Nicolas Copernicus (1473-1543) Linh mục Công giáo, người Balan, cha đẻ môn Thiên Văn học, tìm thấy quả đất tự quay chung quanh mình mỗi ngày và quanh mặt trời trong một năm.
Blaise Pascal (1623-1662), người Pháp, nhà toán học, triết gia, nổi danh với định nghĩa vũ trụ: "Một quả cầu mà trung tâm điểm thì khắp nơi và vòng đai thì không biên giới ."
Blaise Pascal là tác giả của những danh ngôn mà tới nay, ai cũng thấy hữu lý: "Giả như Thượng Đế không có, ta chẳng mất gì cả, nếu đã tin vào Ngài. Nhưng nếu có Ngài, ta sẽmất tất cả, nếu ta không tin" và câu: "Con tim có lý lẽ riêng của nó mà lý lẽ thì không biết ." Câu sau nầy, Ông muốn nói niềm tin khác với lý trí. Cũng nên nhắc lại Pascal đã là người phát minh máy tính cộng lúc mới 19 tuổi; máy nầy cũng là hình thức thuộc loại tiên khởi của computer sau nầy.
Giáo sư Edwin Carlson, nhà Sinh vật học Trường Đại Học Princeton, Hoa Kỳ: "Nếu sự sống phát xuất từ sự tình cờ, thì cũng giống như một quyển từ điển, xuất hiện do kết quả của một vụ nổ xảy ra ở một nhà máy in ."
Giáo sư James Simpson, người phat minh ra phương phap gây mê trong phẩu thuật.Khi được hỏi về những phat minh, ông đã trả lời: “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu .”
Isaac Newton (1642-1727), nhà vật lý, toán học, thiên văn, người Anh, đã tìm ra luật chuyển động của các tinh tú, hành tinh chung quanh mặt trời. Newton nỗi tiếng là một gương sáng đạo đức. Ông phát biểu: "Cái huy hoàng của thái dương hệ, các hành tinh, sao chổi, chỉ có được là do sự điều hành của Một Đấng Thông Minh, Toàn Năng ."
Nhìn thấy sựkỳ diệu và trật tự của bầu trời, ông đã thôt lên: "Tôi thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính ."
Nghiên cứu Thánh Kinh, ông nói: “Thánh Kinh có nhiều biểu hiện chăc chắn về tính có thực hơn bât cứmột câu chuyện nào chống lại sách đó .”
Rene Descartes (1595-1650), nhà toán học, khoa học, triết gia, người Pháp nổi tiếng với danh ngôn: "Tôi suy tư, do đó tôi hiện hữu ." Ông cùng Bacon được xem là hai gương mặt chính, chủ trương phát triển khoa học để tìm ra sự thật. Ông được coi là cha đẻ triết học hiện đại và là tín đồCông Giáo sùng đạo.
Bác học Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin ."
Johanner Kepler (1571-1630), nhà toán học, thiên văn người Đức, nghiên cứu lãnh vực ánh sáng, luật chuyển động của các hành tinh chung quanh mặt trời. Ônglà tín đồ Thiên Chúa Giáo rất mộ đạo.
Galileo Galilei (1564-1642), dù công trình nghiên cứu của Ông về thái dương hệ đã có gây nhiều tranh cãi với Giáo Hội Roma năm 1643, nhưng Ông vẫn là người theo Thiên Chúa Giáo.
Bác học Bourgeois: "Không có gì cản trở tinh thần khoa học hòa hợp với tín ngưỡng đã được suy nghĩ sáng suốt. Trái lại, khoa học càng được đào sâu, thì tôn giáo lại càng được tăng thêm sức mạnh và bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa, lại càng được sáng to hơn ."
Bác học Duclaux: "Nếu sự sống đầu tiên xuât hiện trên mặt đât do tình cờ, nơi mà (vũ trụ này) mọi sự đều có luật, thì sự xuât hiện kia, nó kỳ dị như hòn đá, tự bò lên sườn núi ."
Antoine Lavoisier (1743-1794), nhà hóa học người Pháp, tìm thấy: không khí = oxygen+azote/ nitrate. Ông được xem là cha đẻngành hóa. Ông cũng là người tìm ra khí carbon dioxide Co2, trong không khí. Ông được hướng dẫn bởi Thầy Dòng Nicolas Louis de Lacaille về khoa thiên văn; tiếc thay, Cách Mạng Pháp dưới thời Robespierre đã đưa Ông lên máy chém (vì sản nghiệp của Ông và gia đình bên vợ); vì Cách Mạng tuyên bố không cần khoa học gia !
Robert Boyle (1791-1867), nhà hóa học nỗi tiếng, có mang tên "Luật Boyle" về khí, là một tín đồ Thiên Chúa Giáo. Những bài thuyết giảng của Ông đều chứng tỏ sự tìm hiểu thiên nhiên là trọng điểm của đời sống đạo hạnh.
Alessadro Volta (1745-1827), nhà vật lý, người Ý, sáng chế pin điện năm 1800; ông được xem là tiền phong trong lãnh vực điện lực. Nhiều người cho rằng ông đã nói: "Niềm tin như điện, bạn không thể thấy nó, nhưng có thể thấy ánh sáng ."
Triêt gia Brunetter: "Đã từ lâu, tôi cố gắng tìm kiếm một nền luân lý vô tôn giáo. Trươc hêt, tôi thấy rằng điều này khó thực hiện, sau tôi thấy rằng qúa liều lĩnh, cuối cùng tôi thấy rằng không thể được. Tôi một người thuộc nhóm Tự Do Tư Tưởng. Tôi băt đầu nghiên cứu Thiên Chúa giáo. Tôi đã học hỏi rât lâu, suy nghĩ rât cẩn thận, cuối cùng tôi phải nói rằng, chân lý ởphía chân trời đó ."
Giáo sĩ Moreux, giám đôc đài thiên văn Bourges : "Tôi liên lạc với cac vị giám đôc thuộc hêt mọi đài thiên văn trên thế giới, tât cả đều tin có Thiên Chúa ."
Pierre Simon Laplace (1749-1827), nhà toán học tài ba người Pháp, được bầu vào Viện Hàn Lâm Khoa Học năm 1773, lúc mới 24 tuổi. Ông nghiên cứu Thái Dương Hệ với tư cách một nhà thiên văn học, và đã đưa ra giả thuyết thái dương hệ là một vân cầu khổng lồ chuyển động với vận tốc càng lúc càng tăng nhanh làm tung ra những vân cầu nhỏ, từ thểlỏng, nóng qua thể lạnh, đặc tạo nên các tinh tú.
Charles Nicolle, người đoạt giải Nobel Y học, năm 1928:“May mắn thay trong tôn giáo có những bí nhiệm. Nếu không tôi sẽ hoài nghi nó, vì cho rằng tôn giáo là do trí loài người tạo ra. Bí nhiệm làm tôi vững tâm; đó là dấu ấn của Thiên Chúa .”
Alexis Carrel, tiến sĩ y khoa, giáo sư đại học Lyon ,đoạt giải Nobel 1912. Ông là một nhà vô thần, nhưng sau khi chứng kiến phép lạnhãn tiền tại Lộ Đưc ( Lourdes , France ). Marie Ferrand, từ một cô gái săp chêt, trở nên lành mạnh tưc khăc, ông nói:“Thật là một chuyện không thể có nhưng có thực. Qủa là bât ngờ, một phep lạ mới xẩy ra .” Không dám tin ở mình, Alexis Carrel mời hai bác sĩ bạn đến chứng kiến và cả hai đều xac nhận cô đã hoàn toàn bình phục. Alexis Carrel đã trở nên tín hữu Công giáo, trước khi về Nhà Cha trên trời.
Michael Faraday (1791-1867), nhà vật lý, hóa học, người Anh là một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất của thế kỷ 19. Ông nghiên cứu về điện lực và nam châm; công trình Ông đã ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống chúng ta hôm nay, trong đó có máy vi tính, đường dây viễn liên, mạng lưới. Ông làtín đồ rất mộ đạo.
Andre Marie Ampere (1775-1836), nhà khoa học người Pháp,được biết như tên gọi của Ông, "AMPERE, "một đơn vị đo điện do Ông tìm ra. Ông là người đầu tiên đã phân biệt được vận tốc và lực của dòngđiện đi qua.
Một hôm, có người nói với nhà bác học câu này:“Ngài thật là vĩ đại vì đã phát minh nhiều điều hữu ich cho nhân loại”
Ampere trả lời: “Con người chỉ vĩ đại khi quỳ xuống cầu nguyện với Thiên Chúa .”
Louis Pesteur (1822-1895), nhà vật lý, toán, hóa học, người Pháp, có công lớn đóng góp cho ngành vi trùng học và y khoa. Ông tìm ra thuốc chữa bệnh dịch tả trẻ em, bệnh truyền từcừu qua người, bệnh chó dại, dâu tằm. Viện Pasteur được thành lập năm 1888 để cấp phát thuốc, cũng như nghiên cứu và chữa trị các bệnh do vi trùng vi khuẩn lây lan gây nên.
Một kẻ vô thần đã nói với nhà bác học: “Tôi cho rằng chết là hết”
Nhà bác học trả lời: "Thật là mĩa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hêt, hoặc chết là trở về với hư vô ."
Thánh Augustin: “Sự khao khát hạnh phúc đời đời, buộc tôi phải tin có Thiên Chúa .”
Thánh Kinh: “Kẻngu si bảo rằng không có Đức Chúa Trời .”
Marie Curie (1867-1922), nhà toán, vật lý học, người Balan, Giám Đốc Phòng thí nghiệm Curie, thuộc Đại Học Paris thành lập năm 1914 và cũng là Giáo Sư Môn Vật Lý. Bà được tặng giải Nobel Vật Lý năm 1903 và Giải Nobel Hóa Học năm 1911 nhờ việc khám phá chất radium, một hóa chất màu trắng để sau nầy chữa bệnh ung thự
Thomas Alva Edison (1847-1931), nhà sáng chế, thương gia, người Hoa Kỳ, đã chế tạo máy hát, bóng đèn điện, và có công nhiều trong lãnh vực truyền thông, như chính Ông đã là người điều hành máy vô tuyến viễn liên do Ông sáng chế. Ông cũng là tác giả của máy phát điện và nhà máy điện đầu tiên của Ông được thiết lập tại New York.
Một hôm viếng tháp Eiffel, nhà bác học đã ghi vào sổ vàng câu này:
"Edison hêt sưc khâm phục và ca ngợi tât cả kỷ sư, trong đó gồm cả Thiên Chúa ."
( Ý của nhà bác học muốn nói là nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa, mà các kỷ sư đãtạo được một kỳ công: tháp Eiffel.)
Bác học Chevreul (1786-1889): “Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng của Ngài”
Bác học Diderot: “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần .”
George Lamaitre (1894-1966), nhà vật lý, toán, cơkhí, nhân chủng học, người Bỉ (Belge) . Tiến Sĩ Khoa Học năm 1920, thụphong Linh Mục năm 1923. Ông thích tìm hiểu công việc của các nhà nghiên cứu về vũ trụ như Edwin P. Hubble va5 Harlow Shapley. Từ năm 1927, Ông là Giảng Sư Đại Học Leuven. Sau khi nghiên cứu về tia sáng vũ trụ, Ông đưa ra đề tài thảo luận về sựtiến hóa của vũ trụ năm 1933 và giả thuyết về nguyên tử tiên khởi năm 1946. Ông được tặng Giải Khoa Học cao quýnhất của Vua Bỉ Leopold III, Giải Francqui. Năm 1960, Ông được phong chức Giám Đốc Học Viện Khoa Học Giáo Hoàng. Ông là tác giả của thuyết Big Bang, thuyết có nhiều ảnh hưỏng cho tới ngày nay và cũng đã được Albert Einstein vỗtay ca ngợi, trong một buổi thuyết trình của Edwin P. Hubble.
George Mendel (1822-1884), nhà toán học và là một Thầy Bề Trên Dòng Tu người Áo (Austria). Ông đặt nền tảng cho ngành di truyền học được gọi là Mendelianism.
Bác học John Eccles, người đoạt giài Nobel: “Tôi chấp nhận tât cả những lý thuyêt khoa học, nhưng những lý thuyết này không giải thich một chút nào về sự kiện, làm thế nào, tôi, một sinh vật biêt suy nghĩ, đang hiện hữu và có thể làm nhiều điều … Sự sáng tạo linh hồn là một hành động thiêng liêng làđiều khoa học không thể phủ nhận được, nó hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của khoa học”
Ông nói thêm: “Niềm tin của những nguòi chủ truong duy vật chât đang hao mòn; họ không dẫn chúng ta đến đâu cả. Thuyêt ‘khoa học duy vật’ đưa con nguòi đến tuyệt vọng, trống rỗng, vô giá trị. Giá trị thật là vấn đề tâm linh, tình yêu thuong, can đảm, bác ái”.
Thomson Kelvin (1824-1907), khoa học gia người Anh, giỏi về nhiều lãnh vực, được xem như ông tổ của khoa vật lý hiện đại, xếp ngang hàng với Isaac Newton vì ảnh hưởng của Ông trong Thế Kỷ20. Ông là người theo Thiên Chúa Giáo tích cực dấn thân, chống lại những kẻ vô thần, phá đạo.
Max Planck (1858-1947), nhà khoa học vật lý người Đức, làm đảo lộn sự hiểu biết về nguyên tử của thời đại với thuyết quantum, lượng tử. Ông cũng là người Thiên Chúa giáo tích cực dấn thân, tin tưởng vào sự hiện hữu của Thượng Đế,một Đấng cực kỳ thông minh, toàn năng, ở khắp mọi nơi.
D’Alembert: “Cái tính hão huyền không muốn nghĩ tường như mọi nguòi, là lýdo tạo nên kẻ vô thần hơn là chứng lý sáng tỏ”
LaBruyère: “Tôi muốn thấy một nguòi trong sạch và tiêt độ tuyên bố rằng không có Thuọngđế, nhưng không thấy ai cả .”
( Câu này tương tự như câu nói của Albert Einstein: “Sự gian ác làdo vắng bóng Thiên Chúa trong linh hồn .”
Thánh Kinh cho biết, “Kẻ chối bỏ Thiên Chúa, thìsự dữ xâm chiếm linh hồn nó .”)
Guglielemo Marconi (1847-11937) , kỹ sư điện người Ý, phát minh vô tuyến viễn thông, được giải Nobel năm 1908. Ông vừa là hội viên Hàn Lâm Viện Ý, hội viên Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng Roma .
Wernher Von Braun (1917-1977 ) thám hiểm Mặt Trăng thành công năm 1967; Ông cùng 3 phi hành gia bạn cắm cờ Mỹ và đặt ca vịnh trên cung hằng, ngợi khen Đấng Tạo Hóa. Năm 1976 khi diễn thuyết tại Philadelphia, Bang Pennsylvania, Ông đã xác quyết rằng: "Sự bao la huy hoàng của vũ trụ đã làm cho đức tin vào Đấng Tạo Hóa của tôi được tăng thêm. Khoa học và đạo không thể mâu thuẫn nhau, nhưng là chị em ruột thịt, vì khoa học tìm thấy sự huy hoàng của vạn vật, mà đạo thì tìm thấy Đấng Tạo Hóa quyền năng đã dựng nên vạn vật tốt đẹp lạ lùng”
Ông nói tiếp, "Đạo không phải là một di sản mà người đời sau hưởng thụ và bảo vệ, nhưng đạo cũng như khoa học phải thăng tiến, người tín hữu phải tìm hiểu đạo và nhà khoa học phải khổ công nghiên cứu mới thành bác học ."
Bacon: “Kiến thức nông cạn đưa nguòi ta xa tôn giáo, nguọc lại kiến thức sâu sa đưa nguòi ta lại gần tôn giáo .”
Bác sĩ riêng của Lenine, lúc 83 tuổi, ông xuât bản hai cuốn sách: “Sự bí mật và sự khôn ngoan của thân xác (1958); và “Mầu nhiệm của sự sống”(1960). Ông nói: “Môn sinh vật học và môn phân tich tâm lý, đã làm cho tôi trởnên một kẻ hữu thần .”
Francois Coppée: “Trong những tháng nằm trên giường bệnh, tôi đã sống với sách Phúc Âm. Dần dần những dòng chữ của Sách Thánh trở nên sốngđộng trong tôi. Trong mỗi tiếng, tôi thấy sáng lên một chân lý như một vì sao. Tôi cảm thấy chân lý ấy rung động trong tôi như một qủa tim. Làm sao từ nay tôi không tin có phep lạ, sau khi đã được phép lạ do sách Phúc Âm làm nơi tôi? Linh hồn tôi trước kia mù tịt trước ánh sáng đức tin, bây giờ đã thấy ánh sáng này với tât cả vẻ huy hoàng của nó. Linh hồn tôi trước kia điếc đặc trước Lời Chúa, nayđã nge rõ ràng và vui sướng cảm phục. Linh hồn tôi trước kia tê liệt vì không tìm hiểu tôn giáo, lúc này đã nóng nảy hăng hái bay lên trời. Qủy dơ bẩn mà linh hồn tôi bị ám ảnh, nay đã bị đuổi đi .”
Nhà thông thái P. Tichmann, đã viêt nhiếu sách chống Giáo Hội Công Giáo và Chúa Giêsu. Ông cố sức tìm lý lẽ trong Cựu Ước đế chứng minh Chúa Giêsu chưa đến, thì ông thay đổi, vì ông thấy lời tiên tri trong Cựu Ưóc hoàn toàn thực hiện trong Chúa Giêsu. Ông nói: “Cái khăn bịt mắt của chúng ta thật là dầy, đã làm cho chúng ta không nhìn thấy chân lý rõ hơn mặt trời .”
Bác học T. Termier: "Cứ chung mà nói, mọi khoa học đều dọn trí khôn ta nhận biêt Thiên Chúa hiện hữu. Hơn mọi người khac, nhà bac học dù chuyên về khoa nào, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, bị tạo, hỗn hạp, khuyêt điểm, có cùng đich và rât phưc tạp. Do đó, hơn những người dôt nat, nhà khoa học dễ có ý hướng về một Đấng bât di bât dịch, tự hữu, cần thiêt, hoàn toàn và là Đấng duy nhât an bài mọi sự. Chính vì thế mà người ta bảo: khoa học dẫn đến Thiên Chúa; và cũng chính vì thế mà người ta có thểnói, vũ trụ vật lý là bí tích của Thiên Chúa ."
Giám mục Hulst sau 20 năm nghiên cứu cac vấn đề triêt học. Ngài có viêt năm 1885 rằng: Ngài đã đọc và suy nghĩ rât nhiều về cac sach báo cac nhà vô thần tài giỏi nhât, có tiếng nhât, những nhà thực nghiệm, những nhà phiếm thần đủ cỡ đã viêt. Tât cả những cái đó, không làm khuynh đảo lòng tin của Ngài, mà còn làm cho Ngài tin đến mưc độ hiển nhiên, có một đấng Thượng Đế tuyệt đối, có ngôi vị và tạo dựng vạn vật.
A. Eynieu đã công bố bản thống kê: trong số 432 nhà bac học thuộc thế kỷ 19; 34 vị không biêt lập trường tôn giáo, còn 398 phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin; như vậy là 92% cac nhà bac học tin có Thiên Chúa.
Bác sĩDennert, người Đưc cũng tuyên bố kêt qủa tìm tòi của ông để biêt quan niệm tôn giáo của 300 nhà bac học, tìm hiểu trong những số lỗi lạc nhât thuộc 4 thế kỷ qua. "38 vị tôi không rõ cac ông quan niệm thế nào, còn 262 vị, thì 20 vị dửng dưng, 242 ông tin. Tưc cũng 92% tin có Thiên Chúa ."
Một bác học người Mỹ, có ý mỉa mai và đánh giá những kẻ chủtrương vô thần như sau:
Trong con người có một số nước đủ giặt một cái khăn bàn.
Máu chứa chất săt, đủ làm 7 cái đinh đóng móng ngựa.
Có một số chất vôi đủ quet một bức tường nhỏ.
Đôt ra than, có thể làm được 65 cây viêt chì.
Chât phôt phat đủ làm được hộp diêm.
Và chât muối, độ hai muỗng nhỏ.
Bán những thứ đó được 95 xu, đó là giá trị của kẻ vô thần.
NguyễnHyVọng, sưu tầm
|