Hiện nay, tại nhiều thánh đường của chúng ta, ngay cả trong những ngày thường, có thể đến chục ý lễ đã được xướng lên. Rất tiếc, các vị tư tế lại chọn xướng đọc ý lễ chen vào giữa Kinh Tạ Ơn đến độ hầu như làm cho đông đảo tín hữu nghĩ rằng đây là một điều bình thường, đúng đắn và rất sốt sắng nữa. Thói quen này không biết từ bao giờ đã ăn sâu vào não trạng của nhiều linh mục và giáo dân, chúng phát triển và lan rộng khắp nơi đến độ nếu cha chủ tế nào không xướng đọc ý lễ, cụ thể là không đọc vào thời điểm này (giữa Kinh Tạ Ơn) tên của tín hữu đã qua đời do giáo dân xin lễ hôm ấy thì người ta sẽ cho là một là sự bất thường và khiếm khuyết đáng kể.Bài viết sau đây sẽ cho thấy: 1] Đây là một thực hành cần phải xét lại; 2] Khi cần phải xướng đọc ý lễ thì nên làm như thế nào?
NGUYÊN TẮC CHUNG
Về mặt nguyên tắc, không có luật chung trong toàn Giáo Hội liên quan đến việc đề cập đến ý lễ. Có lẽ chỉ một vài giáo phận đưa ra quy tắc để hướng dẫn các linh mục thuộc giáo phận mình. Chẳng hạn, theo giáo phận Rôma, linh mục không cần nói ra ý lễ trong Thánh lễ.
Tuy linh mục không buộc phải nêu ý lễ một cách tỏ tường và công khai trong khi đang cử hành Thánh lễ, nhưng nếu cá nhân hay gia đình nào thỉnh cầu, ngài có thể thực hiện. Ngoài ý lễ vị chủ tế đã chấp nhận cử hành với bổng lễ, vì Thánh lễ vô giá, nên ngài cũng có thể thêm vào những ý lễ khác nữa mà có thể hay không được phản ánh trong công thức Thánh lễ.[i] Chẳng hạn, một tư tế khi dâng Thánh lễ cầu cho người quá cố, ngài đồng thời có thể mời gọi cộng đoàn cầu cho “các ơn gọi” với ý nguyện của cá nhân mình để xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hội Thánh được dồi dào ơn thiên triệu. Nếu vị tư tế quên đọc ý lễ hay đọc sai tên các "linh hồn" cũng không sao, miễn là ngài có ý lễ đó từ trước.
NHỮNG CÁCH THỨC XƯỚNG ĐỌC Ý LỄ
Ở đây, để dễ hiểu và dễ áp dụng, đồng thời căn cứ vào điều 954 của Bộ Giáo luật, tạm thời có thể phân biệt ra hai loại ý lễ sau:
- Loại ý lễ thứ nhất: chỉ được xướng lên như một thông tin cho người xin lễ biết là đã nhận được.
- Loại ý lễ thứ hai: ý lễ được dâng với bổng lễ theo ý các tín hữu xin trong Thánh lễhôm đó.
Lý do để người xin lễ được biết và hiệp thông trong Thánh lễ (Loại ý lễ thứ hai), như nhiều vị tư tế đã tỏ bày, được coi là hợp lý. Muốn vậy, chúng ta áp dụng những cách thức sau:
1] Đăng tất cả những ý lễ giáo dân xin trên tờ thông tin của giáo xứ.
Tất nhiên, cách này chỉ thích hợp với những ý lễ đã xin từ lâu trước khi phát hành tờ thông tin và thường chỉ áp dụng cho Loại ý lễ thứ hai. Vì thế, đối với những ý lễ xin sau, nếu cần phải nêu ra, chúng ta có thể chọn những thời điểm thích hợp để loan báo. Những thời điểm đó là:
2] Thứ nhất, trước khi Thánh lễ bắt đầu
Không những thời điểm này thích hợp để nêu ra ý lễ cử hành với bổng lễ (Loại ý lễ thứ hai)[ii] mà còn có thể nêu ra tất cả những ý lễ cầu cho người sống cũng như người đã ly trần (có khi lên đến hàng chục) người ta xin trước đó. Mục đích là nhằm nêu ra cho người ta biết đây là những ý lễ người ta xin (Loại ý lễ thứ nhất) chứ không phải chủ tế sẽ cử hành Thánh lễ với những ý chỉ này kèm theo bổng lễ. Những ý lễ còn lại, theo Giáo luật: "Nếu tại những nhà thờ hay nhà nguyện người ta xin cử hành lễ quá số có thể cử hành ở đó, thì có thể cử hành ở nơi khác, trừ khi những người xin lễ minh thị bày tỏ ý định ngược lại."[iii]Phải nói rõ thêm rằng việc "xin cử hành lễ quá số" thường nảy sinh ra lễ gộp vì dù vị chủ tế đã có ý lễ định dâng với bổng lễ trong Thánh lễ sắp cử hành nhưng một số người khác đến sau cũng muốn xin lễ trong cùng Thánh lễ đó. Để không dễ dàng lạm dụng hình thức lễ gộp, Bộ Giáo sĩ đã ban hành Sắc lệnh chỉ dẫn như sau:[iv]
1] Phải cho người xin lễ biết, và được họ đồng ý là lễ họ xin được dâng chung với một ý lễ khác.
2] Thời gian và nơi chốn dâng lễ gộp ở nơi công khai.
3] Không được gộp hơn 2 lần trong một tuần.
4] Bổng lễ theo như Giáo phận chỉ định.
5] Tuân giữ quy định của khoản Giáo luật 951 #1: “Khi tư tế dâng nhiều Thánh Lễ trong một ngày, có thể áp dụng mỗi Thánh Lễ theo một ý chỉ có bổng lễ dâng. Tuy nhiên, đừng kể ngày lễ Giáng Sinh, tư tế chỉ được hưởng một bổng lễ thôi, còn những bổng lễ khác phải nhường về các mục đích do Bản Quyền quy định, tuy rằng đương sự có thể nhận một phần thù lao vì danh nghĩa ngoại tại.”
Cần lưu ý là bản văn chỉ ra việc đọc tên người quá cố, ví dụ, ông Giuse Nguyễn Văn X, anh Giuse Phạm Văn Y, bà Maria Nguyễn thị A, chị Maria Trần Thị B..., cho nên cần tránh cách đọc: cầu cho linh hồn Giuse, linh hồn Maria... Cách đọc trên phản ánh cả con người của tín hữu đã ly trần đang xin được Thiên Chúa cứu độ. Hơn nữa cách đọc này còn tránh xảy ra sự trùng lặp tên thánh giữa người này với người kia vì người Việt Nam ta thường có tên thánh giống nhau (Giuse hay Maria chẳng hạn hoặc có những giáo xứ hay thôn làng mà tất cả những người đàn ông đều mang một tên thánh là Lôrensô).Cách đọc tên linh hồn có ba nhược điểm. Thứ nhất, linh hồn không phải là toàn thể con người; Thứ hai, sẽ xảy ra tình trạng nêu tổng số linh hồn rất buồn cười (đó là cầu cho 10 linh hồn Giuse, 3 linh hồn Maria, 2 linh hồn Phêrô...); Thứ ba, chẳng ai biết những linh hồn đó là ông nào bà nào.
Như vậy, nếu đọc theo tên đầy đủ chứ không phải tổng gộp các linh hồn (10 linh hồn Giuse, 3 linh hồn Maria, 2 linh hồn Phêrô..) thì việc nêu ra tất cả ý lễ người ta xin chỉ có một chỗ duy nhất thích hợp là ở thời điểm này, tức thời điểm ngoài Thánh lễ. Chắc không một vị tư tế nào dám cả gan xướng đọc mười mấy hay mấy chục tên riêng (ý lễ) như thế vào giữa Kinh Tạ Ơn.
3] Thứ hai, ngay lập tức sau lời chào của chủ tế.
Tức là khi vào đến cung thánh trong phần rước đầu lễ, chủ tế (cùng với các thừa tác viên khác) sẽ chào kính bàn thờ rồi về ghế chủ tọa của mình. Tại đây, ngài làm dấu Thánh giá và chào cộng đoàn bằng một trong 3 công thức lời chào được in trong Sách Lễ Rôma. Sau lời chào này, chủ tế tùy nghi nói một ít lời dẫn nhập trước khi vào nghi thức thống hối. Chính trong lời dẫn nhập này, chủ tế có thể mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho những người xin lễ với chỉ vài ba ý nguyện cụ thể mà thôi. Thời điểm này chỉ thích hợp để nêu Loại ý lễ thứ hai;
4] Thứ ba, trong phần Lời nguyện Tín hữu.
Thông thường có 4 ý nguyện trong phần Lời nguyện Tín hữu. Sau ý nguyện thứ IV, có thể thêm một ý nguyện cuối cùng để nêu ra những ý lễ của người xin cầu cho người sống và người chết, trong đó có thể nêu cả danh tánh một vài tín hữu đã qua đời theo ý chỉ tương ứng với bổng lễ vị tư tế đã nhận (Loại ý lễ thứ hai). Nếu Loại ý lễ thứ nhất chỉ có một vài, thì cũng có thể xướng đọc tại thời điềm này luôn.
Tất cả những phương cách trên đây đều được khuyến khích. Thiết nghĩ rằng chúng là một giải pháp tốt cũng như đã quá đủ để cho những người xin lễ cũng như cộng đoàn được biết và hiệp thông cầu nguyện cùng với chủ tế. Cách này còn giúp một số tư tế, theo ý nghĩ chủ quan của các ngài, thoát khỏi e sợ không có người xin lễ nữa.
Còn việc đưa các ý lễ vào giữa Kinh Tạ Ơnmà tiếng chuyên môn gọi là Memento(tức là tưởng nhớ đến và cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết) là một vấn đề cần phải làm rõ.
NÊU MỘT LOẠT Ý LỄ GIỮA KINH NGUYỆN THÁNH THỂ???
Trong nghi thức Đông phương, phần Memento nằm bên ngoài Kinh Tạ Ơn, còn bên Tây phương, Memento nằm trong Kinh Tạ Ơn dù rằng chỉ xuất hiện mãi sau này vì như Josef Jungmann cho biết, đến đầu thế kỷ V, một số những phần như Communicantes, Hanc igitur,Memento etiam và Nobis quoque vẫn chưa thấy xuất hiện trong Lễ quy Roma.[v] Cũng theo tác giả Josef Jungmann, kinh tưởng niệm người chết (Memento etiam) có lẽ đã được thêm vào dưới thời Đức Gregôriô Cả (590-604). Thật ra, hồi đầu thế kỷ VIII, người ta vẫn không thấy Memento etiam trong cuốn Sacramentarium Gregorianum (vẫn được gọi là cuốn Hadrianum) ngoại trừ trong những tài liệu khác như cuốn Sách lễ Bobbio (Ái Nhĩ Lan).[vi] Như vậy, không phải mọi cử hành Thánh Thể của Giáo Hội thưở đầu đều có Lời nguyện cho các tín hữu đã qua đời, nhưng nay, đây là một phần thông thường trong các Kinh Tạ Ơn. Các Anaphora đã phát triển việc cầu nguyện cho người sống nhiều hơn.
Tuy nhiên, Memento không đồng nghĩa với đọc hàng loạt ý lễ cụ thể. Thực hành đọc hàng loạt ý lễ cụ thể chen vào trong Kinh Tạ Ơnnhư xuất hiện đây đó tại Việt Nam có thể nảy sinh do những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, hiểu sai Bản vănchữ đỏ của Nghi thức Thánh lễ;
- Thứ hai, có thể do ảnh hưởng của Thánh lễ "đọc" hay Thánh lễ "thing lặng" và Thánh lễ của tư tế từ thời Trung cổ mà trong đó Thánh lễ trở thành cử hành của vị linh mục hơn là hành vi của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa. Dân chúng trở thành những quan sát viên hơn là người tham dự Phụng vụ. Hậu quả là, một mặt, dân chúng tập trung hướng đến thống hối, đến ý lễ cá nhân, đến cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời nhiều hơn...nhằm giảm thiểu thời gian bị trừng phạt nơi luyện ngục trong tương lai; mặt khác, những ngày trong tuần, lễ cầu hồn hầu như lấn át các Thánh lễ khác, Thánh lễ "áo đen" hàng ngày đã trở nên quá quen thuộc đối với nhiều người sống trước Công đồng Vatican II;
[vii]
- Thứ ba, không hiểu thấu đáo tinh thần cũng như ý nghĩa của Kinh Tạ Ơn nói riêng và phụng vụ Thánh lễ nói chungđến độ khi tham dự Thánh lễ, người xin lễ chỉ ngóng đợi trong phần Kinh Tạ Ơn liệu vị tư tế có đọc tên "linh hồn" người thân của mình hay không.
* Ý lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời:
Không phải Kinh Tạ Ơn nào cũng có phần dành riêng để tư tế có thể thêm vào ý nguyện cầu cho người quá cố cụ thể. Điều này phản ánh ý định của Giáo Hội là nếu vị tư tế sử dụng thay đổi 13 mẫu Kinh Tạ Ơn được nêu ra trong Sách lễ Roma[viii]. Chắc hẳn, ngài sẽ không có cách chi để ngày nào cũng chen vào Kinh Tạ Ơn ý lễ cầu cho những người đã ly trần. Sách lễ chỉ có sẵn các Bản văn hay công thức để có thể nêu cụ thể tên của những tín hữu đã qua đời trong một số Kinh Tạ Ơn, chẳng hạn như trong Kinh Tạ Ơn I: "Lạy Chúa, xin cũng nhớ đến (những) tôi tớ Chúa là T... (và T...) được ghi dấu đức tin, đã ra đi trước chúng con và đang nghỉ giấc bình an;"[ix] trong Kinh Tạ Ơn II: "Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là T... mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa, thì cũng được sống lại như Người;"[x] hay trong Kinh Tạ Ơn III: "Lạy Cha, xin nhớ đến (những) tôi tớ Cha là T., mà (hôm nay) Cha đã gọi ra khỏi đời này về với Cha. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Cha, thì cũng được sống lại như Người, khi Người cho xác kẻ chết sống lại từ bụi đất và cho thân xác mọn hèn chúng con trở nên giống thân xác sáng láng của Người"..
[xi].
Tuy nhiên, ngoại trừ trong Kinh Tạ Ơn I, lời cầu này không phải được soạn ra để đọc hàng ngày hay đọc trong bất cứ Thánh lễ nào có người xin lễ cầu cho thân nhân của họ đã qua đời như nhiều người và có lẽ ngay cả nhiều vị tư tế vẫn lầm tưởng. Chữ đỏ của Nghi thức Thánh lễ chỉ rõ: chúng chỉ được sử dụng (trích nguyên văn) "trong Thánh lễ cầu cho người đã qua đời, có thể thêm"[xii](Kinh Tạ Ơn II); "Khi dùng Kinh Tạ Ơn này (Kinh Tạ Ơn III)trong lễ cầu cho người đã qua đời, có thể thay thế như sau."[xiii] Điều này có nghĩa là, phần chọn lựa đó chỉ được dành riêng trong Thánh lễ cầu cho người quá cố mà thôi - như lễ An táng hay Giỗ đầu - những dịp tưởng nhớ đặc biệt và ý nghĩa, đến độ, nếu không vì lý do bậc lễ phụng vụ, chủ tế sẽ sử dụng ngay Bản văn hay Bài lễ "Cầu cho các tin hữu đã qua đời" ....
[xiv]Với Bản văn hay Bài lễ như thế, chúng ta sẽ thấy một dòng chảy suốt từ đầu cho đến cuối Thánh lễ. Chẳng hạn, nếu dùng Bài lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (ví dụ Bản văn lễ An táng ngoài mùa Phục sinh A sau đây), ngay từ Lời nguyện Nhập lễ, chủ tế đã đọc cụ thể danh tánh: "Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chỉ có Chúa mới thắng nổi sự chết và ban cho chúng con sự sống muôn đời. (Hôm nay) OBACE. T. là người tín hữu Chúa....". Qua Lời nguyện Tiến lễ cũng vậy, chủ tế cầu xin: "Lạy Chúa, chúng con dâng những lễ vật này để cầu cho OBACE Tđược hưởng ơn cứu độ...". Cho nên, khi tới phần Kinh Tạ Ơn, chủ tế thoải mái chọn đọc: "Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là T... mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa, thì cũng được sống lại như Người" mà không sợ lạc ra khỏi dòng chảy. Cho tới Lời nguyện Hiệp lễ, dòng chảy vẫn tiếp tục hướng đến việc cầu cho người quá cố: "Ước chi nhờ bí tich này, người anh (chị) em tín hữu chúng con là T... được vào Nước Chúa dự tiệc vui muôn đời". Trong trường hợp này, quá lắm vị tư tế chỉ có thể chen vào các Lời nguyện Nhập lễ, Lời nguyện Tiến lễ, Lời nguyện Hiệp lễ và tất nhiên giữa Kinh Tạ Ơn một hay hai tên của tín hữu qua đời mà thôi (Loại ý lễ thứ hai). Việc đọc một loạt tên các linh hồn đã không được phụng vụ đặt ra vì sẽ làm cho các Lời Nguyện (Nhập lễ, Tiến lễ, Hiệp lễ) kéo dài lê thê. Nhất là, nếu xướng một lô y lễ cầu cho cả người sống lẫn người chết xen giữa Kinh Tạ Ơnsẽ làm cho lời kinh long trọng này bị loãng rakhi tỉ lệ dành cho phần cầu cho người quá cố áp đảo những phần khác quan trọng hơn rất nhiều. Mục tiêu của phụng vụ nói chung hay của Thánh lễ nói riêng là: tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người, cho nên đừng có ý nghĩ và thực hành đến độ làm cho Thánh lễ ra như chỉ lo tập trung vào chuyện cầu cho những người đã qua đời mà thôi.
Nếu cử hành Thánh lễ với Bài lễ không phải "Cầu cho người đã qua đời", ví dụ: Bài lễ "Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời"; Bài lễ "Chúa Nhật các tuần mùa Thường niên"; Bài lễ "Chúa Nhật Thứ I, II, III, IV mùa Vọng"; Bài lễ "Chúa Giáng sinh"; Bài lễ "Tuần Bát Nhật Giáng sinh"; Bài lễ "Chúa Nhật I, II, III, IV, V mùa Chay", Bài lễ "Chúa Nhật I,II, III, IV, V, VI, VII mùa Phục sinh"..., vị tư tế nên chọn những cách thức nêu các ý lễ như đã trình bày ở trên. Ngài cần tránh chen vào giữa Kinh Tạ Ơn (trừ Kinh tạ Ơn I) công thức cầu cho người quá cố cụ thể, nhất là không nên tranh thủ lúc này đọc một lô tên các linh hồn như được nhiều nơi và nhiều linh mục thực hành thường xuyên vì sẽ làm ngắt quãng dòng chảy của buổi cử hành phụng vụ Thánh Thể hôm ấy. Hơn nữa, hầu như mọi Kinh Tạ Ơn đều cầu cho hết thảy những người đã ly trần rồi:
"Lạy Chúa, chúng con xin CHúa thương ban cho các tín hữu ấy, và tất cả mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã an nghỉ trong Đức Kito6, được vào nơi hạnh phúc sáng láng và bình an" (Kinh Tạ Ơn I).
"Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhân Chúa" (Kinh Tạ Ơn II).
"Xin Cha thương đến anh chị em chúng con đã ly trần, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã sống đẹp lòng Cha mà nay đã lìa thế. Xin thương nhận hết thảy vào Nước Cha, nơi chúng con hy vọng sẽ tới để cùng nhau tận hưởng ving quang Cha muôn đời, nhờ Đức Kito, Chúa chúng con, nhờ Người, Cha rộng ban mọi ơn lành cho thế gian." (Kinh Tạ Ơn III).
"Xin Chúa cũng nhớ đến những người đã qua đời trong bình an của Đức Kito, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con, cùng tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ."(Kinh Tạ Ơn IV)
Chính vì vậy, Giáo Hội khuyên rằng: ".....chỉ nên cử hành lễ cầu cho những người qua đời cách chừng mực, vì bất cứ Thánh lễ nào cũng được dâng cầu cho kẻ sống và người quá cố, và kinh Tạ Ơn luôn nhớ đến các kẻ qua đời."[xv]Giáo Hội cũng mong ước các tín hữu tránh rơi vào một cách nhìn quá đậm khuynh hướng tư hữu hoặc tư lợi về Thánh lễ dâng để cầu cho người quá cố "riêng" của họ.[xvi] Thực sự, việc cầu cho kẻ chết luôn luôn là cử hành của toàn thể Giáo Hội và nhắm xin cho những anh chị em này thuộc mọi thời và mọi nơi được tham dự vào vinh quang của Chúa Kitô Phục sinh chứ không đơn thuần là vấn đề tương quan với người chết xét như họ là những người thân thuộc của gia đình, họ hàng hay bạn bè của mình.
[xvii]
* Các ý lễ khác (Cầu cho người còn sống):
Ở trong Kinh Tạ Ơn I, có phần Cầu cho người sống (Memento, Domine) được phép nêu danh cụ thể:
Lạy Chúa, xin nhớ đến (những) tôi tớ của Chúa là T... (và T...) và mọi người đang sum họp nơi đây: mà Chúa biết rõ lòng tin kính và sùng mộ. Chúng con dâng thay hoặc chính họ dâng lên Chúa hy lễ ca tụng này cầu cho mình và cho mọi người thân thuộc: hầu linh hồn được cứu chuộc, thân xác được an lành mạnh khoẻ như lòng mong ước: Như vậy, họ được tôn vinh Chúa là Thiên Chúa thật, hằng hữu và hằng sống.[xviii]
Lời kinh này cầu cho những người vị chủ tế có ý muốn cầu nguyện bằng cách xướng danh họ cách công khai như được thánh Giêrônimô đề cập ( 420): người ta có thói quen xướng danh những tín hữu được nhắc nhở đặc biệt, chẳng hạn, các người bảo trợ tân tòng, người dâng tiền lễ, ân nhân xứ đạo. Sau này, nhằm nhấn mạnh, Alcuin còn thêm cụm từ "vì họ mà chúng con dâng tiến". Do vậy mới xảy ra hai khả năng được nêu ra luôn: nếu họ vắng mặt, vị tư tế sẽ "dâng thay" cho họ; còn nếu họ hiện diện, "chính họ dâng lên Chúa hy lễ ca tụng".
[xix]
Còn trong những Kinh Tạ Ơn khác, vì đã có phần cầu cho người còn sống nói chung, cho nên vị tư tế không được tùy tiện nêu ra "một lô" ý lễ cầu cho người sống chen ngay giữa Kinh Tạ Ơn vì chữ đỏ của Nghi thức Thánh lễ chỉ cho phép "Trong Thánh lễ có nghi thức riêng, có thể thêm ý cầu nguyện đặc biệt ở chỗ này." Điều đó có nghĩa là vị tư tế chỉ thêm vào giữa Kinh Tạ Ơn ở đây những công thức Giáo Hội đã soạn sẵn khi cử hành Thánh lễ với nghi thức riêng mà thôi, chẳng hạn như: Thánh lễKhấn dòng, Truyền chức, Hôn phối...
[xx]
Tóm lại, chỉ khi cử hành Thánh lễ với Bản văn hay Bài lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, vị tư tế mới sử dụng công thức có sẵn ngay trong Kinh Tạ Ơn. Đang khi đọc Kinh Tạ Ơn, vị tư tế không thêm bất cứ một ý nguyện nào khác chỉ trừ những lời nguyện đã được Giáo Hội soạn sẵn để dùng trong Thánh lễ với nghi thức riêng. Các ý lễ, thậm chí một loạt tên những người quá cố, có thể được đăng trong tờ thông tin giáo xứ hay nêu ra vào thời điểm thích hợp như: trước Thánh lễ, lúc đầu lễ và trongLời nguyện Tín hữu để cùng với chủ tế, mọi người tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho họ. Tốt nhất, ý lễ nên được xướng lên trong Lời nguyện Tín hữuhoặc / và trước Thánh lễ. Ngoài ra, vị tư tế không nên tự tiện chen vào giữa Kinh Tạ Ơn một loạt ý lễ cầu cho người sống hay một lô tên các anh chị em tín hữu đã qua đời khi không đọc theo Bản văn hay Bài lễ thích hợp.
NGUYÊN TẮC CHUNG
Về mặt nguyên tắc, không có luật chung trong toàn Giáo Hội liên quan đến việc đề cập đến ý lễ. Có lẽ chỉ một vài giáo phận đưa ra quy tắc để hướng dẫn các linh mục thuộc giáo phận mình. Chẳng hạn, theo giáo phận Rôma, linh mục không cần nói ra ý lễ trong Thánh lễ.
Tuy linh mục không buộc phải nêu ý lễ một cách tỏ tường và công khai trong khi đang cử hành Thánh lễ, nhưng nếu cá nhân hay gia đình nào thỉnh cầu, ngài có thể thực hiện. Ngoài ý lễ vị chủ tế đã chấp nhận cử hành với bổng lễ, vì Thánh lễ vô giá, nên ngài cũng có thể thêm vào những ý lễ khác nữa mà có thể hay không được phản ánh trong công thức Thánh lễ.[i] Chẳng hạn, một tư tế khi dâng Thánh lễ cầu cho người quá cố, ngài đồng thời có thể mời gọi cộng đoàn cầu cho “các ơn gọi” với ý nguyện của cá nhân mình để xin Thiên Chúa chúc phúc cho Hội Thánh được dồi dào ơn thiên triệu. Nếu vị tư tế quên đọc ý lễ hay đọc sai tên các "linh hồn" cũng không sao, miễn là ngài có ý lễ đó từ trước.
NHỮNG CÁCH THỨC XƯỚNG ĐỌC Ý LỄ
Ở đây, để dễ hiểu và dễ áp dụng, đồng thời căn cứ vào điều 954 của Bộ Giáo luật, tạm thời có thể phân biệt ra hai loại ý lễ sau:
- Loại ý lễ thứ nhất: chỉ được xướng lên như một thông tin cho người xin lễ biết là đã nhận được.
- Loại ý lễ thứ hai: ý lễ được dâng với bổng lễ theo ý các tín hữu xin trong Thánh lễhôm đó.
Lý do để người xin lễ được biết và hiệp thông trong Thánh lễ (Loại ý lễ thứ hai), như nhiều vị tư tế đã tỏ bày, được coi là hợp lý. Muốn vậy, chúng ta áp dụng những cách thức sau:
1] Đăng tất cả những ý lễ giáo dân xin trên tờ thông tin của giáo xứ.
Tất nhiên, cách này chỉ thích hợp với những ý lễ đã xin từ lâu trước khi phát hành tờ thông tin và thường chỉ áp dụng cho Loại ý lễ thứ hai. Vì thế, đối với những ý lễ xin sau, nếu cần phải nêu ra, chúng ta có thể chọn những thời điểm thích hợp để loan báo. Những thời điểm đó là:
2] Thứ nhất, trước khi Thánh lễ bắt đầu
Không những thời điểm này thích hợp để nêu ra ý lễ cử hành với bổng lễ (Loại ý lễ thứ hai)[ii] mà còn có thể nêu ra tất cả những ý lễ cầu cho người sống cũng như người đã ly trần (có khi lên đến hàng chục) người ta xin trước đó. Mục đích là nhằm nêu ra cho người ta biết đây là những ý lễ người ta xin (Loại ý lễ thứ nhất) chứ không phải chủ tế sẽ cử hành Thánh lễ với những ý chỉ này kèm theo bổng lễ. Những ý lễ còn lại, theo Giáo luật: "Nếu tại những nhà thờ hay nhà nguyện người ta xin cử hành lễ quá số có thể cử hành ở đó, thì có thể cử hành ở nơi khác, trừ khi những người xin lễ minh thị bày tỏ ý định ngược lại."[iii]Phải nói rõ thêm rằng việc "xin cử hành lễ quá số" thường nảy sinh ra lễ gộp vì dù vị chủ tế đã có ý lễ định dâng với bổng lễ trong Thánh lễ sắp cử hành nhưng một số người khác đến sau cũng muốn xin lễ trong cùng Thánh lễ đó. Để không dễ dàng lạm dụng hình thức lễ gộp, Bộ Giáo sĩ đã ban hành Sắc lệnh chỉ dẫn như sau:[iv]
1] Phải cho người xin lễ biết, và được họ đồng ý là lễ họ xin được dâng chung với một ý lễ khác.
2] Thời gian và nơi chốn dâng lễ gộp ở nơi công khai.
3] Không được gộp hơn 2 lần trong một tuần.
4] Bổng lễ theo như Giáo phận chỉ định.
5] Tuân giữ quy định của khoản Giáo luật 951 #1: “Khi tư tế dâng nhiều Thánh Lễ trong một ngày, có thể áp dụng mỗi Thánh Lễ theo một ý chỉ có bổng lễ dâng. Tuy nhiên, đừng kể ngày lễ Giáng Sinh, tư tế chỉ được hưởng một bổng lễ thôi, còn những bổng lễ khác phải nhường về các mục đích do Bản Quyền quy định, tuy rằng đương sự có thể nhận một phần thù lao vì danh nghĩa ngoại tại.”
Cần lưu ý là bản văn chỉ ra việc đọc tên người quá cố, ví dụ, ông Giuse Nguyễn Văn X, anh Giuse Phạm Văn Y, bà Maria Nguyễn thị A, chị Maria Trần Thị B..., cho nên cần tránh cách đọc: cầu cho linh hồn Giuse, linh hồn Maria... Cách đọc trên phản ánh cả con người của tín hữu đã ly trần đang xin được Thiên Chúa cứu độ. Hơn nữa cách đọc này còn tránh xảy ra sự trùng lặp tên thánh giữa người này với người kia vì người Việt Nam ta thường có tên thánh giống nhau (Giuse hay Maria chẳng hạn hoặc có những giáo xứ hay thôn làng mà tất cả những người đàn ông đều mang một tên thánh là Lôrensô).Cách đọc tên linh hồn có ba nhược điểm. Thứ nhất, linh hồn không phải là toàn thể con người; Thứ hai, sẽ xảy ra tình trạng nêu tổng số linh hồn rất buồn cười (đó là cầu cho 10 linh hồn Giuse, 3 linh hồn Maria, 2 linh hồn Phêrô...); Thứ ba, chẳng ai biết những linh hồn đó là ông nào bà nào.
Như vậy, nếu đọc theo tên đầy đủ chứ không phải tổng gộp các linh hồn (10 linh hồn Giuse, 3 linh hồn Maria, 2 linh hồn Phêrô..) thì việc nêu ra tất cả ý lễ người ta xin chỉ có một chỗ duy nhất thích hợp là ở thời điểm này, tức thời điểm ngoài Thánh lễ. Chắc không một vị tư tế nào dám cả gan xướng đọc mười mấy hay mấy chục tên riêng (ý lễ) như thế vào giữa Kinh Tạ Ơn.
3] Thứ hai, ngay lập tức sau lời chào của chủ tế.
Tức là khi vào đến cung thánh trong phần rước đầu lễ, chủ tế (cùng với các thừa tác viên khác) sẽ chào kính bàn thờ rồi về ghế chủ tọa của mình. Tại đây, ngài làm dấu Thánh giá và chào cộng đoàn bằng một trong 3 công thức lời chào được in trong Sách Lễ Rôma. Sau lời chào này, chủ tế tùy nghi nói một ít lời dẫn nhập trước khi vào nghi thức thống hối. Chính trong lời dẫn nhập này, chủ tế có thể mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho những người xin lễ với chỉ vài ba ý nguyện cụ thể mà thôi. Thời điểm này chỉ thích hợp để nêu Loại ý lễ thứ hai;
4] Thứ ba, trong phần Lời nguyện Tín hữu.
Thông thường có 4 ý nguyện trong phần Lời nguyện Tín hữu. Sau ý nguyện thứ IV, có thể thêm một ý nguyện cuối cùng để nêu ra những ý lễ của người xin cầu cho người sống và người chết, trong đó có thể nêu cả danh tánh một vài tín hữu đã qua đời theo ý chỉ tương ứng với bổng lễ vị tư tế đã nhận (Loại ý lễ thứ hai). Nếu Loại ý lễ thứ nhất chỉ có một vài, thì cũng có thể xướng đọc tại thời điềm này luôn.
Tất cả những phương cách trên đây đều được khuyến khích. Thiết nghĩ rằng chúng là một giải pháp tốt cũng như đã quá đủ để cho những người xin lễ cũng như cộng đoàn được biết và hiệp thông cầu nguyện cùng với chủ tế. Cách này còn giúp một số tư tế, theo ý nghĩ chủ quan của các ngài, thoát khỏi e sợ không có người xin lễ nữa.
Còn việc đưa các ý lễ vào giữa Kinh Tạ Ơnmà tiếng chuyên môn gọi là Memento(tức là tưởng nhớ đến và cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết) là một vấn đề cần phải làm rõ.
NÊU MỘT LOẠT Ý LỄ GIỮA KINH NGUYỆN THÁNH THỂ???
Trong nghi thức Đông phương, phần Memento nằm bên ngoài Kinh Tạ Ơn, còn bên Tây phương, Memento nằm trong Kinh Tạ Ơn dù rằng chỉ xuất hiện mãi sau này vì như Josef Jungmann cho biết, đến đầu thế kỷ V, một số những phần như Communicantes, Hanc igitur,Memento etiam và Nobis quoque vẫn chưa thấy xuất hiện trong Lễ quy Roma.[v] Cũng theo tác giả Josef Jungmann, kinh tưởng niệm người chết (Memento etiam) có lẽ đã được thêm vào dưới thời Đức Gregôriô Cả (590-604). Thật ra, hồi đầu thế kỷ VIII, người ta vẫn không thấy Memento etiam trong cuốn Sacramentarium Gregorianum (vẫn được gọi là cuốn Hadrianum) ngoại trừ trong những tài liệu khác như cuốn Sách lễ Bobbio (Ái Nhĩ Lan).[vi] Như vậy, không phải mọi cử hành Thánh Thể của Giáo Hội thưở đầu đều có Lời nguyện cho các tín hữu đã qua đời, nhưng nay, đây là một phần thông thường trong các Kinh Tạ Ơn. Các Anaphora đã phát triển việc cầu nguyện cho người sống nhiều hơn.
Tuy nhiên, Memento không đồng nghĩa với đọc hàng loạt ý lễ cụ thể. Thực hành đọc hàng loạt ý lễ cụ thể chen vào trong Kinh Tạ Ơnnhư xuất hiện đây đó tại Việt Nam có thể nảy sinh do những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, hiểu sai Bản vănchữ đỏ của Nghi thức Thánh lễ;
- Thứ hai, có thể do ảnh hưởng của Thánh lễ "đọc" hay Thánh lễ "thing lặng" và Thánh lễ của tư tế từ thời Trung cổ mà trong đó Thánh lễ trở thành cử hành của vị linh mục hơn là hành vi của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa. Dân chúng trở thành những quan sát viên hơn là người tham dự Phụng vụ. Hậu quả là, một mặt, dân chúng tập trung hướng đến thống hối, đến ý lễ cá nhân, đến cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời nhiều hơn...nhằm giảm thiểu thời gian bị trừng phạt nơi luyện ngục trong tương lai; mặt khác, những ngày trong tuần, lễ cầu hồn hầu như lấn át các Thánh lễ khác, Thánh lễ "áo đen" hàng ngày đã trở nên quá quen thuộc đối với nhiều người sống trước Công đồng Vatican II;
[vii]
- Thứ ba, không hiểu thấu đáo tinh thần cũng như ý nghĩa của Kinh Tạ Ơn nói riêng và phụng vụ Thánh lễ nói chungđến độ khi tham dự Thánh lễ, người xin lễ chỉ ngóng đợi trong phần Kinh Tạ Ơn liệu vị tư tế có đọc tên "linh hồn" người thân của mình hay không.
* Ý lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời:
Không phải Kinh Tạ Ơn nào cũng có phần dành riêng để tư tế có thể thêm vào ý nguyện cầu cho người quá cố cụ thể. Điều này phản ánh ý định của Giáo Hội là nếu vị tư tế sử dụng thay đổi 13 mẫu Kinh Tạ Ơn được nêu ra trong Sách lễ Roma[viii]. Chắc hẳn, ngài sẽ không có cách chi để ngày nào cũng chen vào Kinh Tạ Ơn ý lễ cầu cho những người đã ly trần. Sách lễ chỉ có sẵn các Bản văn hay công thức để có thể nêu cụ thể tên của những tín hữu đã qua đời trong một số Kinh Tạ Ơn, chẳng hạn như trong Kinh Tạ Ơn I: "Lạy Chúa, xin cũng nhớ đến (những) tôi tớ Chúa là T... (và T...) được ghi dấu đức tin, đã ra đi trước chúng con và đang nghỉ giấc bình an;"[ix] trong Kinh Tạ Ơn II: "Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là T... mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa, thì cũng được sống lại như Người;"[x] hay trong Kinh Tạ Ơn III: "Lạy Cha, xin nhớ đến (những) tôi tớ Cha là T., mà (hôm nay) Cha đã gọi ra khỏi đời này về với Cha. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Cha, thì cũng được sống lại như Người, khi Người cho xác kẻ chết sống lại từ bụi đất và cho thân xác mọn hèn chúng con trở nên giống thân xác sáng láng của Người"..
[xi].
Tuy nhiên, ngoại trừ trong Kinh Tạ Ơn I, lời cầu này không phải được soạn ra để đọc hàng ngày hay đọc trong bất cứ Thánh lễ nào có người xin lễ cầu cho thân nhân của họ đã qua đời như nhiều người và có lẽ ngay cả nhiều vị tư tế vẫn lầm tưởng. Chữ đỏ của Nghi thức Thánh lễ chỉ rõ: chúng chỉ được sử dụng (trích nguyên văn) "trong Thánh lễ cầu cho người đã qua đời, có thể thêm"[xii](Kinh Tạ Ơn II); "Khi dùng Kinh Tạ Ơn này (Kinh Tạ Ơn III)trong lễ cầu cho người đã qua đời, có thể thay thế như sau."[xiii] Điều này có nghĩa là, phần chọn lựa đó chỉ được dành riêng trong Thánh lễ cầu cho người quá cố mà thôi - như lễ An táng hay Giỗ đầu - những dịp tưởng nhớ đặc biệt và ý nghĩa, đến độ, nếu không vì lý do bậc lễ phụng vụ, chủ tế sẽ sử dụng ngay Bản văn hay Bài lễ "Cầu cho các tin hữu đã qua đời" ....
[xiv]Với Bản văn hay Bài lễ như thế, chúng ta sẽ thấy một dòng chảy suốt từ đầu cho đến cuối Thánh lễ. Chẳng hạn, nếu dùng Bài lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (ví dụ Bản văn lễ An táng ngoài mùa Phục sinh A sau đây), ngay từ Lời nguyện Nhập lễ, chủ tế đã đọc cụ thể danh tánh: "Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chỉ có Chúa mới thắng nổi sự chết và ban cho chúng con sự sống muôn đời. (Hôm nay) OBACE. T. là người tín hữu Chúa....". Qua Lời nguyện Tiến lễ cũng vậy, chủ tế cầu xin: "Lạy Chúa, chúng con dâng những lễ vật này để cầu cho OBACE Tđược hưởng ơn cứu độ...". Cho nên, khi tới phần Kinh Tạ Ơn, chủ tế thoải mái chọn đọc: "Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là T... mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa, thì cũng được sống lại như Người" mà không sợ lạc ra khỏi dòng chảy. Cho tới Lời nguyện Hiệp lễ, dòng chảy vẫn tiếp tục hướng đến việc cầu cho người quá cố: "Ước chi nhờ bí tich này, người anh (chị) em tín hữu chúng con là T... được vào Nước Chúa dự tiệc vui muôn đời". Trong trường hợp này, quá lắm vị tư tế chỉ có thể chen vào các Lời nguyện Nhập lễ, Lời nguyện Tiến lễ, Lời nguyện Hiệp lễ và tất nhiên giữa Kinh Tạ Ơn một hay hai tên của tín hữu qua đời mà thôi (Loại ý lễ thứ hai). Việc đọc một loạt tên các linh hồn đã không được phụng vụ đặt ra vì sẽ làm cho các Lời Nguyện (Nhập lễ, Tiến lễ, Hiệp lễ) kéo dài lê thê. Nhất là, nếu xướng một lô y lễ cầu cho cả người sống lẫn người chết xen giữa Kinh Tạ Ơnsẽ làm cho lời kinh long trọng này bị loãng rakhi tỉ lệ dành cho phần cầu cho người quá cố áp đảo những phần khác quan trọng hơn rất nhiều. Mục tiêu của phụng vụ nói chung hay của Thánh lễ nói riêng là: tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người, cho nên đừng có ý nghĩ và thực hành đến độ làm cho Thánh lễ ra như chỉ lo tập trung vào chuyện cầu cho những người đã qua đời mà thôi.
Nếu cử hành Thánh lễ với Bài lễ không phải "Cầu cho người đã qua đời", ví dụ: Bài lễ "Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời"; Bài lễ "Chúa Nhật các tuần mùa Thường niên"; Bài lễ "Chúa Nhật Thứ I, II, III, IV mùa Vọng"; Bài lễ "Chúa Giáng sinh"; Bài lễ "Tuần Bát Nhật Giáng sinh"; Bài lễ "Chúa Nhật I, II, III, IV, V mùa Chay", Bài lễ "Chúa Nhật I,II, III, IV, V, VI, VII mùa Phục sinh"..., vị tư tế nên chọn những cách thức nêu các ý lễ như đã trình bày ở trên. Ngài cần tránh chen vào giữa Kinh Tạ Ơn (trừ Kinh tạ Ơn I) công thức cầu cho người quá cố cụ thể, nhất là không nên tranh thủ lúc này đọc một lô tên các linh hồn như được nhiều nơi và nhiều linh mục thực hành thường xuyên vì sẽ làm ngắt quãng dòng chảy của buổi cử hành phụng vụ Thánh Thể hôm ấy. Hơn nữa, hầu như mọi Kinh Tạ Ơn đều cầu cho hết thảy những người đã ly trần rồi:
"Lạy Chúa, chúng con xin CHúa thương ban cho các tín hữu ấy, và tất cả mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã an nghỉ trong Đức Kito6, được vào nơi hạnh phúc sáng láng và bình an" (Kinh Tạ Ơn I).
"Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhân Chúa" (Kinh Tạ Ơn II).
"Xin Cha thương đến anh chị em chúng con đã ly trần, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã sống đẹp lòng Cha mà nay đã lìa thế. Xin thương nhận hết thảy vào Nước Cha, nơi chúng con hy vọng sẽ tới để cùng nhau tận hưởng ving quang Cha muôn đời, nhờ Đức Kito, Chúa chúng con, nhờ Người, Cha rộng ban mọi ơn lành cho thế gian." (Kinh Tạ Ơn III).
"Xin Chúa cũng nhớ đến những người đã qua đời trong bình an của Đức Kito, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con, cùng tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ."(Kinh Tạ Ơn IV)
Chính vì vậy, Giáo Hội khuyên rằng: ".....chỉ nên cử hành lễ cầu cho những người qua đời cách chừng mực, vì bất cứ Thánh lễ nào cũng được dâng cầu cho kẻ sống và người quá cố, và kinh Tạ Ơn luôn nhớ đến các kẻ qua đời."[xv]Giáo Hội cũng mong ước các tín hữu tránh rơi vào một cách nhìn quá đậm khuynh hướng tư hữu hoặc tư lợi về Thánh lễ dâng để cầu cho người quá cố "riêng" của họ.[xvi] Thực sự, việc cầu cho kẻ chết luôn luôn là cử hành của toàn thể Giáo Hội và nhắm xin cho những anh chị em này thuộc mọi thời và mọi nơi được tham dự vào vinh quang của Chúa Kitô Phục sinh chứ không đơn thuần là vấn đề tương quan với người chết xét như họ là những người thân thuộc của gia đình, họ hàng hay bạn bè của mình.
[xvii]
* Các ý lễ khác (Cầu cho người còn sống):
Ở trong Kinh Tạ Ơn I, có phần Cầu cho người sống (Memento, Domine) được phép nêu danh cụ thể:
Lạy Chúa, xin nhớ đến (những) tôi tớ của Chúa là T... (và T...) và mọi người đang sum họp nơi đây: mà Chúa biết rõ lòng tin kính và sùng mộ. Chúng con dâng thay hoặc chính họ dâng lên Chúa hy lễ ca tụng này cầu cho mình và cho mọi người thân thuộc: hầu linh hồn được cứu chuộc, thân xác được an lành mạnh khoẻ như lòng mong ước: Như vậy, họ được tôn vinh Chúa là Thiên Chúa thật, hằng hữu và hằng sống.[xviii]
Lời kinh này cầu cho những người vị chủ tế có ý muốn cầu nguyện bằng cách xướng danh họ cách công khai như được thánh Giêrônimô đề cập ( 420): người ta có thói quen xướng danh những tín hữu được nhắc nhở đặc biệt, chẳng hạn, các người bảo trợ tân tòng, người dâng tiền lễ, ân nhân xứ đạo. Sau này, nhằm nhấn mạnh, Alcuin còn thêm cụm từ "vì họ mà chúng con dâng tiến". Do vậy mới xảy ra hai khả năng được nêu ra luôn: nếu họ vắng mặt, vị tư tế sẽ "dâng thay" cho họ; còn nếu họ hiện diện, "chính họ dâng lên Chúa hy lễ ca tụng".
[xix]
Còn trong những Kinh Tạ Ơn khác, vì đã có phần cầu cho người còn sống nói chung, cho nên vị tư tế không được tùy tiện nêu ra "một lô" ý lễ cầu cho người sống chen ngay giữa Kinh Tạ Ơn vì chữ đỏ của Nghi thức Thánh lễ chỉ cho phép "Trong Thánh lễ có nghi thức riêng, có thể thêm ý cầu nguyện đặc biệt ở chỗ này." Điều đó có nghĩa là vị tư tế chỉ thêm vào giữa Kinh Tạ Ơn ở đây những công thức Giáo Hội đã soạn sẵn khi cử hành Thánh lễ với nghi thức riêng mà thôi, chẳng hạn như: Thánh lễKhấn dòng, Truyền chức, Hôn phối...
[xx]
Tóm lại, chỉ khi cử hành Thánh lễ với Bản văn hay Bài lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, vị tư tế mới sử dụng công thức có sẵn ngay trong Kinh Tạ Ơn. Đang khi đọc Kinh Tạ Ơn, vị tư tế không thêm bất cứ một ý nguyện nào khác chỉ trừ những lời nguyện đã được Giáo Hội soạn sẵn để dùng trong Thánh lễ với nghi thức riêng. Các ý lễ, thậm chí một loạt tên những người quá cố, có thể được đăng trong tờ thông tin giáo xứ hay nêu ra vào thời điểm thích hợp như: trước Thánh lễ, lúc đầu lễ và trongLời nguyện Tín hữu để cùng với chủ tế, mọi người tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho họ. Tốt nhất, ý lễ nên được xướng lên trong Lời nguyện Tín hữuhoặc / và trước Thánh lễ. Ngoài ra, vị tư tế không nên tự tiện chen vào giữa Kinh Tạ Ơn một loạt ý lễ cầu cho người sống hay một lô tên các anh chị em tín hữu đã qua đời khi không đọc theo Bản văn hay Bài lễ thích hợp.
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
[i]Giáo luật 901.
[ii]Ibid., 945#1; 948.
[iii]Ibid., 954.
[iv]Ban ngày 22 tháng Giêng năm 1991, AAS 83 (1991) 443-446, BCL Newsletter 27 (1991).
[v]Jungmann, sj, The Mass of the Roman Rite: Its Origins and Development, vol. 1 2, trans.Francis A. Brunner (New York : Benziger Brothers, 1951),1:55.
[vi]Ibid., 2:260-261.
[vii]Joanne M. Pierce - Richard Rutherford, "Mass and Prayers for Various Circumstances and Masses for the Dead" trong Edward Foley(ed), A Commentary on the General Instruction of the Roman Missal (Minnesota: A Pueblo, The Liturgical Press, 2001), 441.
[viii]Kinh nguyện Thánh Thể I, II, III, IV; 3 Kinh nguyện Thánh Thể trong Thánh lễ Thiếu Nhi (mẫu I; II; III); 2 Kinh nguyện Thánh Thể Hòa Giải (mẫu I và II); 4 Kinh nguyện Thánh Thể cho các nhu cầu khác nhau (mẫu I, II, III, IV).
[ix]Ordo Missae 95.
[x] Ibid., 105.
[xi] Ibid.,115.
[xii]Ibid., 105.
[xiii]Ibid., 115.
[xiv]Xc. Quy chế Tổng quát Sách lễ Roma 381.
[xv] Xc. Ibid., 355.
[xvi]Hội đồng Giám mục Việt Nam - Ủy ban Văn hóa, Hướng dẫn về Lòng Đạo đức Bình dân và Phụng vụ(2001), số 255.
[xvii]Joyce Ann Zimmerman, "The Choice of the Mass and Its Parts", trong Edward Foley(ed),A Commentary on the General Instruction of the Roman Missal(Minnesota: A Pueblo,The Liturgical Press, 2001), 411.
[xviii]Ordo Missae 85.
[xix]Paul Turner, The Supper of the Lamb(Chicago: Liturgy Training Publications, 2011), 73.
[xx] Xc. Sách Nghi lễ Giám mục 516; 541; 561; 593; 610; 765; 786; Quy chế Tổng quát Sách lễ Roma 15.