Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 28-2-2020
“Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ?.” (Mt 9,15).
Trong khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả giữ chay, thì Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài lại không. Có phải Chúa Giêsu không giữ truyền thống của cha ông truyền lại?. Không. Chúa Giêsu đã tỏ rõ thái độ của Ngài khi tuyên bố về sự hiện diện của Tân lang. Ngài chính là Tân lang, là Ðấng Cứu Thế mà con người mong đợi. Vì thế, các môn đệ của Ngài không thể ăn chay khi Ngài đang hiện diện với các ông. Thời của Ðấng Cứu Thế không phải là thời của tang chế, ủ dột, mà là thời của hân hoan, vui mừng.
Ăn chay là cách tốt nhất để ta mở lòng hướng về Thiên Chúa và tiếp rước Ngài, ăn chay còn là phương thế tốt nhất để chuẩn bị mong đợi Đức Ki-tô lại đến.
Khi theo Chúa Giêsu, sống với Chúa Giêsu, thái độ của người theo Chúa phải là sống tất cả cho Ngài và vì Ngài. Đó là ý nghĩa của lời Chúa trong Tin mừng hôm nay.
Cảm nhận tin mừng. Chúng con đang mong chờ ngày Chúa đến, chúng con cần hãm dẹp những xấu xa, đê tiện, tội lỗi, từ bỏ cái tôi ích kỷ, kiêu ngạo, sống liên đới, yêu thương, tha thứ, giúp đỡ người nghèo..., nhất là tin vào Tin Mừng.
Lạy Chúa, Chúa là nguồn hạnh phúc của chúng con. Khi có Chúa, đời chúng con không thể sầu khổ. Chúng con sẽ bất hạnh khi cuộc đời chúng con để mất Chúa. Amen.
Thánh Romanus Condat (390-460)
Thánh Romanus và thánh Lupicinus là hai anh em ruột. Các ngài có đời sống thiêng liêng hoàn toàn khác biệt nhau nhưng lại bổ túc cho nhau một cách kỳ diệu. Thay vì chống đối nhau, họ đã giúp nhau, kết hợp với nhau để làm sáng danh Chúa. Khi Romanus được 35 tuổi thì ngài rời quê hương ra đi theo tiếng gọi của các “Giáo phụ Sa mạc”. Romanus đã đi về hướng Ðông, băng qua rừng qua núi đến miền Bienne. Giữa nơi hoang vu đó Romanus đã tìm thấy một vùng đất lý tưởng: đất đai phì nhiêu có thể trồng trọt được, một ngọn suối trong lành và nơi chốn thanh tịnh xa cảnh đô hội. Romanus dừng chân và sống ở đó như các khổ tu trong sa mạc. Công việc hằng ngày là cầu nguyện, đọc sách và cày cuốc lao động. Lupicius, người em, sau khi người vợ qua đời thì cũng rời bỏ quê hương đến tu với anh mình. Rồi tiếng đồn về đời sống thánh thiện của hai anh em được loan truyền trong toàn vùng nên có nhiều người xin đến tu hành. Số người trở nên đông đảo nên các ngài đã xây hai tu viện cách nhau khoảng ba cây số. Romanus cai quản tu viện Condat, còn Lupicius thì trông nom tu viện Leucone. Romanus là người hiền lành dể dải và rất kiên nhẩn trong mọi công việc còn Lupicius là người nghiêm khắc rất kỷ luật đối với chính mình và kẻ khác. Khi trong tu viện của Romanus đời sống trở nên quá ư dể dải thì Lupicius đến để sắp xếp lại mọi công việc, gắt gao khép các tu sĩ vào trong kỷ luật; trái lại khi không khí quá ư ngột ngạt buồn bã trong tu viện của Lupicius thì Romanus lại đến đem sự dể dải và vui vẻ của mình làm cho tu viện trở nên dể chịu. Hai anh em đã bổ túc cho nhau những tính tốt cũng như những thiếu sót của nhau một cách kỳ diệu lạ lùng . Một thời gian sau khoảng vào năm 444, Romanus đã được nhận lảnh chức linh mục ở Besancon do thánh Hilary Arles phong chức. Ngoài hai tu viện nói trên, Romanus đã xây thêm nhiều tu viện ở vùng Jura, Vosges ở Pháp và một tu viện ở Ðức. Người ta kể lại khi thánh Romanus đến gần Geneva thì có hai người bị bệnh phung hủi đến chào đón thì thánh nhân đã ôm hôn họ. Khi thánh nhân đi rồi thì họ hết sức ngạc nhiên nhìn nhau vì căn bệnh nan y của họ đã lành hẳn
Thánh Romanus qua đời lúc 70 tuổi và được chôn trong tu viện Beaume.
Thánh Romanus qua đời lúc 70 tuổi và được chôn trong tu viện Beaume.