Để tránh sự mập mờ khó hiểu của một từ, mà theo ngôn ngữ thông thường ý nghĩa của nó đi từ sự khảo sát dĩ vãng theo con mắt khoa học, đến khái niệm về một truyện tích thần kỳ – ở đây chúng ta không muốn nói đến những “câu chuyện” thuật những lần Chúa hiện ra, mà chỉ bàn đến những đoạn tường thuật trong Phúc Âm. Ký sự của thánh Luca về lần Chúa hiện ra trong phòng Tiệc ly, nhấn mạnh sựviệc các môn đệ nhận ra một người đang sống mà các ông tưởng là mãi mãi khuất bóng. Các ông tưởng nghĩ Chúa nằm yên trong mộ. Vậy mà Chúa cho các ông thấy Người đang sống. Chúa khẳng định: Chính là Ta đây. Sự kiện này quá vĩ đại, nên các ông chưa thể trong phút chốc chấp nhận thực tại trước mắt. Vì thế, Chúa đưa ra những bằng chứng về nhân dạng Người: Chúa muốn cho các ông chạm tay vào người Chúa, cho các ông nhìn những vết sẹo ở tay chân Người. Chúa lại dùng bữa trước mặt các ông.
Đoạn Phúc Âm có sức kích thích mạnh, cho thấy các Tông đồ đã sống sự kiện Phục Sinh, coi đó là một biến cố thật sự xảy đến cho Chúa, chứ không như một kinh nghiệm tôn giáo đơn giản. Nếu sự sống lại vì có tính cách phi thường cho nên phần nào ở ngoài vòng kiểm soát của khoa sử học với khả năng hạn hẹp của loài người - thì ở đây ta thấy sự Phục Sinh như là một sự kiện gây nền một niềm xác tín vững mạnh trong tập thể một nhóm người. Các ông xem sự Chúa sống lại như một biến cố cũng có tính cách cụ thể như những biến cố cũng có tính cách cụ thể như những biến cố Thương Khó. Mặc dù vượt quá những khuôn khổ nhân loại của những sự kiện dĩ vãng được khoa sử học, khoa học khảo sát, sự Phục Sinh hiện diện như là một sự kiện được kiểm soát, dựa trên lời chứng của các Tông đồ. Người ta có thể trích dẫn ra đây một câu trong sách Công Vụ. Sau cuộc Thương Khó, Người cho họ thấy mình vẫn sống, với nhiều bằng chứng rành rành (1,3).
Để suy niệm, chúng ta giữ lại 2 điểm
1) Vì mừng quá mà họ vẫn còn không tin được, và chỉ kinh ngạc. Chúng ta thích thú mà nhận thấy rằng ngay cả đối với các môn đệ, tin vào sự sống lại không phải là việc dễ. Tâm trí con người hiện đại rất khó chấp nhận sự sống lại của một kẻ chết. Chỉ cần thêm một chút tưởng tượng thôi, thì sự Phục Sinh chỉ là một huyền thoại đối với những người biết suy xét. Điều khó khăn ấy gây trở ngại cho niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Ở đây, chúng ta đứng trước sự thử thách về đức tin, vì chính đời sống Kitô hữu xây móng trên niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa. Ta hãy gạt hết những gì là tưởng tượng khỏi tâm trí ta. Một cách rất đơn sơ, cùng với các Tông đồ, chúng ta đặt niềm tin của chúng ta vào Chúa Giêsu từng bị đóng đinh, giờ đây đang sống. Nếp sống của Chúa đã thay đổi, nhưng đích thật Người – một Đấng vừa có thể xác, vừa có thiên tính- đã bằng sự Phục Sinh của Người, đóng dấu ấn lên công cuộc cứu rỗi của Người.
2) Nhân danh Người, phải được rao giảng việc hối cải để được tha thứ tội lỗi. Trong bối cảnh tổng quát của nền tư tưởng Kitô giáo, câu đó rất phong phú.
Sau đây là một quan điểm có một giá trị của nó. Tội lỗi làm cho con người mất quân bình, sinh ra lầm đường lạc lối, cho nên tội lỗi xô đấy con người đến chỗ hoặc làm Thiên thần hoặc làm giống thú. Tại sao ? Vì lẽ con người là cơ thể và tâm trí hợp nhất, lẽ thứ hai là tội lỗi đem hỗn loạn vào cơ thể và tâm trí. Thế quân bình hoàn chỉnh giữa cơ thể và tâm trí được thực hiện trong Đức Kitô Phục Sinh. Chúa vừa có tính chất siêu nhân loại thần kỳ, vừa mặc một xác phàm cụ thể. Trong Chúa không có tội lỗi mà chỉ có nhân vị thành toàn và bản thể chính trực. Niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh trở nên một thứ men phi thường cho sự thành toàn con người cả hồn lẫn xác. Đó là một sức mạnh thiêng liêng, nó loại bỏtội lỗi và dẫn đưa con người tới sự thành toàn một số mệnh chung cho xác hồn.
|