Phút cảm nhận Tin Mừng ngày 12-2-2020
“Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.” (Mc 7,16).
“Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”.
Trong xã hội ngày nay, hầu như ai cũng có khả năng ngụy trang bản thân đằng sau những lớp mặt nạ. Có người che dấu sự yếu đuối bằng vỏ bọc mạnh mẽ, nhưng có người lại che giấu tâm tư xấu xa bằng vỏ bọc hiền lành lương thiện bên ngoài. Thế nên người ta mới có câu nóí trên.
Trong xã hội ngày nay, hầu như ai cũng có khả năng ngụy trang bản thân đằng sau những lớp mặt nạ. Có người che dấu sự yếu đuối bằng vỏ bọc mạnh mẽ, nhưng có người lại che giấu tâm tư xấu xa bằng vỏ bọc hiền lành lương thiện bên ngoài. Thế nên người ta mới có câu nóí trên.
Tin Mừng hôm nay, Đức Giesu cho biết: Không thể đánh giá một con người qua dáng vẻ bên ngoài và Sự thánh thiện không thể hiện bằng việc giữ luật một cách chi tiết, hay giữ theo hình thức, mà phải có một cái gì đó sâu xa hơn nhiều. Cái đó ở trong nội tâm, chứ không phải ở bên ngoài.
Thật vậy, tâm của những người Pharisêu chính là tâm gian ác, vì thế họ luôn đối đầu với Đức Giêsu. Sự đối đầu của họ là chê bai và thái độ giả hình; giữa thành tâm và giả dối. Đức Giêsu coi trọng con người, còn những người Pharisêu thì coi trọng luật lệ, đến nỗi khiến họ trở thành nô lệ cho lề luật.
Cảm nhận Tin mừng: Ðiều chúng con phải giữ không phải là của ăn, thân xác cho sạch sẽ, nhưng phải giữ gìn cho tâm hồn đơn sơ, trong trắng để không thoát ra những hận thù, ghen ghét làm dơ bẩn cuộc đời.
Lạy Chúa. Chúa thấu tỏ lòng chúng con. Xin Chúa sửa đổi nội tâm con người chúng con. Chỉ khi tâm hồn chúng con chưa đầy sự thiện hảo, chúng con mới phát sinh tình yêu, làm đẹp cho cuộc đời. Amen.
Thánh Peter Blasquez
và các Bạn tử đạo Nhật Bản (c. 1597)
Nagasaki nổi tiếng đối với chúng ta vì một trái bom nguyên tử đã thả xuống đây năm 1945. Thành phố ấy cũng nổi tiếng đối với dòng Phanxicô vì một số tu sĩ và anh chị em dòng ba đã được tử đạo ở đây năm 1597.
Cha Phêrô Baptist Blasquez sinh năm 1542 trong một gia đình quyền quý ở Tây Ban Nha; ngài gia nhập dòng Phanxicô ở quê nhà. Ngài làm việc vài năm ở quần đảo Phi Luật Tân, và năm 1592 ngài được cử làm đại diện cho Vua Philip II của Tây Ban Nha để thương thảo hòa bình với Hideyoshi, đang nắm quyền ở Nhật Bản.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Cha Phêrô Baptist và một vài tu sĩ ở lại Nhật để truyền bá tin mừng. Sự thành công của họ trong công cuộc truyền giáo, qua việc thành lập các tu viện, nhà thờ cũng như bệnh viện khiến Hideyoshi lo sợ. Vào tháng Mười Hai 1596, ông ra lệnh bắt giam Cha Phêrô Baptist, hai vị linh mục Phanxicô khác, hai thầy, một giáo sĩ, 17 người Nhật thuộc dòng Ba Phanxicô và ba vị linh mục dòng Tên.
Tất cả bị kết án tử hình vào đầu tháng Giêng ở Miyako, họ bị giải về Nagasaki trong chuyến hành trình bằng đường thủy lâu đến bốn tuần lễ. Vào ngày 5 tháng Hai 1597, tất cả bị treo trên thập giá và bị đâm thâu qua bằng giáo. Tất cả được phong thánh do Đức Pius IX năm 1862.
Lời Bàn
Sự “hy sinh” mà Thánh Phêrô Baptist đề cập đến đã sinh kết quả (xem Lời Trích bên dưới). Trong thập niên 1860, các nhà truyền giáo trở lại Nagasaki và họ tìm thấy một cộng đoàn Kitô Giáo tuy nhỏ nhưng thật vững mạnh, được khai sinh vào lúc các vị chịu tử đạo. Những người Công Giáo này, thường xuyên đến với nhau, đọc Sách Thánh và lần chuỗi mai khôi để giữ vững đức tin. Các nhà truyền giáo luôn tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ hoàn tất công trình của họ. Một công việc tốt lành – trong sứ vụ truyền giáo hoặc bất cứ nơi đâu – thì không bao giờ uổng phí.
Lời Trích
Ba ngày trước khi bị tử hình, Thánh Phêrô Baptist viết cho các bạn ở ngoài nước Nhật: “Vì tình yêu Thiên Chúa, ước mong sao nhân đức của các bạn sẽ phó thác chúng tôi cho Thiên Chúa, để Ngài chấp nhận sự hy sinh cuộc đời chúng tôi. Qua những gì tôi nghe được ở đây, tôi nghĩ chúng tôi sẽ bị treo trên thập giá vào thứ Sáu này, vì chính vào ngày thứ Sáu mà họ cắt tai mỗi người ở Miyako, là một biến cố chúng tôi chấp nhận như món quà của Thiên Chúa. Do đó, vì tình yêu Thiên Chúa, chúng tôi xin các bạn hãy tha thiết cầu nguyện cho chúng tôi.”
Cha Phêrô Baptist Blasquez sinh năm 1542 trong một gia đình quyền quý ở Tây Ban Nha; ngài gia nhập dòng Phanxicô ở quê nhà. Ngài làm việc vài năm ở quần đảo Phi Luật Tân, và năm 1592 ngài được cử làm đại diện cho Vua Philip II của Tây Ban Nha để thương thảo hòa bình với Hideyoshi, đang nắm quyền ở Nhật Bản.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Cha Phêrô Baptist và một vài tu sĩ ở lại Nhật để truyền bá tin mừng. Sự thành công của họ trong công cuộc truyền giáo, qua việc thành lập các tu viện, nhà thờ cũng như bệnh viện khiến Hideyoshi lo sợ. Vào tháng Mười Hai 1596, ông ra lệnh bắt giam Cha Phêrô Baptist, hai vị linh mục Phanxicô khác, hai thầy, một giáo sĩ, 17 người Nhật thuộc dòng Ba Phanxicô và ba vị linh mục dòng Tên.
Tất cả bị kết án tử hình vào đầu tháng Giêng ở Miyako, họ bị giải về Nagasaki trong chuyến hành trình bằng đường thủy lâu đến bốn tuần lễ. Vào ngày 5 tháng Hai 1597, tất cả bị treo trên thập giá và bị đâm thâu qua bằng giáo. Tất cả được phong thánh do Đức Pius IX năm 1862.
Lời Bàn
Sự “hy sinh” mà Thánh Phêrô Baptist đề cập đến đã sinh kết quả (xem Lời Trích bên dưới). Trong thập niên 1860, các nhà truyền giáo trở lại Nagasaki và họ tìm thấy một cộng đoàn Kitô Giáo tuy nhỏ nhưng thật vững mạnh, được khai sinh vào lúc các vị chịu tử đạo. Những người Công Giáo này, thường xuyên đến với nhau, đọc Sách Thánh và lần chuỗi mai khôi để giữ vững đức tin. Các nhà truyền giáo luôn tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ hoàn tất công trình của họ. Một công việc tốt lành – trong sứ vụ truyền giáo hoặc bất cứ nơi đâu – thì không bao giờ uổng phí.
Lời Trích
Ba ngày trước khi bị tử hình, Thánh Phêrô Baptist viết cho các bạn ở ngoài nước Nhật: “Vì tình yêu Thiên Chúa, ước mong sao nhân đức của các bạn sẽ phó thác chúng tôi cho Thiên Chúa, để Ngài chấp nhận sự hy sinh cuộc đời chúng tôi. Qua những gì tôi nghe được ở đây, tôi nghĩ chúng tôi sẽ bị treo trên thập giá vào thứ Sáu này, vì chính vào ngày thứ Sáu mà họ cắt tai mỗi người ở Miyako, là một biến cố chúng tôi chấp nhận như món quà của Thiên Chúa. Do đó, vì tình yêu Thiên Chúa, chúng tôi xin các bạn hãy tha thiết cầu nguyện cho chúng tôi.”