Cha Giuse Bùi Văn Nho, cha sở họ Jeanne d’ Arc ngã sáu, Chợ lớn thuật lại như sau:
Một đêm thanh vắng mọi người đang an giấc, thành phố ngủ yên, bỗng chuông điện thoại reo vang. Tôi cầm ống nghe.
- Đây, bệnh viện Hồng Bàng, xin mời Cha đến ngay, có một sư bà muốn xưng tội.
Tôi ngạc nhiên đáp:
- Sư Bà thì làm sao xưng tội được! Nếu bà muốn theo đạo, thì phải dạy giáo lý cần thiết cho bà rồi rửa tội ngay đi cho bà. - Thưa Cha, bà sư này là người Công giáo, xin mời cha đến ngay, bà đang trong tình trạng hiểm nguy vì thổ huyết quá nhiều!
Bà phước coi bệnh viện xác nhận với tôi như thế trong điện thoại. Tôi chạy ngay đến bệnh viện, thấy sư bà nằm liệt giường, không thể nói được. Tôi chỉ hỏi vắn tắt mấy câu để biết rõ có phải là Công giáo không?
- Tên thánh bổn mạng của bà là gì? - Maria Anna.
Câu trả lời của sư bà đủ cho tôi ban các phép vì không thể hỏi thêm được nữa. Tôi giúp bà thống hối tội lỗi, rồi ban phép giải tội và các phép cho bà. Ra khỏi trại, tôi dặn bà phước:
- Tình trạng bà quá nặng, tôi phải ban các phép sau hết cho bà. Nếu mai mốt sư bà tỉnh lại, dì phải cho tôi hay để tôi bổ khuyết cho bà. Qua bốn hôm, bà phước cho tôi hay, sư bà tỉnh lại, tôi liền đến và trước khi xưng tội, tôi bảo sư bà cho biết lý lịch.
- Thưa cha, quê con ở Cái Nhum, Chợ Lách, thuộc giáo xứ cha P. Thắng. Con bấy giờ là trưởng hội hát trong xứ và là đoàn viên của đoàn con Đức Mẹ. Khi lên 20 tuổi có một thanh niên ở Sàigòn quen biết con, xin cưới. Hai gia đình đồng ý và đã làm lễ hỏi. Đến ngày hẹn cưới, vị hôn phu con xin hoãn lại ba tháng để thi lấy bằng thành chung. Anh về Sàigòn và dặn con an tâm chờ đợi. Ba tháng, bốn tháng rồi một năm rưỡi qua đi mà bặt tin tức. Con buồn rầu xấu hổ, nhất quyết lên Sàigòn tìm kiếm, mặc dầu cha mẹ và cha sở can ngăn không cho. Ăn cắp ít tiền của cha mẹ, con trốn lên Sàigòn bơ vơ như gà lạc mẹ, tìm được nhà một chị bạn đồng hương để trọ, ngày nào cũng đi dò la tin tức mà không gặp tông tích người xưa. Một hôm con đi dự thánh lễ tại nhà thờ Huyện-sĩ, tình cờ trông thấy vị hôn phu của con, mà anh ta không trông thấy con. Lễ xong con đi theo dõi về tận nhà anh ta, mới biết rõ anh có vợ và một con. Con bủn rủn tay chân, tâm hồn hồi hộp xao xuyến như muốn té xỉu! Rồi con buồn bã đi lang thang không biết xử trí thế nào? Về nhà thì xấu hổ với chị em bạn, lại sợ cha sở và cha mẹ quở mắng.
Sống lây lất ở Sàigòn được bốn tháng, tiền hết, thất nghiệp, thất tình, con vào Chợ lớn tìm việc, bị mưa lớn, con liền trú mưa tại một ngôi chùa. Mưa kéo dài mãi tới tối, con đành ở lại chùa ngủ đêm. Sáng hôm sau, không biết vì sao mà cứ nân na ở lại không muốn ra. Nhà sư trụ trì chùa, thương hại cho con ăn cơm bốn năm ngày liền. Một hôm nhà sư đề nghị với con muốn tu chùa, sẽ giới thiệu ra Huế, vì thấy con sắc sảo, thông minh, lại tiếng hát hay (vì trong mấy ngày buồn, con thường hát nho nhỏ cho khuây). Bỗng nhiên con đồng ý và nhà sư đã biên giấy giới thiệu và cho cả tiền lộ phí nữa.
Ra Huế, tu được 20 năm, đã được giấy chứng chỉ của Đức Bảo Đại, nhận là bậc chân tu. Con được lệnh vô Sàigòn lập chùa của nữ vì trong nam chưa có. Nhưng vì vào đây được ít lâu, con bị bệnh lao phải nằm nhà thương sáu tháng rồi. Mỗi lần con thấy cha vào thăm bệnh, đi qua giường con, con muốn nói mà không mở miệng nói ra lời, chỉ cúi đầu chào. Hôm con bị thổ huyết, mới đánh bạo nói thật với bà phước, nhờ bà rước cha đến…
Bà sư sống thêm hai tuần nữa rồi qua đời khi đã hoàn toàn trở về với Chúa. Bà vừa tắt thở, có sự rắc rối xẩy ra: một nhà sư đến trách tôi đã cướp mất sư bà của họ. Thiếu chi người khác sao cha không dụ dỗ theo đạo mà cha lại dụ dỗ người của chúng tôi?
Tôi giải thích mấy, ông cũng không bằng lòng, nhất là khi nói sư bà trước là người Công giáo, ông càng thắc mắc hơn, không tin. Sau cùng tôi để bên nhà chùa tự do làm lễ an táng theo nghi lễ Phật Giáo. Sư ông vui vẻ đồng ý. Nhưng hai giờ sau, nhà sư lại đổi ý kiến trái ngược lại và nói như sau:
- Chúng tôi xin nhường sự an táng bà này cho bên Công giáo.
Tôi ngạc nhiên vì sự thay đổi mau chóng đó, thì được nhà sư giải thích:
- Trong khi chúng tôi thay đổi xiêm áo cho bà, đã nhận ra trong bóp của bà một lá thư nói rõ quê quán, tên thật và tên cha mẹ, và xin tin cho cha mẹ hay đã chịu các Bí tích cuối cùng trước khi chết. Bà còn thêm: Tôi muốn được chôn cất theo nghi lễ Công giáo. Vì thế chúng tôi xin nhường lại cho bên Công giáo và chỉ tiễn chân bà tới huyệt. Đám tang có rất đông sư đi đưa và chỉ có tôi là linh mục.
Sau khi tôi nghe nhà sư nói, tôi chạy đến bệnh viện nhờ bà phước lo liệu mọi việc theo lễ nghi Công giáo, thì bà phước trao cho tôi cái bóp của bà, tôi liền xem xét thì thấy ở một ngăn có một mẫu ảnh thay áo Đức Bà Núi Carmêlô. Tôi tin chắc, nhờ ảnh này, bà sư đã được ơn trở lại.
Một đêm thanh vắng mọi người đang an giấc, thành phố ngủ yên, bỗng chuông điện thoại reo vang. Tôi cầm ống nghe.
- Đây, bệnh viện Hồng Bàng, xin mời Cha đến ngay, có một sư bà muốn xưng tội.
Tôi ngạc nhiên đáp:
- Sư Bà thì làm sao xưng tội được! Nếu bà muốn theo đạo, thì phải dạy giáo lý cần thiết cho bà rồi rửa tội ngay đi cho bà. - Thưa Cha, bà sư này là người Công giáo, xin mời cha đến ngay, bà đang trong tình trạng hiểm nguy vì thổ huyết quá nhiều!
Bà phước coi bệnh viện xác nhận với tôi như thế trong điện thoại. Tôi chạy ngay đến bệnh viện, thấy sư bà nằm liệt giường, không thể nói được. Tôi chỉ hỏi vắn tắt mấy câu để biết rõ có phải là Công giáo không?
- Tên thánh bổn mạng của bà là gì? - Maria Anna.
Câu trả lời của sư bà đủ cho tôi ban các phép vì không thể hỏi thêm được nữa. Tôi giúp bà thống hối tội lỗi, rồi ban phép giải tội và các phép cho bà. Ra khỏi trại, tôi dặn bà phước:
- Tình trạng bà quá nặng, tôi phải ban các phép sau hết cho bà. Nếu mai mốt sư bà tỉnh lại, dì phải cho tôi hay để tôi bổ khuyết cho bà. Qua bốn hôm, bà phước cho tôi hay, sư bà tỉnh lại, tôi liền đến và trước khi xưng tội, tôi bảo sư bà cho biết lý lịch.
- Thưa cha, quê con ở Cái Nhum, Chợ Lách, thuộc giáo xứ cha P. Thắng. Con bấy giờ là trưởng hội hát trong xứ và là đoàn viên của đoàn con Đức Mẹ. Khi lên 20 tuổi có một thanh niên ở Sàigòn quen biết con, xin cưới. Hai gia đình đồng ý và đã làm lễ hỏi. Đến ngày hẹn cưới, vị hôn phu con xin hoãn lại ba tháng để thi lấy bằng thành chung. Anh về Sàigòn và dặn con an tâm chờ đợi. Ba tháng, bốn tháng rồi một năm rưỡi qua đi mà bặt tin tức. Con buồn rầu xấu hổ, nhất quyết lên Sàigòn tìm kiếm, mặc dầu cha mẹ và cha sở can ngăn không cho. Ăn cắp ít tiền của cha mẹ, con trốn lên Sàigòn bơ vơ như gà lạc mẹ, tìm được nhà một chị bạn đồng hương để trọ, ngày nào cũng đi dò la tin tức mà không gặp tông tích người xưa. Một hôm con đi dự thánh lễ tại nhà thờ Huyện-sĩ, tình cờ trông thấy vị hôn phu của con, mà anh ta không trông thấy con. Lễ xong con đi theo dõi về tận nhà anh ta, mới biết rõ anh có vợ và một con. Con bủn rủn tay chân, tâm hồn hồi hộp xao xuyến như muốn té xỉu! Rồi con buồn bã đi lang thang không biết xử trí thế nào? Về nhà thì xấu hổ với chị em bạn, lại sợ cha sở và cha mẹ quở mắng.
Sống lây lất ở Sàigòn được bốn tháng, tiền hết, thất nghiệp, thất tình, con vào Chợ lớn tìm việc, bị mưa lớn, con liền trú mưa tại một ngôi chùa. Mưa kéo dài mãi tới tối, con đành ở lại chùa ngủ đêm. Sáng hôm sau, không biết vì sao mà cứ nân na ở lại không muốn ra. Nhà sư trụ trì chùa, thương hại cho con ăn cơm bốn năm ngày liền. Một hôm nhà sư đề nghị với con muốn tu chùa, sẽ giới thiệu ra Huế, vì thấy con sắc sảo, thông minh, lại tiếng hát hay (vì trong mấy ngày buồn, con thường hát nho nhỏ cho khuây). Bỗng nhiên con đồng ý và nhà sư đã biên giấy giới thiệu và cho cả tiền lộ phí nữa.
Ra Huế, tu được 20 năm, đã được giấy chứng chỉ của Đức Bảo Đại, nhận là bậc chân tu. Con được lệnh vô Sàigòn lập chùa của nữ vì trong nam chưa có. Nhưng vì vào đây được ít lâu, con bị bệnh lao phải nằm nhà thương sáu tháng rồi. Mỗi lần con thấy cha vào thăm bệnh, đi qua giường con, con muốn nói mà không mở miệng nói ra lời, chỉ cúi đầu chào. Hôm con bị thổ huyết, mới đánh bạo nói thật với bà phước, nhờ bà rước cha đến…
Bà sư sống thêm hai tuần nữa rồi qua đời khi đã hoàn toàn trở về với Chúa. Bà vừa tắt thở, có sự rắc rối xẩy ra: một nhà sư đến trách tôi đã cướp mất sư bà của họ. Thiếu chi người khác sao cha không dụ dỗ theo đạo mà cha lại dụ dỗ người của chúng tôi?
Tôi giải thích mấy, ông cũng không bằng lòng, nhất là khi nói sư bà trước là người Công giáo, ông càng thắc mắc hơn, không tin. Sau cùng tôi để bên nhà chùa tự do làm lễ an táng theo nghi lễ Phật Giáo. Sư ông vui vẻ đồng ý. Nhưng hai giờ sau, nhà sư lại đổi ý kiến trái ngược lại và nói như sau:
- Chúng tôi xin nhường sự an táng bà này cho bên Công giáo.
Tôi ngạc nhiên vì sự thay đổi mau chóng đó, thì được nhà sư giải thích:
- Trong khi chúng tôi thay đổi xiêm áo cho bà, đã nhận ra trong bóp của bà một lá thư nói rõ quê quán, tên thật và tên cha mẹ, và xin tin cho cha mẹ hay đã chịu các Bí tích cuối cùng trước khi chết. Bà còn thêm: Tôi muốn được chôn cất theo nghi lễ Công giáo. Vì thế chúng tôi xin nhường lại cho bên Công giáo và chỉ tiễn chân bà tới huyệt. Đám tang có rất đông sư đi đưa và chỉ có tôi là linh mục.
Sau khi tôi nghe nhà sư nói, tôi chạy đến bệnh viện nhờ bà phước lo liệu mọi việc theo lễ nghi Công giáo, thì bà phước trao cho tôi cái bóp của bà, tôi liền xem xét thì thấy ở một ngăn có một mẫu ảnh thay áo Đức Bà Núi Carmêlô. Tôi tin chắc, nhờ ảnh này, bà sư đã được ơn trở lại.
(Những Trang Sử Đẫm Mồ Hôi Của Họ Chợ Lớn, VN, tr. 94-100)
Teresa Ngọc Nga Sưu tầm