Hỏi: Sau khi truyền phép bánh trong Thánh lễ, liệu linh mục phải nâng bánh đã truyền phép bằng hai tay không? Trong nhà thờ của chúng con, linh mục chỉ nâng bánh đã truyền phép bằng một tay, một cách khá đơn giản. Điều này làm cho con gần như khóc, vì con không thể không suy nghĩ rằng điều này đưa một sứ điệp bất kính cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ. Thưa cha, con rất muốn biết ý kiến của cha về vấn đề này. - K. S., Frankfurt, Đức
Đáp: Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không đưa ra một mô tả chi tiết của nghi thức này. Các qui tắc phụng vụ và chữ đỏ xung quanh việc truyền phép trong sách lễ xác định cách minh nhiên rằng linh mục nâng bánh đã truyền phép và chén thánh bằng hai tay. Các chữ đỏ này là như sau:
"1. Trong những công thức sau đây, các lời của Chúa phải được đọc rõ ràng và lớn tiếng. "2. Chủ tế cầm lấy bánh, nâng lên một chút và đọc tiếp:
"3 Hơi cúi mình:
[và nói: "Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn…]
"4. Chủ tế cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên đĩa bánh, cúi mình thờ lạy.
"5. Rồi đọc tiếp: [Cùng một thể thức ấy]
"6. Chủ tế cầm chén thánh nâng lên cao một chút và đọc tiếp:
"7. Hơi cúi mình [Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống…]
"8. Chủ tế nâng chén lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên khăn thánh, cúi mình thờ lạy (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Nếu chúng ta phải giới hạn mình vào một sự giải thích tối giản của các chữ đỏ, chúng ta phải nói rằng không có qui định pháp lý chặt chẽ để nâng bánh truyền phép bằng hai tay.
Tuy nhiên, các qui tắc phụng vụ của nghi thức thông thường, mặc dù không còn mô tả từng cử chỉ trong chi tiết, có xu hướng cho rằng cần tiếp tục duy trì một tập tục lâu đời. Như vậy, có mọi lý do để cho rằng khi nói đơn giản rằng linh mục "cầm lấy bánh", nhà soạn luật cho rằng linh mục sẽ nâng bánh truyền phép bằng hai tay, như là bắt buộc trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma.
Điều này chắc chắn là sự thực hành tự nhiên nhất và nó được tuân giữ bởi tuyệt đại đa số các linh mục trên toàn thế giới. Việc nâng bánh đã truyền phép và chén thánh bằng cả hai tay cho phép sự dừng lại lâu hơn, sự tôn kính và sự điềm tĩnh trong việc thực hiện nghi thức này. Như bạn đọc của chúng tôi nêu ra, việc nâng bánh đã truyền phép bằng một tay có thể gợi lên một ấn tượng của sự lãnh đạm về phần của linh mục đối với phép Thánh thể.
Mặt khác, sự thực hành một tay có thể được biện minh cách trọn vẹn, khi linh mục bị ngăn trở về thể lý, như trường hợp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vì ngài nâng bánh truyền phép bằng một tay khi ngài không thể kiểm soát hai tay cùng lúc. Trong một trường hợp như vậy, sự thiếu thẩm mỹ được bù lại bằng sự sốt mến của linh mục cho thừa tác vụ gây dựng và nuôi dưỡng các tín hữu của ngài.
Cuối cùng, điều quan trọng là hãy nhớ rằng chúng ta đang ở trước một trình thuật truyền phép của các sự kiện cứu độ, chứ không trước một kịch câm trình thuật lịch sử. Do đó, thật là không đúng theo phụng vụ khi linh mục đưa thêm các cử chỉ kịch nghệ, vốn không được mô tả trong chữ đỏ, và không có cơ sở trong sự thực hành truyền thống của Giáo Hội.
Một số thực hành này, vốn đã len lỏi vào phụng vụ, chẳng hạn như việc bẻ bánh trong khi thuật lại hành động bẻ bánh của Thiên Chúa chúng ta, đã bị cấm một cách minh nhiên trong huấn thị "Redemptionis Sacramentum."
Các thực hành khác, trong khi không được đề cập cụ thể, cũng rơi vào loại luận lý này, vốn tác động lệnh cấm trên. Thí dụ, một số linh mục có thói quen làm một cử chỉ đưa bánh thánh và chén thánh về phía các tín hữu, khi đọc câu “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn…” Việc đưa thêm một cử chỉ kịch nghệ như thế là không chính đáng, từ quan điểm của chữ đỏ. và có xu hướng gây lo ra cho tín hữu.
Tuy nhiên, trên hết, hành động này có xu hướng làm dời chỗ hành động bốn lần của Bữa Tiệc Ly, mà Giáo Hội đã đặt ra cho các khoảnh khắc khác nhau của Thánh lễ. Bốn khoảnh khắc này được mô tả ngắn gọn bởi (nay là Giám mục) Peter J. Elliott trong cuốn "Ceremonies of the Modern Roman Rite”(Các cử hành nghi thức Thánh Lễ mới), chú thích 59:
"(1) Chuẩn bị lễ vật (linh mục cầm), (2) Kinh nguyện Thánh Thể (ngài làm phép hoặc tạ ơn), và sau đó (3) bẻ bánh (ngài bẻ bánh), và cuối cùng (4) hiệp lễ (ngài trao cho)".
Vì lý do này, tôi tin rằng chúng ta có thể khẳng định rằng sự điềm tĩnh đặc biệt của nghi lễ Rôma và sự thiếu vẻ kịch nghệ là có căn cứ tốt trong cả thần học và cảm thức mục vụ.
Sau khi tôi đã trả lời như trên, một bạn đọc khác viết: "Cảm ơn cha đã nêu quan điểm rất rõ ràng vể việc nâng bánh thánh bằng cả hai tay, và nêu ra các điểm thích hợp khác. Chúng là rất quan trọng và [...] đưa ra một sự đúng mực cho mầu nhiệm đang được cử hành..
"Có thể có một trường hợp cho việc sử dụng một tay, khi tay kia cầm đĩa thánh dưới bánh thánh được nâng lên, như tôi thường làm. Nói cách khác, lúc truyền phép, đĩa thánh thường là to và dẹt, được nâng lên một chút, và sau khi truyền phép bánh thánh lớn được nâng lên trên đĩa thánh cho mọi người nhìn thấy. Khi ấy, tay trái của linh mục cầm đĩa thánh và tay phải cầm bánh thánh lớn nâng lên”.
Tôi đồng ý với độc giả của chúng ta rằng hình thức đặc biệt này sẽ không thiếu sự tôn kính và đàng hoàng.
Sự cảnh báo duy nhất của tôi là rằng việc nâng đĩa thánh không được tiên liệu cho thời điểm này. Chữ đỏ, khi bảo linh mục cầm lấy bánh ("accipit panem") và đặt bánh thánh trên đĩa thánh sau khi nâng cho tín hữu thấy, dường như giả định rằng ngài phải cầm bánh thánh, chứ không cầm đĩa thánh. Đây là sự liên tục với truyền thống Rôma, như được minh họa trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Roma.
Tương tự như vậy, việc nâng đĩa thánh trong khi nâng bánh thánh, trong khi không bị cấm, không được nhắc đến vào thời điểm này, trong khi chữ đỏ chỉ định hai thời điểm khác để cho đĩa thánh có thể được nâng lên.
Mặc dầu việc nâng bánh thánh và chén thánh sau truyền phép là các thời khắc trung tâm của Kinh nguyện Thánh Thể, nói theo phụng vụ, việc nâng đĩa thánh và chén thánh trong bài Vinh tụng ca kết luận, cho đến khi tín hữu thưa xong chữ Amen cuối, là quan trọng hơn. Điều này là bởi vì nó làm cho rõ ràng toàn bộ mầu nhiệm của sự vinh quang của hy lễ thánh dâng lên Chúa Cha, qua Chúa Con trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, trong khi biểu tượng đàng sau việc nâng lên sau truyền phép nhấn mạnh toàn bộ mầu nhiệm của sự biến thể.
Việc nâng đĩa thánh lúc truyền phép có thể gây khó khăn hơn để dạy giáo lý cho các tín hữu về ý nghĩa đầy đủ của thời điểm này của Thánh Lễ.
Thời điểm khác khi đĩa thánh được nâng lên là trong câu “Đây Chiên Thiên Chúa”. Tại thời điểm này, chủ tế có một sự lựa chọn, cho tín hữu thấy các phần còn lại của bánh thánh lớn đặt trên đĩa thánh nâng lên, hoặc trên chén thánh nâng lên. Trong trường hợp này, linh mục không bao giờ cho tín hữu thấy bánh thánh mà không có đĩa thánh hoặc chén thánh, như thường được làm khi truyền phép.
Một số độc giả khác đã chỉ ra rằng sự tôn kính của chủ tế, hoặc sự thiếu tôn kính, đối với Phép Thánh Thể trong Thánh lễ là rất thường được phản ánh trong các hành vi của các thừa tác viên khác hoặc của một số tín hữu. Trên tất cả, họ nêu ra các ảnh hưởng về huấn luyện phụng vụ và thiêng liêng cho trẻ em. (Zenit.org 30-9-2008 và 14-10-2008)
Đáp: Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không đưa ra một mô tả chi tiết của nghi thức này. Các qui tắc phụng vụ và chữ đỏ xung quanh việc truyền phép trong sách lễ xác định cách minh nhiên rằng linh mục nâng bánh đã truyền phép và chén thánh bằng hai tay. Các chữ đỏ này là như sau:
"1. Trong những công thức sau đây, các lời của Chúa phải được đọc rõ ràng và lớn tiếng. "2. Chủ tế cầm lấy bánh, nâng lên một chút và đọc tiếp:
"3 Hơi cúi mình:
[và nói: "Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn…]
"4. Chủ tế cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên đĩa bánh, cúi mình thờ lạy.
"5. Rồi đọc tiếp: [Cùng một thể thức ấy]
"6. Chủ tế cầm chén thánh nâng lên cao một chút và đọc tiếp:
"7. Hơi cúi mình [Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống…]
"8. Chủ tế nâng chén lên cho giáo dân thấy, sau đó đặt trên khăn thánh, cúi mình thờ lạy (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Nếu chúng ta phải giới hạn mình vào một sự giải thích tối giản của các chữ đỏ, chúng ta phải nói rằng không có qui định pháp lý chặt chẽ để nâng bánh truyền phép bằng hai tay.
Tuy nhiên, các qui tắc phụng vụ của nghi thức thông thường, mặc dù không còn mô tả từng cử chỉ trong chi tiết, có xu hướng cho rằng cần tiếp tục duy trì một tập tục lâu đời. Như vậy, có mọi lý do để cho rằng khi nói đơn giản rằng linh mục "cầm lấy bánh", nhà soạn luật cho rằng linh mục sẽ nâng bánh truyền phép bằng hai tay, như là bắt buộc trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma.
Điều này chắc chắn là sự thực hành tự nhiên nhất và nó được tuân giữ bởi tuyệt đại đa số các linh mục trên toàn thế giới. Việc nâng bánh đã truyền phép và chén thánh bằng cả hai tay cho phép sự dừng lại lâu hơn, sự tôn kính và sự điềm tĩnh trong việc thực hiện nghi thức này. Như bạn đọc của chúng tôi nêu ra, việc nâng bánh đã truyền phép bằng một tay có thể gợi lên một ấn tượng của sự lãnh đạm về phần của linh mục đối với phép Thánh thể.
Mặt khác, sự thực hành một tay có thể được biện minh cách trọn vẹn, khi linh mục bị ngăn trở về thể lý, như trường hợp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vì ngài nâng bánh truyền phép bằng một tay khi ngài không thể kiểm soát hai tay cùng lúc. Trong một trường hợp như vậy, sự thiếu thẩm mỹ được bù lại bằng sự sốt mến của linh mục cho thừa tác vụ gây dựng và nuôi dưỡng các tín hữu của ngài.
Cuối cùng, điều quan trọng là hãy nhớ rằng chúng ta đang ở trước một trình thuật truyền phép của các sự kiện cứu độ, chứ không trước một kịch câm trình thuật lịch sử. Do đó, thật là không đúng theo phụng vụ khi linh mục đưa thêm các cử chỉ kịch nghệ, vốn không được mô tả trong chữ đỏ, và không có cơ sở trong sự thực hành truyền thống của Giáo Hội.
Một số thực hành này, vốn đã len lỏi vào phụng vụ, chẳng hạn như việc bẻ bánh trong khi thuật lại hành động bẻ bánh của Thiên Chúa chúng ta, đã bị cấm một cách minh nhiên trong huấn thị "Redemptionis Sacramentum."
Các thực hành khác, trong khi không được đề cập cụ thể, cũng rơi vào loại luận lý này, vốn tác động lệnh cấm trên. Thí dụ, một số linh mục có thói quen làm một cử chỉ đưa bánh thánh và chén thánh về phía các tín hữu, khi đọc câu “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn…” Việc đưa thêm một cử chỉ kịch nghệ như thế là không chính đáng, từ quan điểm của chữ đỏ. và có xu hướng gây lo ra cho tín hữu.
Tuy nhiên, trên hết, hành động này có xu hướng làm dời chỗ hành động bốn lần của Bữa Tiệc Ly, mà Giáo Hội đã đặt ra cho các khoảnh khắc khác nhau của Thánh lễ. Bốn khoảnh khắc này được mô tả ngắn gọn bởi (nay là Giám mục) Peter J. Elliott trong cuốn "Ceremonies of the Modern Roman Rite”(Các cử hành nghi thức Thánh Lễ mới), chú thích 59:
"(1) Chuẩn bị lễ vật (linh mục cầm), (2) Kinh nguyện Thánh Thể (ngài làm phép hoặc tạ ơn), và sau đó (3) bẻ bánh (ngài bẻ bánh), và cuối cùng (4) hiệp lễ (ngài trao cho)".
Vì lý do này, tôi tin rằng chúng ta có thể khẳng định rằng sự điềm tĩnh đặc biệt của nghi lễ Rôma và sự thiếu vẻ kịch nghệ là có căn cứ tốt trong cả thần học và cảm thức mục vụ.
Sau khi tôi đã trả lời như trên, một bạn đọc khác viết: "Cảm ơn cha đã nêu quan điểm rất rõ ràng vể việc nâng bánh thánh bằng cả hai tay, và nêu ra các điểm thích hợp khác. Chúng là rất quan trọng và [...] đưa ra một sự đúng mực cho mầu nhiệm đang được cử hành..
"Có thể có một trường hợp cho việc sử dụng một tay, khi tay kia cầm đĩa thánh dưới bánh thánh được nâng lên, như tôi thường làm. Nói cách khác, lúc truyền phép, đĩa thánh thường là to và dẹt, được nâng lên một chút, và sau khi truyền phép bánh thánh lớn được nâng lên trên đĩa thánh cho mọi người nhìn thấy. Khi ấy, tay trái của linh mục cầm đĩa thánh và tay phải cầm bánh thánh lớn nâng lên”.
Tôi đồng ý với độc giả của chúng ta rằng hình thức đặc biệt này sẽ không thiếu sự tôn kính và đàng hoàng.
Sự cảnh báo duy nhất của tôi là rằng việc nâng đĩa thánh không được tiên liệu cho thời điểm này. Chữ đỏ, khi bảo linh mục cầm lấy bánh ("accipit panem") và đặt bánh thánh trên đĩa thánh sau khi nâng cho tín hữu thấy, dường như giả định rằng ngài phải cầm bánh thánh, chứ không cầm đĩa thánh. Đây là sự liên tục với truyền thống Rôma, như được minh họa trong hình thức ngoại thường của nghi lễ Roma.
Tương tự như vậy, việc nâng đĩa thánh trong khi nâng bánh thánh, trong khi không bị cấm, không được nhắc đến vào thời điểm này, trong khi chữ đỏ chỉ định hai thời điểm khác để cho đĩa thánh có thể được nâng lên.
Mặc dầu việc nâng bánh thánh và chén thánh sau truyền phép là các thời khắc trung tâm của Kinh nguyện Thánh Thể, nói theo phụng vụ, việc nâng đĩa thánh và chén thánh trong bài Vinh tụng ca kết luận, cho đến khi tín hữu thưa xong chữ Amen cuối, là quan trọng hơn. Điều này là bởi vì nó làm cho rõ ràng toàn bộ mầu nhiệm của sự vinh quang của hy lễ thánh dâng lên Chúa Cha, qua Chúa Con trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, trong khi biểu tượng đàng sau việc nâng lên sau truyền phép nhấn mạnh toàn bộ mầu nhiệm của sự biến thể.
Việc nâng đĩa thánh lúc truyền phép có thể gây khó khăn hơn để dạy giáo lý cho các tín hữu về ý nghĩa đầy đủ của thời điểm này của Thánh Lễ.
Thời điểm khác khi đĩa thánh được nâng lên là trong câu “Đây Chiên Thiên Chúa”. Tại thời điểm này, chủ tế có một sự lựa chọn, cho tín hữu thấy các phần còn lại của bánh thánh lớn đặt trên đĩa thánh nâng lên, hoặc trên chén thánh nâng lên. Trong trường hợp này, linh mục không bao giờ cho tín hữu thấy bánh thánh mà không có đĩa thánh hoặc chén thánh, như thường được làm khi truyền phép.
Một số độc giả khác đã chỉ ra rằng sự tôn kính của chủ tế, hoặc sự thiếu tôn kính, đối với Phép Thánh Thể trong Thánh lễ là rất thường được phản ánh trong các hành vi của các thừa tác viên khác hoặc của một số tín hữu. Trên tất cả, họ nêu ra các ảnh hưởng về huấn luyện phụng vụ và thiêng liêng cho trẻ em. (Zenit.org 30-9-2008 và 14-10-2008)
Nguyễn Trọng Đa