Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Mẹo đơn giản trị nấc cụt

Filled under:

Nấc cụt là phản xạ tự nhiên khi cơ thể khi gặp một số tình huống liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc các trạng thái tâm lý thái quá. Các cơn nấc cụt thông thường có thể dùng mẹo hoặc dùng bài thuốc Đông y để chữa.
Một đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1-2 ngày, thậm chí hàng năm. Tần số của nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng từ 2-60 lần/phút. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đối với những người có công việc cần phải giao tiếp nhiều, hoặc đúng lúc cần giao tiếp…thì nấc cụt lại trở nên rất phiền phức và ảnh hưởng đến công việc.
Một số nguyên nhân có thể gây ra nấc cụt:
  • Bị đói trong thời gian dài, ăn quá nhanh, uống quá nhiều đồ uống có cồn, đồ uống có ga, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích (ớt, hồ tiêu) bị sặc thức ăn, bị ợ hơi, nuốt hơi quá nhiều trong lúc ăn hoặc uống…
  • Buồn vui thái quá (cười lớn, cười quá lâu, khóc lóc, thổn thức), xúc động mạnh, nói một hơi quá dài, lo lắng, căng thẳng, kích thích…
  • Do xông họng, làm sạch cuống họng…
  • Ho, hút thuốc lào, thuốc lá, thuốc phiện, dùng ma túy…
  • Cơ thể mất nước, thiếu nước, mất cân bằng điện giải,
  • Do dùng thuốc như Morphine, Oxycodone, Diazepam, Barbiturates, Dexamethasone, Alpha methyldopa, Heroin hay do thiếu vitamin.
  • Do áp lực lên thần kinh cơ hoành bởi các kết cấu tổ chức giải phẫu khác, hay do có cảm giác có thức ăn trong thực quản,…
  • Do ảnh hưởng sau phẫu thuật, sau điều trị một số bệnh như gây mê toàn thân, đặt nội khí quản, kích thích nội tạng; do mở bụng, mở ngực, mở hộp sọ…
Nấc cụt do một số bệnh lý:
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Do tổn thương hay dị dạng động tĩnh mạch, viêm não, viêm màng não, các tổn thương não (nội sọ, thân não, đa xơ cứng, não úng thủy)…
  • Do bị kích thích thần kinh phế vị và cơ hoành:
    • Các bệnh của vùng họng, hạ hầu: Viêm họng, viêm thanh quản, các khối u vùng cổ;
    • Các bệnh vùng cổ: Bướu cổ, khối u, hoặc các nang ở cổ, bệnh lý vùng trung thất, bệnh lý của cơ hoành gây kích ứng thần kinh cơ hoành;
    • Bệnh của tai: Các dị vật đụng vào màng nhĩ gây kích ứng thần kinh phế vị;
    • Bệnh lý vùng ngực: nhiễm trùng hoặc khối u, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, viêm màng phổi, phình động mạch chủ, viêm trung thất, khối u trung thất, chấn thương ngực;
    • Các bệnh đường tiêu hóa: đầy trướng dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, bệnh loét dạ dày-tá tràng, viêm tụy, ung thư tuyến tụy, ung thư biểu mô dạ dày, ápxe ổ bụng, bệnh túi mật, bệnh viêm ruột, viêm gan, trướng thực quản, viêm thực quản;
    • Bệnh lý tim mạch: nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim;
    • Rối loạn chuyển hóa hoặc do độc chất: ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh TƯ hoặc các dây thần kinh phế vị /cơ hoành làm tăng urê huyết, hạ natri, kali, canxi máu, tăng đường huyết, giảm thán khí.
    • Bệnh AIDS, nhất là khi kết hợp với nhiễm nấm candida ở thực quản.
Mẹo trị nấc cụt nhẹ
Nấc cụt nhẹ thường tự khỏi mà không cần phải điều trị. Nếu sau vài giờ mà nấc cụt không tự khỏi thì có thể dùng một trong các phương pháp điều trị thông thường sau đây:
  • Làm sợ, làm giật mình đột ngột hay nói vu khống một điều gì đó để bệnh nhân phân tán tư tưởng không còn nghĩ đến bệnh nấc nữa.
  • Dùng hai ngón tay trỏ và ngón tay cái ấn mạnh vào vùng “yết hầu” (phía ngoài tuyến giáp trạng), ấn  khoảng 3 – 5 phút có thể sẽ hết nấc ngay.
  • Nghiêng người ra phía trước và uống nhanh một ly nước ở tư thế ấy.
  • Ngồi và cố gắng hít thở thật sâu, sau đó thở ra mạnh hết sức có thể. Làm đi làm lại khoảng 10 lần.
  • Uống nước nhanh: Uống một hơi 10 ngụm nước. Khi nuốt nước, các cơn co thắt nhịp nhàng của thực quản đè lên co thắt của cơ hoành làm hết nấc cụt.
  • Nuốt một miếng chanh tươi hoặc uống một thìa cà phê giấm hay súc miệng với giấm táo.
  • Lè lưỡi hoặc đè ép trên lưỡi, kích thích lưỡi gà nhằm kích thích thần kinh phế – vị. Điều này giúp hít thở thông suốt hơn và ngưng co thắt gây nấc cụt.
  • Nín thở kèm với rặn lâu nhất có thể hoặc thổi gắng sức 10 hơi dài vào 1 cái túi giấy hoặc chụm bàn tay che miệng và mũi đồng thời tiếp tục hít thở bình thường. Cách này sẽ ngăn nấc cụt vì hàm lượng CO2 quá nhiều.
  • Nuốt 1 thìa giấm hay 1 thìa đường cát khô, nhai và nuốt bánh mì khô kèm với nín thở. Cách này kích thích niêm mạc vùng hầu họng.
  • Nhắm hờ hai mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ, sâu vào hai nhãn cầu 1 – 2 giây rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ ra. Làm như vậy từ 15-20 lần.
  • Che hai bên tai bằng ngón tay và áp nhẹ tai trong vài phút hoặc bóp mũi, che 2 tai và uống nước qua một ống hút trong 20 giây.
  • Kéo thẳng tóc về phía đỉnh đầu, giữ trong vài phút.
  • Ấn mạnh vào lòng bàn tay: Sử dụng ngón tay cái của một tay để ấn vào lòng bàn tay còn lại, ấn càng mạnh càng tốt. Một cách nữa là dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải vặn ngón trỏ của tay trái. Cách này có thể khiến bạn thấy khó chịu song sẽ giúp gây phân tâm, tác động đến hệ thần kinh và có thể giúp ngưng nấc cụt.
Điều trị nấc cụt nặng bằng Đông y
Sau khi đã điều trị bằng các phương pháp thông thường như trên mà không có kết quả hoặc nấc đã kéo dài quá một ngày hay trong những trường hợp cần phải khỏi ngay để còn giải quyết công việc gấp thì dùng một trong hai bài thuốc Đông y dưới đây. Đây là những bài thuốc tuy đơn giản, tương đối dễ kiếm, rẻ tiền, nhưng cực kỳ hiệu quả. Thường chỉ uống trong nửa ngày là khỏi, nếu bệnh đã quá lâu thì tối đa cũng chỉ 3 ngày là khỏi hẳn.
Bài 1
– Tai quả Hồng                    20g (Hồng mòng, Hồng ngâm đều được)
– Mộc hương                        10g
– Thổ phục linh                    10g
– Cam thảo                            8g
Tất cả cho vào ấm đất hoặc nồi inox với 4 bát nước, sắc còn 1 bát, chắt ra, chia uống làm hai lần trong ngày. Uống cho đến khi khỏi nấc thì thôi.
Bài 2
– Tai quả Hồng      12g (khoảng 10 tai, Hồng mòng, Hồng ngâm đều được)
– Đinh hương           4g (khoảng 7 nụ)
– Đậu Rựa            18 hạt (9 hạt già, 9 hạt còn xanh – Tên khác: Đậu Dao, đậu Kiếm, đậu Mỹ…)
– Cam thảo               6g
Sắc và uống như bài thuốc trên. Thông thường chỉ cần uống 1 – 2 ấm là khỏi. Nếu nặng cũng chỉ 3 ngày là khỏi.
Lưu ý:
  • Nếu khi ngủ mà bệnh nhân không bị nấc là chứng nấc thông thường, chỉ cần điều trị như trên chắc chắn sẽ khỏi.
  • Nếu trong khi ngủ mà vẫn bị nấc thì sau khi uống thuốc đủ 3 ngày mà không khỏi nấc, cần phải đưa ngay bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, càng sớm càng tốt, vì có thể đó chỉ là triệu chứng của các bệnh thực thể như đã nêu ở trên, cần phải tìm ra nguyên nhân để chữa mới có kết quả.
  • Bài thuốc trên cũng là một “phép thử” để xác định đây chỉ là một chứng nấc thông thường hay là triệu chứng của một bệnh lý thực sự nào đó. Vì vậy, khi đã uống bài thuốc trên đủ 3 ngày mà không khỏi thì cần phải khám tại bệnh viện để tìm ra nguyên nhân thực sự để xử lý.

Hồng Linh

Posted By Đỗ Lộc Sơn11:36

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Hôn nhân Công giáo, một Bí tích

Filled under:

Có phải chăng giờ đây sau cơn lốc cách mạng tình dục diễn ra vào những năm sáu mươi trong thế kỷ trước, người ta đã nhận ra những tác hại vô cùng lớn lao của nó và muốn tìm phương giải quyết? Từ năm 1998 ở Mỹ có vũ hội Trinh Tiết là nơi các ông bố đưa con gái đến khiêu vũ, ký vào bản giao kèo và đọc to lời hứa trước Chúa sẽ bảo vệ gin giữ trinh tiết cho tới lúc kết hôn. Nhóm tình nguyện có tên True Love Waits đã kêu gọi được 2, 4 triệu thanh niên Mỹ tham gia ký vào tấm thiệp có chữ “Tin tưởng rằng tình yêu đích thực sẽ chờ đợi, tôi xin thề trước Chúa trước bản thân và gia đình, tôi sẽ giữ gìn trọn vẹn trinh tiết trước hôn nhân. Chính phủ Mỹ đã chi một triệu USD để thúc đẩy phong trào này” (Nguồn Bách Khoa Toàn Thư mở “Wilkipedia” – Cách Mạng Tình Dục).
Trong khung cảnh các giá trị đã bị đảo lộn như xã hội Mỹ nói riêng và thế giới phương Tây nói chung mà còn có những thanh niên can đảm thề hứa trước Chúa trước bản thân và gia đình rằng sẽ giữ trọn vẹn trinh tiết trước hôn nhân, đó là điều rất đáng trân trọng. Thế nhưng nếu chỉ có vậy tức thề hứa giữ trinh tiết trước khi kết hôn thôi thì đó chưa phải là ý nghĩa cũng như mục đích của hôn nhân Công Giáo. Tại sao? Bởi vì hôn nhân Công giáo là Bí Tích kết hợp giữa người nam và người nữ theo luật của Thiên Chúa để họ có thể sống với nhau cho đến trọn đời. “Có mấy người Pharisieu đến gần Chúa Giêsu và hỏi: Thưa Thầy chồng có được phép rẫy vợ không? Họ hỏi thế là để thử Người. Chúa đáp: Thế ông Maisen đã truyền dạy các ông điều gì? Họ trả lời ông Maisen đã cho phép viết tờ ly dị mà rẫy vợ. Chúa Giêsu nói với họ: Chính vì các ông cứng lòng nên ông Maisen mới viết điều răn đó cho các ông. Còn lúc khởi đầu tạo dựng Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ. Vì thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ trở nên một xương một thịt. Như vậy họ không còn là hai nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân ly” (Mc 10, 2-9).
Tùy từng đối tượng mà Chúa Giêsu có những câu trả lời thích hợp. Ở đây Chúa nói dứt khoát với người Pharisieu là không được phép ly dị bởi ngay từ lúc ban đầu sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ hầu cho họ được cùng nhau kết hợp. Trình thuật Kinh Thánh diễn tả sự kết hợp ấy một cách hết sức sống động: “ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.” Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2, 21-24).
HonhanConggiaoViệc sáng tạo người nam người nữ và sự kết hợp vợ chồng của Sách Sáng Thế nếu nhìn theo khía cạnh duy lý xem ra đó chỉ là câu chuyện hết sức hoang đường. Tuy nhiên dưới góc độ của minh triết Đông Phương và chỉ như thế chúng ta mới có thể nhận ra tính chất vô cùng độc đáo của nó. Người nữ người nam tượng trưng cho hai nguyên lý Âm và Dương. Nguyên lý thuộc Hình Nhi Thượng có nghĩa nó hoàn toàn vô hình con người không thể cảm nhận. Tuy vô hình vô thanh vô sắc như thế nhưng chính nguyên lý này đã làm nên cuộc sinh hóa bất tận của vạn vật “Sinh Sinh Chi Vị Dịch” (Hệ Từ Thượng). Sự sinh hóa của muôn vật khởi đầu là do Âm Dương cơ ngẫu. Phàm cái gì lẻ một là không sinh được. Phải có cái chẵn đôi để tương đối tương điều hòa với nhau thì mới có sự sinh sinh. Vạn vật sinh sinh đều do ở cái gốc tương đối ấy. Cơ là lẻ, Ngẫu là chẵn. Một cái Cơ lại phải tìm một cái Cơ khác để thành ra Ngẫu thì mới sinh được” (Trần Trọng Kim Nho Giáo – Quyển Thượng).
Adam ở một mình không tốt vì vậy Thiên Chúa mới tìm cho người một kẻ giúp đỡ giống như nó (St 2,18 ). Kẻ giúp đỡ giống như nó và tất nhiên không phải là nó. Nếu là nó thì không thể sinh? Dương không thể cùng với Dương để sinh mà bắt buộc cần có Âm. Tuy nhiên ta thấy trong việc tạo dựng kẻ giúp đỡ ấy cần phải giống như nó, vậy cái sự giống như nó ấy là giống ở điểm nào? Xin thưa điểm giống ấy chính là hết thảy con người dù là nam hay nữ cũng đều được dựng nên giống Hình Ảnh Thiên Chúa (St 1, 26).
Được tác tạo là Hình Ảnh Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa đây là Sự Thật lớn lao mà Đức Kitô muốn mạc khải cho những ai thành tâm theo Ngài: “Không ai biết Con là trừ phi có Cha; và Cha Ta là ai, trừ phi có Con, và kẻ được Con khấng mạc khải ra cho” (Lc 10, 22). Biết Cha có nghĩa là nhận biết Thiên Chúa đích thật là Đấng Cha của mình. Cái biết ấy hoàn toàn không phải là cái biết của kiến thức thần học. Kiến thức chỉ có thể đưa đến đủ loại những quan niệm về Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của thực tại đúng như Ngài Là. Để có được Thiên Chúa của thực tại thì không thể có bất cứ con đường nào khác ngoài con đường Tình Yêu: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau,
vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa” (1Ga 4, 7).
Lý do khiến Thánh Gioan nói ai thương yêu thì sanh bởi Thiên Chúa và nhận biết Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa chính là Bản Thể Tình Yêu hằng hữu ở nơi mỗi người. Chỉ có Tình Yêu phát xuất từ Thiên Chúa mới đem đến cho con người sự nhận biết Thiên Chúa đích thực. Hôn nhân Công Giáo là một trong những con đường Tình Yêu bảo đảm chắc chắn đem lại sự nhận biết Thiên Chúa thông qua cam kết thực hiện giữa hai người nam nữ. Có những con đường Tình yêu xem ra về hình thức rất khác nhau, chẳng hạn Thánh Gioan Thánh Giá nên Thánh bằng sự khổ chế còn Thánh Teresa hài Đồng Giêsu lại dùng Con Đường Thơ Ấu v.v… Bề ngoài khác nhưng bề trong thì không khác, tất cả đều phải kinh qua cuộc khổ đau mới có thể đi theo con đường bỏ mình của Chúa Kitô: “Ai muốn theo Ta thì hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). Bỏ mình theo Chúa là một ơn gọi và hôn nhân Công giáo cũng là một trong những ơn gọi ấy. Chính bởi đó mà vị chủ tế đã nói lời mở đâu với đôi hôn nhân bằng những lời này: “Chúa Kitô rộng rãi chúc phúc cho Tình yêu này và Chúa dùng Bí Tích đặc biệt làm cho các con được phong phú và kiên cường để các con luôn trung tín với nhau và đảm nhận những trách nhiệm của hôn nhân cũng như chính Người đã dùng phép Thánh tẩy để Thánh hiến các con”.
Chúa chúc phúc và ban những ơn cần thiết cho đôi vợ chồng với mục đích là để họ có được sự chung thủy với nhau hầu đảm nhận những trách nhiệm lớn lao và nặng nề của hôn nhân. Lời hứa khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan. Khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe cần phải thi hành cách trọn vẹn. Lý do là vì chỉ có như thế mới đảm nhận được cái trách nhiệm mà hai người đã cùng thề hứa: “Sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái mà Thiên Chúa sẽ ban và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và Hội Thánh. Sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái, lời hứa này xem ra cũng không hề dễ nhất là trong cái thời gọi là cách mạng tình dục khi người ta muốn tách tình dục ra khỏi hôn nhân.
Trong quan niệm hôn nhân truyền thống thì việc sinh con đẻ cái để lưu truyền nòi giống chẳng những là việc đương nhiên nhưng còn là một thứ phúc lộc trời ban. Tình dục xét ra chỉ là cái phương tiện dù rằng không thể thiếu trong việc lưu truyền nòi giống. Thế nhưng nếu tách nó ra khỏi hôn nhân thì tình dục sẽ chỉ còn là một thứ bản năng thấp hèn hoàn toàn không xứng với phẩm giá cao trọng của con người là Hình Ảnh Thiên Chúa. Cũng chính bởi tách tình dục ra khỏi hôn nhân như thế mà đã không sao tránh khỏi những hậu quả đương nhiên đem đến cho nó trong “Hạt Cơ Bản”, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả Pháp Michel Houellebecq đã mỉa mai khá chua chát về cuộc Cách Mạng Tình Dục 1960 – 1970. Michel Houellecq đã miêu tả nó một cách lạnh lẽo thô kệch thảm hại hay nói như Michel Dzerzinski nhân vật chính trong tác phẩm “Tình dục đã trở nên thảm hại”. Những năm 1960 – 1970 ở phương Tây tỷ lệ ly hôn tăng nhanh tỷ lệ sinh sản giảm mạnh. Con người được hưởng thụ giải trí trong hoàn cảnh các giá trị gia đình lỏng lẻo, tình cảm nhạt nhòa sự bảo toàn nòi giống trở nên đáng báo động. Cuôn sách tràn ngập thông điệp: “Nền văn minh phương Tây xuống dốc từ cách mạng tình dục mà cứ tưởng đang làm cách mạng giải phóng con người” (Wilkipedia đã dẫn).
Chỉ thích hưởng thụ mà không muốn sinh con đẻ cái, chính điều ấy đã làm cho đời sống không còn ý nghĩa gì nữa đồng thời tất yếu sẽ đưa đến chỗ tiêu diệt. Tại sao? Bởi như thế là đã trái với định luật tự nhiên là sự truyền sinh. Cứ xem trong thiên nhiên sẽ thấy từ các loài thực vật cho tới động vật không loài nào mà không được trời phú bẩm cho cái khả năng truyền sinh hầu lưu truyền nòi giống. Đối với thực vật thì sự truyền sinh ấy không có sự giao phối đực cái (Âm Dương) giống như sinh vật mà là do sự thụ phấn hoặc di chuyển các hạt bằng sức đẩy của gió hay của chim chóc của côn trùng v.v… Còn với các loài sinh vật từ bậc thấp cho đến bậc cao thì việc truyền sinh ấy được thực hiện như một thứ bản năng có nghĩa chúng không thể từ chối. Con người xét về mặt thiên nhiên tuy cũng là một thứ động vật nhưng là loài có ý thức nên việc truyền sinh ấy được thực hiện qua các định chế hôn nhân.
Việc kết hôn của người đời hay người có đạo đều có mục đích là để sinh con lưu truyền nòi giống. Thế nhưng trong việc lưu truyền này ta thấy có sự khác biệt. Nòi giống người có đạo là nòi giống tâm linh. Còn người đời là nòi giống xác thịt. “Buổi tối hôm thành hôn, Tobia nói với Sara rằng: Chúng ta là con cháu các Thánh, chúng ta không thể kết bạn như những chư dân họ không nhận biết Thiên Chúa” (Tob 8, 5).
Người Công giáo kết hôn không như những kẻ ngoại đạo bởi vì mục đích rốt ráo của hôn nhân là để nhận biết Thiên Chúa hay nói cách khác là để sản sinh ra những người Con Thiên Chúa. Có nhận ra như thế chúng ta mới thấy hôn nhân Công giáo quả thật là một Bí Tích. Sống đời sống hôn nhân Công giáo là sống Bí Tích Tình Yêu của Chúa Kitô dành cho Hội Thánh: “Cũng một thể ấy chồng phải thương yêu vợ mình như chính thân thể mình. Ai thương yêu vợ mình là thương yêu chính mình vậy. Vì chẳng hề có ai ghét thân thể mình nhưng nuôi nấng chăm sóc nó như Chúa Kitô đối với Hội Thánh” (Eph 5, 28-29).
Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình cho Hội Thánh thế nào thì vợ chồng cũng phải hiến thân cho nhau như vậy. Sự hiến thân ấy thể hiện ở nơi lời hứa chung thủy với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian lao, khi mạnh khỏe cũng như lúc ốm đau để yêu thương tôn trọng nhau suốt đời. Tôn trọng yêu thương trong lúc mạnh khỏe có công ăn việc làm phương tiện đầy đủ không có gì khó. Cái khó là những khi hoạn nạn ốm đau nghèo khó, chỉ khi ấy sự chung thủy trong hôn nhân mới bị thử thách và thử thách ấy sẽ không thể vượt qua nếu không có Chúa Kitô ở cùng “Vì ngoài Ta các con không thể làm gì được” (Ga 15, 5).
Phùng Văn Hóa

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:40

KINH CẦU CÙNG THÁNH PHÊRÔ

Filled under:

KINH CẦU CÙNG THÁNH PHÊRÔ TÔNG ĐỒ

     Kính lạy Thánh Phêrô là tông đồ cả của Chúa Giêsu, là đầu cùng là cột cái Hội Thánh, là thầy dạy mọi sự thật.  Chúa Giêsu đã phó các con chiên cho người coi sóc, đã đặt người cầm giềng mối các giáo dân, đã ban cho người chìa khóa Nước Thiên Đàng.
     Chúng con vui mừng vì thánh Phêrô đã được chức cao quyền trọng như vậy, chúng con xin chọn người làm quan thày, cậy người coi sóc gìn giữ những con mọn này cho khỏi miệng sói rừng là ma quỉ.  Lại xin cho những ai lạc đàng được biết chính nẻo là đạo thánh  mà tin, cùng giữ cho vững bền; đến ngày sau qua khỏi đời này xin thánh Phêrô mở cửa Thiên-đàng cho chúng con được hiệp lại một nhà một nước, mà thờ phụng chầu chực Chúa tạo thành muôn vật, hằng vui sống, hằng trị đời đời chẳng cùng.  Amen.


KINH ÔNG THÁNH PHÊRÔ TỬ VÌ ĐẠO
Lạy ơn ông thánh Phêrô tử vì đạo là sự sáng dòng Kẻ giảng cùng là đấng đồng trinh sạch sẽ, chúng tôi xin Người lấy lòng nhân lành thương giúp chúng tôi đang khi đi đàng thế gian này.
Chúng tôi xin ông thánh Phêrô cầu cho chúng tôi.
Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Chúng tôi xin Đức Chúa Trời có phép vô cùng, cho chúng tôi được lòng sốt mến mà bắt chước ông thánh Phêrô tử vì đạo đã làm cho đạo thánh Đức Chúa Trời được rộng sáng ra. Vì Đức Chúa Giêsu hằng sống hằng trị đời đời chẳng cùng. Amen.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:06

Đức tin là sức mạnh giải thoát và cứu rỗi

Filled under:

Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta sống trong xác tín về sự phục sinh: Đức Giêsu là Chúa, có quyền trên sự dữ và cái chết, và Người muốn đưa chúng ta về nhà Cha, nơi sự sống ngự trị. Sứ điệp thật rõ ràng và có thể tóm tắt trong một câu hỏi: Chúng ta có tin rằng Chúa Giêsu có thể chữa lành chúng ta và cho chúng ta sống lại hay không?

Kính thưa quý vị thính giả, ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói: Phúc Âm hôm nay giới thiệu trình thuật sống lại của một bé gái 12 tuổi, con của một trong những trưởng hội đường do thái. Ông gieo mình dưới chân Chúa Giêsu và van nài Người: “Đứa con gái của tôi đang chết; xin hãy đến đặt tay trên nó để nó được cứu và sống” (Mt 5,23). ĐTC giải thích lời xin này của người cha đáng thương như sau:

Trong lời cầu này chúng ta cảm nhận được nỗi lo lắng của mọi người cha đối với sự sống và hạnh phúc của con cái mình. Nhưng chúng ta cũng cảm thấy niềm tin to lớn của ông nơi Chúa Giêsu. Và khi tin con gái đã chết đến, Chúa Giêsu nói với ông: “Đừng sợ, hãy tin thôi!” (c. 36). Lời này trao ban can đảm. Ngài cũng nói với chúng ta biết bao nhiêu lần: “Đừng sợ, hay chỉ tin thôi!”

Vào nhà Chúa đuổi mọi người đang khóc than ra, rồi hướng tới bé gái đã chết và nói: “Bé gái, Ta truyền cho con hãy dậy!” (c. 41). Và cô bé tức thì ngồi dậy và bắt đầu bước đi. Ở đây ta thấy quyền năng tuyệt đối của Chúa Giêsu trên cái chết, mà đối với Ngài nó như là một giấc ngủ từ đó có thể thức dậy.

Bên trong câu chuyện này thánh sử đã lồng vào một giai thoại khác: đó là việc chữa lành người đàn bà bị băng huyết đã 12 năm. Vì căn bệnh này mà theo nền văn hóa thời đó khiến cho bà bị  ô uế, bà phải tránh đụng chạm mọi người: người đàn bà tội nghiêp, bà đã bị kết án chết trên bình diện dân sự. Người đàn bà vô danh này giữa đám đông theo Chúa Giêsu, tự nhủ: “Nếu tôi chỉ sờ vào gấu áo Người thôi, thì tôi sẽ được cứu thoát” (c. 28). Và đã xảy ra như vậy: nhu cầu được giải thoát thúc đẩy bà dám làm, và có thể nói đức tin giật được từ Chúa ơn khỏi bệnh. Ai tin sờ vào Chúa Giêsu, thì kín múc được từ Ngài Ơn thánh cứu thoát. Đức tin là điều này: sờ vào Chúa Giêsu và kín múc từ Ngài ơn thánh cứu thoát. Ngài cứu chúng ta, Ngài cứu sự sống tinh thần, Ngài cứu chúng ta khỏi biết bao vấn đề. Chúa Giêsu nhận ra điều đó và Ngài tìm gương mặt của người đan bà này giữa đám đông. Bà đến trước mặt Ngài run rẩy và Ngài nói với bà: “Này con, đức tin của con đã cứu con” (c.34). Đó là tiếng nói của Cha trên trởi nói nơi Chúa Giêsu: “Con gái, con không bị chúc dữ, con không bị khai trừ, con là con gái Ta”. Mỗi khi Chúa Giêsu đến gần chúng ta, và chúng ta tới gần Ngài, chúng ta nghe các lời này: “Con là  con Cha. Cha cứu con. Con đã được khỏi. Và mỗi lần Chúa Giêsu đến gần chúng ta, khi chúng ta đi đến với Ngài với niềm tin, chúng ta cảm thấy điều này từ Thiên Chúa Cha: “Hỡi con, con là con trai Ta, con là con gái Ta! Con đã được khỏi. Ta tha cho tất cả, cho mọi người. Ta chữa lành mọi người và chữa lành tất cả”.

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ:

Hai giai thoại này – một việc khỏi bệnh và một sự sống lại – có một trung tâm duy nhất: đức tin. Sứ điệp rõ ràng và có thể được tóm tắt trong một câu hỏi: chúng ta có tin rằng Chúa Giêsu có thể chữa lành chúng ta và có thể đánh thức chúng ta dậy từ cái chết hay không? Toàn Phúc Âm được viết trong ánh sáng của niềm tin này: Đức Giêsu đã sống lại, đã chiến thắng cái chết, và vì chiến thắng của Ngài chúng ta cũng sẽ phục sinh. Niềm tin này đối với các kitô hữu tiên khởi đã chắc chắn, có thể bị lu mờ đi và trở thành không chắc chắn đến độ có vài người lẫn lộn sự sống lại với việc tái đầu thai. Lời Chúa Chúa Nhật này mời gọi chúng ta sống trong xác tín về sự sống lại: Đức Giêsu là Chúa, có quyền trên sự dữ và cái chết, và muốn đưa chúng ta về nhà Cha, nơi sự sống ngự trị.

Chúng ta tất cả sẽ gặp nhau trên nhà Cha. Và ở đó chúng ta sẽ gặp mọi người, tất cả chúng ta ở quảng trường này hôm nay, chúng ta sẽ gặp nhau trong nhà Cha, trong sự sống Chúa Giêsu ban cho chúng ta.

Sự sống lại của Chúa Kitô hoạt động trong lịch sứ như nguyên lý của sự canh tân và niềm hy vọng. Bất cứ ai thất vọng và mệt mỏi cho tới chết, nếu tín thác nơi Chúa Giêsu và tình yêu Ngài, có thể bắt đầu sống trở lại. Cả việc bắt đầu trở lại một cuộc sống mới, thay đổi cuộc sống cũng là một kiểu sống dậy, phục sinh.

Đức tin là một sức mạnh của sự sống, nó trao ban sự tràn đầy cho nhân loại tính của chúng ta; và ai tin nơi Chúa Kitô phải được nhận ra, bởi vì họ thăng tiến sự sống trong mọi hoàn cảnh, để làm cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người yếu đuối nhất, sống kinh nghiệm tình yêu thương giải phóng và cứu thoát của Thiên Chúa.

Chúng ta hãy xin Chúa, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, ơn đức tin mạnh mẽ và can đảm, thúc đẩy chúng ta trở thành những người phổ biền niềm hy vọng và cứu sống giữa các anh chị em khác.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin ĐTC đã chào nhiều nhóm khác nhau: các tham dự viên cuộc tuần hành với khẩu hiệu “Một trái đất, một gia đình”. Họ cầm các lá xanh to bằng giấy bìa. ĐTC khích lệ sự cộng tác giữa mọi người và hiệp hội của các tôn giáo khác nhau trong việc thăng tiến một môi sinh toàn vẹn. Ngài cám ơn Liên hiệp các tổ chức kitô phục vụ quốc gia Italia, hiệp hội “Các tiếng nói của chúng ta”, và các tổ chức khác thuộc nhiều nước đang cùng nhau trao đổi về việc săn sóc căn nhà chung là trái đất.

Ngài cũng chào một nhóm tín hữu Bolivia sống tại Italia, nhóm trẻ Ibiza đang chuẩn bị lãnh bí tích Thêm Sức; nhóm các nữ hưóng đạo sinh thuộc Hiệp hội quốc tế công giáo. ĐTC khen họ là những phụ nữ giỏi và hoạt động tốt; nhóm các ông bà nội ngoại Sydney, thuộc hiệp hội các người gia di cư tại Australia cùng các con cháu; nhóm các trẻ em nạn nhân vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl và các gia đình vùng Este và Ospedaletto tiếp đón các em; các thành viên hiệp hội đi môtô vùng Cardito, và các người yêu thích xe hơi cổ. Trước đó hàng trăm môtô và xe hơi cổ đã diễn hành qua các đường phố chính ở Roma.
Sau cùng ĐTC chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui và xin họ đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Nguồn: 
 vietvatican.net

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:03

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Thánh Thomas Tông Đồ

Filled under:

Ngày 3 tháng Bảy hằng năm là ngày mừng kính Thánh Thomas, vị Tông đồ “nổi tiếng” là có lòng cứng như sáp nguội. Thánh Thomas có biệt danh là “Thomas Đa Nghi”, và còn được gọi là Điđymô (nghĩa là “sinh đôi”), phiên âm theo Việt ngữ là Thọ-mai.
Có lần Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi” (Ga 14:1-4). Thánh Thomas hồn nhiên hỏi: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?” (Ga 14:5-6). Và rồi Chúa Giêsu nói câu nổi tiếng: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6).
Khi nghe các Tông đồ khác kể lại việc họ đã tận mắt gặp Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Thomas đã không tin. Khi Chúa Giêsu hiện ra lần nữa, cũng có mặt Thánh Thomas ở đó, Chúa Giêsu bảo ông: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (Ga 20:27). Chắc chắn Thánh Thomas không dám sờ vào, mà chỉ còn biết cúi đầu, sụp lạy và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con! Lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20:28). Câu này trở thành câu tuyên tín minh nhiên trong Tân ước.
Tội nghiệp Thánh Thomas! Ngài bị “chết tên” với cái nickname “Thomas Đa Nghi”. Nhưng nếu ngài không nghi ngờ thì ngài cũng tin. Câu tuyên xưng đức tin của Thánh Thomas đã cho các Kitô hữu một lời cầu nguyện mãi mãi đến tận thế. Thánh Thomas cũng gợi ra một lời khen của Chúa Giêsu dành cho các tín hữu: “Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29). Có thể coi đó là mối phúc thứ chín.
Truyền thống nói rằng Thánh Thomas đã ra khỏi biên giới Đế quốc Rôma để rao giảng Tin Mừng, đi xa tới tận Ấn Độ. Ngài tới Muziris (Ấn Độ) năm 52 và rửa tội một số người mà ngày nay vẫn gọi là “Kitô hữu của Thomas” (Saint Thomas Christians, tiếng Ấn Độ là “Mar Thoma Nasrani” hoặc gọi tắt là “Nasrani”). Sau đó, Thánh Thomas bị đâm chết bằng cây thương dài ở Ấn Độ, thi hài ngài được đưa tới Mesopotamia hồi thế kỷ III, và rồi lại được chuyển tới nhiều nơi khác. Năm 1258, người ta đưa hài cốt ngài tới Abruzzo, thuộc Ortona (Ý), trong một nhà thờ, và người ta gọi là Nhà thờ Thánh Thomas Tông đồ. Thánh Thomas được tôn vinh là Thánh bổn mạng của Ấn Độ, và tân ngài vẫn “nổi tiếng” trong số các “Kitô hữu của Thomas” ở Ấn Độ.
Truyền thống cho biết rằng Thánh Thomas bị đâm chết tại Mylapore, gần Chennai, lúc 72 tuổi. Thánh Tiến sĩ Ephrem nói rằng Thánh Thomas bị giết ở Ấn Độ, thi hài ngài được thương nhân Khabin đem đi an táng tại Urhai (Edessa).
Thánh Thomas có tiếng là người “cứng lòng” nhưng lại rất can đảm, vì dám rủ các bạn cùng chết với Sư Phụ. Có thể điều ngài nói là mạnh mẽ, quyết liệt, nhưng có thể ngài chỉ do bộc phát, do thẳng tính, nghĩ sao nói vậy, chứ chưa hẳn ngài đã dám liều mạng thật khi bày tỏ sự sẵn sàng chết với Chúa Giêsu – vì khi Thầy Giêsu bị bắt thì cũng chẳng thấy tăm hơi Thánh Thomas đâu. Nhưng dù sao cũng thật đáng khen, vẫn xứng đáng làm gương cho chúng ta.
Cơ hội là khi Chúa Giêsu đề nghị đi tới Bêtania sau khi Ladarô đã chết, các Tông đồ không trở lại Giuđê, vì người Do-thái tìm cách ném đá Chúa Giêsu. Bêtania gần Giêrusalem, nghĩa là phải đi bộ ngay giữa lòng quân thù và hầu như là chết chắc! Nhận ra điều này, Thánh Thomas đã nói với các bạn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy!” (Ga 11:16). Thánh Thomas can đảm lắm nên mới động viên các bạn như vậy! Tuy bản tính đa nghi, nhưng một khi đã tỏ tường thì Thánh Thomas tin thật, không gì lay chuyển. Cứng lòng tin có thể mang hai ý nghĩa: Cứng lòng không chịu tin – chai cứng, hoặc cứng cáp lòng tin – vững tin.
Thiết tưởng cũng nên biết điều này: Thánh Thomas là bổn mạng của những người đa nghi, những người mù, các kiến trúc sư, các thợ xây, và các nhà thầu xây dựng.
Lạy Thánh Thomas Tông Đồ, xin cầu thay nguyện giúp để chúng con cũng vững tin vào Đức Giêsu Kitô đến hơi thở cuối đời. Amen.
TRẦM THIÊN THU

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:32

Lễ Thánh Phê-rô Và Phao-lô Tông Đồ, Lm Đan Vinh

Filled under:

HIỆP SỐNG TIN MỪNG
LỄ THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ, LM ĐAN VINH
Cv 12,1-11 ; 2 Tm 4,6-8.17-18 ; Mt 16,13-19
ĐÁ TẢNG ĐỨC TIN CỦA PHÊ-RÔ
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG:
(13) Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là aỉ” (14) Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ”. (15) Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” (16) Ông Si-mon Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. (17) Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Si-mon con ông Giô-na, Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. (18) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá. Trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy. Và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. (19) Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
2. Ý CHÍNH:
Sau khi Si-mon đại diện cho Nhóm Mười Hai khẳng định Đức Giêsu là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, ông đã được Người khen là có phúc, được đổi tên thành Phê-rô và được hứa xây Hội Thánh trên nền tảng đức tin mà ông vừa tuyên xưng, tiên báo Hội Thánh ấy sẽ trường tồn, bất chấp ma quỷ chống phá. Sau cùng Người cũng trao cho ông chìa khóa Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo cởi.
3. HỎI ĐÁP VÀ CHÚ THÍCH:
HỎI 1: Khi thay mặt anh em tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa hằng sống”, phải chăng ông Si-mon có ý nói về bản tính Thiên Chúa của Người ?
ĐÁP:
Có lẽ khi tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa hằng sống”, Phê-rô vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của tước hiệu ông nói. Ông chỉ muốn giải thích ý nghĩa của tước hiệu Đấng Ki-tô, theo lời ngôn sứ Na-than tuyên sấm về người con sẽ nối nghiệp vua Đa-vít như sau: “Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên, kế vị ngươi một người do chính ngươi sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền nó được vững bền. Chính nó sẽ xây một nhà để tôn kính Danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngai vàng của nó vững bền mãi mãi. Đối với nó, Ta sẽ là Cha. Đối với Ta, nó sẽ là con” (2 Sm 7,12-14). Lời ấy đã không ứng nghiệm nơi vua Sa-lô-mon. Từ đó, dân Do thái hằng trông mong Đấng Thiên Sai thuộc dòng dõi vua Đa-vít sẽ đến. Về sau, trong cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem, Đức Giêsu cũng được dân chúng ca tụng bằng tước hiệu "Con Vua Đa-vít" này (x. Mt 21,9). Khi tuyên xưng Đức Giêsu với tước hiệu "Con Thiên Chúa hằng sống", Phê-rô chưa hiểu ý nghĩa lời ông nói. Sau đó, Đức Giêsu đã cho biết ý nghĩa của tước hiệu này chỉ về bản tính Thiên Chúa của Người, khi khen ông có phúc vì đã được Chúa Cha thương mặc khải sự thật ấy (x Mt 16,17).
HỎI 2: Tại sao Đức Giêsu đổi tên Si-mon thành Phê-rô ? Việc đổi tên chính xác xảy ra vào lúc nào: Khi vừa gặp mặt (x Ga 1,42), khi thành lập Nhóm Mười Hai (x Mc 3,16; Lc 6,14) hay sau khi Phê-rô tuyên xưng đức tin (x Mt 16,18) ?
ĐÁP:
Có thể Đức Giêsu đã đặt tên Phê-rô cho Si-mon khi vừa gặp mặt (x. Ga 1,42), hay khi thành lập Nhóm Mười Hai (x. Mc 3,16; Lc 6,14). Tuy nhiên có lẽ việc đổi tên xảy ra sau lời tuyên xưng đức tin của Si-mon là hợp lý nhất (x. Mt 16,18), vì sau khi đổi tên, Đức Giêsu đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ông trong Hội Thánh: Đức tin của Phê-rô vào Đức Giêsu chính là tảng đá vững chắc mà trên đó Chúa xây dựng Hội Thánh. Ngoài ra Đức Giêsu còn trao tối thượng quyền để cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Ngưới cũng cho Phê-rô đứng đầu Nhóm Mười Hai (x Mt 10,2), và hứa sẽ cầu nguyện để ông kiên vững đức tin, hầu củng cố đức tin cho các anh em (x. Lc 22,32). Cuối cùng, Chúa còn trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh cho ông (x.Ga 21,15-17).
HỎI 3: Một số người cho rằng: Si-mon Phê-rô là một người đầy khuyết điểm và đã từng phạm tội chối Thầy ba lần, thì làm sao xứng đáng lãnh đạo Hội Thánh và thi hành quyền cầm buộc và tháo cởi được?
ĐÁP:
Từ ngày được Đức Giêsu gọi đi theo làm môn đệ, Si-mon đã phạm nhiều sai lầm. Chẳng hạn: Ông bị Thầy quở trách vì đã suy nghĩ theo kiểu khôn ngoan của loài người (x. Mt 16,23); Bị trách là kẻ hèn tin khi đang đi trên mặt nước (x. Mt 14,31); Bị Thầy đe không cho dự phần với Thầy, vì đã từ chối khi được Thầy rửa chân (x. Ga 13,8-10); Nhất la quá tự tin vào sức riêng nên đã hèn nhát chối Thầy ba lần, dù đã được Thầy cảnh báo trước (x. Mc 14,30.66-72).
Nhưng Si-mon Phê-rô cũng có những ưu điểm xứng đáng được Đức Giêsu tín nhiệm trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Chẳng hạn: tại thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, ông đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”, nên đã được đổi tên thành Phê-rô, và được trao quyền tối thượng cầm buộc và tháo cởi (x. Mt 16,18-19). Có lần ông được Đức Giêsu hứa sẽ cầu nguyện cho để luôn kiên vững đức tin, và trao sứ mệnh củng cố đức tin cho anh em (x. Lc 22,32). Phê-rô cũng rất nhiệt tình, thường đại diện anh em trả lời những vấn nạn của Thầy (x. Lc 5,3-10), đại diện Nhóm 12 tuyên xưng đức tin vào lời Chúa dạy về Bánh Thánh Thể, đang khi nhiều môn đệ khác chán nản rút lui (x. Ga 6,68). Nhờ kiên vững đức tin, nên ông đã được Đức Giêsu đặt đứng đầu Nhóm Mười Hai (x. Mt 10,2), được đi trên mặt nước (x Mt 14,28-32), trở thành một trong ba môn đệ thân tín nhất được chứng kiến cuộc hiển dung của Người (x
. Mt 17,1), chứng kiến phép lạ bé gái đã chết được sống lại (x. Mt 5,37), và nhất là chứng kiến giây phút Thầy hấp hối trong vườn Cây Dầu (x. Mt 26,37).
Tuy có lần sa ngã phạm tội, nhưng Phê-rô đã lập tức sám hối (x. Mt 26,69-75). Nhờ yêu Chúa nhiều hơn anh em, nên ông đã được Người tha thứ và còn trao nhiệm vụ lãnh đạo đoàn chiên (x. Ga 21,15-17). Chính lòng yêu mến Đức Giêsu đã thúc bách Phê-rô chạy thi với Gio-an ra mồ và đã sớm tin Thầy sống lại (x. Ga 20,1-9). Phê-rô cũng được Chúa Phục Sinh hiện ra (x. Lc 24,34), được cùng anh em lãnh nhận ơn Thánh Thần và đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi (x. Cv 2,14-36), chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 9,33-35.40-41), chủ tọa công nghị Giê-ru-sa-lem năm 49 (x. Cv 15,5-29). Cuối cùng ông đã can đảm trở lại thành Rô-ma để sẵn sàng bị bắt và chịu khổ hình thập giá dưới thời hoàng đế Nê-rô (năm 64-67). Cái chết của Phê-rô chứng tỏ lòng mến Chúa, và nêu gương đức tin vững chắc như đá tảng, để các tín hữu chúng ta noi theo.
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,18-19).
2. CÂU CHUYỆN: PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊSU ?
Ngày xưa, một vị vua nước Hy Lạp tổ chức một cuộc thi làm tượng ảnh nghệ thuật: các nghệ nhân sẽ tạc tượng hoặc làm tranh tượng chân dung của nhà vua. Vua hứa sẽ ban thưởng lớn cho những tác phẩm nào giống ngài nhất. Nghe thông báo, các nghệ nhân từ khắp các nước đã ùn ùn đến Hy Lạp để xin ứng thí. Nghệ nhân Ấn-độ thì mang theo dụng cụ để chạm trổ đồ kim hoàn vàng bạc và các loại ngọc trai quý giá. Nghệ nhân Ai Cập thì mang theo đồ nghề đục đẽo đá quý và một khối đá cẩm thạch rất đẹp. Ai cũng quyết tâm giành giải thưởng. Riêng nghệ nhân nước chủ nhà Hy Lạp chỉ đến ứng thí với bộ đồ gọt dũa đánh bóng đơn giản.
Mỗi đoàn dự thi được ban tổ chức bố trí ăn ở và làm việc tại một phòng trong khu vực hoàng cung. Tới ngày thi, nhà vua ra lệnh mỗi đoàn phải hoàn thành tác phẩm trong thời hạn một tuần lễ. Thế là các nghệ nhân vội vàng bắt tay vào việc. Họ đục đẽo, chà sát, đánh bóng để khắc họa chân dung của nhà vua Hy Lạp cho giống như người thật. Khi một tuần trôi qua, nhà vua truyền đem các tác phẩm đến trưng bày tại đại sảnh trong hoàng cung để nhà vua và bá quan trong triều đến chấm điểm. Khi thấy những tác phẩm dự thi họa lại chân dung của mình do các nghệ nhân Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước khác sáng tác. Nhà vua hết sức hài lòng. Theo ngài thì mỗi bức tượng, tranh tượng phù điêu đều có những đường nét tinh vi sắc sảo, nhìn giống hệt khuôn mặt của ngài. Các tác phẩm ấy được tạc vẽ từ đất nung, từ đá cẩm thạch hay các loại vàng bạc quý kim khác. Cuối cùng khi đến chỗ trưng bày
tác phẩm của các nghệ nhân Hy Lạp thì ngài lấy làm ngạc nhiên vì không thấy bất cứ bức tượng hay tranh tượng nào, mà chỉ thấy một phiến đá cẩm thạch trắng, được các nghệ nhân đánh bóng. Nhà vua liền hỏi xem tác phẩm đâu, thì một người đưa ngài đến đứng trước phiến đá và chỉ vào chân dung của ngài hiện ra trong đó. Nhìn thấy hình ảnh trung thực của mình, nhà vua đã hiểu ra và hết sức cảm động. Ngài nhận xét các bức tranh hay tượng khác, dù có giống ngài nhưng chúng không sống động và rõ ràng như hình ảnh được phản chiếu từ chính con người thật của ngài. Nhà vua đã chấm cho tác phẩm của đoàn nghệ thuật Hy Lạp hạng nhất. Còn các tác phẩm khác cũng được xếp hạng và đều có phần thưởng tương xứng với giá trị của chúng. Sau đó, tất cả các tác phẩm đều được trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia cho dân chúng tự do chiêm ngưỡng.
3. THẢO LUẬN: Đối với bạn, Đức Giêsu là ai: Là một vị ngôn sứ, nên ta có thể xin Người cầu bầu cùng Chúa cho ta; hay là một thần tượng để ta thán phục; hay chính là Đấng Thiên Sai Con Thiên Chúa, để ta tin và sẵn sàng bỏ mọi sự mà đi theo làm môn đệ Người, sẵn sàng vác thập giá là những đau khổ phải chịu để kết hiệp với Người cứu rỗi tha nhân?
4. SUY NIỆM:
Muốn trở nên tông đồ của Chúa Giêsu, các tín hữu trước hết phải sống tình yêu thương noi gương Chúa Giêsu. Tiếp đến hàng ngày phải thanh luyện bản thân, đục đẽo đi những gồ ghề, chà xát các chỗ bị thô nhám, nghĩa là bỏ đi sự gian ác khó tính, tẩy sạch các vết nhơ tội lỗi. Phải làm cho linh hồn mình ngày càng trong sạch và thánh thiện giống như chiếc gương soi. Chính nhờ siêng năng nghe Lời Chúa và rước lễ hàng ngày, nhờ biết xét mình mỗi tối trước khi đi ngủ, nhờ cố gắng noi gương Chúa Giêsu với cái nhìn bao dung nhân từ, ăn nói điềm đạm, thái độ vui vẻ chân thành, giao tiếp thân tình, ứng xử hiền hòa, khiêm tốn phục vụ tha nhân … mà chúng ta hy vọng sẽ dần dần trở thành tấm gương phản chiếu hình ảnh từ bi nhân hậu của Người. Để khi có dịp tiếp xúc với chúng ta, người lương sẽ cảm mến và tin theo Chúa Giêsu, vì họ đã gặp được Người nơi mỗi chúng ta. Đó chính là phương cách
làm việc tông đồ hữu hiệu nhất trong thế giới hôm nay.
5. CẦU NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊSU. Chúng con cũng muốn được góp phần xây dựng Hội Thánh. Nhưng để làm được như vậy, chúng con phải có đức tin mạnh mẽ như thánh Phê-rô. Xin Chúa cho chúng con trở thành những viên đá đức tin sống động vững chắc, làm thành nền móng xây nên tòa nhà Hội Thánh. Xin Chúa hãy giúp chúng con tránh những lời nói khó ưa, những hành động vụ lợi ích kỷ, để sống hòa hợp với tha nhân. Xin giúp chúng con loại bỏ những đam mê bất chính và các thói hư tật xấu, loại bỏ tính háo danh, thói ưa châm chọc chỉ trích kẻ khác, những tư tưởng tự mãn và hẹp hòi … Nhờ đó, chúng con có thể trở thành chứng nhân của Chúa. Ngôi nhà Hội Thánh sau hai ngàn năm vẫn còn đang xây dựng dang dở. Xin Chúa giúp mỗi người tín hữu chúng con tích cực góp phần xây dựng để ngôi nhà Hội Thánh sớm được hoàn thành. Xin cho chùng con luôn sống yêu thương hòa thuận để gia đình và Giáo Xứ chúng con trở thành m
ột cộng đoàn yêu thương hiệp nhất và bình an. Nhờ đó nhiều người sẽ nhận biết tin thờ Chúa và sau này cùng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-Ạ- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:00

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Nơi Cung Lòng Tôi Đã Gặp Ngài

Filled under:

Posted By Đỗ Lộc Sơn09:59

Lời cầu nguyện trong lúc kẹt xe

Filled under:



(Chúa là người bảo vệ và hướng dẫn con)
Lạy Chúa con mến yêu,
con đang mắc kẹt trong đám xe này.
Lúc này con đang bồn chồn.
Nhưng con phải bình tĩnh, cẩn thận và kiên nhẫn.
Lạy Chúa,
có nhiều điều xuất hiện trong trí óc con:
Nếu con băng qua làn đường khác thì sao?
Nếu con nhích lên và chen lấn thì sao?
Nếu con trễ việc thì sao?
Xin cho con:
biết nghĩ đến sự an toàn của mình,
biết tôn trọng đường đi của người khác,
biết chấp hành các chỉ dẫn giao thông
và tuân theo quy tắc ứng xử trên đường.
Lạy Chúa, xin hướng dẫn và bảo vệ con,
để con giữ mình không vượt trên người khác
không cư xử bốc đồng, xốc nổi,
không xúc phạm và quát mắng bất kỳ ai,
nhưng biết thông cảm, hòa nhã với mọi người.
Con sẽ cầu nguyện và suy gẫm rằng:
tất cả chúng con đều có thể tới đích
trong sự kiên nhẫn, nhã nhặn và an toàn;
rằng cuộc sống của chúng con phải hướng về Chúa;
rằng con phải đi theo con đường dẫn đến Chúa.
Lạy Chúa,
con đang mắc kẹt trong đám xe này.
Con biết Chúa đang ở bên con.
Con sẽ luôn an tâm trong Chúa.
Amen.
GM. Ruperto C. Santos
Trích từ Chương trình chuyên đề giáo dục, 40 lời kinh đổi mới cuộc đời. tập 3.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:49

Các Phép Lạ Về Bí Tich Thánh Thể

Filled under:

Ðể cho con người tin Mình và Máu Thánh là thịt và máu thật, Chúa làm nhiều phép lạ để chúng ta tin và năng đến với Phép Thánh Thể. Có nhiều phép lạ chứng minh trong Phép Thánh Thể có thật Thịt và Máu Chúa Giêsu. (Theo Jean Carroll Cruz, trong sách Eucharistic Miracles and Eucharistic Phenomena in the Lives of the Saints. Ed. Tan, Rockford, II. 1987, tr. 305, liệt kê có 32 phép lạ. Nhưng theo Jean Ladame et Richard Duvin, trong sách Les Prodioges Eucharistiques. Ed. France-Empire, Paris, 1981, tr. 258, ghi là có 59 phép lạ).
Phép lạ có thể chia làm 6 loại :
(1) Chúa Giêsu hiện ra trong Bánh Thánh, như ở Douai, Ulmes (1668), ở Bordeaux (1822)
(2) Nhờ Mình Thánh Chúa, bệnh nhân được khỏi bệnh một cách lạ lùng: người câm ở La Rochelle (1461), Anne La Fosse (1725) và ở Lộ Ðức.
(3) Nhờ Thánh Thể đã xảy ra nhiều hiện tượng lạ, như: dòng cuồng lưu bị chận đứng (1630), Lửa đang cháy bị dập tắt (1631).
(4) Nhờ Thánh Thể, nhiều tâm hồn được hoán cải: vua Abu Zeyt ở Caravaca (1232), Thánh Antôn, người rối đạo và con lừa, quận công Brunswick (1651).
(5) Thánh Thể giải thoát những hành động phạm thánh (La Haye, Hòa Lan, 1412)
(6) Bánh và rượu trở thành Thịt và Máu Thánh (Bolsene (1263), Lanciano (750)
Dưới đây xin ghi lại một số phép lạ.
1. Mình Thánh hiện hình như một em bé xinh đẹp
Trong tiểu sử thánh Louis IX (1214-1270) vua nước Pháp có ghi: Một linh mục đang làm lễ trong nhà nguyện của hoàng gia. Bỗng cha xuất thần vào lúc truyền phép. Người ta thấy trên tay ngài có một em bé đẹp tuyệt trần. Người ta chạy đi báo cho vua hay. Vua trả lời: ''Ta tin thật Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Ta không cần đến xem. Ta tin Ngài ở trong đó hơn ta thấy Ngài. Do đó Ta không đi xem kẻo mất công phúc đức tin của Ta. '' (LC. số 214, 7-2000, tr. 8)
2. Máu Thánh chảy ướt bàn thờ
Tại Ý, năm 1263, thành Bolsène, trong nhà thờ Sainte Catherine, một linh mục sau khi đọc lời truyền phép đã nghi ngờ về bánh và rượu trở thành Máu và Thịt Chúa Giêsu. Tức thì Máu Thánh chảy đẫm khăn thánh và khăn bàn thờ. Ðức Giáo Hoàng nghe tin này, bèn ra lệnh đem khăn về để tạm tại nhà thờ Orviette. Sau xây nhà thờ rộng rãi để kính khăn thánh này. Ngày 8-9-1264, Ðức Giáo Hoàng Urbano IV (1262-1268) đã ban hành tự sắc lệnh Transiturus, thành lập lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu, cử hành vào sau tuần 8 ngày của lễ Hiện Xuống. Thánh Thomas Aquino đã sáng tác nhiều bài hát vào dịp lễ này: Lauda sion, Pange lingua, Adoro Te, và các kinh: Sacris Solemniis, Verbum Supernum ... dịp lễ này có kiệu Mình Thánh Chúa ra đường phố. (Thiên Hương. NKÐP, số 179, 6-6-1912, tr. 338- 342)
3. Mình Thánh bay thoát khỏi tay ăn trộm
Ðời vua Philippe de Hardi (1362-1404) của nước Pháp, một tên ăn trộm vào nhà thờ Saint Denis, lấy chén thánh đựng Mình Thánh Chúa định đem ra ngoài đồng trút Mình Thánh xuống rồi đem chén thánh đi bán. Nhưng Mình Thánh không rớt xuống mà lại bay chung quanh trên đầu tên ăn trộm. Thấy vậy người ta bắt nó nộp cho quan và báo cho cha sở. Cha Mattheu de Vendôme báo ngay và kêu gọi Ðức Cha, các linh mục tu sỹ đến cầu kinh và hát thánh vịnh. Trước sự chứng kiến của đông người, tự nhiên Mình Thánh từ trên không từ từ hạ xuống tay cha sở họ Saint Gervais. Ngày nay, hằng năm, tại nhà thờ Saint Gervais vẫn hát lễ trọng vào Chúa nhật đầu tháng 9 để kỷ niệm phép lạ này. (Bđd)
4. Mình Thánh chảy máu khi bị xúc phạm
Thời vua Philippe le Bel cai trị nước Pháp (1285-1314), năm 1290, có một bà nghèo mà đạo đức tốt. Bà phải đem cầm chiếc áo cho một người Do Thái. Ðến gần lễ Phục Sinh bà đến mượn lại chiếc áo đi dự lễ như người ta. Người chủ cho thuê đồng ý trả lại chiếc áo không lấy tiền vốn và lời với điều kiện buộc bà là chịu lễ xong phải nhả Mình Thánh ra và đem về cho anh ta. Bà bắt chước Giuđa bán Chúa Giêsu. Ép buộc nghe lời, bà nhả Mình Thánh vào khăn đem về cho tên kia. Nó để Mình Thánh trên bàn lấy dao nhọn đâm nhiều lát. Máu trong Mình Thánh chảy ra. Vợ nó cảm động nhưng nó vẫn chai đá, lấy búa và đinh đóng đinh Chúa Giêsu. Máu Chúa tiếp tục chảy lai láng. Nó đem Mình Thánh vào lửa đốt, song Mình Thánh bay lên khỏi lửa. Nó lại lấy Mình Thánh bỏ vào chảo nước sôi, nước trong chảo trở ra đỏ như máu và Mình Thánh bay lên cao biến thành hình Chúa Giêsu Chịu Nạn. Khi thấy dân chúng còn kéo nhau đến nhà thờ, thì đứa con của anh Do Thái chạy lại báo cho giáo dân hay là ''ba tôi đã giết Chúa của qúi vị rồi ''. Nghe vậy, một bà giả bộ vào nhà nó xin lửa, thì bà thấy mọi sự y như vậy và thấy Ảnh Chuộc Tội còn trên không. Rồi Ảnh này biến thành bánh trắng như trước và đến ngự vào chiếc hộp nhỏ bà đang có đựng trong tay. Bà này đã đem nộp hộp có Mình Thánh cho cha sở Saint Jean en Grève để thờ kính trong nhà thờ cho tới khi chiến tranh tràn tới. Ðức Giám Mục Paris gọi anh Do Thái kia lại khuyên ăn năn trở lại, nhưng nó không chịu, ngài mới trao nộp cho quan. Quan bèn cho thiêu sống. Vợ con và một số bạn bè đã trở lại. Còn khu nhà đó đã phá đi và xây một nhà thờ. (Bđd).
5. Em bé vừa chịu Mình Thánh Chúa không bị cháy
Trước thời Thánh Giáo Hoàng Pio X, trẻ em chưa được rước lễ. Tại Constantinople, thủ đô La Mã cũ, vào thời giám mục Mennas, người ta có thói quen sau thánh lễ nếu còn dư Mình Thánh thì kêu và đem phát cho con nít, hay học trò nhỏ. Có một đứa trẻ Do Thái cũng đến rước Mình Thánh như trẻ khác. Khi em này về nhà, cha mẹ nó hỏi tại sao về trễ. Nó thật thà thưa vì ở lại rước lễ. Cha nó làm nghề nấu chế chai lọ thủy tinh, nghe vậy tức quá bèn bắt nó quăng luôn vào lò đang nấu thủy tinh. Người vợ đi đâu về nhà không hay câu chuyện, và thấy mất con, khóc lóc đi tìm con khắp nơi, suốt ba ngày mà không thấy. Em nhỏ trong lò thấy mẹ khóc thảm thiết, liền trả lời vọng ra là mình đang ở trong lò. Người ta đến cạy mở lò và đem em nhỏ ra. Nó còn sống, khỏe mạnh, tươi cười bước ra khỏi lò. Hỏi nó, nó cho hay có một bà sang trọng vào trong lò đem nước tưới lửa và đem đồ ăn nuôi nó sống. Cả thành đều hay tin này và cho đó là phép lạ. Hai mẹ con kia xin theo đạo. Nhưng người cha chấp nê không chịu hối cải, nên bị hoàng đế Justinien đóng đinh trên thập ác. (Bđd)
6. Tội bất kính với Mình Thánh
Năm 1277, cha xứ ở Maestrich, nước Pays-Bas đem Mình Thánh cho kẻ liệt, đi ngang qua cầu sông Meuse, gặp lũ trẻ đang nô giỡn nhảy múa trên cầu, mà không có đứa nào qùi lạy hay tỏ vẻ cung kính. Khi cha vừa đi qua khỏi cầu, tự nhiên cầu lún xuống xập ngay, làm đông trẻ em trên cầu chết hết. Ðược biết xưa kia, mỗi khi linh mục đem Mình Thánh cho kẻ liệt, thường có vài giáo dân đi theo, như đám rước nhỏ. Ðể ai thấy mà tôn kính.
7. Trong hỏa hoạn Mình Thánh không bị cháy
Năm 1608, trong nhà dòng Faverney, tại Besancon, ngày lễ Hiện Xuống có chầu Mình Thánh Chúa trọng thể. Trên bàn thờ trưng bông hoa, đèn nến thật nhiều. Vô ý, đèn cháy lan xuống khăn bàn thờ và cả nhà tạm và bàn thờ, thành đám cháy bùng lên. Trong khi lửa bốc cháy ngùn ngụt, Mình Thánh đựng trong hào quang cứ bay lên lơ lửng, trọn một ngày một đêm, không cần vật gì đỡ cả. Qua ngày thứ ba, người ta làm một bàn thờ khác thay bàn thờ đã cháy, và trong khi thánh lễ khác được cử hành, thì hào quang từ từ đặt xuống bàn thờ. Giữa bao nhiêu người chứng kiến hát kinh chúc tụng. (Bđd)
8. Bánh rượu trở thành Thịt Máu Thánh
Ðây là phép lạ cổ kính nhất, đã được Tòa Thánh cho xét nghiệm 5 lần, và ngày nay Thánh Tích vẫn còn trưng bày, được rất đông khách hành hương khắp nơi kính viếng.
Trình thuật phép lạ:

Phép Lạ Thánh Thể tại Lanciano

Vào năm 750, thế kỷ thứ 8, tại Lanciano, nước Ý, trong đan viện thánh Legonziano, có một linh mục dòng Basilio, nay gọi là tu viện thánh Phanxiô, đức tin lung lay không vững chắc. Ngài giỏi về khoa học, mà dốt về khoa Thiên Chúa học. Càng ngày đan sỹ càng nghi ngờ trong bánh rượu được thánh hiến có thực Mình và Máu Chúa Giêsu không. Cha này liên tục cầu xin Chúa cho mình hết nghi ngờ này. Chúa nhân từ nâng đỡ người con đang bị mây mờ che phủ. Một hôm, trong khi dâng lễ, đan sỹ còn đắm chìm trong sự sai lầm của mình, sau khi đọc lời truyền phép, cha bối rối, bàng hoàng vì phép lạ tỏ tường, cha thấy ngay trước mặt: bánh trở thành Thịt và rượu trở thành Máu. Từ sợ hãi cha đi đến hài lòng về tinh thần tỏ rõ trên đôi mắt và tâm hồn. Với nét mặt vui tươi, mắt ngấn lệ, cha quay nói với giáo dân và những người có mặt: Hỡi những người đang tham dự chung quanh đây thật có phúc. Vì Chúa đã tỏ hiện trong bí tích Cực Thánh và trở nên hữu hình ngay dưới mắt anh em, để phá vỡ sự cứng lòng chai đá của tôi. Xin anh em tiến đến gần mà chiêm ngắm. Chúa đã trở nên gần gũi với chúng ta. Ðây là Thịt và Máu Chúa Giêsu yêu qúi của chúng ta.
Người ta không biết rõ tên linh mục đan sỹ này. Chỉ biết ngài là linh mục thuộc đan viện nhỏ của Thánh Basilio đến Lanciano tỵ nạn, trong làn sóng di cư của các đan sỹ Ðông Phương tới nước Ý, thời vua Leone III L'Isaurico. Thời này, từ năm 726 có phong trào mạnh mẽ đập phá tượng ảnh, chống lại việc tôn kính các ảnh tượng đạo. Phong trào này buộc các đan sỹ phải lưu vong ra ngoại quốc. Dân chúng ở Lanciano dành cho nhóm đan sỹ di cư này nhà thờ nhỏ Thánh Legonziano. Tại đây, trong thánh lễ bằng tiếng Latinh các đan sỹ dùng bánh lớn tròn, khác với bánh hình vuông có men của đan sỹ Hy lạp.
Bảo tồn thánh tích:
Phép lạ này được ghi chép trên tài liệu viết trên giấy da rất cổ. Nhưng vào đầu thế kỷ 15 bị hai đan sỹ dòng Basilio lấy cắp của dòng Phanxicô. Hiện nay chỉ còn tài liệu năm 1631, ghi trên giấy da bằng tiếng Hy Lạp và Latinh về tất cả chi tiết phép lạ ở Lanciano.
Các đan sỹ Basilio giữ gìn thánh tích qúi giá cho tới năm 1176. Rồi được các đan sỹ Biển Ðức thay thế. Tới năm 1252, dòng Phanxicô nhận bảo quản cho tới ngày nay. Năm 1258, một đền thờ rộng lớn được xây bao trùm nhà thờ nhỏ thánh Legonziano. Và đem đặt thánh tích ở đây. Năm 1809, theo lệnh vua Napoléon I, bãi bỏ các dòng tu, dòng Phanxico phải rời đi và mãi tới năm 1953 mới trở lại sinh hoạt bình thường.
Trước hết Thánh tích được đặt trong một hòm bằng ngà voi và được đặt tại nguyện đường cạnh nhà thờ chính. Năm 1902 được lưu giữ đàng sau bàn thờ ở giữa cung nguyện. Bánh Thánh trở thành Thịt, như ngày nay người ta quan sát, được kính giữ trong hào quang bằng bạc, có kích thước như Mình Thánh lớn vẫn được các linh mục dùng trong Thánh Lễ. Thịt có màu hơi nâu và trở thành hồng nếu quan sát dưới ánh sáng trong. Rượu hóa thành Máu được kính giữ trong chén thánh bằng thủy tinh, họp thành 5 giọt to nhỏ khác nhau. Từ năm 1923, Thịt Thánh được trưng bày trong một hào quang, và những hột máu khô được đựng trong một chén lễ thủy tinh ở dưới chân hào quang. Trước nay, qua thời gian, các Thánh Tích được các tín hữu và khách hành hương rất mực tôn kính. Vào những dịp đặc biệt Thánh Tích được rước qua các đường phố trong thị trấn.
Khảo nghiệm kiểm chứng:

Rượu hóa thành Máu được kính giữ trong chén thánh bằng thủy tinh, họp thành 5 giọt to nhỏ khác nhau

Ðể đánh tan dư luận và hồ nghi lâu đời trong dân chúng, sau công đồng Trente (1545-1563) Tòa Thánh tỏ ra nhân nhượng hơn đối với những Thánh Tích cổ kính, nên đã 5 lần cho khảo nghiệm Thánh Tích ở Lanciano, và kết như sau:
- Năm 1574, chứng từ còn ghi lại để trong nhà nguyện bên tay phải gian chính nhà thờ. Sau mấy trăm năm, Thánh Tích được đựng trong hòm sắt: Thịt vẫn còn nguyên vẹn. Máu phân thành 5 phần không đều nhau. Khi thì 5 phần hiệp thành một cục khi thì tách rời ra.
- Năm 1637, Ðức Tổng Giám Mục Rodriguez cho cân lại máu đã đông từ lâu, trước mặt giới hữu trách và đông người. Ðược thấy trọng lượng 5 cục máu cộng lại cũng bằng từng cục. Trọng lượng 5 cục là 16, 505 grames. Nếu cân riêng từng cục, thì từng cục là: 8 gr, 2,45gr, 2,85 gr, 2,05 gr và 1,15 gr. Cần thêm vào 5 gr bụi máu.
- Năm 1770 và 1886, có cuộc tranh luận về sự biến thể từ bánh ruợu hóa ra Thánh Thể chất (la transsubstantiation) qua trọng lượng như cân đo ở trên. Chúa muốn chứng tỏ dấu hiệu mới sự hiện diện của Ngài trong Mầu Nhiệm Thánh Thể. Tức là trong mỗi giọt rượu và mẩu bánh được thánh hiến có sự hiện diện thực sự của toàn thể Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.
- Năm 1970, sau công đồng Vatican 2 (1962-1965) dòng Phanxico đã được phép của Tòa Thánh quyết định để cho khoa học hiện đại nghiên cứu Thánh Tích và trao công việc cho nhóm giáo sư Odoardo Linoli, thuộc đại học Siena. Ngày 18-11-1970, giáo sư Linoli lấy một phần Thánh Tích phân tích. Phúc trình nghiên cứu được công bố vào tháng 3-1971, xác nhận: Những mảnh thịt màu nâu lấy từ hào quang Mình Thánh thực sự là thịt người, thịt cơ tim với đầy đủ yếu tố như một trái tim thực. Miếng thịt đó có hình dáng như một hốc ở giữa. Ðó là hốc của sự co rút của cơ tim. Chung quanh Thánh Tích có những lỗ nhỏ như có vết đinh thâu qua. Chứng tỏ rằng quả tim bị co lại như tim người chết. Ðược biết ngày xưa, sau khi xảy ra phép lạ, các tu sỹ đã căng và đóng bằng đinh miếng thịt ra trên miếng gỗ, nên thịt phải co lại theo mọi hướng. Cuộc nghiên cứu này còn xác quyết: Máu vàng nâu trong chén Thánh được đóng kín thuộc nhóm AB, và có khoáng chất thường có trong tim người.

Bánh Thánh trở thành Thịt, như ngày nay người ta quan sát, được kính giữ trong hào quang bằng bạc, có kích thước như Mình Thánh lớn vẫn được các linh mục dùng trong Thánh Lễ.

Sau khi nghiên cứu, giáo sư Linoli tuyên bố: Tôi không thể ngờ được trong những điều tôi phân tích đó có những chất hữu cơ cách đây 12 thế kỷ. Khoa học phải đầu hàng đứng trước sự kiện lạ lùng không thể giải thích nổi. Ông đã viết kèm theo hồ sơ phân tích, cho dòng Phanxico một câu ngắn: In principio erat Verbum et Verbum Caro factum est. (Từ đầu đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời đã trở nên Thịt) (LC. Số 214, 7-2000, tr. 8-11).
Khi còn tại thế, Chúa làm phép lạ để làm vinh danh Thiên Chúa. Như Chúa đã nói khi chữa Lazarô sống lại (Ga. 11,4), người mù từ bẩm sinh được khỏi (Ga 9, 2-3). Phép lạ Thánh Thể cũng vậy. Thánh Thể là mầu nhiệm. Chỉ có con mắt đức tin mới cảm nhận được. Hành hương để có dịp chứng kiến phép lạ Thánh Thể là để xin Chúa tăng thêm đức tin với lòng mến yêu. Như Thánh Phêrô chúc ''Tuy không thấy Ngài, anh em vẫn yêu mến. Tuy chưa giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả đức tin, là ơn cứu độ con người. '' (1Pr. 1,8)
Ít nhất một tuần một lần, chúng ta tham dự thánh lễ và chịu MìnhThánh Chúa thật sốt sắng. Ðể Chúa ở mãi với chúng ta, làm của nuôi cả hồn lẫn xác.
9. Không ăn vẫn sống
Thánh Nikolas de Flue có tên gọi thân mật là Bruder Klaus (1417-1487), bổn mạng nước Thụy Sỹ, trước khi qua đời 20 năm, coi như một phép lạ về Phép Thánh Thể. Trong 20 năm, Ngài đã từng sống hạnh phúc trong bậc gia đình với vợ và 10 con, giàu sang và chức quyền. Năm 1467, nghe tiếng Chúa gọi, với sự ưng thuận của vợ con, Ngài từ giã gia đình, bỏ hết mọi sự sống đời ẩn tu, nhiệm nhặt, chay tịnh, ở miền Alsace. Suốt 20 năm không ăn không uống gì cho đến khi qua đời.
Xưa và nay, nghe vậy người ta cho là khó tin?
Thời ấy, hay tin, dân chúng đã đến bao vây hang động Ranft, một tháng, nơi ngài tu trì, xem có ai ra vào tiếp tế gì không. Sau một tháng canh giữ, không thấy gì, người ta mới cho đó không phải là chuyện bịa đặt.
Về Giáo quyền, trước những tin ngược xuôi, đã cử Ðức Cha Thomas, giám mục phụ tá Konstanz, đến tận nơi gặp thánh nhân xem sao. Ðức Cha đem theo bánh rượu để thử nghiệm. Sau khi tìm hiểu về ơn gọi của Nicolas, Ðức Cha hỏi Nicolas: Theo Nicolas, nhân đức nào quan trọng. Nicolas thưa: đức vâng lời. Ðức Cha liền lấy bánh và rượu giấu trong cặp mang theo, bẻ làm 3, đưa cho Nicolas, và bảo: hãy vâng lời, ăn đi. Nicolas cầm một miếng bánh, bẻ làm làm 3 miếng nhỏ nữa. Lâu ngày không ăn, khó khăn lắm, Nicolas mới ăn hết phần nhỏ bánh và uống chút rượu. Nhưng vừa nuốt khỏi miệng, liền ói ra ngay. Kinh ngạc Ðức cha kính phục Nicolas không ăn không uống mà vẫn sống.
Chuyện lạ được loan ra khắp miền. Cha Oswald Ysner, linh hướng của Nicolas đã làm sáng tỏ sự việc và cho biết: từ đầu, cha đã hướng dẫn Nicolas về việc chay tịnh và xác quyết, mỗi khi sau khi chịu lễ, Nicolas cho biết trong người có sức chịu đựng mầu nhiệm lạ thường, sức mạnh tràn ngập, bùng lên trong người, như ngây ngất khiến mình dư sức chịu đựng không còn muốn ăn uống gì nữa. Sau khi thánh nhân qua đời, người ta thử nghiệm một khúc xương của ngài xem xương đó của một người có bao nhiêu tuổi. Kết quả cho biết khúc xương đó của người từ 40 đến 60 tuổi. Khoa học giảo nghiệm xác định sự biến dưỡng của Nicolas ngưng vào quãng 50 tuổi. Kết quả vừa kể, bổ túc và xác nhận Thánh Nicolas trong 20 năm cuối đời sống nhờ tác động của Phép Thánh Thể.
Năm 1481, Thụy sỹ có sự tranh chấp ranh giới quyền hành, Thánh nhân đã trở về dàn xếp, đem lại hòa bình cho cả nước. Sau đó ngài lại trở về tu xá Ranft, tiếp tục tu sống thêm 6 năm nữa mới qua đời (21-3-1487), có vợ con xung quanh. Cả Thụy sỹ, Tin Lành lẫn Công giáo đều qúi mến, tôn kính.
Ðức Giáo Hoàng Pio XII tôn phong ngài lên bậc hiển thánh ngày 15-5-1947. Và chọn ngày 25-9, làm lễ kính Thánh Nicolas. (Ðiển Ngữ Các Thánh, Lm. Hồng Phúc, tr. 222-223. Báo TTÐM. Số 301,4-2003, tr. 30)
(Thi Chương)

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:33