
Cựu ước. Các Giáo phụ đã nhận thấy và hiểu Lời Chúa được Chúa Thánh Thần linh
hứng tập trung vào Đức Kitô. Ví dụ: Isaac, con trai duy nhất [của lời hứa] đem bó
củi lên Núi Mô-ri-gia (Muriah) để hiến tế, tiên báo Chúa Giêsu, Con Một Thiên
Chúa, vác Thập giá lên đồi Can-vê để hiến tế. Tổ phụ Abraham, khi bằng lòng hiến
tế con trai, là hình bóng của Chúa Cha Hằng Sinh vui lòng để Con Một Giêsu làm hiến
lễ cứu độ.
Theo tự nhiên, điều
này có nghĩa là chúng ta nên biết Kinh Thánh. Việc thực hành tốt là đặt ra thời
gian cầu nguyện bằng cách đọc Kinh Thánh hằng ngày, suy niệm bằng cách đọc một,
hai hoặc năm mầu nhiệm theo Kinh Mai Côi. Việc suy niệm theo Lịch sử Cứu độ
được làm nổi bật bằng các sự kiện chính và Ngôi nhà Vĩnh cửu được hứa ban cho những
người thi hành Thánh Ý Chúa Cha. Chúa Thánh Thần sẽ thúc đẩy chúng ta suy niệm các
mầu nhiệm theo Kinh Mai Côi với cách thức phù hợp.
Thánh Tiến Sĩ Giêrônimô
(347-420) nói: “Không biết Kinh Thánh là
không biết Đức Kitô”. Như vậy, hãy đọc Kinh Thánh và cùng với Đức Mẹ cầu
nguyện bằng Kinh Thánh qua Kinh Mai Côi, vì Thánh Augustinô gọi Đức Mẹ là khuôn
đúc của Thiên Chúa. Chính nơi Mẹ mà Con Một Yêu Dấu của Chúa Cha đã xuống thế
làm người nhờ quyền phép Chúa Thánh Thần, nhờ Mẹ mà chúng ta được đúc khuôn
theo lời cầu nguyện bằng Kinh Thánh. Bậc Đáng Kính TGM Fulton Sheen (1895-1979)
nói: “Đức Mẹ đã hình thành Chúa Giêsu
trong cung lòng nên Đức Mẹ cũng hình thành Chúa Giêsu trong linh hồn chúng ta”.
JOSE MARIA FERNANDEZ
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)
Phép Mầu Mai Côi
Immaculee Ilibagiza (hình) là người sống sót trong vụ thảm sát tàn nhẫn đã
xảy ra năm 1994 tại đất nước Rwanda, thuộc Đông Âu. Cô viết: “Tận dụng những
khoảnh khắc quý giá, tôi cố gắng lần chuỗi Mai Côi hằng ngày, không gì hạnh
phúc hơn là bàn luận về vẻ đẹp và sức mạnh mà tôi có thể đưa vào cuộc sống khi chúng
ta lần những hạt thánh này và hướng lòng về trời cao”.
Tổ chức Nhân quyền
ước tính: Qua gần 100 ngày, hơn 500.000 người bị giết chết – chiếm khoảng 20% dân
số nước này. Đó là cực điểm của sự căng thẳng dân tộc từ lâu giữa dân tộc thiểu
số Tutsi và dân tộc Hutu. Dân tộc Tutsi đã bị dân tộc Hutu thống trị vài thế kỷ
rồi.
Trong cuốn “The Rosary:
The Prayer That Saved My Life” (Chuỗi Mai Côi: Lời Kinh Cứu Sống Đời Tôi), Ilibagiza
cho biết nhiều điều kỳ lạ. Đây là một số điều điển hình:
– Sức mạnh của Kinh Mai Côi đem lại vô số ơn phúc cho
cuộc đời của chúng ta. Kinh Mai Côi làm cho tư tưởng mạch lạc, loại bỏ những
khó khăn, giải quyết các vấn đề làm khổ chúng ta, làm cho chúng ta lành mạnh, làm
cho chúng ta tràn đầy niềm hạnh phúc và hy vọng.
– Đối với những người không biết tôi sống sót trong vụ
diệt chủng năm 1994, vụ này đã làm tan nát quê hương Rwanda của tôi ở Phi châu.
Hầu như không lúc nào tôi quên cảnh gia đình tôi bị giết chết trong vụ
thảm sát đó, kể cả những người tôi yêu thương và những người bạn của tôi.
– Tôi sống sót nhờ lòng tốt của một linh mục thương xót
tôi và bảy phụ nữ Tutsi khác. Linh mục này giấu chúng tôi trong nhà tắm suốt ba
tháng. Lòng tốt của linh mục này đã cứu sống tôi, nhưng chính Kinh Mai Côi đã
thực sự cứu thoát tôi và linh hồn tôi.
– Tôi biết sức mạnh của Kinh Mai Côi trong một đêm kinh
khủng mà tôi không muốn xảy ra với bất kỳ ai, tôi biết chúng tôi không phải đối
mặt với sự nguy hiểm hoặc sự chết vì Đức Mẹ đã lắng nghe lời cầu xin của chúng
tôi, vì Chúa Giêsu đã đến cứu chúng tôi, vì Thiên Chúa đã nhậm lời cầu của
chúng tôi.
– Chúa và Mẹ luôn sẵn sàng cứu giúp chúng ta, nhưng nhờ
đến với Chúa và Mẹ qua việc cầu nguyện tập trung và sâu sắc, chúng ta có thể gặp
được các Ngài từ sâu thẳm tâm hồn. Đó là nơi mà phần thưởng của lời cầu nguyện
trở nên vô hạn trong cuộc đời chúng ta.
– Một trong những vẻ đẹp bền vững của Kinh Mai Côi là sức
mạnh làm chúng ta chú ý các lĩnh vực của cuộc sống cần được giúp đỡ, an ủi, hoặc
hướng dẫn. Mỗi khi chúng ta suy niệm một mầu nhiệm, hoặc đọc một đoạn Kinh
Thánh, các từ ngữ hoặc ý tưởng sẽ đến với chúng ta – có thể vì chúng lóe sáng
lên trong ký ức về gia đình hạnh phúc hoặc soi sáng cho chúng ta biết cách xử
lý các thử thách gay go nhất.
– Vấn đề là khi chúng ta lần Chuỗi Mai Côi, sự ngọt ngào
thấm vào huyết quản của chúng ta và dần dần tác động tới cả cơ thể. Nhiều lần
tôi lần Chuỗi Mai Côi mà tôi không nhận ra, mãi lâu sau tôi mới nhận ra, và chỉ
khi đó tôi mới cảm thấy tinh thần tôi thanh thản, nụ cười như nở trên môi, rồi có
vẻ như sự khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua kia lại chợt tan biến.
– Tín thác vào Chúa là sức mạnh kiên cường nhất để chúng
ta có niềm hy vọng bảo vệ, không có khí cụ nào tốt hơn để tự vệ bằng Kinh Mai
Côi. Những món quà quý giá nhất mà Kinh Mai Côi đem lại cho chúng ta là những
món quà mà chúng ta chưa từng biết...
– Các phép lạ có thật của Kinh Mai Côi là các phép lạ của
lời cầu nguyện và suy niệm tác động trong tâm hồn và linh hồn của chúng ta. Khi
chúng ta để Thiên Chúa ở trong lòng chúng ta khi cầu nguyện bằng Kinh Mai Côi, chúng
ta có được kinh nghiệm tuyệt vời về các phép lạ, và mọi thứ khác sẽ xảy ra.
Lạy Đức Mẹ Mai Côi, Nữ vương ban sự bình an, là Đức Nữ cực
mầu cực nhiệm, luôn trung tín thật thà, là gương nhân đức, và là tòa Đấng khôn
ngoan, xin thương cầu thay nguyện giúp chúng con, bây giờ và trong giờ lâm tử.
Amen.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ beliefnet.com)
Tại sao thế
giới cần Chuỗi Mai côi ?
Trước
khi ĐHY Karol Wojtyla là giáo hoàng Gioan Phaolô II, tại Công nghị Thánh Thể ở
Philadelphia ngày 13-8-1976, ngài đã tuyên bố: “Hiện nay chúng ta đang đối diện với sự đối đầu mang tính lịch sử nhất mà
nhân loại đã đi qua. Chúng ta đang đối mặt với sự đối đầu cuối cùng giữa Giáo
hội và chống Giáo hội, giữa Phúc Âm và chống Phúc Âm”.
Điều đó
vẫn đúng với ngày nay.
Rồi tại Fatima
ngày 13-5-1982, một năm sau khi ngài bị ám sát tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐGH
Gioan Phaolô II đã đọc “lời kêu gọi tha thiết của Trái Tim Đức Mẹ đã nói tại
Fatima năm 1917” vì ngài thấy “nhiều người – kể cả các Kitô hữu – đã đối nghịch
với điều đã được nói tới trong Sứ điệp Fatima”.
Thánh GH
Gioan Phaolô II nói: “Tội lỗi đang tự xác
định trên thế giới, và việc từ chối Thiên Chúa đã lan rộng trong ý thức hệ, tư
tưởng và kế hoạch của con người. Ngày nay, lời kêu gọi của Phúc Âm là sám hối
và hoán cải, cũng được nói trong Sứ điệp của Đức Mẹ, vẫn thích hợp. Lời đó còn
thích hợp với ngày nay hơn cả năm 1917. Lời đó càng cấp bách hơn”.
Ngày 13-5-2010,
cũng tại Fatima ở Bồ Đào Nha, ĐGH Biển Đức XVI lại nhắc nhở: “Chúng ta đã sai lầm khi nghĩ rằng sứ vụ
tiên tri của Fatima đã hoàn tất”.
Nhiều
người vẫn tìm cách giải quyết ở khắp nơi trừ Fatima, nơi Đức Mẹ đã nói rõ cách đơn giản để chiến thắng ma quỷ và được
bình an là lần Chuỗi Mân Côi. Năm nay, 2012, chúng ta kỷ niệm 95 năm Đức Mẹ
hiện ra tại Fatima, không có lý do nào để nghi ngờ việc chúng ta phải lưu ý sứ
điệp của Đức Mẹ hơn bao giờ hết.
Năm 1982,
Thánh GH Gioan Phaolô II đã nói: “Sứ điệp
của Đức Mẹ có vẻ được đọc bằng sự thấu hiểu đặc biệt là ‘dấu chỉ thời đại’ – dấu
chỉ của thời đại chúng ta. Khi Sứ điệp của Đức Mẹ Fatima là Sứ điệp của Người
Mẹ, sứ điệp đó mạnh mẽ và dứt khoát, có vẻ nghiêm trọng. Sứ điệp kêu gọi sự ăn
năn, kêu gọi cầu nguyện, và đưa ra lời cảnh báo. Sứ điệp kêu gọi lần Chuỗi Mai
Côi”.
Trong
lần hiện ra thứ 3, ngày 13-5-1917, Đức Mẹ đã kêu gọi: “Hãy lần Chuỗi Mai Côi hằng ngày để cầu bình an cho thế giới và xin
chấm dứt chiến tranh, vì chỉ có Mẹ có thể giúp đỡ các con”.
Trong
lần hiện ra thứ 6, ngày 13-10-1917, Đức Mẹ yêu cầu ba trẻ: “Ta là Mẹ Mai Côi. Hằng ngày hãy tiếp tục cầu nguyện bằng Chuỗi Mai
Côi”.
Hãy nhớ
rằng những lần Đức Mẹ hiện ra tại Fatima đã được Giáo hội chuẩn nhận, và Fatima
là nơi được thế giới biết đến nhiều nhất. Trong hơn 31 năm, Thomas McKenna, giám
đốc Tổ chức Tượng Đức Mẹ Hành hương Quốc tế (website PilgrimVirginStatue.com), đã
thúc giục và loan truyền Sứ điệp Fatima khắp quốc gia và quốc tế.
Từ năm
1947, bức tượng do ĐGM GP Fatima làm phép đã liên tục công du khắp nước từ thời
cố GM John Haffert, đồng sáng lập viên Đạo Binh Xanh Đức Mẹ Fatima, và bức tượng
này đã được đưa tới Hoa Kỳ.
McKenna
nói: “Điều Đức Mẹ nói rất đơn giản. Điều
Đức Mẹ yêu cầu mọi người rất đơn giản, nhưng điều đó đã không được thực hiện. Đức
Mẹ nói: Hãy lần Chuỗi Mai Côi. Đó là điều quá đơn giản mà mỗi người Công giáo
đều có thể làm. Hãy lần Chuỗi Mai Côi, hãy đền tội, hãy mặc Áo Đức Bà (màu nâu),
và hãy làm việc tôn sùng Đức Mẹ vào các thứ Bảy đầu tháng”.
McKenna nói
rõ: “Đây không chỉ là lời của Đức Mẹ Fatima
– Đức Mẹ đến với cương vị là phái viên mật (emissary) của Thiên Chúa. Ngài đã
phái Đức Mẹ làm đại biểu bác ái sống động để yêu cầu mọi người trên thế giới trở lại và tập trung vào đức tin”.
Đức Mẹ
cho biết rằng luân lý thế giới đang trật
đường – và nhiều linh hồn sẽ sa hỏa
ngục vì tội xác thịt. Tình trạng vô luân ngày nay vượt xa năm 1917.
McKenna nói
thêm: “Tại Hoa Kỳ, người ta sống trong
tình trạng hôn nhân đồng giới được pháp luật công nhận. Ai có thể tưởng tượng sự
hủy diệt khủng khiếp nhất mà con người sẽ phải gánh chịu vì phá thai – vì được
chính phủ chấp nhận? Hằng năm, công nghệ phim ảnh đồi trụy thu lợi nhuận cao
hơn lợi nhuận của các loại thể thao cộng lại”.
LM Gary
Selin, nhà tư vấn đào tạo và giáo sư phụ giảng khoa thần học tại Đại chủng viện
Thần học Thánh Gioan Vianney ở Denver, đã từng hành hương nhiều lần tới Fatima,
cũng nhấn mạnh: “Rõ ràng những gì Đức Mẹ
nói với ba trẻ năm 1917 càng ngày càng đúng với thế giới ngày nay vì lan tràn
bạo lực, phá thai, an tử”.
McKenna xác
định: “Điều đó liên quan Sứ điệp Fatima. Nếu
chúng ta không trở lại nền tảng tôn giáo và luân lý, chúng ta sẽ không có hòa
bình. Đức Mẹ đã trao kế hoạch hòa bình cho chúng ta. Làm sao chúng ta có thể
mong đợi hòa bình nếu chúng ta không theo kế hoạch hòa bình của Đức Mẹ?”.
Trong Tông
thư “Rosarium Virginis Mariae” (nói về Đức Mẹ Mai Côi) năm 2002, Thánh GH Gioan
Phaolô nhấn mạnh: “Chỉ có sự can thiệp từ
trên cao mới có thể hướng dẫn những người sống trong tình trạng đối lập và những
người điều hành vận mệnh các quốc gia, và mới có thể tạo niềm hy vọng về tương
lai tươi sáng hơn”.
LM Selin
nói: “Kinh Mai Côi là lời cầu nguyện mà chúng
ta cầu xin Đức Mẹ đạp nát đầu con rắn. Đức Mẹ đã được Chúa Con trao cho đặc ân
đó”.
Cùng với
việc lần Chuỗi Mai Côi hằng ngày, Sứ điệp Fatima bao gồm yêu cầu của Đức Mẹ về việc
tôn sùng Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ mỗi thứ Bảy đầu tháng để chấn chỉnh những tội
phỉ báng Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ, và dâng các nhiệm vụ hằng ngày, những đau
khổ của đời sống cho Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ để hy sinh đền tội cầu cho các
tội nhân trở lại.
Trong
Tông thư về Chuỗi Mai Côi, Thánh GH Gioan Phaolô nói: “Về bản chất, Chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện cho hòa bình, vì Chuỗi
Mai Côi chứa đựng chiêm ngưỡng Chúa Kitô, Hoàng tử Hòa bình, Đấng chính là hòa-bình-của-chúng-ta”.
Ngài nói: “Nhờ tập trung chiêm ngưỡng Đức
Kitô, Chuỗi Mai Côi cũng làm cho chúng ta trở thành những người kiến tạo hòa
bình thế giới. Chuỗi Mai Côi cho phép chúng ta hy vọng ngay hôm nay rằng cuộc
chiến đấu cam go dành hòa bình có thể chiến thắng”.
Thánh
Padre Piô (Thánh LM Piô Năm Dấu) biết điều gì cần thiết: “Chuỗi Mai Côi là vũ khí”.
Trong
cuốn “Fatima for Today” (Fatima Đối Với Ngày Nay), Lm. Andrew Apostoli, chuyên
gia Dòng Phanxicô về Canh Tân và Fatima, viết: “Chuỗi Mai Côi hẳn phải là lời cầu nguyện mạnh mẽ biết bao nếu nếu
Chuỗi Mai Côi có thể dành lại hòa bình thế giới. Chúng ta cũng cần thực hành yêu
cầu của Đức Mẹ là lần Chuỗi Mai Côi hằng ngày để cầu xin hòa bình thế giới
trong thời đại chúng ta và chấm dứt văn hóa sự chết đang phổ biến ngày nay”.
Chân
phước Giaxinta, một trong ba trẻ được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, đã cầu xin: “Thiên Chúa đã đặt sự hòa bình trong tay Đức
Mẹ, và loài người phải cầu xin Đức Mẹ ban cho sự hòa bình đó”.
Hãy bắt
đầu ngay bây giờ, trong tháng Mười là tháng Mân Côi này, hãy cho Đức Mẹ Fatima,
Trái tim Vô nhiễm, thấy Chuỗi Mai Côi nơi đôi tay của chúng ta khi chúng ta cầu
xin hòa bình và văn hóa sự sống.