Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Cẩn trọng với những loại thực phẩm chứa độc tố mà bạn không hề hay biết

Filled under:

Ít ai biết, đỗ đỏ, cà chua, quả anh đào… là những món ăn quen thuộc, được nhiều người ưa thích nhưng lại ẩn chứa nhiều mối nguy đến cơ thể người.

độc tố, thuc pham, Sức Khỏe,
Do người trồng có phần lạm dụng thuốc trừ sâu, chất bảo quản nên người tiêu dùng cảm thấy e dè mỗi khi tiêu thụ các loại thực phẩm, đặc biệt là rau củ, quả…
Tuy nhiên, bạn có hay trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày vẫn âm thầm chứa những loại độc tố có thể gây nguy hại cho cơ thể chúng ta. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra được danh sách những loại thực phẩm đó.
1. Đậu đỏ
Đậu đỏ là một loại thực phẩm rất phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên loại hạt tưởng chừng như vô hại này lại mang trong mình độc tố khá nguy hiểm.
Theo các khoa học gia, đậu đỏ chứa chất phytohaemagglutinin (còn gọi là chất lectin) – một loại chất thường được sử dụng để xúc tác quá trình tổng hợp DNA trong tế bào lympho T.
Chất này khi đi vào cơ thể có khả năng gây kết dính các tế bào hồng cầu, làm thay đổi sự vận chuyển màng tế bào và cản trở quá trình trao đổi chất của tế bào.
độc tố, thuc pham, Sức Khỏe,
Khi một người bị nhiễm độc lectin, triệu chứng đầu tiên sẽ là buồn nôn, theo sau là hiện tượng nôn mửa rất nghiêm trọng. Trong vòng một vài giờ sau, hiện tượng tiêu chảy sẽ tiếp tục hoành hành, kèm theo đó có thể là những cơn đau bụng dữ dội, thậm chí có thể gây chết người.
Tuy nhiên, các bạn đừng quá lo lắng. Theo các khoa học gia, lượng độc tố trong đậu đỏ được tính theo đơn vị “hemagglutinating” – chỉ số ngưng kết hồng câu – viết tắt là hau.
Đậu đỏ sống có lượng độc tố từ 20.000 đến 70.000 hau, trong khi đó đậu chín chỉ rơi vào khoảng 200 đến 300 hau. Vì thế, nguyên tắc khi chế biến đậu tây đỏ an toàn là phải luộc đậu trong nước sôi ít nhất 10 phút trước khi ăn.
Không chỉ vậy, các bạn cần nhớ một điều quan trọng là nước dùng để luộc đậu phải hoàn toàn đạt đến nhiệt độ sôi, vì nếu luộc đậu với nhiệt độ nước dưới 100 độ C, chất độc trong đậu còn bị… nhân lên gấp nhiều lần.
2. Cà chua
Cà chua là loại rau củ quả được xếp vào dạng phổ biến nhất trong thực đơn của nhiều gia đình. Cà chua luôn được biết đến như là một loại quả có lợi cho sức khỏe, có tác dụng làm giảm một số bệnh như huyết áp cao hay thậm chí cả bệnh tim.
độc tố, thuc pham, Sức Khỏe,
Nhưng mấy ai biết rằng cuống, lá cà chua lại có chứa một ố loại độc chất như glucoalkaloid – chất có khả năng gây rối loạn đường ruột.
Bên cạnh đó, một phần của glucoalkaloid là chất aglycone sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương của con người, làm xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất cảm giác và thậm chí còn tác động đến cả đường hô hấp gây khó thở.
Vì tác dụng không ngờ đến này, các nhà khoa học khuyên rằng chúng ta nên sơ chế kĩ cà chua trước khi nấu.
3. Sắn
Sắn nướng nóng hổi có thể nói là “đặc sản” dành cho những ngày đông. Sắn chứa lượng đường bột khá lớn nên khi đã ăn, nhiều người chọn luôn cách… ăn thay cơm. Tuy nhiên, khoa học chứng minh, điều này thực sự nguy hiểm vì trong sắn có độc tố rất mạnh – acid cyanhydric với gốc cyanide.
độc tố, thuc pham, Sức Khỏe,
Sắn được chia làm 2 loại, sắn ngọt và sắn đắng, dựa theo độ độc tố cyanide có trong mỗi loại. Với mỗi kilogram sắn tươi ngọt, có đến 20 miligram cyanide và khối lượng cyanide này trong sắn đắng còn gấp 5 lần (1g/kg). Đặc biệt, sắn trồng vào mùa lũ thường chứa lượng cyanide cực kì lớn.
Nếu bạn còn thắc mắc tác hại của cyanide đến con người thì đây là câu trả lời: chất độc cyanide là loại chất độc hóa học ngăn cản quá trình sản sinh năng lượng ATP của tế bào và gây hại nghiêm trọng đến tim mạch và đường hô hấp. Chỉ một lượng 2,5 mg cyanide có trong 25 mg sắn tươi có thể đủ làm chết một con chuột.
Triệu chứng khi nhiễm độc cyanide là chóng mặt, nôn mửa và cuối cùng là suy nhược cơ thể. Để hạn chế điều này, các chuyên gia khuyên rằng khi chế biến sắn phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay hơi bớt. Bên cạnh đó nên ăn sắn luộc với đường, mật để trung hòa acid cyanhydric.

4. Hạt anh đào, hạt táo, hạt mơ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hạt anh đào, táo, mơ có chứa cyanide và lượng độc tố sẽ tùy thuộc theo loại hạt. Hạt táo có lượng độc chất ít hơn sắn nhưng độc tố trong hạt anh đào lại lên tới 0,17gram/hạt.
độc tố, thuc pham, Sức Khỏe,
Chính vì thế, nếu vô tình ăn phải chỉ 2 hạt anh đào thôi là đủ lượng độc tố giết chết một người khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều may mắn là bạn sẽ chỉ bị ngộ độc nếu cắn vỡ hạt, còn nếu vô tình nuốt phải thì sẽ không sao.
Theo Trí Thức Trẻ