Ngày nay, phổ biến trong khoa tâm lý học, cả về phương diện tinh thần, người ta hay nhấn mạnh đến việc tự nhận ra chính bản thân mỗi người chúng ta. Đây là một điều quan trọng, nhưng có nhiều điều còn quan trọng hơn, đó là chúng ta phải sống dựa vào chính mình và tốt hơn hết chúng ta hãy là chính mình. Xã hội ngày nay cho chúng ta thấy có nhiều cách giúp chúng ta có thể áp dụng để trở nên là chính mình bằng hành động và bằng việc nhìn vào gương sáng của người khác. Hai câu chuyện sau đây là hai cách mà chúng ta có thể áp dụng:
1. Xưa có một người đàn ông tên là Simon. Anh ta muốn sống như một vị Thánh. Anh quyết định chính mình sẽ trở thành mẫu gương giống như Thánh Phanxicô Assisi. Anh đã mắc phải một sai lầm rất nghiêm trọng. Vì anh ta chỉ có duy nhất một mục đích sống là trở thành bản sao của Thánh Phanxicô Assisi.
Năm tháng qua đi. Anh vẫn đang thực hiện lý tưởng của mình và chẳng có vấn đề gì to tát xảy ra cả. Bạn bè thường nói đùa trông anh giống như Thánh Phanxicô Assisi, nhưng anh vẫn không vui. Vì thế anh tìm đến một vị tu sĩ lớn tuổi rất nổi tiếng vì sự thông thái để nhờ vị này khuyên giải cho anh. Tên vị tu sĩ là Barnabas. Vị tu sĩ già đã kiên nhẫn nghe Simon kể hết câu chuyện của anh.
Nghe xong, Barnabas nói: “Anh đã chọn một mẫu gương rất tốt. Một mẫu gương xuất sắc. Nhưng tấm gương không phải là một cái khuôn do chính tay anh đúc ra. Một tấm gương tốt chỉ là sự khích lệ giúp chúng ta sống đúng với những gì ở trong chúng ta, với những gì được trao ban cho chúng ta và chỉ riêng cho chúng ta mà thôi. Simon, anh đã không sống đúng con người của anh. Anh đã thực hiện một công việc mà công việc đó lại dành cho người khác .”
Nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đời là hãy sống đúng với con người mình. Nếu chúng ta không là chính mình thì rất có thể chúng ta không thể trưởng thành, không thể hạnh phúc và không thể nên Thánh. Nhưng khi chúng ta là chính mình, mọi điều trong con người chúng ta đều chân thật và đúng đắn. Phanxicô Assisi đã trở nên một vị Thánh không phải bởi Ngài trở nên giống với một ai khác, nhưng bởi sự công chính của Ngài và Ngài hoàn toàn sống đúng với chính mình.
“Simon, khi anh đứng trước tòa Chúa vào ngày phán xét, Người sẽ không hỏi anh: Tại sao con không trở thành Thánh Phanxicô Assisi? Nhưng Người sẽ hỏi anh: tại sao con không trở thành một Simon như Thiên Chúa muốn?”
2. Bill Shankley, huấn luyện viên câu lạc bộ đội bóng Liverpool, một thời là huyền thoại. Khi ông từ chức, Bob Paisley được chỉ định lên thay ông. Biết được công việc khó khăn sắp tới, đầu tiên Bob Paisley đã nhẹ nhàng nói lời từ chối. Nhưng cuối cùng sau nhiều lần thuyết phục, Bob Paisley đã đồng ý làm huấn luyện viên thay Bill Shankley.
Quả là khó khăn khi phải kế nhiệm một công việc của một người thành đạt như Bill Shankley. Liverpool không chỉ tự hào vì những trận thắng vẻ vang của mình, nhưng còn bởi việc sở hữu một chiến thuật đặc biệt để chinh phục những trận bóng đó. Người huấn luyện viên, các cầu thủ và những người góp công cho câu lạc bộ - tất cả đều là thành viên trong đại gia đình. Đó chính là cách câu lạc bộ thực hiện.
Khởi đầu với những thành công của người tiền nhiệm là một áp lực nặng nề cho Paisly để trở thành một Bill Shankley thứ hai. Nhưng ông đã kháng cự lại sự quyến rũ ấy. Thay vào đó, ông đã làm việc theo cách riêng của mình. Ông vẫn tiếp tục truyền thống của câu lạc bộ, nhưng vẫn giữ lại nét độc đáo của riêng mình. Cuối cùng, Paisley đã thành công và thậm chí còn thành công hơn cả Bill Shankley.
Khi ông từ chức, có người đã hỏi ông chìa khóa của sự thành công đó là gì. Ông đã trả lời rất khôn ngoan: “Không có một cách nào đẫn đến thành công bằng việc bắt chước những điều cao cả của người khác. Bạn phải tự khẳng định mình”.
Cả Bob Paisley và Bill Shankley đều là những người thành công. Cả hai sự thành công đó đạt được chính trong sự cạnh tranh công bằng. Và để đạt được sự thành công như thế đối với phàm nhân thì chúng ta chỉ cần tuân thủ các quy tắc thông thường. Nhưng đối với nước Trời thì chưa đủ.
Khá nhiều tôn giáo không hề có nhiều vị thánh. Bởi nhiều tín đồ của tôn giáo đó không bao giờ thành công trong chính bản thân họ. Để nên thánh chúng ta không chỉ có việc tu hành khổ hạnh, hay thậm chí phải theo một lễ nghi thật long trọng và nghiêm trang. Nhưng trước tiên chúng ta phải là chính mình.
Các vị Thánh đã giúp chúng ta làm được điều đó, thậm chí là những vị thánh nhỏ. Các Ngài đã cho chúng ta thấy một cuộc sống cao đẹp hơn, thanh khiết hơn. Các Ngài đã truyền cho chúng ta nguồn cảm hứng để chúng ta cố gắng trở về với sự tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn, lành mạnh hơn trong chính mỗi người chúng ta.
Các Ngài đã trao ban cho chúng ta mẫu gương sáng ngời. Nhìn vào đó, chúng ta biết được mình là ai. Ở trong đó, chúng ta thấy được sự tốt lành nhất, sáng tỏ nhất trong các Ngài. Các Ngài chính là mẫu gương, là người thầy, là người bạn và là người trung gian cầu bầu cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa.
1. Xưa có một người đàn ông tên là Simon. Anh ta muốn sống như một vị Thánh. Anh quyết định chính mình sẽ trở thành mẫu gương giống như Thánh Phanxicô Assisi. Anh đã mắc phải một sai lầm rất nghiêm trọng. Vì anh ta chỉ có duy nhất một mục đích sống là trở thành bản sao của Thánh Phanxicô Assisi.
Năm tháng qua đi. Anh vẫn đang thực hiện lý tưởng của mình và chẳng có vấn đề gì to tát xảy ra cả. Bạn bè thường nói đùa trông anh giống như Thánh Phanxicô Assisi, nhưng anh vẫn không vui. Vì thế anh tìm đến một vị tu sĩ lớn tuổi rất nổi tiếng vì sự thông thái để nhờ vị này khuyên giải cho anh. Tên vị tu sĩ là Barnabas. Vị tu sĩ già đã kiên nhẫn nghe Simon kể hết câu chuyện của anh.
Nghe xong, Barnabas nói: “Anh đã chọn một mẫu gương rất tốt. Một mẫu gương xuất sắc. Nhưng tấm gương không phải là một cái khuôn do chính tay anh đúc ra. Một tấm gương tốt chỉ là sự khích lệ giúp chúng ta sống đúng với những gì ở trong chúng ta, với những gì được trao ban cho chúng ta và chỉ riêng cho chúng ta mà thôi. Simon, anh đã không sống đúng con người của anh. Anh đã thực hiện một công việc mà công việc đó lại dành cho người khác .”
Nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đời là hãy sống đúng với con người mình. Nếu chúng ta không là chính mình thì rất có thể chúng ta không thể trưởng thành, không thể hạnh phúc và không thể nên Thánh. Nhưng khi chúng ta là chính mình, mọi điều trong con người chúng ta đều chân thật và đúng đắn. Phanxicô Assisi đã trở nên một vị Thánh không phải bởi Ngài trở nên giống với một ai khác, nhưng bởi sự công chính của Ngài và Ngài hoàn toàn sống đúng với chính mình.
“Simon, khi anh đứng trước tòa Chúa vào ngày phán xét, Người sẽ không hỏi anh: Tại sao con không trở thành Thánh Phanxicô Assisi? Nhưng Người sẽ hỏi anh: tại sao con không trở thành một Simon như Thiên Chúa muốn?”
2. Bill Shankley, huấn luyện viên câu lạc bộ đội bóng Liverpool, một thời là huyền thoại. Khi ông từ chức, Bob Paisley được chỉ định lên thay ông. Biết được công việc khó khăn sắp tới, đầu tiên Bob Paisley đã nhẹ nhàng nói lời từ chối. Nhưng cuối cùng sau nhiều lần thuyết phục, Bob Paisley đã đồng ý làm huấn luyện viên thay Bill Shankley.
Quả là khó khăn khi phải kế nhiệm một công việc của một người thành đạt như Bill Shankley. Liverpool không chỉ tự hào vì những trận thắng vẻ vang của mình, nhưng còn bởi việc sở hữu một chiến thuật đặc biệt để chinh phục những trận bóng đó. Người huấn luyện viên, các cầu thủ và những người góp công cho câu lạc bộ - tất cả đều là thành viên trong đại gia đình. Đó chính là cách câu lạc bộ thực hiện.
Khởi đầu với những thành công của người tiền nhiệm là một áp lực nặng nề cho Paisly để trở thành một Bill Shankley thứ hai. Nhưng ông đã kháng cự lại sự quyến rũ ấy. Thay vào đó, ông đã làm việc theo cách riêng của mình. Ông vẫn tiếp tục truyền thống của câu lạc bộ, nhưng vẫn giữ lại nét độc đáo của riêng mình. Cuối cùng, Paisley đã thành công và thậm chí còn thành công hơn cả Bill Shankley.
Khi ông từ chức, có người đã hỏi ông chìa khóa của sự thành công đó là gì. Ông đã trả lời rất khôn ngoan: “Không có một cách nào đẫn đến thành công bằng việc bắt chước những điều cao cả của người khác. Bạn phải tự khẳng định mình”.
Cả Bob Paisley và Bill Shankley đều là những người thành công. Cả hai sự thành công đó đạt được chính trong sự cạnh tranh công bằng. Và để đạt được sự thành công như thế đối với phàm nhân thì chúng ta chỉ cần tuân thủ các quy tắc thông thường. Nhưng đối với nước Trời thì chưa đủ.
Khá nhiều tôn giáo không hề có nhiều vị thánh. Bởi nhiều tín đồ của tôn giáo đó không bao giờ thành công trong chính bản thân họ. Để nên thánh chúng ta không chỉ có việc tu hành khổ hạnh, hay thậm chí phải theo một lễ nghi thật long trọng và nghiêm trang. Nhưng trước tiên chúng ta phải là chính mình.
Các vị Thánh đã giúp chúng ta làm được điều đó, thậm chí là những vị thánh nhỏ. Các Ngài đã cho chúng ta thấy một cuộc sống cao đẹp hơn, thanh khiết hơn. Các Ngài đã truyền cho chúng ta nguồn cảm hứng để chúng ta cố gắng trở về với sự tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn, lành mạnh hơn trong chính mỗi người chúng ta.
Các Ngài đã trao ban cho chúng ta mẫu gương sáng ngời. Nhìn vào đó, chúng ta biết được mình là ai. Ở trong đó, chúng ta thấy được sự tốt lành nhất, sáng tỏ nhất trong các Ngài. Các Ngài chính là mẫu gương, là người thầy, là người bạn và là người trung gian cầu bầu cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa.
Khi gặp bất cứ việc gì trên đường đời dù vui buồn, khó khăn hay thử thách, vấn đề cần lưu tâm là chúng ta có thật sự là chính mình hay không? Điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể làm được là trở thành người mà Thiên Chúa muốn, chứ không phải để chúng ta khước từ cuộc sống hay để cố gắng trở thành một ai khác, nhưng là để gieo hạt giống cuộc đời trong đời sống mỗi chúng ta. Đó chính là hành trình chúng ta đi về nhà Chúa.
Phaolô Nguyễn Hồ Hữu Thành - Phỏng dịch từ New Sunday Holyday
Phaolô Nguyễn Hồ Hữu Thành - Phỏng dịch từ New Sunday Holyday