Trong Tuần Lễ trước Đại Lễ Thánh Thần Hiện Xuống, xin mời theo dõi loạt bài về Chúa Thánh Thần của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong năm 1989.
Thánh Thần Hiện Xuống:
Một Cuộc Tỏ Hiện Đầy Quyền Năng của Thiên Chúa
Kiến thức của chúng ta về Chúa Thánh Thần được căn cứ vào những gì Chúa Giêsu nói cho chúng ta hay về Ngài, nhất là khi Chúa Giêsu nói về việc Người ra đi của mình và việc Người trở về cùng Cha Người: “Khi nào Thày ra đi ... Thánh Thần sẽ đến cùng các con” (x Jn.16:7). Cuộc “ra đi ” của Chúa Kitô vượt qua thập giá, phục sinh và thăng thiên đạt tới tuyệt đỉnh của mình nơi ngày Lễ Hiện Xuống, tức là nơi việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ. Các vị đã “đồng tâm nhất trí chuyên chú nguyện cầu ” nơi nhà tiệc ly “cùng với mẹ của Chúa Giêsu ” (x.Acts 1:14) cũng như với nhóm người lập thành nhân trung của Giáo Hội nguyên thủy.
Trong biến cố này, Chúa Thánh Thần vẫn là một Thiên Chúa kín nhiệm (x.Is.45:15), và Ngài cứ như thế qua trọn lịch sử của Giáo Hội cũng như của thế giới. Có thể nói rằng Ngài ẩn mình nơi bóng dáng của Chúa Kitô, Lời Thiên Chúa Ngôi Con, Đấng cùng bản thể với Chúa Cha, Đấng “đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta ” (Jn.1:14) trong một dạng thức hữu hình.
Nơi mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Thánh Thần đã không tỏ mình ra một cách hữu hình - Ngài vẫn là một Thiên Chúa ẩn thân - và Ngài đã bao phủ Mẹ Maria cách mầu nhiệm. Thiên thần đã nói cùng Đức Trinh Nữ, người nữ được đặc tuyển cho việc Thiên Chúa đến với con người là: “Thánh Thần sẽ đến trên trinh nữ và quyền phép của Đấng Tối Cao sẽ bao phủ trinh nữ” (Lk.1:35).
Tương tự như thế, vào ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần “bao phủ” Giáo Hội sơ sinh, để, dưới ảnh hưởng của Ngài, Giáo Hội được ban quyền năng để “loan báo những công việc quyền uy của Thiên Chúa” (x. Acts 2:11). Điều đã xẩy ra nơi cung dạ Mẹ Maria trong mầu nhiệm Nhập Thể giờ đây càng được nên trọn. Thần Linh tác hành như một vị “Thiên Chúa ẩn thân”, vô hình theo thân phận của mình.
Tuy nhiên, Ngày Lễ Hiện Xuống cũng là một cuộc hiển linh, nói cách khác, là một cuộc tỏ hiện thần linh đầy quyền năng. Cuộc tỏ hiện này hoàn tất cuộc tỏ hiện ở núi Sinai, lúc mà dân Yến Duyên sau khi đã được Moisen lãnh đạo giải thoát cho khỏi cảnh làm tôi cho người Ai Cập. Theo truyền thống của dân Do Thái thì cuộc tỏ hiện ở núi Sinai đã xẩy ra 50 ngày sau biến cố Vượt Qua trong cuộc Xuất Ai Cập, đó là Ngày Lễ Ngũ Tuần.
“Núi Sinai được phủ khói, vì Chúa ở trong lửa mà xuống trên nó; và khói của nó bốc lên như khói của một lò đúc, toàn thể ngọn núi chuyển động mãnh liệt” (Ex.19:18). Sự siêu việt tuyệt đối của “Đấng hiện hữu” (x.Ex.3:14) bấy giờ đã biểu lộ ra. Ở chân Núi Horeb, Moisen đã nghe thấy từ giữa bụi gai cháy những lời: “Chớ đến gần; hãy cởi giầy ra, vì nơi ngươi đang đứng là thánh địa” (Ex.3:5). Giờ đây, tại chân Núi Sinai, Chúa cũng phán cùng ông: “Hãy đi xuống cảnh giác dân chúng kẻo họ tranh nhau nhìn xem Chúa mà phải chết” (Ex.19:21).
Cuộc hiển linh của Ngày Lễ Ngũ Tuần là cuộc hiển linh cuối cùng trong các cuộc tỏ hiện Thiên Chúa đã tuần tự tỏ mình ra cho con người biết. Với cuộc tỏ hiện này, việc tự mạc khải mình ra của Thiên Chúa đã đạt đến tột đỉnh; nhờ cuộc tỏ hiện này, Ngài muốn làm cho con người tin vào uy linh và sự siêu việt của Ngài, cũng như vào sự hiện diện hòa nhập của Đấng “Emmanuel”, của một vị “Thiên Chúa ở cùng chúng ta ”.
Cuộc hiển linh vào Ngày Lễ Hiện Xuống, cùng với Mẹ Maria, đã trực tiếp chạm đến toàn thể Giáo Hộïi nơi những thành phần nồng cốt ban đầu của Giáo Hội, nhờ đó làm hoàn tất cái tiến trình kéo dài được bắt đầu dưới thời cựu ước. Nếu phân tích những chi tiết của biến cố diễn ra tại nhà tiệc ly được sách Tông Đồ Công Vụ (2:1-13) ghi nhận này, chúng ta thấy có những yếu tố khác nhau gợi lại những cuộc hiển linh trước đó, nhất là cuộc hiển linh ở núi Sinai, cuộc hiển linh mà thánh Luca dường như đã liên tưởng đến khi trình thuật lại cuộc hiện xuống của Chúa Thánh Thần. Theo thánh Luca diễn tả thì cuộc tỏ hiện ở nhà tiệc ly đã diễn ra bằng những thể thức của một hiện tượng tương tự như những gì ở núi Sinai: “Đến ngày Lễ Ngũ Tuần, khi mà các vị tất cả đang cùng nhau ở một nơi. Thình lình một tiếng phát ra từ trời như gió thổi mạnh, tràn vào đầy nhà nơi các vị đang ở. Thế rồi có những lưỡi như lửa xuất hiện và tản ra đậu trên mỗi một người trong các vị. Vậy các vị được đầy Thánh Linh và bắt đầu nói tiếng lạ, như Thần Linh cho họ nói ” (Acts 2:1-4).
Ba yếu tố đánh dấu biến cố này là tiếng gió mạnh, những lưỡi như lửa, và đặc sủng nói những ngôn ngữ khác nhau. Tất cả những yếu tố này đều có một giá trị tiêu biểu phong phú cần phải lưu ý. Theo ý nghĩa của những sự kiện này, người ta hiểu rõ hơn điều mà tác giả sách Tông Đồ Công Vụ nghĩ tưởng khi viết rằng những người hiện diện ở nhà tiệc ly bấy giờ “được tràn đầy Thánh Linh”.
“Một tiếng như gió thổi mạnh”. Theo quan điểm ngôn ngữ học, ở đây có một sự liên hệ giữa gió (hơi gió) và “thần trí”. Theo tiếng Do Thái, cũng như tiếng Hy Lạp, “gió” đồng nghĩa với “thần trí”: “ruah - pneuma”. Chúng ta đã đọc thấy trong sách Khởi Nguyên (1:2): “Thần trí (ruah) của Thiên Chúa bấy giờ chuyển vận trên mặt của các giòng nước”, và trong Phúc Aâm thánh Gioan: “Gió (pneuma) thổi đâu thì thổi” (Jn.3:8).
Theo Thánh Kinh, luồng gió mạnh “loan báo” sự hiện diện của Thiên Chúa. Nó là dấu hiệu của một cuộc hiển linh. Chúng ta đã đọc thấy trong Quyển Samuen Thứ Hai: “Ngài được thấy trên những cánh gió” (22:11). “Này, một cơn gió mạnh thổi đến từ phía bắc, một đám mây lớn quang tỏa,
và một ngọn lửa liên tục chớp chớp” là một cuộc tỏ hiện được diễn tả ngay đầu cuốn Sách Tiên Tri Ezekien (1:4). Hơi gió là một biểu hiệu đặc biệt cho quyền lực thần linh là quyền lực làm cho cuộc biến động trở thành nề nếp tạo dựng (x.Gn.1:2). Nó còn là biểu hiệu cho tự do của Thần Linh: “Gió thổi đâu thì thổi, ông nghe được tiếng nó, song ông không biết nó từ đâu đến và sẽ đi đâu” (Jn.3:8). “Một tiếng như gió thổi mạnh” là yếu tố thứ nhất trong cuộc hiển linh của Ngày Lễ Ngũ Tuần, một cuộc tỏ hiện của quyền năng thần linh tỏ tường trong Chúa Thánh Thần.
Yếu tố thứ hai của biến cố Lễ Ngũ Tuần là lửa: “Có những lưỡi như lửa xuất hiện” (Acts 2:3). Lửa luôn luôn hiện diện trong các cuộc tỏ hiện của Thiên Chúa nơi Cựu Ước. Chúng ta thấy điều này ở cuộc giao ước giữa Thiên Chúa và Abraham (x.Gn.15:17); cũng thế, khi Thiên Chúa tự tỏ mình cho Moisen trong bụi cây cháy mà không bị thiêu rụi (x.Ex.3:2); rồi trong các cột lửa dẫn dân Yến Duyên qua sa mạc ban đêm (x.Ex.13:21-22). Lửa đặc biệt hiện diện nơi cuộc tỏ hiện của Thiên Chúa ở Núi Sinai (x.Ex.19:18), cũng như ở những cuộc hiển linh được các tiên tri diễn tả (x.Is.4:5,64:1; Dan.7:9 v.v.). Bởi thế, lửa là biểu hiệu cho sự hiện diện của Thiên Chúa. Ở một vài nơi, Sách Thánh còn nói rằng “Thiên Chúa của chúng ta là một ngọn lửa thiêu” (Heb.12:29; Dt.4:24,9:3). Nơi những lễ nghi toàn thiêu, việc tiêu hủy của vật được hiến dâng không quan trọng bằng mùi thơm ngọt ngào tượng trưng cho việc hiến dâng lễ vật lên Thiên Chúa, trong khi đó, lửa, cũng được gọi là “thừa tác viên của Thiên Chúa” (x.Ps.104:4), biểu hiệu cho việc thanh tẩy sạch tội lỗi của con người, giống như bạc được nung và vàng được thử bằng lửa vậy (x.Zech.13:8-9).
Nơi cuộc hiển linh ở Ngày Lễ Ngũ Tuần còn có một biểu hiệu là những lưỡi như lửa đậu trên mỗi một người hiện diện tại nhà tiệc ly. Nếu lửa biểu hiệu cho sự hiện diện của Thiên Chúa, thì những lưỡi lửa phân tán và đậu trên đầu của các vị như nói lên việc “ngự xuống” của Thánh Thần Thiên Chúa trên thành phần hiện diện, hiến ban chính mình cho từng người trong các vị để sửa soạn các vị thực hiện sứ vụ của mình.
Tặng ân của Thần Linh, lửa của Thiên Chúa, mặc lấy một hình thể đặc biệt, đó là hình thể của “lưỡi”. Ý nghĩa của nó được cắt nghĩa ngay sau đó khi tác giả thêm: “Các vị bắt đầu nói tiếng lạ, như Thần Linh cho các vị nói” (Acts 2:4). Những lời nói phát xuất từ Thánh Linh mà ra thì “như lửa” (x.Jer.5:14,23:29). Chúng có một hiệu năng mà những lời nói thuần túy loài người không có được. Nơi yếu tố thứ ba của cuộc Thiên Chúa tỏ hiện trong Ngày Lễ Ngũ Tuần này, Thánh Thần Thiên Chúa, trong việc ban mình cho con người, đã làm phát sinh nơi họ một hiệu qủa vừa thực hữu vừa biểu trưng. Nó thực hữu ở chỗ nó liên quan đến cơ năng phát ngôn là sở hữu tự nhiên của con người. Tuy nhiên, nó cũng có tính cách biểu trưng vì những con người “từ Galilêa” này, trong khi nói tiếng của họ hay thổ âm của họ, lại nói “bằng những ngôn ngữ khác”, làm cho đám tụ họp càng đông thì mỗi người đều “nghe thấy tiếng của mình”, mặc dù bấy giờ có các đại diện của nhiều dân khác nhau chứng dự (x.Acts 2:6).
Tính cách biểu trưng của “việc nói nhiều ngôn ngữ” này rất là quan trọng. Theo Thánh Kinh, tình trạng khác biệt nhau về ngôn ngữ là một dấu hiệu tăng thêm các thứ dân và các nước, mà họ đã thực sự tản mác ra sau biến cố xây tháp Babel (x.Gn.11:5-9). Bấy giờ một ngôn ngữ chung mọi người hiểu được bị chia thành nhiều thứ ngôn từ khác nhau, do đó, gây ra tình trạng lầm lẫn trong việc thấu hiểu nhau. Nay tính cách biểu trưng của tháp Babel được thay thế bằng biểu trưng của một thứ ngôn ngữ của Ngày Lễ Ngũ Tuần, một thứ ngôn ngữ ngược lại với tình trạng lầm lẫn trong ngôn từ. Người ta có thể nói rằng nhiều thứ ngôn ngữ không hiểu được đã bị mất đi đặc tính riêng của mình, hay ít là, đã không còn là biểu hiệu cho sự chia rẽ nữa. Chúng đã nhường bước cho công việc mới mẻ của Chúa Thánh Thần, Đấng mà qua các tông đồ và Giáo Hội mang lại sự hiệp nhất linh thiêng cho các dân nước khác nòi giống, ngôn ngữ và văn hóa, theo ý niệm hiệp thông trọn vẹn trong Thiên Chúa như Chúa Giêsu loan báo và nguyện cầu (x.Jn.17:11,21-22).
Để kết luận chúng ta hãy đọc lại những lời của Công Đồng Chung Vaticanô II qua Hiến Chế về Mạc Khải Thần Linh: “Chúa Kitô đã thiết lập vương quốc của Thiên Chúa trên trái đất, đã tỏ Cha của Người và chính Người ra bằng việc làm cũng như bằng lời nói, và đã hoàn tất công cuộc của Người bằng việc chết đi, phục sinh và thăng thiên vinh hiển của Người, cũng như bằng việc sai đến Chúa Thánh Thần. Được treo lên khỏi mặt đất Người đã kéo tất cả con người lên với Người (x.Jn.12:32), chỉ một mình Người là Đấng có những lời sự sống đời đời (x.Jn.6:68). Mầu nhiệm này đã không được tỏ ra cho các thế hệ nào khác như bấy giờ đã được tỏ ra cho các thánh tông đồ và tiên tri trong Chúa Thánh Thần (x.Eph.3:4-6), để các vị có thể rao giảng Phúc Aâm, khơi lên lòng tin nơi Chúa Giêsu là Đức Kitô và là Chúa, và tụ họp họ lại thành Giáo Hội” (đoạn 17). Đây là một công việc cao cả của Chúa Thánh Thần cũng như của Giáo Hội nơi cõi lòng con người và nơi lịch sử.
Để kết luận chúng ta hãy đọc lại những lời của Công Đồng Chung Vaticanô II qua Hiến Chế về Mạc Khải Thần Linh: “Chúa Kitô đã thiết lập vương quốc của Thiên Chúa trên trái đất, đã tỏ Cha của Người và chính Người ra bằng việc làm cũng như bằng lời nói, và đã hoàn tất công cuộc của Người bằng việc chết đi, phục sinh và thăng thiên vinh hiển của Người, cũng như bằng việc sai đến Chúa Thánh Thần. Được treo lên khỏi mặt đất Người đã kéo tất cả con người lên với Người (x.Jn.12:32), chỉ một mình Người là Đấng có những lời sự sống đời đời (x.Jn.6:68). Mầu nhiệm này đã không được tỏ ra cho các thế hệ nào khác như bấy giờ đã được tỏ ra cho các thánh tông đồ và tiên tri trong Chúa Thánh Thần (x.Eph.3:4-6), để các vị có thể rao giảng Phúc Aâm, khơi lên lòng tin nơi Chúa Giêsu là Đức Kitô và là Chúa, và tụ họp họ lại thành Giáo Hội” (đoạn 17). Đây là một công việc cao cả của Chúa Thánh Thần cũng như của Giáo Hội nơi cõi lòng con người và nơi lịch sử.
Thánh Thần Hiện Xuống:
Một Biến Cố Tràn Lan Sự Sống Thần Linh
Biến cố Ngày Lễ Hiện Xuống tại nhà tiệc ly ở Gialiêm là một việc tỏ hiện thần linh đặc biệt. Chúng ta đã xét đến những yếu tố bề ngoài của biến cố này, như “tiếng gió thổi mạnh”, những “lưỡi lửa ” đậu trên đầu những người tụ họp tại nhà tiệc ly, và sau hết là việc “nói tiếng của những ngôn ngữ khác”. Tất cả những yếu tố này chẳng những nói lên sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, mà còn nói lên việc Người đặc biệt hiện xuống trên những ai có mặt, tức là “việc tự hiến ban” của Ngài, một việc làm phát sinh nơi họ một cuộc biến đổi trông thấy, như được sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại tỏ tường (2:1-12). Ngày Lễ Hiện Xuống đã kết thúc một tiến trình dài trong việc tỏ hiện thần linh nơi Cựu Ước, mà cuộc tỏ hiện thần linh quan trọng nhất là cuộc tỏ hiện cho Moisen trên Núi Sinai.
Ngay từ ban đầu của loạt suy niệm về thánh linh học này, chúng ta cũng đã đề cập đến mối liên hệ giữa biến cố Hiện Xuống của Chúa Thánh Thần và Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, nhất là về phương diện Người ra đi về với Cha qua cái chết của Người trên thập giá, cuộc phục sinh và thăng thiên của Người. Việc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là việc làm hoàn tất lời Chúa Giêsu loan báo cho các tông đồ vào ngay trước cuộc tử nạn của Người trong “bài từ biệt” tại nhà tiệc ly ở Gialiêm. Bấy giờ Chúa Giêsu đã nói về một “Đấng An Uûi mới ”: “Thày sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng An Uûi khác để mãi mãi ở cùng các con, Ngài là Thần Chân Lý” (Jn.14:16). Chúa Giêsu đã nhấn mạnh: “Khi nào Thày đi, Thày sẽ sai Ngài đến với các con” (Jn.16:7). Nói về việc ra đi của mình nơi cái chết cứu độ trên thập giá, Chúa Giêsu đã nói: “Chẳng còn bao lâu nữa thế gian sẽ không còn thấy Thày, song các con sẽ thấy Thày vì Thày vẫn sống” (Jn.14:19).
Một Biến Cố Tràn Lan Sự Sống Thần Linh
Biến cố Ngày Lễ Hiện Xuống tại nhà tiệc ly ở Gialiêm là một việc tỏ hiện thần linh đặc biệt. Chúng ta đã xét đến những yếu tố bề ngoài của biến cố này, như “tiếng gió thổi mạnh”, những “lưỡi lửa ” đậu trên đầu những người tụ họp tại nhà tiệc ly, và sau hết là việc “nói tiếng của những ngôn ngữ khác”. Tất cả những yếu tố này chẳng những nói lên sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, mà còn nói lên việc Người đặc biệt hiện xuống trên những ai có mặt, tức là “việc tự hiến ban” của Ngài, một việc làm phát sinh nơi họ một cuộc biến đổi trông thấy, như được sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại tỏ tường (2:1-12). Ngày Lễ Hiện Xuống đã kết thúc một tiến trình dài trong việc tỏ hiện thần linh nơi Cựu Ước, mà cuộc tỏ hiện thần linh quan trọng nhất là cuộc tỏ hiện cho Moisen trên Núi Sinai.
Ngay từ ban đầu của loạt suy niệm về thánh linh học này, chúng ta cũng đã đề cập đến mối liên hệ giữa biến cố Hiện Xuống của Chúa Thánh Thần và Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, nhất là về phương diện Người ra đi về với Cha qua cái chết của Người trên thập giá, cuộc phục sinh và thăng thiên của Người. Việc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là việc làm hoàn tất lời Chúa Giêsu loan báo cho các tông đồ vào ngay trước cuộc tử nạn của Người trong “bài từ biệt” tại nhà tiệc ly ở Gialiêm. Bấy giờ Chúa Giêsu đã nói về một “Đấng An Uûi mới ”: “Thày sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng An Uûi khác để mãi mãi ở cùng các con, Ngài là Thần Chân Lý” (Jn.14:16). Chúa Giêsu đã nhấn mạnh: “Khi nào Thày đi, Thày sẽ sai Ngài đến với các con” (Jn.16:7). Nói về việc ra đi của mình nơi cái chết cứu độ trên thập giá, Chúa Giêsu đã nói: “Chẳng còn bao lâu nữa thế gian sẽ không còn thấy Thày, song các con sẽ thấy Thày vì Thày vẫn sống” (Jn.14:19).
Đến đây chúng ta tiến đến một phương diện mới của mối liên hệ giữa cuộc Vượt Qua và việc Hiện Xuống, ở chỗ là “Thày sống”. Chúa Giêsu bấy giờ nói về cuộc phục sinh của Người. “Các con sẽ sống”, một sự sống sẽ được tỏ hiện và bảo đảm bằng cuộc phục sinh của Thày là sự sống của các con. Việc thông truyền sự sống này, được tỏ hiện nơi mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, cuối cùng đã có công hiệu nơi việc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Thật thế, những lời của Chúa Kitô đã làm âm vang phần kết thúc của sách tiên tri Ezekien, trong đó có lời Thiên Chúa hứa rằng: “Ta sẽ đặt Thần Linh của Ta nơi các ngươi, và các ngươi sẽ sống” (37:14). Bởi vậy, việc Hiện Xuống được liên kết một cách khít khao với cuộc Vượt Qua. Nó dính dáng với mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô: “Thày sống và các con cũng sẽ sống”.
Nhờ việc Chúa Thánh Thần đến mà lời nguyện của Chúa Kitô ở nhà tiệc ly cũng được nên trọn: “Lạy Cha, đã đến giờ rồi; xin hãy tôn vinh Con Cha để Con Cha cũng được tôn vinh Cha, vì Cha đã ban cho Người quyền năng trên tất cả mọi xác thể, để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người” (Jn.17:1-2).
Trong mầu nhiệm vượt qua, Chúa Giêsu Kitô là nguyên lý của sự sống này. Chúa Thánh Thần ban phát sự sống này, bằng cách rút lấy từ việc cứu chuộc được hiệu thành bởi Chúa Kitô: “Ngài sẽ lấy những gì bởi Thày” (Jn.16:14). Chính Chúa Giêsu đã nói: “Chính Thần Linh mới ban sự sống” (Jn.6:63). Cũng thế, Thánh Phaolô tuyên xưng rằng: “luật thành văn thì giết hại, song Thần Linh lại ban sự sống” (2Cor.3:6). Việc Hiện Xuống đã làm sáng tỏ sự thật mà Giáo Hội tuyên xưng bằng những lời của Kinh Tin Kính: “Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống”. Cùng với cuộc Vượt Qua, việc Hiện Xuống là tột đỉnh công cuộc cứu chuộc của Ba Ngôi thần linh nơi lịch sử loài người.
Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, các tông đồ đã hội họp tại nhà tiệc ly ở Gialiêm cùng với Maria, Mẹ Chúa Giêsu, cùng các “môn đệ” khác của Chúa, nam cũng như nữ. Các vị này là thành phần đầu tiên cảm nghiệm được những hoa trái phục sinh của Chúa Kitô.
Đối với các vị, Ngày Hiện Xuống là ngày phục sinh, ngày của một sự sống mới trong Chúa Thánh Thần. Đó là một cuộc phục sinh thiêng liêng mà chúng ta có thể thấy được nơi việc các tông đồ được biến đổi trong thời gian của tất cả những ngày ấy; từ Thứ Sáu Chúa Kitô tử nạn, qua ngày Phục Sinh, cho đến ngày Hiện Xuống. Việc Thày bị bắt và bị tử giá đã quất một đòn chí tử trên các vị, làm các vị khó lòng phục hồi được. Ở chỗ, nhận được tin về việc phục sinh, các vị vẫn không tin và còn nghi ngờ, ngay cả khi các vị đối diện với Đấng phục sinh. Các Phúc Aâm đã nhắc lại sự kiện này một số lần: “Các vị không tin” (Mk.16:11); “một số hồ nghi” (Mt.28:17). Chính Chúa Giêsu đã nhẹ nhàng trách các vị: “Tại sao các con hoảng hốt và tại sao lòng các con còn thắc mắc?” (Lk.24:38). Người đã cố gắng làm cho các vị nhận thức được mình, bằng cách tỏ cho các vị thấy rằng Người không phải là “một con ma” song “có xương thịt” đàng hoàng. Và vì có xương thịt mà Người ăn một miếng cá đã nấu chín trước mắt họ (x.Lk.24:37-43).
Cuối cùng biến cố Hiện Xuống đã đưa các môn đệ đến việc chế ngự được thái độ thiếu tin tưởng này: sự thật về cuộc phục sinh đã hoàn toàn thấm nhập lý trí các vị và chiếm cứ lòng muốn của các vị. Đúng là lúc bấy giờ “từ lòng họ tuôn ra những giòng sông chảy nước sự sống” (x.Jn.7:38), như chính Chúa Giêsu đã bóng bảy báo trước khi nói về Chúa Thánh Thần.
Nhờ công việc của Chúa Thánh Thần, các tông đồ cùng với các môn đệ khác đã trở nên một “thành phần Phục Sinh”, những người tin tưởng và làm chứng cho việc phục sinh của Chúa Kitô. Các vị đã không ngại lấy biến cố quyết liệt này làm của mình. Từ ngày Lễ Hiện Xuống, các vị đã trở thành tin mừng cho “những việc uy quyền của Thiên Chúa” (Acts 2:11). Từ nội tâm của mình, các vị đã được ban cho khả năng này. Chúa Thánh Thần đã hiệu thành việc biến đổi nội tâm các vị bằng một sự sống mới phát xuất từ cuộc phục sinh của Chúa Kitô, một sự sống giờ đây được Đấng An Uûi mới truyền sang cho các môn đồ của Người. Chúng ta có thể áp dụng vào cuộc biến đổi này với điều mà Isaia đã bóng bẩy nói tiên tri: “cho đến khi Thần Linh từ trên cao được đổ xuống trên chúng ta thì nơi hoang dã sẽ trở thành cánh đồng trù phú, và cánh đồng trù phú được coi như là một khu rừng” (Is.32:15). Thật thế, vào Ngày Lễ Hiện Xuống, chân lý phúc âm đã chiếu tỏa ánh quang: Thiên Chúa “không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống” (Mt.22:32), “vì tất cả đều sống cho Ngài” (Lk.20:38).
Cuộc hiển linh Hiện Xuống đã khai mở cho tất cả quan niệm về nét mới mẻ của sự sống. Biến cố này là khởi sự việc Thiên Chúa lại “tự hiến ban mình” cho nhân loại. Các tông đồ là dấu hiệu và là bảo chứng không những cho một “tân Yến Duyên” mà còn cho một “tân thụ tạo” được hiệu thành bởi mầu nhiệm vượt qua. Thánh Phaolô viết: “việc làm công chính của một người đem tất cả con người đến sự trắng án và sự sống ... Ở đâu tội lỗi tăng lên thì ở đó ân sủng lại càng tràn trề” (Rm.5:18-20). Cuộc chiến thắng của sự sống trên sự chết này, ân sủng trên tội lỗi này, do Chúa Kitô chiếm được, thực hiện nơi nhân loại nhờ Chúa Thánh Thần. Bởi Ngài, cuộc chiến thắng này làm cho mầu nhiệm cứu chuộc (x.Rm.5:5; Gal.5:22) sinh hoa kết trái nơi cõi lòng chúng ta.
Việc Hiện Xuống là khởi đầu cho một tiến trình canh tân linh thiêng, một tiến trình thể hiện công cuộc cứu chuộc theo chiều kích lịch sử và cánh chung của nó, nhắm vào toàn thể tạo vật.
rong Thông Điệp về Chúa Thánh Thần, Dominum et Vivificantem, Tôi đã viết: “Đó là một khởi sự mới có liên quan tới lúc khởi sự nguyên thủy đầu tiên của việc hiến ban mình cứu rỗi của Thiên Chúa, một việc được coi như đồng nhất với chính mầu nhiệm tạo dựng. Đây là điều chúng ta đã đọc thấy ngay những lời đầu tiên của Sách Khởi Nguyên: “Từ ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên các tầng trời và đất ... và Thần Linh của Thiên Chúa (ruah Elohim) bấy giờ di chuyển trên mặt của các giòng nước” (1:1f). Ý niệm theo thánh kinh về việc tạo dựng này chẳng những bao gồm ơn gọi hiện hữu chính hữu thể của vũ trụ, tức là việc ban phát sự hiện hữu, mà còn bao gồm cả sự hiện diện của Thần Linh Thiên Chúa nơi việc tạo dựng nữa, tức là bao gồm cả việc Thiên Chúa thông ban mình cứu độ cho mọi sự Ngài tạo thành. Điều chân thật này liên quan trước hết đến con người, thành phần đã được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa (x.câu 12). Vào Ngày Lễ Hiện Xuống, cuộc “khởi sự mới” của việc Thiên Chúa ban mình cứu độ được liên kết với mầu nhiệm vượt qua, nguồn mạch của sự sống mới.
Thánh Thần Hiện Xuống:
Tặng Ân Được Thiên Chúa Thừa Nhận Chúng ta đã phân tích những yếu tố bề ngoài được Sách Tông Đồ Công Vụ ghi nhận về cuộc tỏ hiện thần linh trong cuộc hiển linh của Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Gialiêm, đó là, “tiếng gió thổi mạnh”, “những lưỡi lửa” đậu trên những người tụ họp tại nhà tiệc ly, và cuối cùng là hiện tượng tâm-ngôn làm cho các tông đồ được các người nói “những ngôn ngữ khác” nghe hiểu. Chúng ta cũng thấy rằng, trong số tất cả những tỏ hiện bề ngoài đó, yếu tố quan trọng và chính yếu là việc biến đổi nội tâm nơi các tông đồ. Chính việc biến đổi này đã nói lên sự hiện diện và tác động của Đấng An Ủi Thần Linh, Đấng đã đến theo lời Chúa Kitô hứa với các tông đồ vào lúc Người trở về cùng Cha.
Việc hiện xuống của Chúa Thánh Thần gắn liền với mầu nhiệm vượt qua, một mầu nhiệm được hiệu thành nơi hiến tế cứu chuộc trên thập giá của Chúa Kitô cũng như nơi cuộc phục sinh của Chúa Kitô, một cuộc phục sinh phát sinh sự sống mới. Vào ngày Lễ Hiện Xuống, các tông đồ - qua công việc của Chúa Thánh Thần - đã hoàn toàn được tham phần vào sự sống này, và nhờ đó, các vị cảm thấy được đủ quyền năng cho việc minh chứng để làm sáng tỏ việc Chúa phục sinh.
Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã tỏ mình ra như Đấng ban sự sống. Đây là điều chúng ta tuyên xưng trong kinh tin kính khi chúng ta nhận Ngài là “Chúa, Đấng ban sự sống”. Điều này làm hoàn tất công cuộc tự thông mình ra của Thiên Chúa, một công cuộc được bắt đầu khi Ngài hiến mình cho con người, tạo dựng họ theo hình ảnh và tương tự như Ngài. Tặng ân thần linh ban mình này - một tặng ân từ đầu đã làm nên mầu nhiệm tạo dựng con người và nâng con người lên một phẩm vị siêu nhiên - sau khi tội lỗi xẩy ra được dự phóng nơi lịch sử nhân loại như là một lời hứa cứu rỗi. Nó được hoàn tất nơi mầu nhiệm cứu chuộc do Chúa Kitô, Thiên Chúa Làm Người, hiệu thành qua hiến tế của Người. Liên kết với cuộc vượt qua của Chúa Kitô, “việc ban mình của Thiên Chúa” được hoàn tất trong biến cố Hiện Xuống. Cuộc hiển linh ở Gialiêm biểu hiệu cho một khởi sự mới nơi việc tự ban mình của Thiên Chúa trong Thánh Linh. Các tông đồ và tất cả những người hiện diện cùng với Mẹ Maria vào ngày đó ở nhà tiệc ly là thành phần đầu tiên cảm nghiệm được việc tràn tuôn mới của sự sống thần linh này, một sự sống mà - nơi các vị và qua các vị, cũng như nơi Giáo Hội và qua Giáo Hội - đã được dành sẵn cho mọi người. Đó là một sự sống phổ quát như ơn cứu độ phổ quát.
Việc khởi sự của một sự sống mới có được là nhờ tặng ân thừa nhận thần linh. Tặng ân này Chúa Kitô, bằng việc cứu chuộc của mình, đã chiếm hữu cho tất cả mọi người và Chúa Thánh Thần đã ban phát cho tất cả mọi người. Bằng ân sủng, Thần Linh đã tái tạo, đúng hơn, tân tạo con người theo hình ảnh của Con Một Cha. Nhờ thế, Lời nhập thể canh tân và làm cho bền vững “tặng ân ban mình” của Thiên Chúa, nơi việc hiến ban cho con người, bằng công cuộc cứu chuộc, “ơn được tham dự vào sự sống thần linh”, như được đề cập đến trong Bức Thư Thứ Hai của Thánh Phêrô (x.2Pt.1:4). Trong Bức Thư gửi cho giáo đoàn Rôma, Thánh Phaolô cũng nói đến Chúa Giêsu Kitô “theo Thần Linh thánh thiện, được ấn định là Con Thiên Chúa bằng quyền năng do việc Người phục sinh từ kẻ chết” (1:4).
Thế nên, hoa trái của việc phục sinh, một thể hiện tầm mức trọn vẹn của quyền năng Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, như một tặng ân mới của việc thừa nhận thần linh đã được thông chia cho tất cả những ai cởi mở cho tác động của Thần Linh. Sau khi nói đến việc Lời nhập thể, trong đoạn mở đầu Phúc Âm của mình, Thánh Gioan đã viết là “tất cả những ai tiếp nhận Người, tức những ai tin vào danh Người, Người ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (1:12). Hai vị tông đồ Gioan và Phaolô đã hiểu được ý niệm của việc thừa nhận thần linh, một thừa nhận thần linh Chúa Giêsu đã lập được bởi Chúa Thánh Thần, như là một tặng ân của sự sống mới ban cho con người.
Việc thừa nhận này là một tặng ân từ Chúa Cha mà có, như chúng ta đã đọc thấy trong Bức Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan: “Hãy nhìn xem Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta là dường nào, cho chúng ta được gọi là con cái của Thiên Chúa; và chúng ta quả là như vậy” (1Jn.3:1). Trong Bức Thư gửi cho giáo đoàn Rôma, thánh Phaolô đã quảng diễn chân lý này theo ý nghĩa của dự định đời đời nơi Thiên Chúa: “Với những ai Ngài biết trước thì Ngài cũng tiền định cho được nên giống hình ảnh Con Ngài, để Con làm trưởng tử của nhiều anh em (8:29). Cũng thánh Phaolô, trong Bức thư gửi giáo đoàn Êphêsô, đã nói về thân phận làm con cái nhờ việc thừa nhận thần linh, vì Thiên Chúa đã tiền định cho chúng ta “được là những đứa con thừa nhận nhờ Đức Giêsu Kitô” (1:5).
Hơn nữa, trong Bức Thư gửi giáo đoàn Galata, thánh Phaolô còn nói về ý định đời đời của Thiên Chúa đã được cưu mang trong nội tâm sự sống ba ngôi của Ngài. Ý định đời đời này được hoàn thành trong sự “viên mãn của thời gian”, bằng việc Chúa Con đến nơi mầu nhiệm Nhập Thể để làm cho chúng ta nên những đứa con thừa nhận của Ngài: “Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến, được hạ sinh bởi một người nữ ... để chúng ta được thừa nhận làm con cái” (Gal.4:4-5). Theo thánh Tông Đồ, sứ mệnh của Chúa Thánh Thần gắn liền với “sứ mệnh” của Chúa Con trong công cuộc ba ngôi. Thánh Tông Đồ thêm: “Và vì chúng ta là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Linh của Con Ngài vào trong lòng chúng ta, để kêu lên ‘Abba, Lạy Chá” (Gal.4:6).
Đến đây chúng ta chạm đến đích điểm của mầu nhiệm được thể hiện nơi Ngày Lễ Ngũ Tuần: Chúa Thánh Thần xuống “trong lòng chúng ta” như Thần Linh của Con. Chính vì Ngài là Thần Linh của Con mà Ngài làm cho chúng ta cùng với Chúa Kitô kêu lên Thiên Chúa: “Abba, Lạy Cha”.
Tiếng kêu này nói lên sự thật là chúng ta chẳng những được gọi là con cái Thiên Chúa, “mà chúng ta thực sự là thế”, như tông đồ Gioan đã nhấn mạnh trong Bức Thư Thứ Nhất của ngài (3:1). Nhờ tặng ân này, chúng ta thực sự thông phần với thân phận làm con xứng hợp với Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitộ Đây là một chân lý siêu nhiên về mối liên hệ của chúng ta với Đức Kitô, một chân lý có thể nhận thức bởi những ai “nhận biết Cha” (x.1Jn.2:13) mà thôi.
Việc nhận thức chỉ có thể khả đạt nhờ Chúa Thánh Thần, qua chứng cớ Ngài tác động bên trong tâm linh con người. Ở đó, Ngài hiện diện như nguyên lý của sự thật và của sự sống. Thánh Tông Đồ Phaolô đã nói với chúng ta rằng: “Chính Thần Linh làm chứng cho tâm linh của chúng ta, chúng ta là con cái Thiên Chúa, và nếu chúng ta là con cái, thì chúng ta cũng là những người được thừa kế, những người thừa kế của Thiên Chúa cùng với Đức Kitô” (Rm.8:16-17). “Anh em đã không lãnh nhận một thần trí nô lệ để lại chìm ngập trong sợ hãi, song anh em đã lãnh nhận thần trí con cái để chúng ta nhờ đó kêu lên ‘Abba! Lạy Chá” (Rm.8:15).
Thần Linh làm phát sinh nơi con người hình ảnh của Chúa Con, nhờ đó, Ngài thiết lập một mối liên hệ huynh đệ thân tình với Đức Kitô khiến chúng ta “cùng với Người kêu lên: ‘Abba! Lạy Cha!’”. Bởi vậy vị Tông Đồ viết “tất cả những ai được Thần Linh của Thiên Chúa dẫn dắt đều là con cái của Thiên Chúa” (Rm.8:14). Như Thần Linh của Chúa Con, Chúa Thánh Thần “thở” vào lòng các tín hữu, để thiết lập nơi con người thân phận con cái thần linh theo hình ảnh Đức Kitô và nên một với Đức Kitô. Chúa Thánh Thần khuôn đúc từ bên trong tâm linh con người theo mẫu mực thần linh là Đức Kitô. Nhờ đó, bởi Thần Linh, một Đức Kitô được biết đến nơi những trang Phúc Âm đã trở nên “đời sống của linh hồn”. Trong việc suy tưởng, yêu thương, phán đoán, tác hành và ngay cả cảm xúc, con người được nên giống Đức Kitô và trở nên “như Đức Kitô”.
Việc làm này của Chúa Thánh Thần đã được khởi sự từ Ngày Lễ Hiện Xuống ở Gialiêm, một biến cố là tột đỉnh của mầu nhiệm vượt qua. Từ đó trở đi, Chúa Kitô ở với chúng ta và hoạt động trong chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần, làm hiệu thành ý định đời đời của Thiên Chúa, Đấng đã tiền định chúng ta “làm những người con cái thừa nhận của Ngài nơi Chúa Giêsu Kitô” (Eph.1:5). Vậy chúng ta đừng bao giờ thôi lập lại và suy niệm chân lý diệu vợi này của đức tin chúng ta.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch
(Bài Giáo Lý thứ 10 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chia sẻ ngày Thứ Tư, 26-7-1989,
trong loạt 80 bài về chủ đề Chúa Thánh Thần) |