Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Thánh lễ khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình

Filled under:

Lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 4-10-2015 ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ đồng tế trọng thể khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới về gia đình trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

PopeFrancis-04Oct2015-1.jpg

Cùng đồng tế có 314 vị gồm các Nghị Phụ và các cộng sự viên, trong đó có 71 Hồng Y, 7 Thượng Phụ, 2 Tổng Giám Mục Trưởng, 72 Tổng Giám Mục, 102 Giám Mục và 58 Linh Mục. Tham dự thánh lễ có khoảng 10.000 tín hữu và du khách hành hương. Các lời nguyện giáo dân đã được đọc trong các thứ tiếng Tầu, Tây Ban Nha, A rập, Bồ Đào Nha và Swahili: cầu cho Giáo Hội biết chiêm ngắm và giữ gìn công trình sáng tạo của Thiên Chúa; cho các nghị phụ được Chúa Thánh Thần soi sáng trợ lực trong nhiệm vụ hướng dẫn tín hữu theo Chúa Kitô; cho các nhà lập pháp và giới lãnh đạo biết thăng tiến công ích, công lý và hòa bình; cho giới trẻ và những người đính hôn khám phá ra vẻ đẹp của sự nhưng không, lòng trung thành và sẵn sàng hy sinh và tha thứ; cho các gia đình bị thử thách đau khổ đuợc ơn thánh Chúa an ủi, được các anh chị em khác và các cơ cấu trợ giúp. Đã có 70 linh mục và phó tế giúp ĐTC cho tín hữu rước lễ.

Cộng đoàn đã hát kinh cầu các Thánh xin các vị bầu cử cho Thượng Hội Đồng Giám Mục diễn ra tốt đẹp như ý Chúa muốn.

Giảng trong thánh lễ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc Chúa Nhật thứ 27 thường niên năm B, tập trung trên ba đề tài: thảm cảnh sự cô đơn của con người, tình yêu giữa người nam và người nữ, và gia đình. ĐTC nói: Trong vuờn Địa Đàng Thiên Chúa để cho Adam đặt tên cho mọi thụ tạo, nhưng con người cảm thấy cô đơn, vì không tìm ra một sự trợ giúp tương xứng với mình (St 2,20). Sự cô đơn là thảm cảnh của biết bao nhiêu người ngày nay: người già bị bỏ rơi bởi cả con cái và những người thân trong gia đình; những người goá bụa; biết bao nhiêu người bị chồng hay vợ bỏ rơi; biết bao nhiêu người cảm thấy cô đơn, không được hiểu biết và lắng nghe; những người di cư tỵ nạn chạy trốn chiến tranh và bách hại; biết bao ngưởi trẻ, nạn nhân của nền văn hóa tiêu thụ, dùng rồi vất bỏ và của nền văn hóa loại trừ. ĐTC nhận xét thế giới ngày nay như sau:

Ngày nay, người ta sống sự mâu thuẫn của một thế giới toàn cầu hóa, trong đó chúng ta trông thấy biết  bao chỗ ở xa hoa và các nhà chọc trời, nhưng càng ít hơi ấm của mái nhà và gia đình; biết bao nhiêu dự án tham vọng, nhưng ít thời giờ để sống điều đã được thực hiện; biết bao nhiêu phương tiện giải trí tân tiến vượt  bực, nhưng càng nhiều sự trống rỗng trong con tim hơn; biết bao nhiêu thú vui, nhưng ít tình yêu; biết bao nhiêu tự do, nhưng ít tự lập. Càng ngày càng có nhiều người cảm thấy cô đơn, nhưng cũng có người khép kín trong ích kỷ, trong buồn chán, trong bạo lực tàn phá, hay trong nô lệ thú vui và thần tiền bạc. Ngày nay chúng ta cũng sống kinh nghiệm của Adam xưa kia: biết bao nhiêu quyền lực bị đi kèm bởi biết bao nhiêu cô đơn và dễ mang thương tích. Và gia đình là hình ảnh phán chiếu thực tại đó. Người ta luôn ngày càng ít nghiêm chỉnh hơn trong  việc tiếp tục một tương quan tình yêu vững chắc và phong phú: trong lúc khỏe mạnh cũng như trong bệnh tật, trong lúc giầu có cũng như khi nghèo túng, trong may mắn cũng như trong rủi ro. Tình yêu bền bỉ, trung thành, ý thức, ổn định và phong phú ngày càng bị chế nhạo hơn, và bị coi như đổ cổ. Xem ra các xã hội tân tiến lại là các xã hội có số sinh thấp và có nhiều vụ phá thai, ly dị, tử tử và ô nhiễm môi sinh và xã hội hơn.

Tiếp tục bài giảng ĐTC nói: “Con người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ làm cho nó một sự trợ giúp tương xứng vói nó” (St 2,18). Các lời này của Chúa chứng minh cho thấy không có gì khiến cho trái tim của một người hạnh phúc như một trái tim giống trái tim của nó. Chúng cũng chứng minh rằng Thiên Chúa đã không tạo dựng con người để nó sống trong buồn chán hay ở một mình, nhưng để nó sống hạnh phúc, chia sẻ con đường của mình với một người khác bổ túc cho nó, để nó sống kinh nghiệm tình yêu tuyệt vời: nghĩa là để được yêu và để thấy tình yêu của mình phong phú nơi con cái, như nói trong thánh vịnh (Tv 128). Trả lời câu hỏi bẫy sập liên quan tới luật ly dị được đưa ra, Chúa Giêsu  đưa tất cả trở về nguồn gốc việc tạo dựng, để dậy rằng Thiên  Chúa chúc phúc cho tình yêu nhân loại, chính Ngài kết hiệp các con tim trong sự hiệp nhất và bất khả phân ly. Điều này có nghĩa là tình yêu hôn nhân không chỉ là sống với nhau, nhưng là yêu nhau luôn mãi.

“Như thế con người không thể phân rẽ điều Thiên Chúa đã kết hợp”. Đây là một khích lệ tín hữu thắng vượt mọi hình thức cá nhân chủ nghĩa và vụ luật lệ, che dấu một sự ích kỷ hà tiện và một nỗi sợ hãi  gắn bó với ý nghĩa đích thực của lứa đôi và tính dục nhân bản trong chương trình của Thiên Chúa.  Thật vậy, chỉ dưới ánh sáng sự điên dại của tình yêu nhưng không phục sinh của Chúa Giêsu mới có thể hiểu được sự điên dại tình yêu hôn nhân nhưng không duy nhất cho tới chết.

ĐTC ghi nhận rằng con người ngày nay tuy thường chế nhạo chương trình ấy của Thiên  Chúa, nhưng lại cảm thấy bị lôi cuốn hấp dẫn bởi mọi tình yêu chân thật, vững vàng, phong phú, trung thành và vĩnh cửu. Nó chạy theo các tình yêu tạm bợ, các thú vui xác thịt, nhưng mơ ước tình yêu đích thật, và ước mong tận hiến hoàn toàn. Các thú vui bị cấm hết hấp dẫn khi được phép.

Tiếp đến ĐTC đã khẳng định rằng trong bối cảnh xã hội và hôn nhân này Giáo Hội được mời gọi  sống sứ mệnh của mình trong sự trung thành, trong chân lý và bác ái. Trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu bảo vệ tình yêu trung tín, và khích lệ các gia đình sống hôn nhân biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa; bảo vệ sự thánh thiêng của mọi sự sống; bảo vệ sự hiệp nhất và tính bất khả phân ly của hôn nhân. Sống sứ mệnh trong chân lý, không chạy theo các mốt mau qua và các ý kiến thống trị. Sống sứ mệnh trong bác ái không chỉ tay phán xử người khác, nhưng trung thành với bản chất là mẹ, tìm săn sóc  các cặp vợ chồng bị thương tích với dầu tiếp đón và thương xót; là bệnh xá chiến trường, với cánh cửa luôn luôn rộng mở tiếp đón bất cứ ai gõ cửa xin trợ giúp và nâng đỡ; đi ra khỏi chuồng chiên hướng tới những người khác với tình yêu chân thành để đồng hành với nhân loại bị thương tích và dẫn nó tới suối nguồn ơn cứu độ. “Phải luôn luôn lên án và chống lại sự sai lầm và sự dữ, nhưng người té ngã hay sai lầm  phải được thông cảm và yêu thương. Chúng ta phải yêu thương thời đại chúng ta và trợ giúp con người thời đại chúng ta”, như Thánh Gioan Phaolô II đã nói (Diễn văn nói với Phong trào Công Giáo Tiến Hành Italia, 30-12-1978: Giáo huấn I (1978),450)



Lúc 12 giờ trưa ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin với 50.000 ngàn tín hữu và du khách hành hương. Đề cập tới công việc của các Nghị Phụ trong ba tuần nhóm họp Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới lần thứ 14 ĐTC nói

Chúng tôi sẽ hướng cái nhìn dán chặt vào Chúa Giêsu để, dựa trên nền tảng giáo huấn chân lý và thương xót của Chúa, nhận ra các con đường thích hợp nhất cho dấn thân của Giáo Hội với và cho các gia đình, để chương trình ban đầu của Đấng Tạo Hóa đối với người nam và người nữ có thể hiện thực trong tất cả vẻ đẹp và sức mạnh của nó trong thế giới ngày nay.

Khi bỏ cha mẹ để kết hiệp với vợ và trở nên một thịt xác duy nhất, một sự sống duy nhất các cặp vợ chồng thông truyền sự sống cho các con người mới, trở thành cha mẹ và tham dự vào công trình và quyền năng tạo dựng của Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu, và người ta chia sẻ công trinh của Ngài khi yêu thương với Ngài và như Ngài. Tình yêu mà Thiên Chúa đổ vào trong lòng chúng ta cũng là tình yêu được ban cho các cặp vợ chồng trong bí tích hôn nhân. Nó là tình yêu nuôi dưỡng tương quan của họ  trong những lúc  vui buồn sưóng khổ, thanh thản và khó khăn. Nó là tình yêu dấy lên ước muốn có con cái, chờ đợi, tiếp đón, nuôi nấng giao dục  chúng. Nó cũng chính là tình yêu mà Chúa Giêsu bầy tỏ cho các trẻ em.

ĐTC đã mời gọi mọi người cầu nguyện cho tất cả những người làm cha mẹ và các nhà giáo dục trên toàn thế giới để họ là các dụng cụ của sự tiếp đón và tình yêu của Chúa Giêsu. Ngài đặc biệt nghĩ tới các trẻ em đói khát, bị bỏ rơi, bị khai thác bóc lột, bị bó buộc tham chiến, bị khước từ. Thật là đau lòng trông thấy các hình ảnh trẻ em bất hạnh với cái nhìn lạc lõng, chạy trốn nghèo đói và xung khắc gõ cửa nhà và con tim của chúng  ta khẩn cầu trợ giúp. Xin  Chúa giúp chúng tra đừng là xã hội chiến lũy,  nhưng là xã hội gia đình có khả năng tiếp đón với các luật lệ thích hợp.

ĐTC cũng xin mọi người cầu nguyện cho các công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục để Chúa Thánh Thần khiến cho các Nghị Phụ ngoan ngoãn đối với các linh hứng của Ngài, qua lời bầu cử của Đức Bà Pompei mà hôm qua tại đền thánh tín hữu đọc lời kinh Khẩn nài Đức Bà Mân Côi. Ngài cũng chia buồn và cầu nguyện cho các nạn đất lở chôn vùi một làng bên Guatemala và nạn nhân bão lụt tại Côte D’ Azur của Pháp.

Tiếp đến ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.

(Linh Tiến Khải, RadioVaticana 04.10.2015)

Thượng Hội đồng Giám mục sẽ áp dụng phương pháp làm việc mới

Trước ngày khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình, Đức hồng y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội đồng, đã trình bày một phương pháp làm việc mới, dành nhiều không gian hơn cho các cuộc thảo luận theo các nhóm ngôn ngữ và các bản tường trình theo đề tài của các nhóm này sẽ được công bố.
LorenzoBaldisseri.jpg 
Nhưng thành phần của Ban soạn thảo Bản Tường trình đúc kếtđược coi là quá nghiêng về những người lo ngại sẽ có thể có sự nới lỏng giáo lý về hôn nhân.

Đức hồng y Lorenzo Baldisseri giải thích lý do về việc thay đổi phương pháp làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục lần này: Để có “sự tham gia tích cực hơn trong các cuộc thảo luận, tranh luận trực tiếp hơn và ngay lập tức giữa các nghị phụ”.

Cho đến nay, việc chia thành các nhóm nhỏ (Circuli minores)theo ngôn ngữ được thực hiện trong giai đoạn hai của Thượng Hội đồng, sau giai đoạn một – gồm các phiên họp toàn thể vàviệc công bố Bản Tường trình giữa kỳ họp.

Lần này, các nghị phụ sẽ chia thành 13 nhóm ngôn ngữ (1 nhómtiếng Đức, 4 nhóm tiếng Anh, 3 nhóm tiếng Pháp, 3 nhóm tiếng Tây Ban Nha và 2 nhóm tiếng Ý) ngay sau ngày khai mạc.

Ba đề tài

Như đã thông báo, các cuộc thảo luận trong các nhóm nhỏ sẽ đi theo một đề tài khác nhau cho mỗi tuần trong ba tuần của Thượng Hội đồng. Ba đề tài này lấy lại các đề tài của Tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) được soạn thảo từ những đúc kết của Thượng Hội đồng năm ngoái và các câu trả lời cho bản câu hỏi. Ba đề tài như sauLắng nghe những thách đố của gia đình“Phân định ơn gọi gia đình và “Sứ vụ của gia đình ngày nay

Nếu hai đề tài đầu tiên dễ dàng đạt được đồng thuận, thì những vấn đề liên quan đến đề tài thứ ba hứa hẹn sẽ tạo ra cáccuộc tranh luận sôi nổi hơn giữa các nghị phụ.

Các nhóm ngôn ngữ

Mỗi tuần làm việc sẽ bắt đầu với một báo cáo đề dẫn của vị Tổng Tường trình viên Thượng Hội đồng là Đức hồng y PeterErdö, tiếp theo là chứng từ của một đôi vợ chồng dự thính viên và các bài tham luận của các nghị phụ, sau cùng là thảo luận tại các nhóm nhỏ. Các đề nghị của từng nhóm trong 13 nhóm sẽ được trình bày trong phiên họp toàn thể cuối mỗi tuần vàđược công bố cho báo chí.

Trong khi các giám mục Phi châu muốn cho tiếng nói của mình được lắng nghetính hiệp nhất lại kém rõ ràng hơn vì việc thảo luận trong các nhóm ngôn ngữ được xem là quan trọng, mà thành phần của các nhóm này lại phá vỡ tính logic về địa lý.

Dự thảo Bản Tường trình đúc kết

Những ngày cuối cùng của Thượng Hội Đồng sẽ là những ngày khó khăn nhất. Một dự thảo Bản Tường trình đúc kết sẽ được trình bày trong phiên họp toàn thể vào sáng thứ Năm 22-10. Các nghị phụ sẽ góp ý trực tiếp hoặc ​​bằng văn bản. Bản Tường trình đã điều chỉnh sẽ được trình bày vào sáng thứ Bảy 24-10, trước khi các nghị phụ bỏ phiếu thông qua vào buổi chiều cùng ngày.

Các nghị phụ hẳn sẽ rất cẩn trọng khi đưa ra nhận xét về bản Tường trình mới nhất này do Uỷ ban chịu trách nhiệm soạn thảo. Lại càng phải cẩn trọng hơn vì thành phần của Ban soạn thảo Bản Tường trình đúc kết được coi là quá nghiêng vềnhững người lo ngại Thượng Hội đồng sẽ đi đến chỗ nới lỏng giáo lý về hôn nhân.

Uỷ ban Mười người

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm vào “Uỷ ban Mười người” này –như người ta thường gọi– nhiều nhân vật gần gũi với ngài: Đức Tổng giám mục Victor Manuel Fernandez - nhà thần học người ArgentinaĐức giám mục Marcello Semeraro - thư ký của “Nhóm C9 (tức Hội đồng Hồng y tư vấn về cải cách Giáo triều); hay Đức hồng y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay và một thành viên khác của “Nhóm C9. Với một đại diện cho mỗi châu lục, châu Phi có Đức giám mục MathieuMadega người Gabon, ngài vốn không phải là một trong những tiếng nói mạnh mẽ của khu vực này.

Uỷ ban cũng bao gồm một đại diện của các dòng tu, cũng tham dự Thượng Hội đồng là cha Adolfo Nicolás, bề trên Tổng quyền dòng Tên.

Về vấn đề ấn hành tài liệungoài việc in ra các bản tường trình của 13 nhóm ngôn ngữ mỗi tuần, mỗi ngày sẽ có một cuộc họp báo dành cho các nghị phụ khác nhau phát biểu; các vị này vẫn được tự do trình bày với giới truyền thông theo ý mình.Song song với Thượng Hội đồng còn có các sự kiện khác.

Tuy nhiên, chỉ một mình Đức Thánh Cha có quyền quyết định công bố hay không Bản Tường trình đúc kết Thượng Hội đồngvà những gì mà ngài bổ sung thêm.

(Minh Đức, WHĐ 04.10.2015)