Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Cuộc gặp gỡ của một ký giả với Đức Phanxicô

Filled under:

Người đại diện cho Chúa Kitô đã làm cho một ký giả cứng lòng phải khóc

gap-giao-hoang.jpg

Khi hãng tin muốn gởi tôi đến New York để tường trình chuyến đi của Đức Phanxicô thì tôi khá căng thẳng. Tôi chưa ở gần vùng New York, thêm nữa tôi phải đổi hai chuyến bay lại phải thu xếp người giữ năm đứa con tuần này. Ngoài ra tôi không thích những nơi đông người cho lắm. Thành thực mà nói, dạo sau này tôi bị ám ảnh bởi đám đông.

Nhưng tôi không thể trả lời “không” cho chuyến đi của Đức Phanxicô. Dù sao, chuyến đi của giáo hoàng đến Mỹ không phải là chuyện ngày nào cũng có.

Điều làm cho cá nhân tôi bị sốc là thấy sức của ngài, ngài di chuyển thật không thể tin được. Tôi đã sống ở Rôma năm năm và đã tường trình các sinh hoạt của Đức Gioan-Phaolô II trong những năm cuối đời của ngài. Đức Gioan-Phaolô II là anh hùng của tôi. Tôi cũng rất mến Đức Bênêđictô XVI, ngài thường có những cuộc họp báo với báo chí ở Vatican khi ngài còn là Hồng y Ratzinger. Vì thế tôi không chờ các xúc cảm mạnh, vì tôi đã từng biết hai vị tiền nhiệm trước của Đức Phanxicô.

Ôi, tôi đã lầm.

An ninh bắt ký giả chúng tôi đến Nhà thờ Chính tòa Patrick sáu giờ trước khi Đức Phanxicô đến. Ngoài qua kiểm tra của ban an ninh, chúng tôi còn phải vượt rào của đám đông, nhưng đám đông không làm khó khăn gì cho tôi. Nỗi ám ảnh đám đông trong tôi biến mất.

Chúng tôi ngồi cánh bên bàn thờ, sau ba năm sửa sang, ngôi nhà thờ trông thật hoành tráng. Khi gần đến 18h30, chúng tôi bắt đầu nghe tiếng vỗ tay bên ngoài, và tiếng vỗ tay ngày càng gần hơn. Dù tôi biết Thánh đường Patrick là nơi luôn thinh lặng tôn kính, nhưng khi Đức Phanxicô đi vào thì ai cũng nhảy lên, hét lên kể cả các linh mục, các chủng sinh, các nữ tu dòng Mẹ Têrêxa, các nữ tu dòng Truyền giáo Bác ái. Đội binh điện thoại di động, máy hình và cả i-Pad đồng loạt bấm để ghi lại khoảng khắc bất tận này.

Nhưng có một cái gì xảy ra khó mà mô tả. Đó là bầu khí, bầu khí Thánh đường bỗng thay đổi. Tôi cảm nhận sự hiện diện và sức mạnh tình yêu của Đức Phanxicô dành cho tất cả chúng tôi. Các màn hình trong Thánh đường cho thấy khuôn mặt dịu hiền của ngài khi ngài đưa tay chào giáo dân và khi ngài tìm người nhỏ nhất, người yếu nhất trong đám đông.

Suốt buổi tôi ngồi gần ký giả báo Người Kinh tế (The Economist). Cô không phải là người công giáo nhưng khi tôi quay qua nhìn cô thì tôi thấy cô khóc.

“Tôi nghĩ tôi quá mệt,” cô nói. “Nhưng tại sao tôi lại khóc?”

Tôi có thể hiểu cảm nhận của cô.

Sáng nay khi chờ để qua hệ thống an ninh, tôi gặp một phụ nữ tên là Estela, cô làm cho chính phủ liên bang ở Washington. Cô đã nhìn cuộc diễn hành của Đức Giáo hoàng hôm qua ở đó. Tôi hỏi cô cảm thấy như thế nào.

“Thật không thể tin được”, cô nói.

Estela vừa đi một bước khổng lồ để trở lại đạo nhờ Đức Phanxicô. Cô nói phòng cô treo đầy hình và các câu nói của Đức Phanxicô. Cô cùng một nhóm học sinh trường trung học Gonzaga, một trường công giáo địa phương, nhìn đoàn xe Đức Phanxicô đi ngang qua. Xe Đức Giáo hoàng đi đến gần và ngài chào họ. Sau khi nhìn ngài, cô Estela quay lại nhìn các học sinh, tất cả mấy đứa con trai đều khóc.

“Các con,” cô nói với chúng, “Các con giữ cảm nhận này ngày hôm nay. Các con sẽ đi trên đường đời, các con sẽ gặp thử thách, nhưng các con đừng quên giây phút này. Bởi vì giây phút này là giây phút đức tin Công giáo của các con.”

gap-giao-hoang-phanxico.jpg

Sau đó, tôi ngồi chờ chuyến bay ở phi trường La Guardia. Tôi gặp một người quay phim tên là Bob của hãng Univision. Anh cũng vừa ở New York mấy ngày vừa qua để tường trình chuyến đi của Đức Giáo hoàng.

Anh nói, anh không phải là người Công giáo nhưng vợ anh là người Công giáo. Cô thường nói với mọi người là cô “xém chết” vì đạo Công giáo ở Palm Beach, Florida. Rõ ràng cô có những kinh nghiệm xấu với đạo, đã đưa cô xa đức tin Công giáo suốt đời.

Cho đến bây giờ

“Giáo hoàng này đã làm cho cô nhìn lại đạo Công giáo”, anh Bob cho biết. “Bây giờ cô nghiêm túc nghĩ đến việc trở lại.”

Sáng sớm hôm nay, khi tôi phỏng vấn Matt Pinto của hãng Ascension Press, anh chốt chặt điều này trong đầu.

“Có một cái gì gần như siêu nhiên khi bạn tiếp xúc với Đức Giáo hoàng. Đó là tác động của tinh thần, nó mang lại một âm vang sâu đậm bên trong – dù cho mình có biết hay không”, ông nói.

Tôi cảm nhận âm vang sâu đậm này và tôi cảm tạ cho điều này.

gap-go-giao-hoang.jpg
Đi kèm với câu ‘Chúng con yêu Đức Phanxicô’ là câu ‘Yêu là không giới hạn’


(Marta An Nguyễn chuyển dịch, phanxico.vn 30.09.2015)